K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Trong phòng thí nghiệm, người ta còn dùng cân Rôbécvan để xác định chính xác thể tích của vật rắn không thấm nước. Cách làm như sau:

- Dùng một loại bình đặc biệt có nút rỗng bằng thủy tinh có thể vặn khít vào cổ bình. Giữa nút có một ống thủy tinh nhỏ, trên có khắc một “ vạch đánh dấu” cho phép xác định một cách chính xác thể tích của nước trong bình tới vạch đánh dấu ( hình 5.4a)

- Dùng cân Rôbécvan cân 2 lần:

     + Lần thứ nhất : đặt lên đĩa cân bình chứa nước cất tới vạch đánh dấu, vật cần xác định thể tích, các quả cân có khối lượng tổng cộng làm m1, sao cho cân bằng với một vật nặng T đặt trên đĩa cân còn lại ( vật T được gọi là tải) (H.5.4b)

Giải SBT Vật Lí 6 | Giải bài tập Sách bài tập Vật Lí 6

     + Lần thứ hai: Lấy bình ra khỏi đĩa cân, mở nút, đổ bớt nước cất trong bình, thả vật cần xác định thể tích vào bình, đậy nút và cho thêm nước vào bình tới vạch đánh dấu, rồi đặt lại bình lên đĩa cân. Thay các quả cân khối lượng m1, bằng các quả cân khối lượng m2 để cân lại cân bằng ( H.5.4c). Biết 1 gam nước cất có thể bằng 1cm3. Hãy chứng minh rằng thể tích V của vật tính ra cm3 có độ lớn đúng bằng độ lớn của hiệu các khối lượng (m2 – m1) tính ra gam

Tại sao cách xác định thể tích này lại chính xác hơn cách đo thể tích vật rắn bằng bình chia độ?

0
Bài 1: Với một cái cân đồng hồ đã cũ, trên mặt đồng hồ không còn hiện rõ các chữ số và một quả cân 200g. Làm thế nào lấy được đúng 400g đường từ một bao đường lớn ?Bài 2: Một bình chia độ chứa 150cm3 nước. Thả vào bình một viên bi nhôm thì nước trong bình dâng lên tới vạch 200cm3.   a) Viên bi có thể tích bao nhiêu ?   b) Tính khối lượng và trọng lượng viên bi. Biết...
Đọc tiếp

Bài 1: Với một cái cân đồng hồ đã cũ, trên mặt đồng hồ không còn hiện rõ các chữ số và một quả cân 200g. Làm thế nào lấy được đúng 400g đường từ một bao đường lớn ?

Bài 2: Một bình chia độ chứa 150cm3 nước. Thả vào bình một viên bi nhôm thì nước trong bình dâng lên tới vạch 200cm3.

   a) Viên bi có thể tích bao nhiêu ?

   b) Tính khối lượng và trọng lượng viên bi. Biết nhôm có khối lượng riêng 2700kg/m3.

Bài 3: Một quả cầu thép có khối lượng 390g.

   a) Tính thể tích của quả cầu đó. Biết khối lượng riêng của thép là 7800kg/m3.

   b) Thả nhẹ quả cầu đó vào một bình tràn chứa đầy nước. Tính khối lượng của nước tràn ra. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3.

Bài 4: Một khối gỗ hình lập phương có khối lượng 3 kg, có thể tích 4dm3.

   a) Tính trọng lượng và khối lượng riêng của khối gỗ.

   b) Người ta khoét trên khối gỗ một lỗ tròn có thể tích 100 cm3. Tìm khối lượng của phần gỗ đã bị khoét.

Bài 5: Em có một bình chia độ có giới hạn đo 50ml, độ chia nhỏ nhất của bình là 5ml đã bị mờ từ vạch số 0 đến vạch 30ml. Làm thế nào để em đong được 15ml nước? Hãy trình bày phương án đó.

Bài 6: Một bình chia độ hình trụ tròn, tiết diện S = 10cm2, có giới hạn đo 250cm3. Người ta đếm các vạch chia trên thành bình có 25 khoảng liên tiếp bằng nhau và mỗi khoảng bằng 1cm. Hãy cho biết độ chia nhỏ nhất của bình chia độ đó.

Bài 7: Có hai thước đo chiều dài sau: Thước 1 dài 25cm có độ chia tới mm, thước 2 dài 10m có độ chia tới cm. Xác định GHĐ và ĐCNN của mỗi thước. Nên dùng thước nào để đo chiều dài sân trường, thước nào để đo độ rộng cuốn sách?

Bài 8: Treo một quả nặng vào một đầu của một sợi dây đặt theo phương thẳng đứng, quả nặng đứng yên. Có những lực nào tác dụng lên quả nặng ? Nêu rõ phương, chiều của mỗi lực ? Các lực này có phải là các lực cân bằng không ? Tại sao ?

Bài 9: Có 7 viên bi kim loại hình dạng giống hệt nhau. Trong đó có một viên bên trong rỗng nên có khối lượng nhỏ hơn các viên bi khác một ít. Với một cái cân đĩa và tối đa chỉ hai lần cân. Hãy trình bày cách để xác định được viên bi rỗng ?

0
17 tháng 6 2019

Bài 1:

Đặt m = 860g = 0,86 kg ; P=1l = 1.10-3 m3 ; d là trọng lượng riêng của dầu ăn ; P là trọng lượng của chai dầu ăn đó

Ta có : \(d=\frac{P}{V}=\frac{10.m}{1.10^{-3}}=\frac{10.0,86}{10^{-3}}=8600\left(\frac{N}{m^3}\right)\)

Bài 2:

a)Gọi md là khối lượng của dầu hỏa đổ vào bình chia độ, m1 = 125g, m2 = 325g. D là khối lượng riêng của dầu hỏa. V là thể tích của lượng dầu hỏa đổ vào.

Ta có : \(md=m2-m1=325-125=200g\)

\(\Rightarrow D=\frac{md}{V}=\frac{200}{250}=0,8\left(\frac{g}{cm^3}\right).\)

Vậy khối lượng riêng của dầu hỏa là 0,8 g/cm3 .

b) Cần biết khối lượng riêng của thủy tinh dùng làm bình chia độ đó và đã biết khối lượng của bình chia độ đó là 125g thì xác định thể tích thủy tinh dùng làm bình chia độ theo công thức V = m/D.

17 tháng 12 2019

Cái này là vật lí

18 tháng 12 2019

ukm thì vật lí giúp mình nha

VẬT LÝ 6Câu 8. Một bình tràn chứa nước tới miệng tràn là 150cm3, bỏ vào bình một vật rắn không thấm nước thì vật ấy nổi một phần và thể tích phần nước tràn từ bình tràn sang bình chứa là 25cm3. Dùng một que thật nhỏ dìm vật chìm hoàn toàn vào trong bình tràn thì thể tích nước ở bình chứa tăng thêm 5cm3.Thể tích của vật rắn là :A) V = 25cm3. B) V = 125cm3. C) V = 30cm3. D) V = 20cm3Câu 9....
Đọc tiếp

VẬT LÝ 6

Câu 8. Một bình tràn chứa nước tới miệng tràn là 150cm3, bỏ vào bình một vật rắn không thấm nước thì vật ấy nổi một phần và thể tích phần nước tràn từ bình tràn sang bình chứa là 25cm3. Dùng một que thật nhỏ dìm vật chìm hoàn toàn vào trong bình tràn thì thể tích nước ở bình chứa tăng thêm 5cm3.Thể tích của vật rắn là :
A) V = 25cm3. B) V = 125cm3. C) V = 30cm3. D) V = 20cm3
Câu 9. Để có thể tích của hòn sỏi cỡ 2cm3, bình chia độ nào sau đây là thích hợp nhất?
A) Bình có GHĐ 250ml và ĐCNN 10ml
B) Bình có GHĐ 150ml và ĐCNN 5ml
C) Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN 2ml
D) Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN 1ml
Câu 10. Đối với cân đĩa, kết luận nào sau đây là sai ?
A) ĐCNN của cân là khoảng cách gần nhất giữa hai vạch cân.
B) GHĐ của cân là giá trị lớn nhất của cân.
C) GHĐ của cân là luôn luôn lớn ĐCNN.
D) Cả A, C đều sai.
Câu 11. Các từ “ kéo, đẩy, ép, nâng ” đã được sử dụng để theo thứ tự điền vào chỗ
trống của các câu sau đây theo bốn phương án. Chọn phương án hợp lí nhất.
 Vật nặng treo vào đầu lò xo tác dụng lên lò xo một lực ............................
 Đoàn tàu hỏa tác dụng lên đường ray một lực ...........................
 Lực sĩ tác dụng lên cái tạ một lực ..............................
 Chiếc bong bóng bay lên cao được là nhờ lực ............... của không khí.
A) kéo – đẩy – ép – nâng. B) kéo – ép – đẩy – nâng.C) kéo – ép – nâng – đẩy.D) ép – kéo – nâng – đẩy

Câu 12. Hai lực cân bằng là hai lực :
A) Mạnh như nhau
B) Mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều.
C) Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều.

D) Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều và cùng đặt vào một vật.
Câu 13. Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào có xuất hiện hai lực cân bằng ?
A) Nước chảy xiết, thuyền bơi ngược dòng, thuyền gần như đứng yên một chỗ không nhích lên được.
B) Cái hộp phấn nằm yên trên bàn.

0
Câu1. Hãy nêu một ví dụ về tavs dụng lực làm biến đổi chuyển động của vật trong mỗi trường hợp sau: nhanh dần,  chậm dần? Câu 2. Cho một bình chia độ,  một hòn đá cuội (không bỏ lọt bình chia độ)  có thể tích nhỏ hơn giới hạn đo của bình chia độa. Ngoài bình chia độ đã cho ta cần phải cần ít nhất những dụng cụ gì để có thể xác định được thể tích của hòn đá?  b. Hãy...
Đọc tiếp

Câu1. Hãy nêu một ví dụ về tavs dụng lực làm biến đổi chuyển động của vật trong mỗi trường hợp sau: nhanh dần,  chậm dần? 

Câu 2. Cho một bình chia độ,  một hòn đá cuội (không bỏ lọt bình chia độ)  có thể tích nhỏ hơn giới hạn đo của bình chia độ

a. Ngoài bình chia độ đã cho ta cần phải cần ít nhất những dụng cụ gì để có thể xác định được thể tích của hòn đá?  

b. Hãy trình bày cách xác định thể tích hòn đá với những dụng cụ đã nêu? 

Câu3. Trọng lực là gì?  Đơn vị trọng lực? 

Câu 4. Để xác định thể tích của một quả bóng bàn người ta buộc một hòn sỏi cuội vào quả bóng bàn bằng một sởi chỉ nhỏ rồi bỏ chìm quả bóng và hòn sỏi cuội vào bình tràn. Hứng lấy phần nước tràn ra ngoài đổ vào bình chia độ mực nước ngang vạch 275 cm³. Sau đó,  người ta lại thả hòn sỏi ( đã tháo khỏi quả bóng) vào bình chia độ thì mực nước ở ngang vạch 245,5 cm³. Hãy cho biết thể tích của quả bóng bàn? 

0