K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 1 2019

A. Tìm hiểu đề:

– Kiểu văn bản/ Thể loại: Thuyết minh.

– Đối tượng thuyết minh: Con trâu.

– Phạm vi kiến thức: Con trâu ở làng quê Việt Nam.

– Yêu cầu chung: Vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh, một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.

B. Lập dàn ý:

I – Mở bài:

– Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.

II – Thân bài:

1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:

– Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.

– Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừnghình lưỡi liềm…

– Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…

2. Lợi ích của con trâu:

a. Trong đời sống vật chất:

– Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.

– Là tài sản quý giá của nhà nông.

– Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…

b. Trong đời sống tinh thần:

– Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu: Thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…

*Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:

“Ai bảo chăn trâu là khổ ?”

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao

– Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:

+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.

+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.

+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.

+…

III – Kết bài:

– Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.

– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

7 tháng 1 2019

I. Mở bài: Giới thiệu về con trâu Việt Nam

“Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Cất cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công...”

Con trâu gắn liền với người nông dân Việt Nam từ xa xưa, bao đời nay. Con trâu như một người bạn thân thiết với người nông dân Việt Nam. Chính vì thế mà con trâu đi vào thơ ca Việt Nam rất đỗi tự nhiên. Để biết rõ hơn về con trâu thân thiết với người nông dân như thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu con trâu Việt Nam.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc của con trâu

- Con trâu Việt Nam là thuộc trâu đầm lầy

- Con trâu Việt Nam là trâu được thuần hóa

2. Đặc điểm của con trâu Việt Nam

- Trâu là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen

- Trâu có thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…

- Trâu có sừng

- Trâu rất có ích với người nông dân Việt Nam

- Mỗi năm trâu đẻ một lứa và mỗi lứa một con

3. Lợi ích của con trâu Việt Nam

a. Trong đời sống vật chất thường ngày

- Trâu giúp người nông dân trong công việc đồng án: Cày, bừa,

- Trâu là người gián tiếp là ra hạt lúa, hạt gạo

- Trâu là một tài sản vô cùng quý giá đối với người nông dân

- Trâu có thể lấy thịt

- Da của trâu có thể làm đồ mĩ nghệ,…

b. Trong đời sống tinh thần

- Trâu là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam

- Trâu là tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp của tuổi thơ: Chăn trâu thổi sáo, cưỡi lưng trâu,…

- Trâu có trong các lễ hội ở Việt Nam:

+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.

+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.

+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.

+…

4. Tương lai của trâu

Những tác động khiến trâu mất đi giá trị của mình:

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Máy móc kĩ thuật hiện đại: Máy bừa, máy cày,….

- Phát triển đô thị, quy hoạch hóa, xây dựng khu đô thị,….

III. Kết bài:

- Khẳng định vai trò của con trâu ở làng quê Việt Nam

- Nêu cảm nhận với ý nghĩ của mình về con trâu ở làng quê Việt Nam

Biết bao thế kỉ con người trôi qua, trâu luôn gắn với cuộc sống đồng ruộng Việt Nam, là người bạn thân biết của nông dân Việt Nam. Trâu là một thành phần quan trọng để Việt Nam trở thành một nước có nền văn minh lúa nước lâu đời. khi nhắc đến cảnh làng quê Việt Nam, bên cạnh cảnh đồng lúa, lũy tre luôn có sự hiện diện của con trâu. Chúng ta bảo vệ và chăm sóc trâu là đang bảo vệ nền văn minh lúa nước của nước ta.

18 tháng 11 2021
I. Dàn Ý Cảm Nghĩ Của Em Về Tình Bạn, Mẫu Số 1:1. Mở bài

- Cuộc đời ai cũng có bạn, tình bạn rất quý giá

- Tình bạn là mối quan hệ chân chính, tri kỷ có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.

2. Thân bài

- Nguồn gốc của tình bạn là sự đồng điệu tâm hồn, chung sở thích, không nên nhầm tưởng với việc lấy bí mật, chuyện xấu của người khác ra làm thân.

- Tình bạn phải xuất phát từ sự chân thành, thật tâm, không hai lòng, có thế bạn mới dám mở lòng chia sẻ.

- Bạn thân là những người sẵn sàng bên ta lúc ta khó khăn tựa như những người thân ruột thịt. Ở bên những người bạn, ta sẵn sàng chia sẻ nỗi lòng, bởi sự dễ cảm thông và thấu hiểu của bạn.

- Bạn chính là người thầy của chúng ta

- Phải đặt niềm tin hàng đầu trong mối quan hệ bạn bè, không nên nghi kỵ, ích kỷ tính toán với bạn.

- Không được dung túng, bao che khi bạn làm việc xấu, phải biết lựa lời khuyên ngăn.

- Tình bạn vì mục đích trong sáng cùng nhau tiến bộ, chứ không phải là lợi dụng lẫn nhau hay vụ lợi về mình.

- Phải biết giúp đỡ san sẻ khi bạn gặp khó khăn, biết khích lệ, cổ vũ bạn khi bạn thành công

3. Kết bài

- Tình bạn là thứ tình cảm tuyệt vời

- Mỗi người nên có cho mình một người bạn thân, một người bạn tri kỷ

                                    Chúc bạn làm bài tốt

4 tháng 9 2018

lỗi nha , mk mới có lớp bảy thôi

7 tháng 9 2021

Đây là câu hỏi liên quan đến bài "Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh " mong mọi người giúp ạ.

 

4 tháng 9 2019

1- Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.

2 - Thân bài:

- Hình dáng chiếc nón: Hình chóp

- Các nguyên liệu làm nón:

+ Mo nang làm cốt nón

+ Lá cọ để lợp nón

+ Nứa rừng làm vòng nón

+ Dây cước, sợi guột để khâu nón

+ Ni lông, sợi len, tranh ảnh trang trí.

- Quy trình làm nón:

+ Phơi lá nón rồi trải trên mặt đất cho mềm, sau đó là phẳng

+ Làm 16 vòng nón bằng cật nứa, chuốt tròn đều

+ Khâu nón: Đặt lá lên khuôn, dùng sợi cước khâu theo 16 vòng để hoàn thành sản phẩm. Khâu xong phải hơ nón bằng hơi diêm sinh.

- Các nơi làm nón ở Việt Nam: Huế, Quảng Bình. Nổi tiếng là nón làng Chuông - Hà Tây

- Tác dụng: Che nắng, che mưa làm duyên cho các thiếu nữ. Có thể dùng để múa, làm quà tặng. Chiếc nón là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam

3 - Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam

4 tháng 9 2019

I. Mở bài

Giới thiệu vài nét về chiếc nón lá Việt Nam.

II. Thân bài

1. Cấu tạo

– Các cấu tạo chung như hình dáng, màu sắc , vật liệu làm nón lá,…

– Làm (chằm) nón:

+ Sườn nón sẽ được làm bằng các nan tre. Các nan tre sẽ được uốn thành vòng tròn. Đường kính vòng tròn lớn nhất khoảng 40 – 50 cm. Các vòng tròn sẽ nhỏ dần, từ ngoài vào trong đến trung tâm chiếc nón.

+ Chằm nón: đặt lá lên sườn nón rồi dùng dây cước và kim khâu để chằm nón tạo thành hình chóp.

+ Xử lý lá: lá cắt về phơi khô,  xén tỉa theo kích thước phù hợp.

+ Trang trí: sau cùng là công đoạn trang trí, người làm sẽ quét một lớp dầu bóng để chống nắng, mưa cũng như làm đẹp.

– Các địa điểm làm nón lá nổi tiếng: các địa điểm làm nón lá nổi tiếng tại nước ta : Huế, Quảng Bình, Hà Tây (làng Chuông),…

2. Công dụng

Chiếc nón lá có ý nghĩa giá trị vật chất và giá trị tinh thần đối với con người.

a. Trong cuộc sống nông thôn

– Người ta dùng nón khi nào?  công dụng gì ?

– Những hình ảnh đẹp gắn liền với chiếc nón lá.

– Sự gắn bó giữa chiếc nón lá và người dân ngày xưa:

+ Trong câu thơ, ca dao: nêu các ví dụ

+ Câu hát giao duyên : nêu các ví dụ

b. Trong cuộc sống hiện đại

– Trong sinh hoạt hàng ngày.

– Trong các lĩnh vực khác.

+ Nghệ thuật: Chiếc nón lá đã đi vào thơ ca nhạc hoạ.

+ Du lịch: hình ảnh nón lá đóng góp gì trong du lịch ?

c. Bảo quản

Chiếc nón lá phủ lên 2 mặt 1 lớp nhựa thông pha với dầu hỏa. Cóp nón  khâu thêm 1 mảnh vải nhỏ để bảo vệ khỏi va quệt trầy xước khi sử dụng.

III. Kết bài

Đưa ra nhận định về vai trò, cũng như cảm nghĩ về chiếc nón lá trong đời sống con người Việt Nam.

12 tháng 9 2021

Tham khảo:

1. Mở bài

- Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi đối với học tập, công việc. 

2. Thân bài

a. Nguồn gốc, xuất xứ:

- Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930, quyết định và nghiên cứu ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế.

b. Cấu tạo:

- Bút bi trong bài thuyết minh chiếc bút bi có 2 bộ phận chính:

- Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.

- Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.

- Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.

c. Phân loại 

- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.

- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng(có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)

- Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.

d. Bảo quản

- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.

- Bảo quản: Cẩn thận.

e. Ưu điểm, khuyết điểm:

- Ưu điểm:

+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.

+ Giá thành rẻ,phù hợp với học sinh.

- Khuyết điểm:

+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.

- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.

f. Ý nghĩa của cây bút bi:

- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.

- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người

- Dùng để viết, để vẽ.

3. Kết bài

Kết luận, nêu cảm nghĩ và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.