K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2018

   làm cho rõ mặt phi thường

bây giờ ta sẽ rước nàng phi da

11 tháng 10 2018

Bài làm

“Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
Thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Điểm xuyết, chấm phá trên nền xanh bất tận ấy là sắc tinh khôi, thanh khiết của hoa lê nở lác đác khoe sắc, khoe hương. Lấy cảm hứng từ hai câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích – Lê chi sổ điểm hoa”, Nguyễn Du chỉ thêm một chữ “trắng” cho cành lê mà bức tranh mùa xuân đã khác. Không gian như khoáng đạt,trong trẻo và nhẹ nhàng hơn, cảnh đẹp mà có hồn, chứ không tĩnh tại, chết đứng. Bằng nghệ thuật đảo ngữ “trắng điểm”, thi nhân đã tạo nên một điểm nhấn cho bức tranh, tô đậm sắc trắng của hoa lê nổi bật trên nền xanh non của cỏ. Màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống ; khoáng đạt, trong trẻo ; nhẹ nhàng, thanh khiết . Nguyễn Du quả là bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ. Chỉ với hai câu thơ, bằng một vài nét chấm phá, mà thi nhân đã phác họa nên một bức tranh thiên nhiên tươi sáng, diễm lệ và hấp dẫn lòng người. Ẩn sau những vần thơ là cả một tâm hồn nhạy cảm của tác giả trước vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên, là niềm say mê yêu đời, yêu cuộc sống đến tha thiết!

29 tháng 10 2021

rong văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” tác giả Nguyễn Ngọc Thuần đã xây dựng hình ảnh nhân vật một cậu bé mười tuổi, sống ở nông thôn, và không hề có bất kỳ dấu chân nào của người khổng lồ internet ghé ngang. Điều hấp dẫn rất riêng của truyện là những câu thoại ngô nghê trong sáng, lại rất dí dỏm và ấm áp. Cậu có một gia đình tuyệt vời, nơi ấy, bố đã dạy cậu điều tuyệt vời nhất, bố dẫn cậu ra vườn bảo cậu nhắm mắt, rồi hướng dẫn cậu chạm vào từng bông hoa và đoán tên, lúc đầu cậu toàn đoán sai, bố nói không sao cả, dần dần con sẽ đoán đúng, mà thật vậy, từng ngày rồi từng ngày, cậu đã đoán đúng tên từng bông hoa trong vườn, rồi bố lại bày cậu tập đoán khoảng cách đến bông hoa, cậu thích chí mỗi khi đoán đúng, cậu đoán chính xác khoảng cách đến nỗi chú Hùng hàng xóm phải thốt lên “Thật không thể tin nổi, cháu có con mắt thần”. Cậu bé tự kể lại câu chuyện của mình một cách nhẹ nhàng nhưng đầy những cảm xúc hân hoan, hồ hởi khi trải nghiệm cùng bố qua những trò chơi nhỏ trong vườn. Nếu bố là một người tuyệt vời khi dạy con những bài học quý giá thì cậu bé là một đứa trẻ ngoan khi biết lắng nghe, lĩnh hội những điều hay mà bố cậu truyền dạy. Từ bài học của bố, cậu biết yêu những bông hoa, hiểu rằng món quà nào cũng đẹp và mỗi chúng ta phải biết ơn người trao tặng. Có ai đó đã từng nói rằng “người biết yêu thương cỏ cây, động vật là người mang trong mình hạt mầm của lòng nhân ái”. Đúng như vậy, với những bài học quý giá của bố, rồi đây cậu bé sẽ trở thành người tốt và có nếp sống đẹp. Qua hình ảnh nhân vật “tôi”, tác giả đã gửi gắm đến chúng ta bài học về sự biết ơn và yêu thương trong cuộc sống. Tình yêu thương sẽ khiến cho chúng ta hạnh phúc hơn mỗi ngày.

Mẹ từng kể cho tôi nghe rất nhiều câu chuyện cổ tích hay, tuổi thơ tôi lớn lên trong lời ru của mẹ và những câu chuyện ngày xửa ngày xưa, tôi nhớ mãi một câu chuyện về tình mẫu tử cảm động ấy là câu chuyện Sự tích hoa cúc.

Ngày xửa ngày xưa có gia đình nghèo khó, chỉ có hai mẹ con nương tựa lẫn nhau, người mẹ quanh năm làm lụng chăm chỉ, vất vả để nuôi đứa con nhỏ, còn đứa con thì vô cùng ngoan ngoãn và hiếu thảo. Thế nhưng thật không may cuộc sống đầm ấm và hạnh phúc ấy bỗng sụp đổ khi người mẹ bị bệnh nặng, dù đứa con rất thương mẹ, em tìm hết tất cả các thầy thuốc giỏi trong vùng về chữa cho mẹ nhưng đáng tiếc là bệnh tình của bà vẫn không hề thuyên giảm.

Buồn bã, em bèn tìm đến chùa thắp hương khấn vái Phật tổ cầu mong cho mẹ em được tai qua nạn khỏi để sống đời với mình, những lời khẩn cầu tha thiết của người con đã làm cảm động cả trời xanh và Phật tổ. Vì thế ngài đã hóa thân thành một ông lão râu tóc bạc phơ, chống gậy đến trước mặt em rồi tặng cho em một bông hoa cúc vàng rực rỡ. Ông nói rằng đó là bông hoa cúc may mắn, là biểu tượng của sự sống mạnh mẽ, giản dị, bảo em đem về trồng vào chậu cây trước nhà ngày ngày chăm sóc, bông hoa có bao nhiêu cánh chính là số năm mà người mẹ sống được ở trên đời. Người con rất vui mừng, vội lạy tạ ơn ông lão, lúc em ngẩng đầu lên thì đã không thấy người đâu nữa.

Trên đường trở về nhà, em cứ ngắm nghía bông cúc mãi, rồi bỗng nhiên em trở nên buồn bã, bông cúc chỉ có năm cánh vậy tức là mẹ chỉ sống được thêm 5 năm nữa ư? Thật ngắn ngủi quá, em muốn mẹ sống thật lâu với em cơ, thương mẹ quá em liền nghĩ ra cách xé thật nhỏ từng cánh hoa, cho đến khi chẳng còn đếm được số cánh nữa. Kể từ đó người mẹ hoàn toàn khỏi bệnh và sống hạnh phúc bên người con hiếu thảo. 

Và loài hoa vàng rực rỡ, nhiều cánh ấy được gọi là hoa cúc, biểu tượng cho sự sống mạnh mẽ, kiên cường và tươi đẹp, cũng là tượng trưng cho tấm lòng hiếu thảo của con cái theo quan niệm của người Việt.

4 tháng 5 2020

trả lời :

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

*Ryeo*

10 tháng 12 2017

sử dụng từ chuẩn mực, tinh tế, giản dị và có phần hấp dẫn 
tác dụng là giúp câu văn sinh động hơn, hấp dẫn người đọc, người nghe hơn và giúp tăng thêm nét đẹp của núi trời  cảnh vật ở chốn Sa Pa yên bình, thanh tĩnh :)))) 

20 tháng 4 2022

Bầm ơi có rét không bầm, Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run, Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non Trong mỗi nhịp đập của trái tim mình, ta luôn thấy hình bóng của mẹ yêu. Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta không thể nói hết bằng lời. Qua khổ thơ trên, Tố Hữu đã viết về bầm, một cái tên vô cùng quen thuộc. Để làm rõ những ý nghĩa sâu xa của tình mẹ, Tố Hữu đã dùng các từ láy như" heo heo" , " lâm thâm". Dù cho trời rét đến đâu, dù cho sương muối có cứa nhọn vào bàn tay của bầm, bà vẫn một mình gặt mạ, một mình chịu rét chịu mưa để có thể một ngày được gặp lại đứa con của mình. 2 từ láy heo heo, lâm thâm dã được tố hữu làm rõ nét cái thời tiết khắc nghiệt của mưa phùm miền Bắc, làm rõ cái thấm khổ của người mẹ vì con mà chịu hi sinh tất cả, 2 từ láy ấy đã giúp cho bài thơ thêm có hồn, sinh động, sáng tạo và mang một ý nghĩa nhân đạo sâu sắc cho mội tấm lòng người đọc.

20 tháng 10 2018

Cách dùng từ của nhà văn Nguyễn Phan Hách là dùng phương pháp điệp từ ; điệp ngữ cụ thể là từ "thoắt cái" và ngoài ra ông còn dùng từ láy ở đầu câu. Tác dụng của chúng làm cho bài văn thêm nhấn mạnh về cảnh đẹp ở Sa Pa và làm cho bài văn thêm phong phú hơn 

20 tháng 2 2021

bạn gọi ai là em hở?mình và bạn cùng tuổi đó

14 tháng 6 2018

1) Bạn tự tìm từ ghép nhé? Đoạn văn trên chỉ có 3 từ láy là: long lanh, hây hẩy, nồng nàn.

2) Em đã từng được đến thăm SaPa, tận mắt ngắm cảnh đẹp nơi đây nhưng vẫn không khỏi thích thú khi đọc những dòng văn của nhà văn Nguyễn Phan Hách trích trong bài "Đường đi SaPa". Nờ sử dụng điệp ngữ "thoắt cái" gắn với những hình ảnh "lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu" và "trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận"rồi" gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung quý hiếm", nhà văn như đã tạo nên những thước phim quay nhanh về những cảnh mùa thu vàng rợi, mùa đông trắng long lanh, mùa xuân rực rỡ nồng nàn ở vùng đất SaPa thơ mộng. Thiên nhiên SaPa chuyển mùa, chuyển cảnh thật nhanh chóng, chỉ thoắt cái như trong chớp mắt khiến em ngỡ như vùng đất này là một thế giới thần tiên. Màu sắc của cây lá, hương vị của các loài hoa dường như đang khiến em ngây ngất... Quả là "Phong cảnh ở đây thật đẹp."!

3)Chủ ngữ: một cơn mưa tuyết

Vị ngữ: trắng long lanh

Trạng ngữ: Thoắt cái, trên những cành đào, lê, mận.

Chúc bạn học tốt!

14 tháng 6 2018

CẦN GẤP NHA ! AI NHANH , ĐÚNG 10h TRƯA MAI LÀM VÀ CÓ CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG , MK K CHO . HELP ME

1 tháng 7 2018

hay , hay,hay thật đấy !

1 tháng 7 2018

Rừng hoa mơ ở trên những dãy núi, vào mùa hoa , những bông hoa trắng như tuyết nở rộ làm cả dãy núi ươm một màu trắng xóa, tác giả tưởng tượng những bông hoa đó như đang ôm ấp lấy núi.Trên đỉnh,gió chiều khẽ gợn, những đám mây trắng nhẹ nhàng bay qua, khiến tác giả tưởng tượng rằng những đám mây đó như đang đọng lại thành những bông hoa mơ xinh xắn.Hương mơ thoang thoảng, theo gió chiều nhẹ nhàng lan tỏa cả xa lẫn gần.

(qua trời muối) T_T

19 tháng 7 2020

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mỗi chúng ta sống trong điều kiện tương đối tốt, cho nên việc xây dựng những ngôi nhà là nơi sống để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của nhiều thế hệ trong gia đình. Tác phẩm Về những ngôi nhà đang xây của tác giả Đồng Xuân Lan sẽ miêu tả cho chúng ta rõ nhất cảm xúc của những bạn nhỏ trước những ngôi nhà mới đang xây.
Trong những buổi chiều đi học về, các bạn nhỏ đã quan sát khá nhiều những ngôi nhà đang trong giai đoạn hoàn thiện, vì một ngôi nhà để xây dựng xong cần mất khá nhiều thời gian vẽ lên hình ảnh ngôi nhà đang xây đầy giàn giáo, trụ bê tông, bác thợ nề huê huê cái tay lúc ra về vì khi các bạn nhỏ tan học cũng là thời điểm những người thợ xây nghỉ tay chuyển công việc dang dở sang ngày hôm sau, mùi vôi vữa nồng hăng rất đặc trưng gồm vô số nguyên liệu xi và vữa, màu vôi gạch còn nguyên, cửa sổ chưa sơn, tường chưa trát vữa,, dưới con mắt của các bạn nhỏ những chi tiết được miêu tả lại khá đơn sơ, tác giả đã dùng thêm những biện pháp nhân hóa để làm nổi bật điều ấy qua các từ ngữ làm quang cảnh của ngôi nhà đang xây thêm sinh động “Cái lồng, nhú,tựa, thở, lớn lên”, bên cạnh đó còn chi tiết miêu tả về những cơn gió, và nắng vàng cũng được tác giả chú ý và nhân hóa nó những vạt nắng chiếu lên tường của ngôi nhà đang xây như đứng ngủ quên, còn gió thì có hình ảnh “mang hương, ủ đầy”.
Những câu thơ miêu tả ngôi nhà còn được tác giả ưu ái sử dụng biện pháp so sánh làm nổi bật và thêm gần gũi với cuộc sống “ là bức tranh, giống bài thơ sắp làm xong, trụ bê tông như mầm cây…” .Toàn bài là những ngôn từ rất dễ thương mà vô cùng chân thực. Câu chuyện về những ngôi nhà đang xây sẽ vẫn được kể mãi, chúng cho thấy được sự đổi thay của đất nước ta hàng ngày và hàng giờ khi đời sống người dân đang dần lên cao. Tùy vào những công trình sẽ có tiến độ hoàn thành dài ngắn khác nhau, nhưng đến độ nó hoàn thành thì trở nên đẹp đẽ. Những ngôi nhà tùy mục đích sử dụng được xây bởi những bàn tay người thợ lành nghề, được thiết kế cẩn thận tỉ mỉ đặt cả tâm huyết, không chỉ là về yếu tố thẩm mỹ và phải tính toán cẩn thận về độ vững chắc của công trình vì nó có ý nghĩa quan trọng phục vụ cho hoạt động sống, rồi thậm chí cả tính mạng con người nên không thể lơi là, bất cẩn.
Qua tác phẩm cho ta thấy được giọng văn đầy sự phấn khích của những bạn nhỏ trước sự hoàn thành của công trình-những ngôi nhà đang xây,và nó cũng mang nhiều ý nghĩa to lớn cho ta thấy được nhiều về sự đi lên phát triển của đất nước, nhắc nhở chúng ta là những búp măng non cần phải rèn luyện học tập hăng hái từng ngày một đều đặn như những bác công nhân cần mẫn nhằm hoàn thành những ngôi nhà để cùng hòa nhập vào dòng chảy trôi phát triển không ngừng của đất nước.

23 tháng 6 2021
Bài thơ đã miêu tả tả hình ảnh ngôi nhà thật sinh động. Không chỉ thế tác giả còn sử dụng những biện pháp nghệ thuật rất độc đáo: nhân hóa, so sánh, làm cho ngôi nhà trở lên vừa có cảm xúc,hành động như một con người. Câu thơ:"ngôi nhà tựa vào nền trời sẩm biếc" cho ta thấy ngôi nhà như một sinh linh khổng lồ đang tựa vào lên trời xanh biếc. Từ đó ta có thể thấy con người thiên nhiên và cảnh vật nơi đây thật thân thiết và chan hòa biết bao. Câu thơ:"thở ra mùi vôi vữa lòng hăng"đã sử dụng biện pháp nhân hóa, chỉ ngôi nhà đang được hoàn thiện. Cụm từ"tựa"và"thở"ý nghĩa chỉ ngôi nhà đang cọ quậy, giống như một chàng khổng lồ đáng yêu trên mặt đất. Đặc biệt là cách so sánh ở câu thơ thứ ba:"ngôi nhà giống như bài thơ sắp xong/là bức tranh còn nguyên màu vôi gạch"đã vội lên lên Thơ, trữ tình của bài thơ. Với cách miêu tả chân thật cùng với sự sử dụng biện pháp nghệ thuật độc đáo của tác giả, đã làm cho bài thơ trở lên hay nếu vị mà rất lỗi sinh động