K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 1 2019

Giáo dục là một vấn đề được xã hội Việt Nam chú ý đến rất nhiều trong những năm đầu của thế kỉ XXI. Mặc dù đây là một trong những ngành quan trọng bậc nhất của đất nước và nhận được sự quan tâm rất lớn của chính phủ, nhưng nhưng khuất mắc, tiêu cực trong ngành vẫn cứ tồn tại và lan rộng ra. Một trong những vấn đề lớn nhất, nổi bật nhất chính là hiện tượng gian lận trong thi cử, kiểm tra, hay nói một cách khác là tình trạng học đối phó, quay cóp bài của học sinh trong kiểm tra, thi cử.

“Học đối phó” là hiện tượng học sinh học bài chỉ để vượt qua một kì thi, một giờ kiểm nào một cách gượng ép và không hề lưu giữ một tí gì về những thứ đã học sau lần kiểm tra, lần thi đó. Còn “quay cóp bài” là tình trạng học sinh xem bài của nhau hoặc xem tài liệu trong giờ kiểm tra, thi cử. Nói một cách đơn giản hơn, đó là những hiện tượng tiêu cực trong một nền giáo dục.
Và đáng tiếc thay, cái tiêu cực đó dường như đã trở thành “một phần tất yếu trong cuộc sống” của học sinh thời nay và nó đang ăn sâu, lan rộng vào tiềm thức của những người đang ngồi trên ghế nhà trường.

Xét về một mặt nào đó, những hành động này có thể cho họ lợi ích nhất thời, đó có thể là những điểm tám, điểm chín,..trong các kì thi, kiểm tra chẳng hạn. Nhưng nếu ta xét một cách toàn diên và sâu rộng hơn, thì cái lợi trước mắt đó sẽ lại là cái hại lâu dài cho chính bản thân họ và cho cả đất nước, dân tộc. Khi những người học sinh thực hiện những hành động tiêu cực đó, thì liệu khi họ rời khỏi ghế nhà trường nhà bước vào xã hội, trong bộ óc của họ có chứa được một tý kiến thức nào để có thể chung sống với xã hội hay không. Và liệu một dân tộc, một đất nước sẽ ra sao khi nền giáo dục của đất nước đó, dân tộc đó chỉ tạo ra những con người trẻ tuổi với cái đầu rỗng tuếch và suy nghĩ dối tra, tôi chắc hẳn rằng sẽ trở nên suy yếu đi, thậm chí là diệt vong.

Mọi thứ đều có nguyên nhân của chính nó và những tiêu cực trên cũng thế. Nguyên nhân trước hết chính là mỗi bản thân người học sinh đã không tự xác định được học để làm gì và học như thế nào, từ đó suy nghĩ và hành động của họ trở nên sai trái là đương nhiên. Nhưng ta cũng ko thể trách họ hoàn toàn được, làm sao họ có thể tốt được khi mà những người thầy, người cô cứ mãi đếm tỉ lệ lên lớp, tỉ lệ tốt nghiệp,…khi mà những người đứng đầu ngành cứ mãi loay hoay với những vấn đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” như cải cách sách giáo khoa, học phí,…khi mà….Và tất cả những thứ đó đã góp phần tạo nên một hiện tượng tiêu cực phổ biến này.

Để có thể giải quyết một cách triệt để dc những hiện tượng trên, thì những vị lãnh đạo của chúng ta cần phải có những chiến lược, mục đích thật sự đúng đắn và sáng tạo cho ngành giáo dục, cùng với đó những người giáo viên phải truyền được cho học sinh tinh thần học tập, phải cho họ thấy mục đích của học tập không phải là để trở thành “ông này bà nọ”, để được “ăn sung mặc sướng”, để có cái bằng cấp vô nghĩa,…mà là tích lũy tri thức để có thể tồn tại, chung sống, phát triển và tự khẳng định mình. Và trên hết. bản thân mỗi học sinh cần phải tự nỗ lực học tập, tự xác định được mục đích học tập và phương pháp học tập hiệu quả, và nhất là phải để cho lòng tự trọng của mình lên tiếng trước những cám dỗ của tiêu cực.

Hãy hành động ngay bây giờ, và đừng chờ đợi nữa. Nếu không, đến một lúc nào đó, khi những sản phẩm thất bại này của ngành giáo dục bước ra xã hội và làm chủ đất nước thì dân tộc ta, đất nước ta sẽ phải đứng bên bờ suy thoái, diệt vong.

11 tháng 1 2019

@Nguyễn Xuân Anh đề là viết đoạn văn ngắn 12-15 câu nhưng bạn viết thành 1 bài luôn rồi

Lòng hảo tâm có thể là tặng cho người khác chiếc ô trong lúc trời mưa, tặng áo khi trời đông giá lạnh, tặng tình thương khi người ta héo mòn tâm hồn. Nhưng thiết nghĩ, những điều đó không còn tồn tại trong xã hội hiện nay, chính lòng ích kỉ lên ngôi đã đẩy lùi những lối sống tốt đẹp.

Ai cũng biết ích kỉ là một thái độ sống không tốt, là sự thờ ơ vô cảm trước một tình huống xảy ra trước mặt , là một thái độ sống lạnh nhạt chỉ biết lo cho bản thân , không hề quan tâm người xung quanh và đề cao lợi ích cá nhân một cách triệt để.
Dẫu biết cuộc sống không phải một xứ sở diệu kì nơi sự tốt bụng và vị tha lên ngôi, vốn dĩ cuộc sống toàn một màu u ám. Nhưng cuộc sống với sự xuống cấp của đạo đức, bầu trời trong xanh chuyển dẫn thành màu xám đục , hỗn loạn và đầy vết bẩn một phần đóng góp không nhỏ chính vì sự ích kỉ và lòng tham của con người. Con người luôn kêu gào họ cô đọc, họ không được quan tâm để ý nhưng chính họ lại chẳng hề mảy may đến người khác. Ích kỉ , ích kỉ và ích kỉ, nó tạo nên một xã hội toàn sự tư lợi và bất nhân. Bạn có biết về những quan chức cấp cao, họ luôn nói vì dân thương dân mà làm tất cả nhưng khi vén bức màn sự thật, tất cả chỉ là những kẻ đó đang nuôi “ Hầu bao “ ngày một lớn, sự ích kỉ và lòng tham xui khiến những con người không ngừng biến chất tha hóa. Có đôi lúc họ sống chỉ biết chăm chăm lợi ích của bản thân mà chà đạp lên tình thương, sự quan tâm và lợi ích của người khác. Cái đau đớn xót xa nhất của toàn nhân loại là loài người đa dần tách ra, trà đạp lẫn nhau để đạt được những thứ mình muốn. Ích kỉ dần trở thành một lối sống tiêu cực nên nó sẽ sinh ra sự thù hận và ghen ghét đố kị nếu ai đó có được nhiều lợi ích hơn mình. Người ta sẵn sàng vứt bỏ mỏi thứ tình bạn tình yêu, tất cả những mối quan hệ mình có để đánh đổi một thứ lợi ích tầm thường không đáng. Nhưng có một sự ích kỉ trong cuộc sống được người ta thừa nhận đó chính là sự ích kỉ trong tình yêu. Tình yêu là thứ tình cảm giữa hai người, vốn dĩ không danh cho người thứ ba, chính vì vậy khi xuất hiện một điều trái lẽ tự nhiên, người ta sinh ra sự ích kỉ, sự sở hữu vốn có trong bản tình con người.

Con người có thể đối mặt với nhiều vấn nạ khác nhau nhưng vấn đề cấp thiết nhất chính là xóa bỏ sự ích kỉ- đuổi một con qủy dữ ra khỏi tâm hồn. Học cách quan sát, để ý đến người xung quanh mình nhiều hơn. Ta nên thay đổi lối sống cực đoan không bao giờ chịu nhận phần thua thiệt về mình và học cách nhún nhường trước mọi người. Quan trọng hơn hết là phải rèn luyện bản thân , giúp đỡ mọi người. Bởi “Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại”.
Bên cạnh đó, chúng ta nên lên án manh mẽ những kẻ sống thờ ơ vô cảm như một anh thanh niên nhìn thấy một cụ già bị ngã những không chịu dừng lại dù chỉ một phú để đỡ bà cụ dậy vì một lí do đơn gian:” Không thể đến lớp trễ , sẽ bị cô giáo phạt năng mất” Hay những kẻ chỉ biết đến bản thân, không bao giờ nhường nhịn vì người khác. Ta nên chọn một ‘loại thuốc ‘ hữu hiệu cho căn bệnh thế kỉ ấy để cuộc sống trở nên tươi đẹp.

Cuộc đời vốn dĩ vậy, đều có những quy luận được con người thiết lập ra khó có thể xóa bỏ, Nhưng tin chắc răng, khi người ta nhận ra giá trị tốt đẹp, sự ích kỷ sẽ tan biến như mây khói vậy.


BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ SỰ ÍCH KỈ LỚP 8
Để có thể sống chân chính và ngẩng cao đầu tự hào về hai tiếng con người thì trên hành trình gian nan ấy, quả thực chúng ta cần cố gắng và nỗ lực rất nhiều. Chúng ta cần có bản lĩnh, trái tim nhân hậu vị tha và đặc biệt là biết cách giết chết con rắn độc “ích kỉ” đang ẩn náu trong tâm hồn mỗi người.

Lòng ích kỉ là sự vị kỉ cá nhân, là thái độ và suy nghĩ chỉ biết vì lợi ích cá nhân, chỉ biết mưu mô, toan tính và sân si với những lợi ích của bản thân, không biết cách sống cho- nhận một cách hài hòa cân đối. Dĩ nhiên, là con người chưa bào giờ là hoàn hảo cả, tuy nhiên đừng cứ trách cuộc đời hay méo mó, sao ta không tròn tự trong tâm. Vậy nên, lòng ích kỉ là một con rắn độc nó luôn âm thầm luồn lách vào bên trong tâm hồn bạn, chỉ cần chút sơ hở nó sẽ chiến thắng cà bạn sẽ bị nó khuất phục.

Ai cũng đều muốn mang lợi ích về mình, đều nghĩ cho bản thân trong những tình huống phải tính toán hơn thiệt, điều ấy sẽ gây ra lòng ích kỉ. Sự ích kỉ sẽ đến khi khát vọng biến thành tham vọng, khi cá nhân không thể suy nghĩ cho cộng đồng, khi cái tôi chiến thắng và át chế cái ta chung. Lòng ích kỉ khiến ta chỉ biết nghĩ cho bản thân, thành ra quanh co với những ham muốn cá nhân, đánh mất mình trong vòng xoáy của lợi ích và thù hận.lòng ích kỉ sẽ gây ra tâm lí đố kị, ghen ghét với những ai đạt được thành công hay hạnh phúc hơn mình, từ đó muốn tìm mọi cách để chiến thắng đối phương, dùng mọi thủ đoạn để hạ gục đối thủ. Do vậy tâm hồn không bao giờ được thanh thản nhẹ nhõm thậm chí còn thấy áp lực và mệt mỏi vì quay cuồng và bị sai khiến bởi lòng tự ái. Bản thân với cái tôi đề cao quá cao sẽ đánh mất mình giữa cộng đồng và nhân quần rộng lớn. Rồi dần dần sẽ mất đi tình đồng loại nhân cách cao thượng và sự vị tha của tâm hồn. Đẩy ta gần hơn dưới hố sâu của tội lội và cơn cuồng nộ của tranh đấu, giành giật. chính vì thế, con người dễ bị sa ngã, xói mòn và băng hoại về đạo đức, chết dần chết mòn đi vì những lợi ích ti tiện và tầm thường của cá nhân, chạy theo những giá trị nhất thời mà mất đi giá trị và tâm hồn cao quý của loài người.

Hãy nhìn những con người cứ mãi quanh quẩn trong vòng danh lợi, đấu đá và ganh ghét lẫn nhau xem, họ đã bị cộng đồng xa lánh, từ chối bởi cá nhân chỉ có thể hòa hợp với cộng đồng khi biết cân đối, hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ. Sự ích kỉ cũng là một biểu hiện của việc muốn hưởng thụ vậy. Thử hỏi, nếu ai cũng sống bằng lòng ích kỉ, cũng sống với cái tôi cao ngất ngưởng ấy, xã hội và nhân quần sẽ đi về đâu. Liệu còn đâu làm điểm tựa cho sự bền vững được chăng. Một người chỉ biết có ích kỉ, chỉ biết có cá nhân sẽ sớm bị đào thải, bị xa lánh và tấy chay với những tham vọng và ham muốn vô độ của bản thân.

Nhưng để có thể sống cống hiến, hi sinh, vị tha mà không tham sân si với những lợi ích tầm thường, dễ dãi cần phải là người có bản lĩnh, nhân cách cao thượng. biết hi sinh, chấp nhận mình vì mọi người, mình không là duy nhất,cần hiểu rõ vai trò của cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng. không quá tham lam và thái độ cố hữu, bảo thủ, đấy cũng là một hướng sáng để bạn mở ra cánh cửa của tình yêu trong trái tim.

Còn gì cao quý và hãnh diện hơn cho một thái độ sống vị tha, cống hiến quên mình. Không phải lúc nào ta cũng là duy nhất, ta cần yêu quý bản thân nhưng đó không có nghĩa là bạn được phép sống ích kỉ. Thật vui biết bao khi một trái đất ngập tràn yêu thương và lòng ích kỉ trở thành biển hồ chết.

17 tháng 4 2019

Mỗi con người khi sinh ra đều là những cá thể khác biệt, có những nét tính cách khác nhau. Nhưng sống trong một xã hội ngày càng đề cao tính cộng đồng, mỗi người không nên có tính ích kỉ. Ích kỉ là chỉ sống cho bản thân mình, lo cho bản thân mà mặc kệ, không quan tâm đến người khác. Những người ích kỉ lúc nào cũng đặt quyền lợi của bản thân lên quyền lợi của mọi người, của tập thể. Họ sống trong tư thế không chịu mở lòng, luôn ngại khó, ngại khổ mà đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, chỉ thích hưởng quyền lợi mà không thích làm việc. Ví dụ như trong lớp học, khi có bạn đến hỏi cách giải một bài toán khó mà mình đã giải ra, vì sợ bạn cũng làm ra rồi giỏi hơn mình nên né tránh, nói dối rằng chưa làm ra rồi lảng sang việc khác. Hay khi cả lớp đi uống nước sau những buổi lao động ở trường, trong lúc bạn bè nói chuyện vui vẻ thì bạn nhăn mày nhăn mặt tính toán: “Mình thì làm mệt phờ người còn nó chỉ làm một chút mà cũng được ngồi uống nước như mình.” Chẳng phải Bác Hồ đã từng nói : “Lao động là vinh quang” sao ? Nhưng lúc đó bạn có nghĩ được như vậy không ? Chắc chắn là không đâu khi mà sự ích kỉ đang quấn lấy trí óc bạn, khiến cho bạn càng thêm mệt mỏi. Ích kỉ là một lối sống tiêu cực, không chỉ bào mòn bản chất của chính mình mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Bạn nên nhớ nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.”

Tính ích kỉ như một ngọn gió sa mạc làm khô héo tất cả,khô héo tâm hồn ta và khô héo tình cảm người khác dành cho ta. Những người ích kỉ sẽ không bao giờ phát triển hay khẳng định được bản thân, cũng khó có thể thành công trong cuộc sống. Bởi vì họ sẽ bị người khác xa lánh, ghét bỏ, sẽ không bao giờ được người khác giúp đỡ hay tạo cơ hội để phát triển. Liệu có ai muốn giúp đỡ người không bao giờ giúp đỡ người khác? Có ai muốn hợp tác người lúc nào cũng tính toán quyền lợi của bản thân trong khi điều kiện là đôi bên cùng có lợi ? Người ích kỉ sẽ sống một cuộc sống mờ nhạt, không hòa đồng và cởi mở với mọi người xung quanh. Họ sống thiếu tình thương vì họ sợ nếu yêu thương quá nhiều thì họ sẽ bị thiệt thòi. Nói cách khác, họ chỉ đang “tồn tại” chứ không phải đang “sống”. Như câu nói của nhà văn Huy-gô: “Kẻ nào m\vì mình mà sống thì vô tình kẻ đó đã chết đối với người khác.” Sống là phải biết yêu thương, biết quan tâm và chia sẻ, bởi vì mỗi con người chúng ta đều có một trái tim để cảm thông và hòa chung nhịp đập với cộng đồng. Đừng để trái tim của chúng ta bị sự ích kỉ quấn lấy, rồi từ đó hình thành mầm mống cho thói ganh ghét, đố kị, cho thói tham lam, dối trá, lừa lọc. Có lẽ trong chúng ta không ai không biết vụ thảm sát kinh hoàng đã khiến sáu người trong một gia đình thiệt mạng ở Bình Phước. Động cơ của tên thủ ác Nguyễn Hải Dương cũng xuất phát từ sự ích kỉ của bản thân khi bị người yêu giàu có từ chối tình cảm của mình. Quả không sai khi Mác-đen đã nói: “Tính ích kỉ là nguyên nhân của mọi sự tàn ác.” Từ việc chỉ biết nghĩ cho bản thân, người ta dễ dàng lầm lạc bước vào con đường tội lỗi. Ví dụ như những người nông dân không chân chính trong xã hội bây giờ, chỉ vì nghĩ đến quyền lợi của bản thân, dù biết nó sẽ gây hại đến sức khỏe của người tiêu dùng, thậm chí là bệnh ung thư, vậy mà họ vẫn làm rau bẩn, vẫn dùng nước thải có chứa dầu từ các doanh nghiệp để tưới, vẫn phun nhiều thuốc trừ sâu độc hại cho cây trồng. Có một câu nói của biên tập viên Lê Bình trong chương trình “Tạp chí kinh tế cuối năm” mà đến giờ tôi vẫn không quên: “Đến khi nào thì con người chúng ta mới thôi độc ác với nhau?”

Mỗi con người chúng ta, khi sống hãy biết quan tâm và yêu thương nhau, biết mở lòng với những người khác. Hãy tham gia các hoạt động cộng đồng, các hoạt động thiện nguyện để bản thân biết sẻ chia, biết đồng cảm. Cuộc sống không đủ dài để chúng ta có thể sửa chữa tất cả những sai lầm của bản thân, nhưng đủ dài để chúng ta vứt bỏ bản tính ích kỉ và bắt đầu lại với một trái tim đầy tình yêu thương.

9 tháng 5 2022

tham khảo:

Năm nay đào lại nở, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng người ta đã không còn thấy ông đồ già, mà nay ông đồ xưa ông đã nhập vào những người muôn năm cũ, ông đã thuộc về những gì quá khứ xa xôi, chỉ còn vương vấn hồn ở đâu bây giờ. Với kiểu kết cấu đầu cuối vô cùng độc đáo như đã liên kết hai mảng thời gian quá khứ và hiện tại lại với nhau vô cùng tinh tế. Hình ảnh ông đồ cứ mờ dần, mờ dần rồi mất hút trên con đường vô tận của thời gian. Chính vì thế hai câu kết khép lại bài thơ giống như tiếng gọi hồn cất lên thăm thẳm, day dứt: "Những người muôn năm cũ /Hồn ở đâu bây giờ?". Ông đồ không còn nhưng hồn có nghĩa là linh hồn ông vẫn còn phảng phất đâu đây. Hồn, cách gọi đến chính xác lạ lùng những gì đã qua không thể mất, hồn là bất tử vì thác là thể phách, còn là tinh anh. Hồn có lẽ cũng có thể hiểu là vẻ đẹp tâm hồn Việt, văn hoá Việt chỉ có thăng trầm chứ không bao giờ mất.

17 tháng 12 2022

Trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen –ri, nhân vật Xiu đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.Trong tác phẩm, Xiu là một trong hai nhân vật chính, góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm: tình yêu thương giữa những con người nghèo khổ.Là một họa sỹ trẻ, cô cũng có những ước mơ đẹp, muốn vẽ được những tác phẩm để đời. Nhưng hoàn cảnh sống khó khăn đã buộc cô phải làm nghề chép lại những bức tranh nổi tiếng để kiếm sống qua ngày.Mặc dù Giôn-xi chỉ là bạn cùng phòng trọ, nhưng Xiu đã yêu thương cô ấy như em gái của mình. Khi Giôn-xi ốm nặng, cô đã chăm sóc Giôn-xi chu đáo. Để có tiền mời thầy thuốc, cô đã phải thức đêm nhiều hơn để chép tranh, đến nỗi khuôn mặt hốc hác hẳn đi. Khi Giôn-xi rơi vào tình trạng tuyệt vọng, chỉ nghĩ đến cái chết, Xiu rất lo lắng, sợ hãi. Cô đã dùng những lời lẽ dịu dàng để an ủi, động viên bạn. Thấy những lời nói của mình không thay đổi được suy nghĩ của Giôn-xi, cô đã nghĩ ra cách nói chuyện với cụ Bơ-men để may ra cụ sẽ giúp được Giôn-xi. Chính sự kiên nhẫn, sự chăm sóc và tình bạn chân thành của Xiu đã góp phần giúp Giôn-xi chiến thắng được bệnh tật, chiến thắng được sự yếu đuối, tuyệt vọng. Nhân vật Xiu giúp chúng ta hiểu được giá trị của tình bạn, hiểu được sức mạnh của tình yêu thương sẽ giúp con người vượt qua được những thời khắc đen tối nhất trong cuộc đời.Về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng nghệ thuật miêu tả kết hợp với biểu cảm để người đọc hiểu được tâm trạng lo lắng của Xiu dành cho bạn. Những lời nói, cử chỉ của Xiu được miêu tả kỹ càng, khiến ta cảm động về 1 tình bạn chân thành.Có thể nói, nhân vật Xiu đã cho chúng ta một bài học về tình yêu thương con người, về tình bạn cao đẹp giữa những con người nghèo khổ.

17 tháng 12 2022

1.     M đon:

      Trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen –ri, nhân vật Xiu đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.

2.  Thân đoạn:

+ Vai trò của nhân vật trong tác phẩm:

Trong tác phẩm, Xiu là một trong hai nhân vật chính, góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm: tình yêu thương giữa những con người nghèo khổ.

+ Hoàn cảnh của nhân vật:

Là một họa sỹ trẻ, cô cũng có những ước mơ đẹp, muốn vẽ được những tác phẩm để đời. Nhưng hoàn cảnh sống khó khăn đã buộc cô phải làm nghề chép lại những bức tranh nổi tiếng để kiếm sống qua ngày.

+ Những phẩm chất, đặc điểm tiêu biểu của nhân vật.

Mặc dù Giôn-xi chỉ là bạn cùng phòng trọ, nhưng Xiu đã yêu thương cô ấy như em gái của mình. Khi Giôn-xi ốm nặng, cô đã chăm sóc Giôn-xi chu đáo. Để có tiền mời thầy thuốc, cô đã phải thức đêm nhiều hơn để chép tranh, đến nỗi khuôn mặt hốc hác hẳn đi. Khi Giôn-xi rơi vào tình trạng tuyệt vọng, chỉ nghĩ đến cái chết, Xiu rất lo lắng, sợ hãi. Cô đã dùng những lời lẽ dịu dàng để an ủi, động viên bạn. Thấy những lời nói của mình không thay đổi được suy nghĩ của Giôn-xi, cô đã nghĩ ra cách nói chuyện với cụ Bơ-men để may ra cụ sẽ giúp được Giôn-xi. Chính sự kiên nhẫn, sự chăm sóc và tình bạn chân thành của Xiu đã góp phần giúp Giôn-xi chiến thắng được bệnh tật, chiến thắng được sự yếu đuối, tuyệt vọng.

+ Giá trị của nhân vật trong TP:

Nhân vật Xiu giúp chúng ta hiểu được giá trị của tình bạn, hiểu được sức mạnh của tình yêu thương sẽ giúp con người vượt qua được những thời khắc đen tối nhất trong cuộc đời.

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng nghệ thuật miêu tả kết hợp với biểu cảm để người đọc hiểu được tâm trạng lo lắng của Xiu dành cho bạn. Những lời nói, cử chỉ của Xiu được miêu tả kỹ càng, khiến ta cảm động về 1 tình bạn chân thành.

3.  Kết: tình cảm của mình đối với nhân vật

Có thể nói, nhân vật Xiu đã cho chúng ta một bài học về tình yêu thương con người, về tình bạn cao đẹp giữa những con người nghèo khổ.

23 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Con người để hoàn thiện bản thân thì phải không ngừng trau dồi nhiều đức tính quý báu. Một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công mà mỗi con người cần phải rèn luyện chính là ý chí, nghị lực. Vậy thế nào là ý chí? Ý chí, nghị lực sống của con người trì là sự nhẫn nại, cố gắng, quyết tâm vươn lên, theo đuổi mục tiêu của mình cho dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại và vấp ngã. Tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được, để đạt được thành công, chúng ta phải cần có ý chí theo đuổi mục tiêu. Có thể nói, ý chí, nghị lực chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của con người. Nếu trong xã hội con người ai khi gặp khó khăn cũng bỏ cuộc thì xã hội sẽ không phát triển được như hiện nay, con người sẽ rơi vào bế tắc. Bên cạnh đó, người có ý chí, nghị lực luôn là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo, giúp xã hội này tiến bộ hơn. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có nhiều người nóng vội, muốn đạt được thành quả nhanh chóng, lại có người dễ nản chí, bỏ cuộc khi gặp khó khăn,… những người này đáng bị xã hội chỉ trích, phê phán. Mỗi chúng ta ai cũng hiểu được vai trò, tầm quan trọng của ý chí đối với cuộc sống, chính vì thế, chúng ta cần rèn luyện cho bản thân mình một ý chí bền bỉ, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn, thử thách.

23 tháng 10 2021

cho e hỏi cái này là quy nạp  hay diễn dịch ạ

 

31 tháng 1 2021

Lý tưởng đối với tuổi trẻ cũng giống như mặt trời đối với cuộc sống. Tuổi trẻ không có lý tưởng giống như buổi sáng không có mặt trời. Hiểu một cách đơn giản, lí tưởng sống chính là lẽ sống, là cái đích cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được. Người có lí tưởng sống cao đẹp luôn suy nghĩ và hành động không mệt mỏi để thực hiện lí tưởng của dân tộc, của nhân loại, vì sự tiến bộ của bản thân và xã hội, luôn vươn tới sự hoàn thiện bản thân về mọi mặt, mong muốn công hiến trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung. Tuổi trẻ không thể thành công mà không có lí tưởng. Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Muốn sống có lý tưởng, tuổi trẻ cần phải nỗ lực rèn luyện từng ngày. Phải kiên định với lý tưởng của đất nước, nỗ lực học tập, năng động, sáng tạo và có hiệu quả cao trong công việc; phấn đấu làm giàu chính đáng cho mình, gia đình và xã hội; kiên quyết đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, bảo vệ công bằng và lẽ phải. Những người sống không có lý tưởng thường luôn cảm thấy bi quan, vô cảm trước cuộc sống. Họ sống ích kỉ, tham lam, hẹp hòi, thậm chí chỉ vì tiền tài và danh vọng, bất chấp luân lí, đạo đức. Những người như thế thật đáng chê trách. Tuổi trẻ ngày nay cần xây dựng lý tưởng sống cho mình. Trước hết, phải ham sống, sống mãnh liệt, khát khao thành công. Phải sống vì nhân dân, vì đất nước, vươn đến ước vọng. Sống như thế, tuổi trẻ mới có động lực làm nên những việc vĩ đại, đóng góp thiết thực vào công cuộc phát triển đất nước.

Trong cuộc sống, thanh niên đóng 1 vai trò quan trọng trong việc phát triển và xây dựng đất nước. Được thừa hưởng tinh thần truyền thống của dân tộc, 1 bộ phận ko nhỏ thanh niên trong xã hội đã tự xây dựng lí tưởng sống rất đẹp cho mình. Những người có lý tưởng sống cao đẹp, họ là đại diện tiên phong cho mục đích sống đẹp của 1 thế hệ thanh niên tiên phong, bản lĩnh, trách nhiệm. Những lý tưởng sống đẹp, sống hay, sống tích cực của những thế hệ trẻ này chính là những dấu hiệu tốt của 1 xã hội phát triển. Thứ nhất, họ có lí tưởng sống dấn thân đam mê, dũng cảm ko màng khó khăn phía trước. Những thế hệ trẻ giàu đam mê, bản lĩnh và năng lực chính là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi đất nước. Họ cống hiến hết mình cho sự phát triển của xã hội cũng như biết khai thác những điểm mạnh của bản thân để tiến về phiá trước. Thứ hai, lí tưởng sống đẹp của người trẻ được thể hiện ở chỗ họ chăm chỉ học hỏi, tập trung phát triển bản thân. Việc hàng ngày hàng giờ trôi qua, những người trẻ ko ngừng nỗ lực chăm chỉ học tập và làm việc. Họ chính là những con ong cần cù, cần mẫn, dần dần chạm được đến đỉnh vinh quang của đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những lý tưởng sống đẹp thì vẫn còn tồn tại bộ phận ko nhỏ thanh niên có chưa có mục đích, lý tưởng sống cho mình. Đây là biểu hiện của lối sống thừa, sống mà lúc nào cũng mong an nhàn, hưởng thụ. Sống không có định hướng, hưởng thụ và chỉ biết ngày hôm nay đều là những biểu hiện của lối sống thừa đáng báo động. Cuộc sống như vậy sẽ làm từng ngày tháng tuổi trẻ trở nên vô nghĩa. Tóm lại, lí tưởng sống của thanh niên là điều cần phải xác định ngay từ đầu để vun đắp tương lai và định hướng đường đi cho các em khi lớn dần. Lí tưởng sống chính là thứ vũ khí mạnh nhất của mỗi người. Chỉ khi có được lí tưởng sống, mỗi người trẻ sẽ xác định được hướng đi và cách chinh phục mọi khó khăn, thử thách cho bản thân mình.