K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 8 2018

Sáng sớm ngày 12/10/1492, trên cuộc hành trình đi tìm Ấn Ðộ bằng đường biển, nhà hàng hải Christopher Columbus đã khám phá ra Châu Mỹ, miền đất chưa ai biết đến. Ðây là một sự kiện lịch sử, mở đầu cho việc tìm hiểu Tân thế giới và dẫn tới việc phổ biến nền văn minh tây phương trên lục địa này.
Có lẽ khao khát chinh phục thế giới đã được nuôi dưỡng trong con người Christopher Columbus ngay từ thuở nhỏ. Ông sinh năm 1451 tại thành phố Genoa của Italy nhưng năm 1476 ông lại đến sống ở Bồ Đào Nha. Một sự thay đổi địa lý lớn như vậy đã ảnh hưởng nhiều đến Columbus. Tại Bồ Đào Nha, ông đã tham gia rất nhiều cuộc viễn du với những người đi biển ở nước này.

Ở thế kỷ XV, Châu Âu vô cùng sôi động với các hoạt động thương mại lớn. Các nhà buôn lớn với mong muốn kiếm được nhiều tiền, đã thúc giục những người thủy thủ, những nhà thám hiểm đi tìm những miền đất mới để mở rộng thị trường. Đây chính là điều kiện để những con người say mê khám phá, say mê chinh phục những vùng đất mới như Christopher Columbus thực hiện mong muốn của mình. 

Thời ấy, Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia giàu có bậc nhất ở phương Đông - nơi mà bất cứ lái buôn Châu Âu nào cũng muốn được đến để trao đổi hàng hóa. Nhưng người ta phải vượt qua rất nhiều lục địa rộng lớn, vượt qua  đường đi dài hiểm trở và chỉ được phép tiến về một hướng duy nhất - hướng Đông. Một con đường mới, ngắn hơn sẽ là giải pháp tối ưu để khắc  phục những điều đó.

Christopher Columbus với niềm tin chắc chắn rằng trái đất có hình tròn, đã quyết tâm đi tìm phương Đông từ một phương hướng khác - từ phía Tây. Ông khẳng định rằng con đường thuận tiện nhất và dễ dàng nhất để đi tới Nhật Bản và Đông Á là đi thuyền vượt Đại Tây Dương về hướng Tây, vòng quanh trái đất. Người thủy thủ dày dạn kinh nghiệm ấy không hề biết rằng, lục địa lớn Châu Mỹ sẽ chắn đường đi của ông. 

Christopher Columbus đã kêu gọi mọi người ủng hộ, tài trợ cho chuyến thám hiểm này. Dù rất nhiều người muốn có được con đường mới ấy nhưng họ đều ngần ngại không dám tin Christopher Columbus. Không từ bỏ ý định, Christopher Columbus đã sang sống ở Tây Ban Nha và cố gắng vận động sự tài trợ của quốc gia này. Sau nhiều lần bị từ chối, cuối cùng Hoàng hậu Isabella I đã chấp thuận tài trợ cho chuyến đi đã trở thành có một không hai trong lịch sử. 

Columbus được giao phó chỉ huy ba chiếc tàu thám hiểm có tên: Nina, Pinta và Santa Maria. Thủy thủ đoàn của ông gồm có 88 người. Vào ngày 3/8/1492, Columbus dẫn đầu đoàn thám hiểm rời cảng xứ Tây Ban Nha để tiến về phía tây. Mục đích cuộc thám hiểm của Columbus là châu Á, điển hình là Ấn Ðộ và Trung Hoa, nơi được nghe nói là có vô số kho vàng, ngọc trai, kim cương và gấm vóc đang đợi chờ.

Chuyến thám hiểm của Columbus dài hơn dự tính và sau vài tháng tiếp tục lên đênh trên biển không tìm thấy đất liền, thủy thủ đoàn bắt đầu lo ngại và yêu cầu ông phải quay trở lại Tây Ban Nha. Ông đã giao hẹn với thủy thủ đoàn là nếu trong hai ngày không nhìn thấy đất liền, ông sẽ chấp nhận cho thuyền quay về. 

Ðúng hai ngày sau vào ngày 12/10/1492, một thủy thủ trên tàu Pinta tên là Rodrigo de Triana đã thấy các chỉ dấu của đất liền. Sau khi nhìn thấy đất liền, Columbus đã đặt tên dãy đất này là San Salvador. Đó chính là vùng Bahamas nổi tiếng ngày hôm nay. Những thổ dân đầu tiên trên đảo được Columbus gọi là người Indian vì lúc đầu ông lầm tưởng mình đã đến được Ấn Ðộ. Sau đó, hòn đảo lớn hơn mà Christopher Columbus khám phá ra là đảo Cuba và đảo Haiti.

Tháng 3/1493, đoàn thuyền Columbus trở về Tây Ban Nha, ông được triều đình và nhân dân đón tiếp trọng thể, được vua phong làm Phó vương và Toàn quyền các thuộc địa ở Tân Lục Địa.

Sau chuyến đi đầu tiên, Columbus còn thực hiện 3 chuyến thám hiểm nữa. Ông đã khám phá ra hầu hết các đảo trên quần đảo Angtigua và cả bờ biển Trung Mỹ. Nhưng số vàng bạc của cải ông mang về cho vua Tây Ban Nha quá ít ỏi nên không được trọng vọng. Ngày 20/5/1506, ông mất tại một thành phố nhỏ ở miền bắc Tây Ban Nha trong sự nghèo khổ và lãng quên.

Tuy Christopher Columbus tới được Châu Mỹ do sự tình cờ bởi chủ đích của ông là đi tìm một con đường biển để tới châu Á, và cho tới ngày qua đời, Columbus vẫn tin rằng mình đã đạt được mục tiêu. Nhưng dù xảy ra sự nhầm lẫn đó, người đời sau vẫn tôn vinh Columbus là một trong những nhà hàng hải lớn nhất. Thế giới sẽ không phải là như hiện tại nếu không có những khám phá vĩ đại của  ông.

Christopher Columbus đã tạo ra một bước ngoặt lớn cho lịch sử Châu Âu, đồng thời mở ra trang sử mới cho Châu Mỹ. Từ phát hiện rất tình cờ của Christopher Columbus, một kỷ nguyên xâm chiếm và khai phá vùng đất mới bắt đầu. Mọi vấn đề khó khăn của Châu Âu lúc bấy giờ đã được giải quyết. Vấn đề dân số ngày càng tăng không còn đáng lo ngại; nguồn nguyên vật liệu, khoáng sản giàu có của châu Mỹ cũng khiến nền kinh tế Châu Âu thay đổi lớn. Bên cạnh đó, sự thành công trong việc thiết lập văn hóa Âu Châu trên vùng đất mới của ông cũng là một nỗ lực đáng kể. 

Tuy không hề đặt chân lên vùng Bắc Mỹ, Columbus vẫn được người dân nước Mỹ ghi nhớ hàng năm vào ngày 12/10, đánh dấu ngày châu Mỹ đã được khám phá. Ngày tưởng niệm Columbus cũng được tổ chức hàng năm tại Tây Ban Nha. 

Hành trình của Christopher Columbus là cuộc phiêu lưu thật sự của một con người thật sự, đã trở thành đề tài cho vô số các giả tưởng, nhân vật của huyền thoại và lịch sử, không phải của một quốc gia, mà của Châu Mỹ. Columbus là biểu tượng của óc tưởng tượng với một ý chí thực hiện mộng tưởng quyết liệt và thành công.

28 tháng 8 2018

Vào ngày này năm 1519, nhà thám hiểm hàng hải người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan đã căng buồm ra khơi từ Tây Ban Nha trong một nỗ lực nhằm tìm kiếm tuyến đường biển phía Tây dẫn tới Quần đảo Gia vị (Spice Islands, tên tiếng Anh theo cách gọi “Hương liệu Quần đảo” của người Trung Hoa, nay là Quần đảo Maluku) trù phú của Indonesia.

Chỉ huy năm con tàu cùng hải đoàn gồm 270 thủy thủ, Magellan căng buồm tới Tây Phi và sau đó tới Brazil, nơi ông đi dọc theo bờ biển Nam Mỹ để tìm một eo biển dẫn tới Thái Bình Dương. Ông đã tới Río de la Plata, một cửa sông lớn nằm ở miền Nam Brazil để tìm lối đi nhưng thất bại; sau đó ông tiếp tục tìm dọc theo bờ biển vùng Patagonia.

Đến cuối tháng 3 năm 1520, đoàn thám hiểm thành lập một trạm nghỉ đông ở Cảng Saint Julian (ngày nay là Puerto San Julián). Đêm lễ Phục sinh, các thuyền trưởng người Tây Ban Nha trong hải đoàn đã nổi dậy chống lại chỉ huy người Bồ Đào Nha, nhưng Magellan đã dập tắt được cuộc nổi loạn, hành quyết một trong số những thuyền trưởng đó và để lại một người khi hải đoàn rời Saint Julian để tiếp tục cuộc hành trình vào tháng 8.

Ngày 21 tháng 10, cuối cùng Magellan cũng tìm được eo biển ông vẫn hằng tìm kiếm. Eo biển Magellen, được đặt theo tên ông, nằm gần mũi Nam Mỹ, phân tách Tierra del Fuego (Quần đảo Đất Lửa) với phần lục địa. Chỉ có ba con tàu tiếp tục hành trình; một đã bị đắm và một bị bỏ lại. Mất 38 ngày mới qua được eo biển đầy bất trắc, và Magellan đã bật khóc vì vui sướng khi nhìn thấy bờ bên kia đại dương. Ông là nhà thám hiểu người châu Âu đầu tiên đặt chân đến Thái Bình Dương từ Đại Tây Dương.

Hải đoàn của ông vượt qua đại dương về phía Tây trong 99 ngày, một vùng nước yên bình đến lạ thường, bởi vậy mà đại dương này được gọi là “Pacific” (Thái Bình Dương), xuất phát từ chữ Latinh pacificus, có nghĩa là “yên tĩnh.” Gần cuối hành trình, hải đoàn đã cạn kiệt thức ăn và phải nhai da thuộc để giữ mạng sống. Ngày 6 tháng 3 năm 1521, đoàn thám hiểm đổ bộ lên đảo Guam.

Mười ngày sau đó, họ thả neo xuống đảo Cebú của Philippines—chỉ cách Quần đảo Gia vị gần 650 cây số. Magellan đã gặp tù trưởng Cebú, người sau khi cải đạo sang Thiên Chúa giáo đã thuyết phục những người châu Âu giúp đỡ ông trong trận chinh phạt một bộ lạc đối thủ trên đảo Mactan gần đó. Trong trận chiến diễn ra ngày 27 tháng 4, Magellan trúng một mũi tên tẩm độc và hy sinh trong khi những người đồng đội của ông rút lui.

Sau cái chết của Magellan, những người sống sót còn lại, trên hai con tàu, căng buồm tới Maluku và chất đầy hương liệu thu được ở đây. Một con tàu đã cố gắng trở về theo con đường Thái Bình Dương, nhưng thất bại. Con tàu còn lại, Vittoria, tiếp tục đi về phía Tây dưới sự chỉ huy của nhà thám hiểm Juan Sebastián de Elcano người xứ Basque. Con tàu đi qua Ấn Độ Dương, men theo Mũi Hảo Vọng, và cập bến cảng Sanlúcar của Tây Ban Nha vào ngày mùng 6 tháng 9 năm 1522, trở thành con tàu đầu tiên đi vòng quanh thế giới.

27 tháng 8 2018

1 cuộc phát kiến cũng dc trừ - Năm 1487, B. Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi.

Chỉ cần tra google thui mà

27 tháng 8 2018

ai nhanh tặng 9 T I C K

Bn lên Vndoc.vn nhé

Nhiều đề lắm

Hok tốt

10 tháng 2 2020

Google đi

10 tháng 2 2020

google làm gì có , mình tra rồi

Câu 2:Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ khác với Bắc Mĩ như thế nào?

- Ở Bắc Mĩ: đô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.
- Ở Trung và Nam Mĩ: đô thị hoá tự phát, không gắn liền với quá trình công nghiệp hoá nên gây nhiều hậu quả như việc làm, ô nhiễm môi trường đô thị.
Câu 1:Trình bày sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế của Bắc Mĩ?

1. Nền nông nghiệp tiên tiến 
– Điều kiện tự nhiên: Có nhiều kiểu khí hậu, đồng bằng rộng lớn, hệ thống sông, hồ lớn.
– Điều kiện xã hội : trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, cơ giới hoá trong nông nghiệp.
– Phát triển mạnh, đạt trình độ cao.
– Nền nông nghiệp sản xuất theo qui mô lớn.
– Sử dụng ít lao động.
– Nông sản có giá thành cao.
– Gây ô nhiễm Môi Trường do sử dụng nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu.
– Sự phân bố sản xuất nông nghiệp có sự phân hoá từ Bắc-> Nam, từ Tây -> Đông.
+ Phía Nam Ca-na-đa và Bắc Hoa Kì trồng lúa mì. Xuống phía nam trồng ngô, lúa mì, chăn nuôi bò sữa. Ven vịnh Mê-hi-cô trồng cây nhiệt đới, cây ăn quả.
+ Phía Tây có khí hậu khô hạn trên các vùng núi cao phát triển chăn nuôi. Phía đông có khí hâu nhiệt đới hình thành các vành đai chuyên canh cây công nghiệp và chăn nuôi.

Hinh 38.2. Lược đồ nông nghiệp Bắc Mĩ

Hinh 38.2. Lược đồ nông nghiệp Bắc Mĩ

* Những điều kiện nào làm cho nền nông nghiệp của Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển đến trình độ cao.

— Có nhiều hồ rộng và sông lớn.
— Có diện tích đất nông nghiệp lớn.
— Có các trung tâm khoa học, ứng dụng công nghệ… số lượng máy nông nghiệp nhiều, chính sách trợ giá của Nhà nước.
— Phần lớn có khí hậu ôn đới và một phần cận nhiệt đới.
— Lao động có trình độ cao, khoa học – kĩ thuật tiên tiến.
— Dễ dàng cho việc cơ giới hoá, hoá học hoá trong sản xuất nông nghiệp.

– Sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ là ở vùng đồng bằng trung tâm, trước đây sản xuất nông nghiệp được phân bố thành các vành đai chuyên canh.
– Ngày nay sản xuất đã trở nên đa canh nhưng những sản phẩm nông nghiệp chính vẫn phân bố khá tập trung: lúa mì trồng nhiều ở phía Nam Ca-na-đa và phía Bắc Hoa Kì
– Xuống phía Nam là vùng trồng ngô xen lúa mì;
– Ven vịnh Mê-hi-cô là nơi trồng cây công nghiệp nhiệt đới (bông, mía,…) và cây ăn quả.

CHÚC BN HK TỐT ! THI TỐT !

21 tháng 4 2019

Mik tặng bạn 6 nha,thanks vì đã giúp mik

hãy kể một kỷ niệm đáng nhớ của các bạn với bạn bè(ko chép mạng,yêu cầu chi tiết có thật,đây là bài sưu tầm nên mk cần trên 2 bài,hài hước hoặc các tình huống dở khóc dở cười càng tốt)đây là một kỷ niệm của mk:năm trước,cả lớp mk đi ăn cuố năm,vì vô cái quán kiểu quán nướng í.lúc đầu cả lũ vẫn ngượng ngùng ko dám ho he gì vì trong quán toàn dân"dô dô,hự hự"thôi.nhưng trong lũ có một đứa bạo...
Đọc tiếp

hãy kể một kỷ niệm đáng nhớ của các bạn với bạn bè(ko chép mạng,yêu cầu chi tiết có thật,đây là bài sưu tầm nên mk cần trên 2 bài,hài hước hoặc các tình huống dở khóc dở cười càng tốt)

đây là một kỷ niệm của mk:

năm trước,cả lớp mk đi ăn cuố năm,vì vô cái quán kiểu quán nướng í.lúc đầu cả lũ vẫn ngượng ngùng ko dám ho he gì vì trong quán toàn dân"dô dô,hự hự"thôi.nhưng trong lũ có một đứa bạo nhất vẫn hò hét(chắc vì nó quen rồi)cầm đĩa dzú dê 'nướng' :ăn đi,ăn đi,no say đi các bạn.ko đợi ai hưởng ứng,nó lấy dĩa cắm vô rồi cắn phập 1 phát,sau đó thấy mặt nó tái mét.đúng lúc đó anh bồi bàn vội vàng chạy lại,lí nhí:em ơi,dzú dê đó chưa có nướng.....chết thằng bé,hihi

2
20 tháng 5 2021

Tôi đã từng có rất nhiều bạn bè trong cuộc đời của mình, và tôi cũng đã từng có rất nhiều kỉ niệm đẹp với họ. Tôi còn nhớ mãi hồi năm lớp 5, tôi rủ đám bạn thân gần nhà ra ngoài bờ sông chơi. Đó là 1 buổi chiều mùa hè oi ả, chúng tôi nhảy ùm xuống sông tắm. Hôm ấy có cả nam, cả nữ, bọn tôi nghịch nước, quậy tung nóc nhà lên luôn. Nhung rồi 1 điều ko may xảy ra, có 1 đứa bạn của tôi bị chuột rút khi đang boi, và thế là cả đám nó loạn hết lên, không biết làm gì cả ( bây giờ nghĩ lại mới thấy hồi đó mk ngu thật đấy), may mà có cái anh lớn hơn ở gần đấy giúp, không là toi cả đám. Bây giờ đã 2 năm trôi qua từ đó, nghĩ lại thấy 1 thời tuổi thơ tươi đẹp ùa về. Tôi sẽ nhớ mãi kỉ niệm này.

20 tháng 5 2021

vui ghê ha

suýt có án mạng =)))

5 tháng 2 2020

Sống trong cảnh gia đình đầy đủ, xa hoa hẳn mọi điều lo lắng khổ cực, chúng ta dễ khinh thường những người lao động, hàng ngày phải lam lũ với nghề nghiệp, chúng ta lại thường sẵn có thành kiến sai lầm, phân biệt nghề cao quý với nghề ti tiện, trọng nghề trí thức, khinh nghề chân tay. Để cảnh báo thái độ đó, phương Tây có câu ngạn ngữ.

“Không có nghề nào là hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi”

     Thật ra có nghề nào là nghề hèn kém không? Để trả lời chúng ta đưa vài thí dụ. Đây là bác phu xe, mặt mũi đen đủi, áo quần lôi thôi, lấy chiếc xe ba bánh làm kế sinh nhai. Ta liệt bác vào hạng tầm thường và nghề bác làm vệ sinh thành phố, đến cửa từng nhà, hốt để lên xe những đống rác thối tha, đầy ruồi nhặng... có người nhìn bác bằng cặp mắt khinh rẻ.

      Bác phu xe ấy mỗi lần gò lưng đạp xe chở khách, nhận được một món tiền nho nhỏ, mang về nuôi sống gia đình, bác đổi bát mồ hôi lấy bát cơm. Đồng tiền tuy ít ỏi nhưng bác kiếm tra trong sạch. Bác công nhân quét đường cũng vậy. Bác chịu cực khổ, ngày ngày làm bạn với những đông rác bẩn thỉu tanh hôi. Thế rồi, tháng đến, bác vui mừng đưa tay đón lây đồng tiền lương nhỏ mọn, đủ sống qua ngày. Nghề của bác thật là lương thiện. Cả hai người - và còn biết bao nhiêu người khác nữa - đều giúp ích cho xã hội một phần không nhỏ. Người thì chuyên chở giúp ta trên quãng đường xa, dưới nắng mưa không ngại. Người thì chịu dơ dáy thân mình để bảo vệ sức khỏe cho bao người khác.

      Như thế thì sao có thể gọi nghề của họ là “hèn” 'lược? Nghề của họ, tưởng là tầm thường mà thực ra có ích cũng chẳng khác gì nghề nghiệp của những người trí thức. Mà đã có ích thì là cao quý rồi.

      Hơn nữa, những người ấy đều đã đặt hết cả lương tâm, trí óc, cũng như sức khỏe của họ để làm đầy đủ bổn phận mà cuộc đời đã dành cho họ. Ngoài ra họ còn là những người biết tự trọng, biết đem sức lao động mà trả nợ áo cơm, giúp ích xã hội, để sống xứng đáng với danh nghĩa “làm người” của họ. Như thế chẳng đáng cho ta cảm phục hay sao? Có phải người ta đã nông nổi mà xét đoán nghề nghiệp của họ một cách nhầm lẫn không?

      Như vậy, ta phải công nhận rằng chẳng có nghề nào là hèn cả, mà chỉ có người hèn thôi, và đó chính là kẻ bĩu môi chê lao động chân tay là nghề hèn kém. Vậy thế nào là người hèn? Đó là những người lười biếng, không nhận thức được bổn phận của họ là phải làm việc cho xả hội. Họ đã cướp công của xã hội, đã lừa cơm, cướp áo của lớp người cần lao kia. Người hèn là những hạng người thiếu lương tâm, thiếu trách nhiệm, làm việc chiếu lệ cho xong, không xứng đáng với đồng tiền mà họ nhận. Người hèn là những người làm dân thì phản nước, làm trò thì phản thầy, chơi bạn thì phản bạn. Nói tóm lại những hạng lọc lừa, tham vàng bỏ ngãi, hình người lòng thú, dưới muôn hình vạn trạng, là những ăn cắp của công để ăn chơi thỏa thích, lãng phí tiền bạc của nhân dân. Danh từ hèn chỉ dành cho những con người ấy.

      Câu ngạn ngữ Tây phương trên đã cho ta một bài học quý giá về nghề nghiệp. Nó khuyên ta nên tiêu diệt đầu óc hủ bại, đầy rẫy thành kiến sai lầm về nghề nghiệp. Nên nhớ rằng nhửng nghề đã giúp ích cho xã hội đều là đáng trọng, đều là đáng quý. Vậy ta phải coi trọng sức lực của mọi lớp người lao động, cũng như trí thức. Đó là con đường duy nhất đưa ta đến một xã hội bình đẳng, bác ái thực sự trong công việc kiến thiết xứ sở ngày nay.



 

#Châu's ngốc

6 tháng 9 2016

 

Dàn bài:

Mở bài: Giới thiệu về những kỉ niệm của em.

Thân bài: Kể chi tiết.

Kỉ niệm 1:  Em được đi du lịch cùng gia đình đến Hạ Long.

  • Tâm trạng háo hức trước khi đi.
  • Quang cảnh trên đường( cây cối,, bầu trời, biển, bãi cát…)
  • Kỉ niệm diễn ra như thế nào? tâm trạng lúc đó (hân hoan, phấn khởi, vui vẻ…)
  • Tâm trạng khi phải về (tiêc nuôi, mong ước, gắn kêt gia đình)

Kỉ niệm 2: Gặp lại bạn cũ.

  • Hoàn cảnh khi gặp lại bạn ( thời gian, địa điểm)
  • Diễn biến của cuộc gặp gỡ ( ôn lại kỉ niệm xưa, kể về gia đình và bạn bè, trao đổi địa chỉ…)
  • Suy nghĩ khi chia tay bạn ( vui vì muốn gặp lại, muốn gặp lâu hơn)

Kỉ niệm 3:  Đi lao động cùng chị gái.

 
  • Không khí trong trước buổi lao động ( không khi tâp bật, náo nhiệt, mọi người tay cầm xô, cầm xẻng, cầm chổi, bàn tán)
  • Bác trưởng thôn phân công nhiệm vụ
  • Em cùng mọi người làm việc hăng say, mọi người giúp đỡ nhau, mệt nhưng vui, hình ảnh mọi người lao động)
  • Cảm nghĩ của em sau buổi lao động ( vui, cảm thấy có ý  nghĩa, thêm yêu đời hơn…)

Kết bài: Suy nghĩ của bản thân về kì nghỉ hè bổ ích

6 tháng 9 2016

/hoi-dap/question/77784.html

Đây bn ạ ! Bạn có thể tham khảo bài này của mình. Mk tự làm nha! :)

Chúc bạn học tốt!

22 tháng 6 2016

 Tôi yêu ngôi trường của tôi-nơi từng bài ca ngân lên trong gió.Nơi những hàng cây Phượng đung đưa trong nắng hè rực lửa lên những ngọn đuốc hồng lung linh giữa bầu trời trong sáng. Ngôi trường ấy bao dung,hiền hòa như người mẹ dìu dắt ấm êm tôi lớn lên từ những bước chân còn chập chững.Nó mở ra cả hàng ngàn con đường mới mẻ chờ đón chúng tôi phía trước.Luôn yêu thương tôi ,nắn nót từng nét chữ thơ.Và giờ đây khi tôi lớn lên ngôi trường ấy vẫn còn rung động, còn mãi trong tim tôi.

     Nhân hóa:Nó mở ra cả hàng ngàn con đường mới mẻ chờ đón chúng tôi phía trước.

    Ẩn dụ: ngọn đuốc hồng(hình thức)

22 tháng 6 2016

minhf trả lời rùi nhé nếu thấy  k đc chỗ nà thì bạn sửa luôn trong bài nhé bích ngọc