K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trả lời

Em không đóng góp với ý kiến trên. Vì những người tự tin thường hay chủ quan nên dễ mắc lỗi, và chúng ta nên nghe mọi người đóng góp ý kiến thì lần sau mình làm lại sẽ thành công và đạt hiệu quả cao.

# Chúc bạn học tốt #

Em phản đối ý kiến trên bởi sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Giá trị của sách không thể thay thế được. Đọc sách không chỉ biết thêm tri thức còn là học cách sống để trở thành người có phẩm chất tốt, cống hiến cho xã hội. Cả thế giới thu gọn trong một chiếc máy tính nhưng chưa chắc những luồng thông tin ấy đã chính xác và giúp chúng ta có góc nhìn sâu sắc vào các khía cạnh khác nhau của cuộc sống như sách. Đọc sách còn để tĩnh tâm cho mình những phút giây thanh thản, chiêm nghiệm về cuộc sống, còn thế giới trong chiếc máy tính kia có khi xô bồ, mệt mỏi hơn cuộc sống trong thế giới thực càng khiến người ta sợ hãi, chán ghét. Vì vậy giá trị của sách cả về vật chất và tinh thần dù có ở thời đại nào cũng không thể thay thế được.

10 tháng 1 2022

Em tham khảo:

Tầng nghĩa đen

- Tả chiếc bánh trôi:

+ màu: trắng

+ hình dáng: tròn

+ rắn nát: do người nặn

+ nhân bánh: màu đỏ (son)

=> Tả chính xác, tài tình.

Tầngnghĩabóng (nghĩa ẩn dụ)

Nói vê vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ

- Nghĩa thứ 2 (ẩn dụ) là nghĩa quyết định

15 tháng 1 2022

ko đồng ý

15 tháng 1 2022

ko

28 tháng 11 2019

công dân sang hh.vn

loading...  loading...  bạn tham khảo ạ

25 tháng 3 2023

Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến rằng bảo vệ môi trường đòi hỏi sự chung tay của tất cả mọi người. Môi trường sống là nguồn tài nguyên quan trọng và giá trị vô giá mà chính chúng ta đang sinh sống và phát triển. Tuy nhiên, những hoạt động của con người đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới môi trường sống và tổn hại đến chính cuộc sống của con người. Chính vì thế, chúng ta cần sự chung sức của tất cả mọi người để bảo vệ và duy trì môi trường sống trong tình trạng lành mạnh và bền vững.

Đầu tiên, chúng ta cần có ý thức về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường sống. Mỗi cá nhân từ khi còn nhỏ đều cần được truyền đạt và giáo dục về những hoạt động bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong gia đình và ở trường học. Chúng ta cần thay đổi cách nghĩ và hành động của mình để giảm thiểu sự ô nhiễm và cải thiện môi trường sống.

Thứ hai, chúng ta cần có sự chung tay của toàn thể xã hội, từ chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp cho đến cộng đồng địa phương. Chính phủ có thể thiết lập các chính sách và pháp luật để hạn chế việc ô nhiễm môi trường. Các doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động sản xuất xanh hơn, sử dụng tài nguyên và năng lượng tiết kiệm hơn và đóng góp tích cực cho các hoạt động bảo vệ môi trường.

Cuối cùng, chúng ta cần có sự hợp tác của cộng đồng để tạo nên một cuộc sống trong sạch và bền vững. Cộng đồng địa phương có thể tham gia các hoạt động như thu gom rác thải, tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường và những thực hành cũng như phát triển các hoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường.

Tóm lại, bảo vệ môi trường sống đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội, từ chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng. Chúng ta cần cùng nhau thay đổi, hành động và xây dựng một môi trường sống lành mạnh, bền vững và đầy niềm hy vọng cho chúng ta và cho thế hệ tương lai.

Cuối năm 1076, mấy chục vạn quân Tống sang xâm lược nước ta. Quân ta dưới quyền chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã chặn trúng ở phòng tuyến Sông Cầu. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt. Truyền thuyết kể rằng: một đêm quân sĩ chợt nghe trong đền thờ Trương Hống và Trương Hát (tướng của Triệu Quang Phục hy sinh vì nước) có tiếng ngâm bài thơ này, ý nói thần linh muốn phù hộ quân ta. Bài thơ đã góp phần khích lệ tinh thần quân sĩ đánh tan quân Tống, buộc chúng phải rút lui nhục nhã tháng 3 năm 1077.

Bài thơ không có tiêu đề, vốn rất phổ biến trong dân gian. Tiêu đề Nam quốc Sơn hà do người biên soạn đặt. Truyền thuyết kể rằng thần đọc bài thơ này khi giúp Lê Hoàn chống Tống  (981) và lại vang lên một lần nữa giúp Lý Thường Kiệt đánh tan quân Tống trên dòng sông Như Nguyệt (1077).

Bài thơ Nam quốc sơn hà có ít nhất là 35 dị bản sách và 8 dị bản thần tích. Thư tịch đầu tiên có chép bài thơ này là sách Việt điện u linh tập. Song bản Nam quốc sơn hà trong Việt điện u linh tập không phải là bản được biết đến nhiều nhất, bản ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư mới là bản được nhiều người biết nhất. Đại Việt sử ký toàn thư là bộ chính sử đầu tiên có ghi chép bài thơ này.

Phiên âm Hán-Việt:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Bản dịch thơ của Trần Trọng Kim:

Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Bản dịch thơ của Lê Thước và Nam Trân:

Núi sông Nam Việt vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư, bản dịch của Lê Thước và Nam Trân đã có nhiều thay đổi. Có thể nói bản dịch của Trần Trọng Kim khá trôi chảy và chuyển tải được ý nghĩa của bài thơ. Bản dịch này trước đây được đưa vào sách giáo khoa nhưng sau bị loại bỏ và sử dụng bản dịch cuarLee Thước và Nam Trân.

Người ta thường nghĩ bài thơ này là lời chủ tướng nhằm vào binh sĩ của mình để khích lệ. Cho dù có hiểu bài thơ là nhằm truyền tới tướng sĩ tinh thần chống  giặc, thì đối tượng vận động vẫn là quân giặc xâm lược. Hai câu thơ cuối mang tính chất đối thoại, thể hiện rõ ràng lập trường chính nghĩa của quan ta

“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.

Tinh thần bài thơ là sự khẳng định chủ quyền đất nước và lập trường chính nghĩa của ta. Mở đầu bài thơ là niềm tự hào về chủ quyền đất nước: “Sông núi nước Nam vua Nam ở”. Đó là sự thật hiển nhiên như chân lý đã được định đoạt ở trời cao. Thế nhưng, điều ấy đã được tôn trọng. Thế nhưng giặc bạo tàn ỷ vào sức mạnh đã ngang nhiên xâm phạm nước ta, không tuân với ý trời, làm điều bất nghĩa.

Xưng nước Nam là phủ nhận đi cái mồ ma quận huyện trong đầu óc lũ xâm lược, coi mình đàng hoàng là một nước (Nam Quốc), có đầy đủ quyền hạn bà ngang hàng với nước Bắc (Bắc Quốc). Xưng vua Nam (Nam đế) là bác bỏ cái trịch thượng của vua nhà nó tự xưng là thiên tử (con trời), coi vua các nước khác là chư hầu, gọi là vương (Đinh Bộ Lĩnh xưng là Đinh Tiên hoàng đế, nhưng triều đình nhà Tống chỉ công nhận là Giao Chỉ quận vương, tước vương ở một quận). Tự hào, hiên ngang, mình tuyệt đối làm chủ đất nước mình và không phải nói suông. Chiến dịch đánh ngay vào căn cứ của chúng mấy tháng trước ngay trên đất chúng là một bằng chứng. Nước Nam, vua Nam không còn là chuyện chữ nghĩa mà là sự khẳng định ở tầm quốc gia, ở chủ quyền dân tộc vô cùng lớn lao.

Ngày xưa có quan niệm cho rằng đất đai dưới mặt địa cầu đều ứng với các vùng sao trên trời. Sao trên trời đã chia vùng thì dưới mặt đất này cũng cõi nào nước ấy, tựa như đã phân chia từ trên trời, điều đó đã là trời định, thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

Nước Nam, vua Nam quốc gia dân tộc, tự hào, lớn lao thật, nhưng dù sao vẫn là chuyện con người, chưa ra khỏi phạm vi con người, còn là là dưới mặt đất, chưa đủ chiều cao khiến kẻ thù lạnh mình, chùn tay. Phải nhờ đến sức mạnh của trời: rành rạch định phận ở sách trời. Cả binh sĩ ta hay quân tướng giặc đều tin như vậy. Vô luận đều nghe trực tiếp từ giọng “thần” trong đền hoặc nghe loa lặp lại truyền qua mặt trận, quân ta nhất định hăng lên bội phần, lũ giặc không khỏi hoang mang, khiếp đảm.

Có lẽ không nên bỏ qua chút tỉ mỉ dạy trong nhà trường nhưng rất nghệ thuật này: từ vựng và ngữ pháp có vai trò trong sức khẳng định nói trên. Có phải câu thơ xếp thành mấy khối không nào? Ở câu chữ Hán rõ hơn: “Nam quốc” gần như một từ, “sơn hà” là một từ,“Nam đế” cũng gần như một từ, “cư” là một từ. Câu dịch không rõ bằng, nhưng cũng coi như có từng mảng: “sông núi” là một mảng, lẽ ra nên dịch là bờ cõi thì bờ cõi sẽ là một từ, “nước Nam” làm một mảng, “vua Nam” cũng vậy, “ở” cũng thế.

Mỗi mảng là một khối làm nên cái rắn chắc của chân lí, chân lí như đúc lại thành khối.“Sông núi nước Nam” là một nhóm danh từ làm bổ nghĩa cho “ở”, đặt ra trước, còn “vua Nam” ở là cụm chủ vị đặt ra sau là một cách nhấn mạnh ý nghĩa của câu trong nghệ thuật cú pháp, nhấn mạnh tính khẳng định của chân lí: nước Nam là của người Nam. Chữ nghĩa ở câu thứ hai cũng xếp khối càng làm cho chân lý ấy thêm vững chắc.

Tiếp đến là một câu hỏi: “Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?” Hỏi quân giặc trực tiếp. Chân lí hiển nhiên, đơn giản lại thiêng liêng tự trời cao như thế, sao lại dám xâm phạm? Hỏi nhưng là ngạc nhiên và khinh bỉ. Ngạc nhiên là bởi Trung Quốc tự coi mình là thiên tử (con trời) mà dám tự ý làm trái với mệnh trời, tất trở thành kẻ nghịch tử. Đó chẳng phải là làm điều ngu xuẩn đó sao?

Bàn thêm một chút về nghệ thuật: tại sao lại hỏi? Bởi bên trên đã khẳng định. Có khẳng định ở trên mới có nghi vấn này nhằm tăng sức khẳng định, tăng bằng cách đối lập cái phi nghĩa với cái chính nghĩa của người và cả của trời. Khẳng định bằng khẳng định là chuyện thường, khẳng định bằng nghi vấn phủ định mới là lạ. Cái thuật của ngôn ngữ có vậy.

Có điều không cần đáp trực tiếp. Để cho chúng tự đáp. Ta chỉ báo trước số phận sẽ dành cho chúng: rồi xem! Chúng bay sẽ chuốc lấy phần thất bại không còn chút gì (Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư). Câu thơ dịch không lột được tinh thần ấy: Chúng bay sẽ bị đán tơi bời. Sẽ bị đánh tức là ta đánh. Nguyên văn chỉ nói: tự chuốc lấy phần thua. Không nói ta đánh mà nói chúng nó tự làm chúng nó thua, mà thua sạch trơn, thua vì hành động phi nghĩa.

Sức mạnh chiến thắng của ta là ghê gớm, chúng không ngăn nổi, như một sự trừng phạt đáng sợ đâu từ trên trời giáng xuống, ta không nói và cũng không hiểu nổi. Như thế chẳng phải là nhân sức mạnh mình lên đến sức mạnh thần linh, ứng với sách trời ở trên sao?

Chẳng phải khẳng định ở mức độ cao thẳm sự thất bại của địch và sự chiến thắng của mình sao? Cần nhớ thêm rằng trong giấy tờ giao thiệp với nhà Minh, dù đã đánh bại chúng rồi, Lê Lợi cứ một mực đổ lỗi thất bại của quân tướng nhà nó là tự ý gây sự và tự làm cho chúng thất bại. Đó có phải là đường lối ngoại giao nhất quán của ông cha ta thời xưa đối với kẻ xâm lược phương Bắc? Chỉ là nhún nhường chăng? Đó là khôn khéo, là chiến lược.

Nếu chú ý thêm đến âm điệu thì câu thơ dường như mang âm hưởng của một lời phán xét một mặt từ trên cao, bao hàm không những sự tiền định thiêng liêng mà cả sự tất yếu khách quan của quy luật không hề lay chuyển: quân cướp phản nghịch nhất định phải thất bại. Một lần nữa chân lí chủ quyền được khẳng định không chỉ bằng chính nghĩa mà còn bằng sức mạnh để bảo vệ chân lí ấy.

Nhiều ý kiến cho đây là một bản tuyên ngôn độc lập bằng thơ. Kể ra trong lịch sử loài người cũng hiếm có. Không chỉ lịch sử thơ Đường mà cả lịch sử thơ Đường luật nói chung, chắc cũng lấy làm lạ sao thể thơ phong nhã này lại sản sinh ra một bài thơ có giá trị có thể xem là kì lạ như vậy. Nó có thể nói tình nói chí gì đấy.

Mà kì lạ hơn, là nói chính trị mà đầy sắc thái tình cảm. Tất cả trái tim, khối óc của người làm thơ đã trút vào đây, tất cả trí tuệ, kinh nghiệm, ngạc nhiên, khinh bỉ, tin tưởng, tự hào đều đúc lại thành những lời, những điệu thông qua kết cấu từ vựng, ngữ pháp, cú pháp, cấu trúc toàn bài, nên tập trung lại thể hiện thành một sức khẳng định mãnh liệt, khẳng định sắt thép, khẳng định vĩnh viễn, vượt lên trên mọi thử thách, vượt qua mọi thời gian, cái chân lí thiết thân ấy đối với dân tộc ta: Không có gì quý hơn độc lập, tự do.

Bài thơ làm trong một hoàn cảnh cụ thể và nhằm một mục đích cụ thể. Nhưng nó không chỉ khuôn lại trong hoàn cảnh ấy. Nó còn kéo dài vô tận. Cái chất của nó còn ở mĩ học, ở ngay cả chính trị và không chỉ thuộc một thời. Có ai là người Việt Nam học mà không thuộc?

22 tháng 3 2023

tham khảo trên mạng nhé

23 tháng 3 2023

có thể cho mình xem bài đó được không ạ

19 tháng 9 2021

Em đồng ý vì: người mẹ có thể chở che bảo vệ cho con,hy sinh tất cả vì con.En-ri-cô không thể vì chút giận dỗi mà buông lời nặng nề với mẹ.Đó là một sự xúc phạm chà đạp lên tình yêu mẹ dành cho cậu và sự hy vọng của cha với cậu.Trong thư,người cha vẫn tỏ thái độ yêu thương,mềm mỏng với con.Câu nói này của người cha chỉ là một lời răn dạy, nhấn mạnh rằng En-ri-cô không bao giờ được bội bạc,xúc phạm tới mẹ nữa.

  Em rất đồng ý với ý kiến trên vì ba mẹ là người đã nuôi chúng ta từ lúc chúng ta mới sinh ra đến khi lớn lên. Mẹ luôn là người chở che, quan tâm và chăm sóc chúng ta nhiều nhất. Cũng có đôi lúc mẹ hay nóng giận, hay mất kiên nhẫn, đầu óc hay quên và thi thoảng hay to tiếng với con mình nhưng sau tất cả thì mẹ vẫn luôn yêu thương chúng ta. Vì thế, khi chúng ta lỡ nói ra những lời bội bạc với mẹ hay có những thái độ không đúng thì đó sẽ là một tổn thương rất lớn đối với mỗi người mẹ. Mẹ chính là tất cả tuy có đôi lúc hay nóng giận nhưng đó vẫn là suy nghĩ cho tương lai của mỗi chúng ta.Và vì người cha cũng chỉ muốn con mình sẽ ngoan ngoãn,vâng lời cha,mẹ.Để người mẹ(người sinh ra mình)không phải cáu giận,quát mắng,...chúng ta để chúng ta không nghĩ xấu về họ nữa

9 tháng 2 2023

Gợi ý cho em các ý:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Nghị lực có vai trò rất quan trọng trong đời sống hiện nay...)

TB:

Bàn luận:

Nêu khái niệm nghị lực là gì?

Biểu hiện của nghị lực:

+ Vượt qua mọi khó khăn, nghịch cảnh

+ Không than vãn, bỏ cuộc

+ Quyết tâm hoàn thành công việc đến cùng

...

Vai trò của nghị lực:

+ Giúp cho con người ngày càng mạnh mẽ

+ Giúp con người dễ dàng chạm đến thành công

+ Tôi luyện ý chí của con người

...

Dẫn chứng:

Những bạn trẻ ở vùng cao vượt đèo, lội suối để đi học...

Mở rộng vấn đề:

Trái với nghị lực là gì?

Bản thân em đã làm gì để thể hiện sự nghị lực?

KB: Khẳng định lại vấn đề

_mingnguyet.hoc24_