K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2020

Tình yêu thương của người ông đó là muốn được nhìn thấy người cháu của mình được vui vẻ khi chơi cùng mình , vì không muốn cháu phải buồn nên người ông đã cố tình chơi thua để cho đứa cháu được thắng hết keo này đến keo khác . Em cảm nhận được 1 sự yêu thương vô bờ bến của người ông dành cho đứa cháu của mình ,1 sự yêu thương đúng nghĩa và nếu không thể hiện được như bây giờ thì khi mất sẽ người cháu sẽ không cảm nhận được sự yêu thương của người ông dành cho đứa cháu của mình . (mik không biết đúng không nữa )

Chúc bạn học tốt !

25 tháng 2 2023

Một số ý chính cho bạn.

-  Giới thiệu Tác giả -> bài thơ

- Nội dung bài thơ:

+ Kể lại hoạt động người ông và cháu của mình vật thi với nhau.

- Phân tích từng câu thơ:

+ "Ông vật thi với cháu": giới thiệu hoạt động diễn ra bằng bài thơ 5 chữ ngôn ngữ bình dị.

+ "Keo nào ông cũng thua": kết quả hoạt động tình cảm giữa ông và cháu.

+ "Cháu vỗ tay hoan hô", Ông thua cháu ông nhỉ": hành động ngây thơ của người cháu và suy nghĩ trong sáng của cậu.

=> Độc thoại nội tâm nhân vật làm lời thơ thêm vui tươi, thoải mái, điệu và lời thơ càng thêm hấp dẫn có cảm xúc.

+ "Bế cháu ông thủ thỉ", "Cháu khỏe hơn ông nhiều": hành động yêu thương và lời nói dịu dàng người ông dành cho cháu.

=> Tình cảm nhẹ nhàng, tha thiết, trìu mến của ông với cháu.

+"Ông là buổi trời chiều", "Cháu là ngày rạng sáng"

-> BPNT: 

--> Ẩn dụ: "buổi trời chiều" và "ngày rạng sáng" nói đến số tuổi của người ông và số tuổi ngừoi cháu. Qua đó thể hiện nên sự cách biệt về tuổi tác, trải nghiệm của hai nhân vật nói đến trong bài. Hình ảnh "buổi trời chiều", "ngày rạng sáng" mang giá trị gợi hình cao vào bài và làm tăng giá trị diễn đạt cảm xúc cho cả bài thơ.

--> Điệp cấu trúc: "là" làm cho 2 câu thơ thêm sự liên kết chặt chẽ, logic, từng lời thơ và ý thơ được diễn đạt mạch lạc rõ ràng.

- Cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ: 

+ Xúc động trước tình ông cháu thân thương.

+ Ngộ ra giá trị trải nghiệm sống của người già và sức sống cần bồi dưỡng của người trẻ.

- Tổng kết:

+ Nghệ thuật bài thơ: lời thơ giàu tình cảm, các câu thơ có sự liên kết cao, hình ảnh thơ sinh động.

+ Nội dung: ý nghĩa, sâu sắc.

23 tháng 10 2023

Tham khảo :

Bài thơ kể về một bạn nhỏ tên Việt đã biết quan tâm và giúp đỡ người ông của mình khi ông bị đau chân. Thông qua thể thơ bốn chữ dễ đọc và những vần thơ mộc mạc dễ nhớ, tác giả Tú Mỡ đã thổi hồn vào trong bài thơ Thương ông với một tình cảm hết sức hồn nhiên, trong sáng và đáng yêu của tuổi thơ.Bài thơ có ý khuyên nhủ các bạn nhỏ phải biết hiếu nghĩa, thương yêu ông bà của mình, nhất là biết chăm sóc ông bà khi ốm đau, già yếu.

24 tháng 10 2023

Những câu thơ ngọt ngào và sâu lắng như những dòng suối trong bài thơ đã khơi gợi những kỷ niệm đáng nhớ về tình cha và gợi mở những suy nghĩ sâu sắc về vai trò của cha trong cuộc sống.

24 tháng 10 2023

Đến với bài thơ “Mây và sóng”, Ta-go đã giúp người đọc hiểu thêm về tình mẫu tử thiêng liêng. Tác giả đã gửi gắm vào bài thơ một câu chuyện mà người kể chuyện là em bé, người nghe là mẹ. Đứa trẻ trong bài đã kể cho mẹ về cuộc trò chuyện với người trong mây và trong sóng. Em đã được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Đến khi nghe câu trả lời, em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ ở nhà và từ chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Tình yêu thương của đứa trẻ dành cho người mẹ đã được thể hiện qua những câu hỏi tưởng chừng ngây thơ mà rất sâu sắc. Để rồi sau đó, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Hình ảnh thơ được miêu tả tuy ngắn gọn nhưng cũng giúp chúng ta hình dung về thiên nhiên kỳ diệu, đẹp đẽ trong mắt của em bé. Nhà thơ cũng đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

cái này mik tham khoảo trên mang á