K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 10 2018

bên trái là thần chập cheng

ở giữa là thần nói dối

bên phải là thần nói thật

Nếu bên trái là thần nói Thật thì ông sẽ luôn nói đúng nên không trả lời bên cạnh ông là thần nói Thật. Nếu ông ngồi giữa là thần nói Thật thì ông sẽ trả lời là: - Ta là thần nói Thật. Vì cả 2 khả năng trên đều không xảy ra nên bên phải là thần nói Thật. Vì ông này luôn nói thật nên ở giữa là thần nói Dối. Từ đó suy ra bên trái là thần Chập cheng.

25 tháng 5 2018

Cho tui xem đầu được ko ông lão hỏi

25 tháng 5 2018

sai rồi bạn,ổng cần lên thiên đàng chứ đâu có cần biết đầu đâu+ổng chỉ dc hỏi có 1 câu mừ

PHẢN II: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3,5 điểm): Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới Điều gì phải thì cổ làm cho kì được, đã là một việc phải nhỏ. Điều gỉ trải, thì hết siêu tránh, dù là một điều trái nhỏ Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đùng đẳn. Phải yêu và trọng lao động. Phải...
Đọc tiếp
PHẢN II: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3,5 điểm): Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới Điều gì phải thì cổ làm cho kì được, đã là một việc phải nhỏ. Điều gỉ trải, thì hết siêu tránh, dù là một điều trái nhỏ Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đùng đẳn. Phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn kỷ luật. Phật bảo vệ của công. Phải quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải chú ý đến tình hình thế giới, vì ta là một bộ phận quan trọng của thế giới, mọi việc trong thế giới đều có quan hệ với nước ta, việc gì trong nước ta cũng quan hệ với thế giới. Thanh niên cần phải có tinh thần gan dạ và sáng tạo, cần phải có chỉ khí hãng hải và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn gian khổ để tiến mãi không ngừng. Cần phải trung thành, thật thà, chính trực (Trích Một số lời dạy và mẫu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh - NXB Chính trị Quốc gia) Câu 1 (0,5 điểm): Đối tượng hưởng đến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích là ai? Câu 2 (0,5 điểm): Người gửi gắm lời dạy nào thông qua đoạn trích? Câu 3 (0,75 điểm): Nếp sống đạo đức nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao? Câu 4 (1,75 điểm) Em hiểu nội dung lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh được nêu trong đoạn trích ở phần đọc - hiểu văn bản: -Điều gì phải thì cố làm cho kì được, đủ là một việc phải nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức trảnh, đủ là một điều trái nhỏ.” như thế nào? Lời dạy đỗ có ý nghĩa gì với thế hệ trẻ? (hãy trả lời bằng một đoạn văn diễn dịch tử (10-15 câu)?
0
THẦN TRỤ TRỜIThuở ấy, chưa có thế gian, cũng như chưa sinh ra muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo. Bỗng nhiên, một vị thần khổng lồ xuất hiện, chân thần cao không thể tả xiết. Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác.Thần ở trong đám mờ mọt hỗn độn kia không biết từ bao lâu. Bỗng có một lúc, thần...
Đọc tiếp

THẦN TRỤ TRỜI

Thuở ấy, chưa có thế gian, cũng như chưa sinh ra muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo. Bỗng nhiên, một vị thần khổng lồ xuất hiện, chân thần cao không thể tả xiết. Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác.

Thần ở trong đám mờ mọt hỗn độn kia không biết từ bao lâu. Bỗng có một lúc, thần đứng dậy ngẩng đầu đội trời lên, rồi tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời. Hễ cột được thần đắp cao lên chừng nào, thì trời dường như một tấm màn rộng mênh mông được nâng dần lên chừng ấy.

Lủi thủi một mình, thần hì hục vừa đào vừa đắp: chẳng bao lâu, cột đá cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù mịt.

Từ đó, trời đất mới phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.

Khi trời đã cao và đã khô cứng, không hiểu tại sao thần lại phá tan cột, lấy đá và đất ném tung đi khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi, biến thành một hòn núi hay một hòn đảo, đất tung tóe ra mọi nơi thành gò, thành đống, thành những dãy đồi cao. Vì thế mặt đất ngày nay không bằng phẳng, mà có chỗ lồi chỗ lõm. Chỗ thần đào đất, đào đá mà đắp cột ngày nay thành biển rộng.

Cột trụ trời bây giờ không còn nữa. Sau này, người trần gian thường nói rằng vết tích cột đó ở núi Thạch Môn) vùng Hải Dương. Người ta cũng gọi là cột chống trời (Kinh thiên trụ). Vị thần Trụ Trời đó sau này người ta cũng gọi là Trời hay Ngọc Hoàng, bao trùm tất cả, trông coi mọi việc trên trời, dưới đất.

Sau khi thần Trụ Trời chia ra trời đất thì có một số thần khác, nối tiếp công việc còn dở dang, để xây dựng nên thế gian. Các vị thần đó rất nhiều, như thần Sao, thần Sông, thần Biển,…

Vì vậy, dân gian có câu truyền đến ngày nay:

Ông đếm cát
Ông tát bể (biển)
Ông kể sao
Ông đào sông
Ông trồng câu
Ông xây rú (núi)
Ông trụ trời…

(Theo Bùi Văn Nguyên, Đỗ Bình Trị, Tư liệu tham khảo Văn học Việt Nam, tập I:

Vãn học dân gian, phần I, NXB Giáo dục, 1976, tr.41 — 42)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định thể loại của văn bản.

Câu 2: Nhân vật thần Trụ Trời có những đặc điểm gì đáng chú ý?

Câu 3: Vũ trụ sơ khai được hình dung như thế nào trong truyện Thần trụ trời?

Câu 4:Chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật phóng đại trong truyện .

0

Sau đây là gợi ý của mình. 

- Ý nghĩa câu truyện trên chính là: chúng ta cần phải biết trân trọng sự sống. Sự sống có hạn nên chính là điều vô giá nhất. 

- Bàn luận xoay quanh ý nghĩa trên: 

+ Trữ lượng cuộc đời là hữu hạn, chúng ta chỉ sống một lần trên đời nên cần phải sống sao cho đáng để một ngày rời khỏi "xóm trọ trần gian", ta sẽ không phải mang theo chút tiếc nuối nào. 

+ Bất hạnh tồn tại song hành với hạnh phúc, chính nó là điều làm chúng ta nản chí và nghĩ tới cái chết nhiều hơn => đòi hỏi chúng ta phải vượt qua. Còn sống là còn có cơ hội đứng lên sau vấp ngã, xây dựng cơ đồ từ vết xe đổ thất bại. 

+ Bên cạnh đó chúng ta cần đặt niềm tin vào sự sống của mình. Không có bầu trời lúc nào cũng màu xám chỉ có nỗi buồn làm ta bỏ lỡ những ngày xanh => giữ cho mình sự lạc quan để trân trọng cuộc sống này nhiều hơn.

 

15 tháng 10 2016

a)Lời đánh giá trên của vua Quang Trung.Hồi thứ mười bốn là đoạn trích dài, kể lại diễn biến của nhiều tình tiết, sự kiện. Để hiếu rõ đoạn trích này, chúng ta phải tìm hiểu đôi nét về nội dung của hồi mười hai và mười ba. Khi Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc lần thứ hai đề bắt viên quan phản bội Vũ Văn Nhậm thì vua Lê Chiêu Thông sợ hãi bỏ kinh thành Thăng Long chạy lên vùng biên ải phía Bắc, chiêu mộ nghĩa binh Gần vương đế chống lại. Nhưng nhóm nghĩa binh ít ỏi ấy không đủ sức đối địch với quân Tây Sơn. Lê Chiêu Thống bèn cử hai viên quan hầu cận là Lê Duy Đản và Trần Danh Án bí mật trốn sang Trung Quốc, gặp viên Tổng đốc Lưỡng Quảng là Tôn Sĩ Nghị để cầu viện. Tôn Sĩ  Nghị muốn nhân cơ hội này cướp nước ta liền tâu lên vua Mãn Thanh,xin đưa quân sang đánh. Được lệnh, Tôn Sĩ Nghị kéo đại quân sang với danh nghĩa phù Lê, diệt Tây Sơn. Trước thế giặc mạnh, quân Tây Sơn rút lui về cố thủ ở Tam Diệp. Quân giặc kéo thẳng tới Thăng Long, không gặp sức kháng cự nào liền sinh ra kiêu căng, tự mãn. Lê Chiêu Thống cùng theo về, nhận sắc phong bù nhìn An Nam Quốc Vương.

c)

Chỉ huy 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta là bọn Sĩ Nghị. Sau khi chiếm được Thăng Long "không mất một mũi tên, như vào chỗ không người" hắn vô cùng kiêu căng buông tuồng". Bọn tướng tá chỉ biết "chơi bời tiệc tùng, không hề để ý gì đến việc quân". Chúng huênh hoang tuyên bố là đầu xuân sẽ kéo quân thẳng đến sào huyệt của Tây Sơn để "bắt sống, không một tên nào lọt lưới".
Thế nhưng, trước sức tiến công như vũ bão của Nguyễn Huệ, bao đồn giặc bị đánh tơi bời. Đồn Hà Hồi phải đầu hàng. Đồn Ngọc Hồi bị dập nát. Sầm Nghi Đống phải tự tử. Hàng vạn tên giặc phải bỏ mạng ở đầm Mực. Tôn Sĩ Nghị "sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp... nhằm hướng Bắc mà chạy". Quân tướng hoảng hồn, tan tác bỏ chạy". Chúng tranh nhau chạy xô đẩy nhau rơi xuống sông. Cầu phao đứt, hàng vạn tên giặc bị rơi xuống nước mà chết, đến nổi nước sông Nhị Hà bị tắc nghẽn. Bọn sống sót chạy tháo thân về nước!
Bọn Việt gian bán nước cầu vinh như Lê Chiêu Thống. Lệ Quýnh. Trịnh Hiến trên đường tháo chạy trở thành lũ ăn cướp. Chúng bạt vía kinh hồn chạy đến Nghi Tàm, ,thình lình gặp được chiếc thuyền đánh cá vội cướp lấy rồi chèo sang bờ Bắc".
Tại cửa ải, Lê Chiêu Thống và bọn cận thần "than thở, oán giận, chảy nước mắt" trông thật bi đát, nhạc nhã. Còn Tôn Sĩ Nghị "cũng tay làm xấu họ". Chết nhưng nết 
không chừa! Lệ Chiêu Thống hứa "lại xin sang hầu tướng quân", nghĩa là tiếp tục rước voi về giày mả tổ! Còn Tôn Sĩ Nghị vẫn khoác lác: "Nguyễn Quang Trung chưa diệt, việc này còn chưa thôi!".
Có thể nói, hình ảnh lũ xâm lược và bọn bán nước được miêu tả bằng nhiều chi tiết châm biếm, thể hiện một thái độ khinh bỉ sâu sắc.
Đọc "Hồi thứ mười bốn" “Hoàng Lê nhất thống chí". ta càng thấu rõ tim đen quân xâm lược phương Bắc và âm mưu của THiên triều, và bộ mặt dơ bẩn của bọn Việt gian bán nước. Ta càng thêm tự hào về truyền thống yêu nước, anh hùng của dân tộc ta, vô cùng kính phục và biết ơn Nguyễn Huệ, nhà quân sự thiên tài của Đại Việt.
Bằng nghệ thuật kể chuyện, bút pháp miêu tả nhân vật lịch sử (Nguyễn Huệ, Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị) rất chân thực và sinh động tác giả Ngô gia văn phái tạo nên những trang văn hào hùng tuyệt đẹp vừa giàu giá trị văn chương, vừa mang tính lịch sử sâu sắc.
IV. Cảm nghĩ về người anh hùng Nguyễn Huệ qua hồi thứ mười bốn
Hoàng Lê nhất thống chí
Nguyễn Huệ - người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh lan ba mươi vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã. Có thể nói hồi thứ mười bốn trong tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí" của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy dù chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy.
Chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ, trước hết được miêu tả gián tiếp qua lời người con gái hầu hạ trong cung vua, tâu với bà Hoàng Thái hậu. Mặc dù vẫn xem Nguyễn Huệ là “giặc", gọi Nguyễn Huệ bằng "hắn" nhưng người cung nhân ấy cũng không giấu được sự thán phục của mình trước tài năng xuất chúng của Nguyễn Huệ. Đây là một đoạn trong lời tâu của cung nhân: "... Nguyễn Huệ lù một tay anh hùng lão luyện dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam (in hiện như quỷ thần không ai có thể lường hết, hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn.... Trong khi nói những lời ấy, chắc người cung nhân đã chọn lời lẽ vừa phải, thích hợp chưa dám bộc lộ hết ý nghĩ của mình về Nguyễn Huệ, nhưng một người vốn xem Nguyễn Huệ là "giặc" thán phục đến như thế đủ biết Nguyễn Huệ tài năng đến mức nào.

Ngay những người thuộc nhóm Ngô Gia văn phái vốn theo "chính thống" phần nào bị quan điểm “chính thống" chi phối, trước thiên tài của Nguyễn Huệ vẫn phải ca ngợi Nguyễn Huệ một cách trung thực, khách quan. Qua việc miêu tả trực tiếp cuộc hành quân thần tốc, tác giả đã cho mọi người thấy tài năng quân sự xuất chúng của người anh hùng áo vải Tây Sơn.
Được tin quân Thanh kéo vào Thăng Long, Nguyễn Huệ giận lắm, định cầm quân đi ngay. Nhưng Nguyền Huệ đã biết nghe theo lời khuyên của mọi người, cho dắp dàn ở núi Bàn tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi, lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung. Lỗ xong mới hạ lệnh xuất quân. Điều này chứng tỏ mặc dù tài năng hơn người nhưng Nguyễn Huệ rất biết láng Iighc và tôn trọng ý kiến người khác. Riêng phẩm chất ấy của ông cũng đáng để chúng ta kính nể, học tập. Việc Nguyen Huệ tự mình đốc xuất đại binh tiến ra Thăng Long vào đúng thời điểm Tết Nguyên đán cũng chứng tỏ phần nào tài năng quân sự của ông. Bởi vì đó là thời điểm kẻ thù ít đề phòng nhất, dễ lơ là cảnh giác nhất. Nguyễn Huệ rất hiểu sức mạnh tinh thần, ông không chỉ có tài cầm quân mà còn có tài hùng biện. Trong lời dụ của mình, ông đã khích lệ được lòng yêu nước, căm thù giặc, truyền thống chống ngoại xâm cho tướng sĩ: ”... Quân Thanh sang xâm lược nước ta hiện ở Thăng Long các ngươi đã biết chưa?... Người phương Bắc không phải giống nòi nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân ta, vơ vét của cải người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Dại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các Nqài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân đều chỉ đánh một trận là thắng được chúng và đuổi được chúng về phương Bắc...”. Lời dụ của Quang Trung có sức thuyết phục không kém "Hịch tướng sĩ' của Trần Quốc Tuấn. Một điều mà các tác giả "Hoàng Lẽ nhất thống chí hết sức khâm phục Nguyễn Huệ là tài dùng người. Tiêu biểu là việc cài Ngô Thời Nhậm ở lại làm việc với các tướng Sở và Lân. Sự việc diễn ra đúng như dự đoán của Nguyễn Huệ. Ngô Thời Nhậm đã phát huy vai trò của mình “Biết nín nhịn để tránh mũi nhọn", “bên trong thì kích thích lòng dân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng”... Nguyễn Huệ còn dự đoán chính xác những sự việc sắp xảy ra. Ông là một người đầy tự tin: "Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn, chẳng qua mười ngày có thể đuổi được người Thanh Nhưng ông cũng luôn luôn đề phòng hậu họa: "Quân Thanh thua trận ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế việc binh đao không bao dứt". Và ông đã dự định chọn người "khéo lời lẽ" đổ "dẹp việc binh đao" đó cũng là Ngô Thời Nhậm. Qua cách nghĩ của vua Quang Trung, ta thấy ông không chỉ nhìn xa trông rộng mà còn hết lòng vì dân. Ông không muốn dân phải luôn luôn chịu cảnh binh đao đầu rơi máu chảy. Trong khi tiến quân, ông cũng chọn cách tránh cho quân sĩ đỡ phải tổn thất: "Vua truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín. Quân Thanh nổ súng bắn ra chẳng trúng người nào cả Đó là cái giỏi, cũng là cái tâm của người cầm quân.

Đoạn thuật lại việc Quang Trung đại phá quân Thanh trong hồi mười bốn "Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái hết sức sinh động. Qua đó, người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải. Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài "xuất quỷ. nhập thần" mà còn là một vị tướng giàu lòng yêu nước thương dân, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được mọi người kính phục, yêu mến.

 

có một phụ nữ vừa mất con trai, bà tìm đến một nhà hiền triết và nói: “có lời cầu nguyện nào mà ông biết có thể đem con trai tôi sống lại?” nhà hiền triết bảo: “hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ”. người phụ nữ ngay lập tức lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. đầu tiên bà đến gõ cửa...
Đọc tiếp

có một phụ nữ vừa mất con trai, bà tìm đến một nhà hiền triết và nói: “có lời cầu nguyện nào mà ông biết có thể đem con trai tôi sống lại?” nhà hiền triết bảo: “hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ”. người phụ nữ ngay lập tức lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. đầu tiên bà đến gõ cửa một ngôi nhà lớn sang trọng và hỏi: “tôi đang tìm hạt giống cây mù tạt từ gia đình chưa bao giờ biết đến đau khổ, có phải nơi này không?” họ trả lời bà đã đến nhầm chỗ và bắt đầu kể những tai họa đã xảy đến với gia đình họ. bà ngồi lại an ủi họ rối tiếp tục lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. nhưng bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù ở những ngôi nhà tồi tàn hay sang trọng, bà đều được nghe những chuyện đau buồn này đến chuyện bất hạnh khác. bà trở nên quan tâm và rất muốn chia sẻ nỗi buồn của người khác đến nỗi bà đã quên đi nỗi buồn của chính bà và quên câu hỏi về hạt giống cây mù tạt thần kỳ mà bà tìm kiếm. thế đó, cách quên đi nỗi buồn của chính mình tốt nhất là hãy chia sẻ với những người khác, bạn sẽ thấy được sự cảm thông và nỗi buồn của chính mình cũng được tan biến đi. hãy quên đi nỗi buồn, bạn nhé!  4. thông điệp nào của văn bản trên để lại cho anh ( chị) nhiều suy nghĩ nhất ?(1,0 điểm)

0
Đọc phần trích sau rồi trả lời câu hỏi: “Có người hỏi: - Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà? - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy! Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm.chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: - Hà, nắng gớm, về nào… Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên cứ vẫn dõi theo. Ông nghe rõ...
Đọc tiếp

Đọc phần trích sau rồi trả lời câu hỏi: 

“Có người hỏi: 

- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà? 

- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy! 

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm.chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: 

- Hà, nắng gớm, về nào… 

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên cứ vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú: 

- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát! 

 Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi.Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. 

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. 

Nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…” 

                                            (Trích Làng – Kim Lân) 

Câu 1: Xác định nội dung của phần trích trên? 

Câu 2: Tâm trạng đau đớn, tủi hổ của ông Hai được biểu hiện qua những chi tiết nào trong phần trích. 

Câu 3: Xác định ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm có trong đoạn trích trên? Các hình thức ngôn ngữ ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai? 

 

1
26 tháng 2 2021

Câu 1:

Đoạn trích miêu tả tâm trạng chua xót, tủi thân của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc từ người tản cư đến 

Câu 2:

Các chi tiết:

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường

Nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra

Câu 3:

Độc thoại:

- Hà, nắng gớm, về nào… 

Độc thoại nội tâm:

''Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…” 

Tác dụng:

Nhà văn đã sử dụng hình thức đốc thoại và độc thoại nội tâm để diễn tả một cách chi tiết tâm trạng của ông Hai, 2 chi tiết này đã  bộc lộ những diễn biến tâm lí, trạng thái tình cảm, qua đó tính cách nhân vật ông Hai được khắc hoạ rõ nét, có chiều sâu.

đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:"sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại ,cx cs thế nói nó là cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại .Nếu phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ ,thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát  về đến mấy trăm năm ,thậm chí là mấy nghìn năm trước .Lúc đó dù cs tiến lên  cx chỉ là đi dật lùi làm kẻ lạc...
Đọc tiếp

đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

"sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại ,cx cs thế nói nó là cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại .Nếu phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ ,thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát  về đến mấy trăm năm ,thậm chí là mấy nghìn năm trước .Lúc đó dù cs tiến lên  cx chỉ là đi dật lùi làm kẻ lạc hậu.

Đọc sách là muốn trả món nợ  đối vs thành quả nhân loại trong quá khứ là ôn lại kinh nghiệm tư tưởng của nhân loại tích luỹ mấy nghìn năm trong mấy trục năm ngắn ngủi , là 1 mk hưởng thụ các kiến thức , lời dạy mà biết bao ng trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm ms thu nhận đc cuộc trường trinh vạn dặm trên con đường hc vấnnhằm phát hiện thế giới mới."

-nêu nội dung chính của đoạn văn

3
6 tháng 7 2021

viết hẳn đoạn văn ra em ơi, đọc đoạn văn thì đoạn văn nào, đoạn văn ở đâu? lần sau viết đề không rõ ràng thì chị xóa câu hỏi đấy

6 tháng 7 2021

theo mình nội dung chính của đoạn văn là :

+ thể hiện , chứng minh sách là cội nguồi của trí thức , là thứ giúp con người khai sáng ra 1 thế giới , thời kì mới

+ và cx muộn đoạn văn sau để khuyến khích mn chăm đọc sách để nâng cao tri thức hơn