K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2018

Vào thời nhà Lý, có ba vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều (hay Cảo), Đào Trí Tiến và Lưu Phương Tú (hay Lưu Vĩnh Phong) được cử đi sứ Bắc Tống. Sau khi hoàn tất sứ mệnh, trên đường trở về nước qua Thiều Châu (Quảng Đông) (hiện nay tại Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) gặp bão, phải nghỉ lại. Ở đây có lò gốm nổi tiếng, ba ông đến thăm và học được một số kỹ thuật đem về truyền bá cho dân chúng quê hương. Hứa Vĩnh Kiều truyền cho Bát Tràng nước men rạn trắng. Đào Trí Tiến truyền cho Thổ Hà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) nước men sắc màu vàng đỏ. Lưu Phương Tú truyền cho Phù Lãng (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) nước men màu đỏ màu vàng thẫm. Câu chuyện trên cũng được lưu truyền ở Thổ Hà và Phù Lãng với ít nhiều sai biệt về tình tiết. Nếu đúng vậy, nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời nhà Lý, ngang với thời Bắc Tống nghĩa là trước năm 1127.

Quy trình sản xuất gốm Bát Tràng

Công việc đầu tiên của việc tạo gốm là khâu xử lý đất sét. Ðất sét được lấy từ trong làng hay những vùng khác như Hổ Lao, Trúc Thôn (Ðông Triều), được đem về ngâm trong bể chứa nước. Bể thứ nhất được gọi là “bể đánh” dùng để ngâm đất sét khô vào khoảng 3 – 4 tháng.Khi đất chín người ta đánh thành dịch lỏng sau đó đổ chất dịch lỏng sang bể thứ hai gọi là” bể lắng”. Tiếp đó, các tạp chất sẽ nỗi trên bề mặt chất dịch lỏng sẽ được tách ra khỏi các tạp chất và đưa sang bể thứ ba gọi là “bể phơi” trong thời gian khoảng 3 – 4 ngày. Cuối cùng, chất dịch lỏng được sang bể thứ tư gọi là “bể ủ”. Thời gian ủ càng lâu thì đất càng tốt.

Bước thứ hai là nặn cốt, sửa hàng và phơi khô sản phẩm. Người thợ có thể chọn các khuôn in bằng gỗ hoặc thạch cao. Các sản phẩm sau khi đã lên khuôn, người thợ sửa hàng và phơi khô sản phẩm.

Bước thứ ba là quét men, sau đó người thợ có tay nghề sẽ vẽ hinh ảnh sống động để tạo ra nhưng sản phẩm thật đẹp mắt. Tuỳ theo màu sắc của lớp men mà người thợ dùng thích hợp cho các sản phẩm gốm. Có 05 loại men khác nhau là: men rạn, men thô, men chảy, men trơn và men lam.

Công đoạn cuối cùng là cho gốm vào lò, trước kia ở Bát Tràng có nhiêu loại lò khác nhau như : lò bầu, lò ếch, lò hình hộp và lò ga. Nhưng giờ đây, người dân Bát Tràng chỉ sử dụng hai loại lò chính là: lò hình hộp và lò ga. Lò hình hộp xây bằng gạch chịu nhiệt cao, là loại lò phổ biến hiện nay tại Bát Tràng. Thông thường thời gian đốt lò kéo dài khoảng 3 ngày 3 đêm, và mở cửa lò để nguội khoảng 2 ngày 2 đêm.

Hình thành thương hiệu

Hiện nay, làng gốm sứ Bát Tràng đã sản xuất khá nhiều mặt hàng, phong phú về chủng loại và đa dạng về kiểu dáng. Đồ gốm Bát Tràng không những có mặt trên khắp mọi miền của đất nước mà còn nổi tiếng ở thị trường nước ngoài. Sản phẩm của làng gốm Bát Tràng được xuất khẩu sang Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan..v.v. với tổng kim ngạch xuất khẩu hằng năm lên đến hơn 40 triệu USD.

Sự phát triển của làng gốm Bát Tràng còn giải quyết được vấn đề thất nghiệp, và đặc biệt là giải quyết tình trạng thiếu việc làm tại khu vực nông thôn. Tại làng nghề này, hầu hết tất cả mọi người, thậm chí cả người già và trẻ nhỏ đều có việc để làm. Hơn 80% người dân trong làng sinh sống bằng nghề sản suất gốm sứ. Sự phát triển sản xuất nhanh chóng tại làng gốm Bát Tràng không chỉ tạo đủ việc làm cho người dân địa phương mà còn thu hút khoảng 3.000 – 5.000 lao động với mức lương trung bình từ 600.000đ – 700.000đ mỗi tháng ở những khu vực lân cận đến làm việc hàng ngày.

Từ tháng 11-2004, thương hiệu “Bát Tràng – Việt Nam” được công bố và chính thức quảng bá thương hiệu cho hàng gốm sứ lâu đời của Việt Nam trên thị trường thế giới. Sự kiện này là một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của làng gốm Bát Tràng. Đó là một sự khẳng định vị thế và tiềm năng phát triển mạnh mẽ của gốm Bát Tràng trong quá trình phát triển và hội nhập với quốc tế.

30 tháng 11 2018

Nhà văn Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Lân, sinh năm 1910 trong một gia đình công chức khá giả. Ông là một trong những cây bút chủ chốt của Tự lực văn đoàn vào những năm ba mươi của thế kỉ XX. Sự nghiệp văn chương đang trên đà phát triển thì ông bị bệnh nặng và mất sớm vào năm 1942, khi mới ngoài ba mươi tuổi. Thông qua đề tài về những số phận bất hạnh trong xã hội đương thời, nhà văn bộc lộ lòng nhân ái sâu xa trước cảnh sống cơ cực của người nghèo. Truyện ngắn và tùy bút của Thạch Lam mang phong cách nhẹ nhàng, trong sáng và tinh tế. Ông đã có những đóng góp đáng quý cho sự nghiệp phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại.

Bài Một thứ quà của lúa non: Cốm,trích trong tập tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường, xuất bản năm 1943, viết về cảnh sắc và phong vị Hà Nội, đặc biệt là những thứ quà, những món ăn dân dã, bình dị mà đậm đà hương vị, thể hiện sự khéo léo trong bản sắc văn hóa lâu đời của người dân đất kinh kì.

Nhà văn đã đưa ra nhận xét tinh tế về món cốm, một đặc sản lâu đời của Hà Nội: Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dângcủa những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ... Bằng tình cảm trân trọng, tác giả đã phát hiện ra nét đẹp văn hóa dân tộc ẩn chứa trong thứ quà quen thuộc ấy.

Đọc kĩ bài văn ta mới thấy được cái hay, cái đẹp của nó. Bao trùm toần bài là giọng điệu trữ tình, vốn là thế mạnh của Thạch Lam. Cảm xúc dạt dào dường như tuôn chảy trong từng chữ, từng câu, khiến cho bài tùy bút giống như một bài thơ lãng mạn và bay bổng.

Mở đầu, tác giả không vội trưng ra vẻ đẹp, vẻ thanh của cốm mà từ từ dẫn dắt người đọc đến với thứ quà đặc biệt này bắt đầu từ nguồn gốc của nó:

Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên liồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy khi đi qua những cảnh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không'? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng cong xuống, nặng vì chất quỷ trong sạch của Trời.

Ngòi bút tài hoa của Thạch Lam đã biến một câu giải thích hết sức giản đơn là cốm được làm từ lúa nếp non thành cả một đoạn văn giàu tính nghệ thuật được dệt nên bởi những hình ảnh và từ ngữ đẹp đẽ, trau chuốt có sức hấp dẫn lạ lùng! Chúng ta hãy thử đặt mình vào vị trí và tâm trạng của nhà văn để cùng cảm nhận tất cả những gì có liên quan đến cốm: cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ,...nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Lá sen được dùng để gói cốm. Hương thơm của lá quyện vào cốm, tạo cho cốm một mùi thơm đặc biệt, khó quên. Đó là mùi thơm mát của lúa non cùng hương vị ngàn hoa cỏ trên những cánh đồng xanh bát ngát.

Cách mở bài như thế rất tự nhiên, sinh động và cuốn hút. Dường như tác giả đã vận dụng tối đa các giác quan để cảm nhận nguồn gốc thiên nhiên trong sạch, thuần khiết của cốm.

Thạch Lam không đi sâu giới thiệu cách thức làm ra cốm mà chỉ viết vắn tắt: Đợi đến lúc vừanhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chếbiến, những cách thức làm từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy...

Ở ngoại thành Hà Nội, có tới mấy làng nghề làm cốm nhưng cốm làng Vòng vẫn nổi tiếng là dẻo và thơm nhất. Thời xưa, cốm Vòng được dùng để tiến vua. Hằng năm, cứ đến độ thu sang là người Hà Nội lại nhớ đến cốm Vòng, lại ngóng trông những cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng và dáng đi nhịp nhàng, uyển chuyển.

Có lẽ tất cả sự trân trọng và tình cảm mến yêu của tác giả đối- với món cốmđược thể hiện tập trung nhất ở lời nhận xét trân trọng sau đây: Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng qué nội cỏ... Cốm vốn được làm từ hạt lúa non của giống nếp cái hoa vàng nổi tiếng. Một ngày đầu tháng tám, đi dạo ở những vùng trồng lúa, ta sẽ thấy ngạt ngào mùi lúa chín xen lẫn mùi cỏ, mùi đất của què hương, làm cho lòng nhẹ nhõm và phơi phới.

Cốm gắn liền với phong tục tập quán củà dân tộc ta - một dân tộc chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Cũng như bánh chưng, bánh giầy, cốm là sản phẩm được làm ra từ hạt lúa. Vượt khỏi giá trị vật chất, cốm đã trở thành một sản phẩm chứa đựng giá trị tinh thần của đời sống văn hóa dân tộc Việt. Ta có thể thấy rõ sự ngạc nhiên thích thú của Thạch Lam khi ông viết:

Ai đã nghĩ đầu tiên cốm để làm quà sêu Tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi... Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền...

Nhà văn đã nhận ra ý nghĩa sâu xa trong việc dùng hồng và cốm làm quà sêu Tết. Nhà trai đem lễ vật đến nhà gái, còn gì quý hơn là hồng với cốm? Cốm là thức dâng của đất trời, có hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà, là sự kết tinh của nhiều giá trị (thiên nhiên và công sức con người). Cốm màu xanh ngọc, hồng mậu đỏ thắm. Hai màutương phản đi với nhau thật ăn ý, tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương, cho trai gái xứng đôi vừa lứa và cũng là hi vọng vào mối nhân '-duyên tốt đẹp, vững bền.

Sự chuyển mạch của cảm xúc trong bài văn rất tự nhiên. Tác giả luận bàn từ nguồn gốc, giá trị của cốm đến cách thưởng thức cốm. Bởi côm là món quà thanh nhã nên nó không phải thức quà của người ăn vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bây giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, củng như trời sinh cốm nằm ủ trong lả sen... Củng bởi cốm là món quà trang nhã của Thần Nông đem đến cho ta từ những cánh đồng bát ngát nên nó không chấp nhận được những gì phàm tục. Ăn cốm ta phải ăn từng chút một, vừa nhai nhỏ nhẹ vừa ngẫm nghĩ đến vị thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa làm đòng, vị ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch. Ta sẽ thấy ăn một miếng cốm là nuốt cả hương thơm của đồng què vào lòng.

Quả là không thừa khi tác giả đưa ra lời khuyên những người mua cốm: Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.

Bài văn chính là tiếng nói của lòng yêu mến chân thành của nhà văn đối với những sản vật bình dị mang đậm hồn quê hương, đất nước.

Bài văn trên đây xứng đáng được coi là một bài thơ trữ tình xuất sắc. Từ món ăn dân dã là cốm, tác giả đã đề cập đến nhiều điều có ý nghĩa sâu xa trong cuộc sống. Có một cái gì đó thật gần gũi giữa hương vị thanh đạm của cốm với phẩm chất thuần hậu, chất phác của những người nông dân một nắng hai sương, gắn bó với mảnh đất của tổ tiên, ông cha để lại; đổ bao mồ hôi, công sức để làm ra hạt lúa nuôi đời.

8 tháng 9 2016

Ai giúp vớiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiioaoagianroikhocroi

13 tháng 9 2017

Tình cảm gia đình là điều thiêng liêng nhất trong mỗi chúng ta. Ai cũng phải có một tổ ấm gia đình riêng của mình. Chỉ có những người kém may mắn mới không có gia đình, thậm chí là chẳng biết người thân của mình là ai. Vì thế ta cần giữ lấy tình cảm gia đình bởi vì tổ ấm gia đình là nơi ta có thể chia sẻ, có thể đoàn tụ lại với nhau. Ai mà không biết trân trọng điều đó thì họ có tình cảm gia đình cũng như không. Vì vậy, chúng ta hãy cố gắng xây đắp cho tình cảm gia đình thật vững chắc vì nó là chỗ dựa của chúng ta.

Chúc bạn học tốt!vui

Giúp mk nha mk vội lắm trả lời đúng mk tick cho, mk hứa đấy1.Khi nào thì người ta cis nhu cầu tạo lập (làm ra, viết, nói) văn bản ? Lấy việc viết thư cho 1 người nào đó làm ví dụ, hãy cho biết điều j thôi thúc người ta phải viết thư2. Để tạo lập 1 văn bản, ví dụ như viết thư, trước tiên phải xác định rõ bốn vấn đề : Viết cho ai ? Viết để làm j ? Viết về cái j ? Viết như thế...
Đọc tiếp

Giúp mk nha mk vội lắm trả lời đúng mk tick cho, mk hứa đấykhocroi

1.Khi nào thì người ta cis nhu cầu tạo lập (làm ra, viết, nói) văn bản ? Lấy việc viết thư cho 1 người nào đó làm ví dụ, hãy cho biết điều j thôi thúc người ta phải viết thư

2. Để tạo lập 1 văn bản, ví dụ như viết thư, trước tiên phải xác định rõ bốn vấn đề : Viết cho ai ? Viết để làm j ? Viết về cái j ? Viết như thế nào ? Bỏ qua vấn đề nào trong 4 vấn đề đó cũng ko thể tạo ra được văn bản.

3. Sau khi đã xãc định được 4 vấn đề đó, cần phải làm những j để viết được văn bản ?

4.Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành đoạn văn thì đã tạo được 1 văn bản chưa ? Hãy cho biết việc viết thành văn ấy cần đạt được những yêu cầu j trong các yêu cầu dưới đây :

- Đúng chính tả ;

- Đúng ngữ pháp ;

- Dùng từ chính xác ;

- Sát với bố cục ;

- Có tính liên kết ;

- Có mạch lạc ;

- Kể chuyện hấp dẫn ;

- Lời văn trong sáng ;

5. Trong sản xuất, bao giờ cũng có bước (khâu, công đoạn) kiểm tra sản phẩm. Có thể coi văn bản cũng là loại sản phẩm cần được kiểm tra sau khi hoàng thành ko ? Nếu có thì sự kiểm tra ấy cần dựa theo những tiêu chuẩn cụ thể nào ?

Giúp mk nha làm ơn ko cô giáo sử mk mất. Mk cảm ơn cho những ai giúp mk!!!thanghoa

3
25 tháng 9 2016

Câu 1.

Trong đời sống, mỗi khi cần trình bày ý kiến, nguyện vọng, trao đổi…thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản.

Ví dụ : khi viết thư cho ai đó, điều thôi thúc người ta phải viết thư là do một trong hai người ( hoặc cả 2) có nhu cầu trao đổi tình cảm, công việc hoặc vấn đề nào đó mà chủ thể ( người viết thư) hoặc đối tượng ( người nhận thư) quan tâm.

Câu 2.

Sau khi xác nhận được bốn vấn đề đó, cần phải sắp xếp ý ( dàn bài): ý nào cần trình bày trước, ý nào cần trình bày sau, …sao cho việc trình bày logic và hiệu quả nhất.

Câu 3.

Chỉ có dàn bài mà chưa viết thành văn thì chưa tạo được văn bản.

Việc viết thành văn cần đáp ứng tất cả các yêu cầu đã nêu trong SGK. Câu 4.

Văn bản sau khi  được tạo lập cần được rà soát, kiểm tra.

Việc rà soát, kiểm tra căn cứ vào những tiêu chuẩn như :

-Về nội dung : nội dung văn bản đã phù hợp, sát với mục đích, yêu cầu tạo lập văn bản chưa.

-Về hình thức : kiểm tra lỗi chính tả, tính liên kết, mạch lạc, bố cục rõ ràng…

25 tháng 9 2016

Câu 1.

Trong đời sống, mỗi khi cần trình bày ý kiến, nguyện vọng, trao đổi…thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản.

Ví dụ : khi viết thư cho ai đó, điều thôi thúc người ta phải viết thư là do một trong hai người ( hoặc cả 2) có nhu cầu trao đổi tình cảm, công việc hoặc vấn đề nào đó mà chủ thể ( người viết thư) hoặc đối tượng ( người nhận thư) quan tâm.

Câu 2:

 

1. Các bước tạo lập văn bảnKhi có nhu cầu tạo lập văn bản, người viết phải tiến hành theo các bước sau:a) Định hướng tạo lập văn bản;Đây là khâu quan trọng, có ý nghĩa tiên quyết đối với việc tạo lập một văn bản. Để định hướng cho quá trình tạo lập văn bản, cần phải xác định các vấn đề xoay quanh những câu hỏi sau:- Viết cho ai? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đối tượng giao tiếp cần hướng tới.- Viết để làm gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được mục đích của việc tạo lập văn bản, chủ đề cần hướng tới.- Viết về cái gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đề tài, nội dung cụ thể của văn bản.- Viết như thế nào? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được cách thức tạo lập, các phương tiện biểu đạt gắn với nội dung cụ thể đã được định hình, hình thức ngôn ngữ để biểu đạt nội dung ấy một cách hiệu quả nhất.b) Tìm ý và sắp xếp thành dàn ý theo bố cục rõ ràng, hợp lí đáp ứng những yêu cầu định hướng trên.Từ những nội dung đã xác định được trong bước định hướng, đến đây, người tạo lập văn bản tiến hành thiết lập hệ thống các ý, sắp xếp chúng theo bố cục hợp lí, đảm bảo liên kết nội dung, mạch lạc văn bản.c) Viết thành văn bản hoàn chỉnh.Đây là khâu trực tiếp cho ra "sản phẩm". Người tạo lập văn bản dùng lời văn của mình diễn đạt các ý thành câu, đoạn, phần hoàn chỉnh. Ở bước này, các phương tiện liên kết hình thức được huy động để triển khai chủ đề, thể hiện liên kết nội dung, đảm bảo mạch lạc cho văn bản. Việc viết thành văn cần đạt được tất cả các yêu cầu: đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, sát bố cục, có tính liên kết, mạch lạc, kể chuyện hấp dẫn, lời văn trong sáng.d) Kiểm tra lại văn bản.Đây là khâu cuối cùng của quá trình tạo lập văn bản. "Sản phẩm" phải được kiểm tra lại, điều chỉnh những nội dung, cách diễn đạt chưa hợp lí, sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, viết đoạn, chuyển ý, ...

Câu 3

Sau khi xác nhận được bốn vấn đề đó, cần phải sắp xếp ý ( dàn bài): ý nào cần trình bày trước, ý nào cần trình bày sau, …sao cho việc trình bày logic và hiệu quả nhất.

Câu 4.

Chỉ có dàn bài mà chưa viết thành văn thì chưa tạo được văn bản.

Việc viết thành văn cần đáp ứng tất cả các yêu cầu đã nêu trong SGK. Câu 4.

Văn bản sau khi  được tạo lập cần được rà soát, kiểm tra.

Việc rà soát, kiểm tra căn cứ vào những tiêu chuẩn như :

-Về nội dung : nội dung văn bản đã phù hợp, sát với mục đích, yêu cầu tạo lập văn bản chưa.

-Về hình thức : kiểm tra lỗi chính tả, tính liên kết, mạch lạc, bố cục rõ ràng…

Câu 5.

=> Đối với văn bản cũng thế , sau khi hoàn thành văn bản cần kiểm tra lại xem có đúng hướng không , bố cục có hợp lí không và cách diễn đạt có gì sai sót không .

 

 

  

 

6 tháng 9 2021

https://lazi.vn/edu/exercise/viet-doan-van-nghi-luan-khoang-12-cau-trinh-bay-suy-nghi-cua-em-ve-suc-lan-toa-cua-nhung-dieu

H/t

24 tháng 10 2016

Từ bao đời nay cây tre có mặt hầu hết ở khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc VN. Đặc biệt cây tre còn được xem như là biểu tượng của sự vững chãi, cứng rắn mang dáng dấp của người cha vậy ko hiểu mọi người có nghĩ đến cây chuối hay ko? Một loại cây ko hẳn đẹp cũng ko thể gọi là 1 loài cây quý nhưng lại luôn mềm mại dịu dàng như người mẹ vậy và cũng gắn bó thân thiết với người VN ko kém gì tre nứa. Người ta đã ca ngợi nhiều về cây tre, nứa nhưng ít ai nói về cây chuối hình như có điều gì đó ko công bằng với chuối thì phải?
Đi đâu về những vùng làng quê Vn ta đều bắt gặp hình ảnh cây chuối thân mềm với những tán lá xanh mướt tỏa ra che rợp từ vườn tược đến núi đồi. cây chuối là loại cây dễ tính, nó phù hợp với nhiều loại đất, khí hậu của nhiều châu lục đồng thời cây chuối lại rất ưa nước, dễ trồng, phát triển nhanh và cho sản lượng cao nên hầu hết cây chuối thường được trồng cạnh ao hồ của mọi nhà ở nông thôn và cũng vì lý do đó mà cây chuối cũng đã đi vào thi ca, nhạc họa, đời sống văn hóa của người VN với vẻ đẹp dân dã, giản dị của làng quê.
Người ta thường trồng chuối chủ yếu để lấy quả ăn là chính thế nhưng lại có câu thơ:
“ Chuối khoe rằng chuối đồng trinh
Chuối ở một mình sao chuối có con”.
Đúng thật vậy ngày nay có rất nhiều loại chuối ngon: chuối già, chuối xiêm, chuối sứ, chuối cơm, chuối sáp, chuối mật, chuối tiêu… Nếu để các nhà khoa học đặt tên thì dễ có đến hàng trăm loại chuối. quả chuối xanh, chuối chín có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon và hấp dẫn như chè, gỏi hay trong những ngày oi ả trên tay là cây kem chuối cũng đủ làm mát lạnh cả người. Những món ăn tuy đc làm từ 1 loại trái cây dễ tìm, dễ kiếm, đơn giản song đã để lại o biết bao nhiêu lần làm siêu lòng các du khách trong và ngoài nước.
Hầu như cây chuối đã cống hiến tất cả cho con người. Các bà nội trợ thường băm nhỏ thân chuối làm cám cho heo ăn hay khi đi ăn các loại bún ta sẽ cảm thấy kém phần ngon miệng nếu như ko có rau ăn kèm, lõi non của thân và bắp chuối bào mỏng. Lá chuối tươi dùng để gói bánh, gói giò và là một loại bao bì thân thuộc với môi trường ngoài ra lá chuối khô cũng dc dùng để gói những chiếc bánh gai.Ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh những sợi dây cột của các cô bán hoa đó chính là bẹ chuối, chúng dc xé nhỏ phơi khô để làm ra những sợi dây cột như thế đấy. Còn 1 phần nữa mà ta ko thể bỏ qua đó chính là phần củ chuối, củ chuối vốn chỉ dùng để nhân giống, để nảy mầm thành cây con thế nhưng những khi đói kém nó lại là lương thực cứu sống con người qua lúc ngặt nghèo, thế mới biết cây chuối đã góp phần quan trọng như thế nào đối với đời sống của người VN

Bạn tham khảo nha! chúc bn hx tốt!

24 tháng 10 2016

Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê?
Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng . Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt . Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.
Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát . Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường . Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người ! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế !
Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng “thân cây đa” cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.
Bác Hồ người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người VN chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuois cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho “cây đa bến nước sân đình” mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa VN.

.........(các bn có thể tìm 1 câu ca dao nào đưa vào đây để ns phù hợp vs bài mk viết được ko)Đúng vậy, công ơn của thầy cô giáo rất to lớn và cũng không ai có thể kể hết được. Thầy cô không chỉ dạy cho chúng ta kiến thức bổ ích mà còn dạy cho chúng ta kĩ năng sống ,đạo đức làm người và thầy cô cũng như một người bạn quan tâm chia sẽ và đồng cảm. Đối với em người mà em nhớ...
Đọc tiếp

.........(các bn có thể tìm 1 câu ca dao nào đưa vào đây để ns phù hợp vs bài mk viết được ko)

Đúng vậy, công ơn của thầy cô giáo rất to lớn và cũng không ai có thể kể hết được. Thầy cô không chỉ dạy cho chúng ta kiến thức bổ ích mà còn dạy cho chúng ta kĩ năng sống ,đạo đức làm người và thầy cô cũng như một người bạn quan tâm chia sẽ và đồng cảm. Đối với em người mà em nhớ mà cũng chính là người để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất đó chính là cô giáo chủ nhiệm lớp em từ năm lớp 6 đến bây giờ.

Các bn , cho mk hỏi mk viết mở bài về Cô thế nào có được ko?? có cần bổ sung thêm ý j hok?? hay có chình sửa j cho hay ko?? giúp mk vs nhé

mk viết văn ko hay cho lắm (mk dốt văn lm) , mong mấy bn giúp mk nha

cảm ơn mấy bn nhìu lắm ^^

6
1 tháng 9 2016

ca dao: muốn sang thì bắc cầu kiều

    muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

tục ngữ:không thầy đố mày làm nên

theo mik chon  câu tục ngữ trên thì phù hợp vs nội dung MB của bn hơn

1 tháng 9 2016

Thật sự mjk ko thjk ca dao cho lắm, nếu mjk làm một bài văn câu đầu tiên trong bài văn đó chắc chắn phải là lời một bài hát, bài hát về thầy cô thì quá nhiều rùi nhỉ ^^ còn nếu là ca dao hay bài thơ thì bài đó phải là bài mjk thjk lắm mjk ms chọn thoy.