K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
10 tháng 9 2018

a. Trong truyện, thanh gươm thần tỏa sáng 3 lần:

- Lần 1: Thanh Gươm thần phát sáng trong căn lều của nhà người lính gia nhập nghĩa quân Lam Sơn là Lê Thận. Khi Lê Lợi đến thăm Lê Thận thì lưỡi gươm phát sáng.

- Lần 2: Trong một lần rút lui, Lê Lợi thấy có ánh sáng xanh trên núi. Tiến lại gần thì đó là chuôi gươm. Tra lưỡi gươm kia vào chuôi gươm thì thấy vừa khít. Nhờ có thanh gươm thần mà nghĩa quân đánh thắng giặc Minh.

- Lần 3: Khi nước nhà độc lập, Lê Lợi trong lần du ngoạn ở hồ Tả Vọng đã gặp Rùa Vàng, Rùa Vàng nổi lên để lấy lại thanh gươm báu. Thanh gươm cùng Rùa Vàng đã lặn sâu dưới hồ nhưng người ta vẫn còn thấy ánh sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

b. Ý nghĩa:

- Lần 1: Lê Thận, người dân tìm thấy lưỡi gươm dưới nước.

- Lần 2: Lê Lợi, vị lãnh tụ nghĩa quân tìm thấy chuôi gươm ở trên núi.

=> 2 chi tiết nói về quá trình tìm thấy và sự hiệu nghiệm của gươm thần cũng giống như việc nghĩa quân Lam Sơn dành được thắng lợi là nhờ biết hợp nhất sức mạnh của toàn dân, giữa miền ngược và miền xuôi, giữa lãnh tụ và nhân dân, giữa sự đoàn kết và trí tuệ.

- Lần 3: Việc trả lại gươm thần và ánh sáng xanh lặn xuống hồ cho thấy việc gươm thần đã hoàn thành sứ mệnh của mình, đã phò trợ nghĩa quân đến ngày toàn thắng. Ánh sáng xanh lặn xuống hồ cùng Rùa Vàng cũng chứng tỏ nếu nước nhà có cơn nguy biến, nhất định thần linh sẽ lại hiển linh để giúp đỡ và dẫn dắt nhân dân chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược.

27 tháng 9 2018

Đáp án:3 lần

27 tháng 9 2018

trong bài làm gì có cái gương nào đâu

27 tháng 9 2018

Truyền thuyết Sự tích Hổ Gươm đã thể hiện niềm tự hào vô bờ về lòng yêu nước, yêu hoà bình của dân tộc Việt Nam ta. Góp phần khẳng định truyền thống quý báu đó của dân lộc là "nhân vật" gươm thần trong tác phẩm.

Gươm thần nguyên là của Đức Long Quân. Ngài đã cho nghĩa quân mượn vì muốn nghĩa quân đánh thắng giặc. Long Quân là một trong những nhân vật thần kì do nhân dân sáng tạo ra. Bằng chi tiết Long Quân cho nghĩa quân Lê Lợi mượn gươm thần, tác giả dân gian đã chứng tỏ rằng cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn hợp chính nghĩa, lòng người, được nhân dân hết lòng ủng hộ. Khi đó, gươm thần trở thành hiện thân cho sự đồng thuận của thần và người đối với sự nghiệp đánh dẹp giặc Minh của nghĩa quân Lam Sơn (trên thân gươm còn nổi lên hai chữ "Thuận Thiên").

Cách thức gươm thần đến với Lê Lợi cũng rất đặc biệt. Vị chủ tướng của nghĩa quân Lam Sơn không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận sau ba lần quăng lưới vất vả mới nhận được lưỡi gươm dưới nước. Có thể nói, chi tiết này hàm ý nhắn nhủ: kháng chiến muốn thắng lợi phải biết kiên trì, nhẫn nại. Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với lưỡi gươm nhận được ở vùng biển của Thận thì "vừa như in". Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết, thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi. Mai chữ "Thuận Thiên" (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

Đến với Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, gươm thần đã phát huy sức mạnh thần kì của mình. Từ khi có gươm thần, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía. Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước.

Đất nước đã thanh bình, Long Quân cho Rùa Vàng lên đòi lại gươm. Khi ấy Lê Lợi đang dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, lưỡi gươm đeo bên mình Lô Lợi động đậy. Rùa Vàng nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua rút gươm nâng về phía Rùa Vàng, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống nước.

Là một "nhân vật" đặc biệt trong truyền thuyết nổi tiếng của văn học nước nhà song gươm thần thực sự mang những ý nghĩa sâu sắc, thấm thía.

10 tháng 2 2019
Thanh gươm nhà Lê Lợi đâu phải là gươm thường, mà là gươm thần, là khí thiêng của đâ't tròi, sông núi, là khát vọng niềm tin, sự đoàn kết trên dưới một lòng của nhân dân khắp mọi miền đất nước kết thành. Gươm thần chỉ núi núi tan, chỉ sông sông cạn. Sức mạnh của nó là vô địch. Vì vậy mà nó tỏa ánh sáng khác thường. Lúc ở nhà Lê Thận, gươm tỏa sáng ở góc nhà tối. Cuộc khỏi nghĩa chống quân Minh không phải bắt đầu từ triều đình mà bắt đầu từ chốn thôn cùng ngõ hẻm, từ núi rừng Lam Sơn. Chính từ nhân dân, cuộc khởi nghĩa đã được nhóm lên. Thanh gươm tỏa sáng như thúc giục lên đường. Lúc Lê Lơi bị giặc đuổi trong rừng, chuôi gươm cũng tỏa ra một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Anh sáng đó củng cố niềm tin, đem đến sức mạnh cho người anh hùng trong những ngày cuộc kháng chiến còn gian nan vất vả. Thanh gươm tỏa sáng có sức tập hợp người xung quanh Lê Lợi. Lệ Thận nhận được gươm thần cho nên đã lôi kéo được rất nhiều người theo mình. Anh sáng của thanh gươm là ánh sáng của chính nghĩa. Lúc chiến đấu, gươm sáng rực biểu hiện tinh thần, khí thế sức mạnh của nghĩa quân. Gươm thần tung hoành ngang dọc, mở đường cho nghĩa quân đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc trên đất nước. Khi gươm được trả cho Rùa Vàng: ánh sáng vẩn còn le lói như ánh sáng của chính nghĩa, hào quang của thắng lợi còn lưu lại mãi muôn đời. Dân gian đã sáng tạo nên trong truyền thuyết này hình tượng “gươm thần tỏa sáng” vừa đẹp vừa dồi dào ý nghĩa để huyền thoại hóa câu chuyện người anh hùng áo vải đất Lam Sơn lảnh đạo nhân dân đánh tháng giặc Minh xâm lược. “Gươm thân tỏa sáng” trở thành biểu tượng của sức mạnh nhân dân chống ngoại xâm đã được miêu tả bằng những chi tiết hoang đường, những chữ dùng trang trọng, càng tôn thêm vẻ trang nghiêm và thiêng liêng cho câu chuyện kể, đem đến cho ngưòi đọc niềm tự hào mảnh liệt về một dân tộc anh hùng trong một thời kì rực rỡ chiến công không thể nào quên.
12 tháng 10 2016

long tu hao cua dan toc viet nam va muon con chau giu gin ve dep do

12 tháng 10 2016

Nhân nhân muốn nói người lãnh đạo phải là những người tài giỏi thì moi có thể bảo vệ và giữ gìn đất nuớc tươi đẹp 

Trọng truyện lê lợi là người lãnh đạo tài giỏi nên lòng quan môi muốn lê lợi là người lấy thanh gươm để đánh giặc nên mỗi lúc gặp lê lợi thành gươm luôn phát sáng 

30 tháng 9 2018

cứ vào trang vietjack6 nhé 

27 tháng 10 2018

Đặng Nhật Minh, k có bạn ơi !

15 tháng 12 2016

Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.

Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.


 

29 tháng 11 2021

tham khảo:

Câu hỏi của ♥✪BCS★Mây❀ ♥ - Ngữ Văn lớp 6 - Học trực tuyến OLM

29 tháng 11 2021

Tham khảo

Vẻ đẹp tỏa sáng được miêu tả qua hình ảnh gươm thần chính là sự tụ hội của chuôi gươm và lưỡi gươm. Chuôi gươm được tìm thấy trên núi, do Lê Lợi tìm thấy. Còn lưỡi gươm được Lê Thận - một người nông dân kéo lưới được mà sau này đã trao gươm báu và đầu quân cho nghĩa quân. Lưỡi gươm và chuôi gươm khi xuất hiện đều có ánh sáng xanh hào quang xuất hiện như một chi tiết kì ảo báo hiệu sự xuất hiện của gươm báu. Và ý nghĩa của những vẻ đẹp tỏa sáng này chính là việc hợp nhất giữa ánh sáng xanh trên núi và dưới nước, giữa nhân dân và người lãnh đạo. Nhờ sự hợp nhất này mà đã tạo nên sức mạnh đoàn kết đánh tan quân Minh xâm lược. Đó chính là ý nghĩa của vẻ đẹp tỏa sáng thông qua hình ảnh gươm thần.

4 tháng 12 2020

Thận về sau gia nhập quân đoàn khởi nghĩa Lam-sơn. Chàng đã mấy lần vào sinh ra tử ở nơi trận mạc để diệt lũ cướp nước. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong gian nhà tối om, thanh sắt hôm đó chợt sáng quắc lên ở một xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi đến gần cầm lấy xem và nhận ra chữ "Thuận Thiên" khắc sâu vào lưỡi. Song tất cả mọi người đều không biết đó là báu vật.

Một hôm bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy ánh sáng trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lơi rút lấy chuôi gươm giắt vào lưng.

5 tháng 12 2020

trong truyện thạch sanh . thach sanh chiến thắng 18 binh lính

1 tháng 10 2020

-Rùa thần cho Lê Lợi mượn gươm

-Thanh gươm thần kì:

+ Sáng rực

+ Sáng lạ

+Tra lưỡi gươm vào chuôi vừa vặn

+Khắc chữ "Thuận thiên"

-Sáu khi đánh thắng rùa thần lên đòi gươm

+Lưỡi gươm tự nhiên động đậy