K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 5 2018

1. Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng

2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

3. Ao sâu cá cả

4. Bệnh từ miệng vào, hoạ từ miệng ra

5. Biết đâu ma ăn cỗ

6. Bụt chùa nhà không thiêng

7. Cái kim trong bọc lâu cũng có ngày lòi ra 

8. Cái nết đánh chết cái đẹp

9. Cá lớn nuốt cá bé

10. Cha mẹ sinh con,trời sinh tính

11. Chín người mười ý

12. Con hư tại mẹ,cháu hư tại bà

13. Con mắt là cửa sổ của tâm hồn

14. Có thực mới vực được đạo   

15. Dạy khỉ trèo câỵ

16. Đi đêm lắm có ngày gặp ma

17. Đi hỏi già,về nhà hỏi trẻ

18. Đời cha ăn mặn,đời con khát nước

19. Đói trẻ chớ vội lo,nghèo trẻ chớ vội mừng)

20. Gái có chồng như gông đeo cổ

21. Giàu vì bạn, sang vì vợ)

22. Góp gió thành bão

23. Gươm hai lưỡi, miệng trăm hình

24. Con cháu khôn hơn ông vải/Trứng khôn hơn vịt

25. Học phải đi đôi với hành

26. Hữu xạ tự nhiên hương

27. Làm đầy tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại

28. Lo bạc râu, rầu bạc tóc

29. Lưỡi sắc hơn gươm

30. Một con ngựa đau,cả tàu/đàn bỏ cỏ

https://vi.wikiquote.org/wiki/Th%C3%A0nh_ng%E1%BB%AF_Vi%E1%BB%87t_Nam

bn vào link này là có

24 tháng 12 2020

1. biểu cảm

2. rắn-nát

3. Bảy nổi ba chìm➞vị ngữ

24 tháng 12 2020

1. Biểu cảm

2. nổi- chìm

3.Thành ngữ: “bảy nổi ba chìm” nói về cuộc đời đầy lận đận, bấp bênh của những người phụ nữ của những kiếp hồng nhan bạc phận của phụ nữ xưa. Làm chủ ngữ.

 

 
5 tháng 3 2022

a. Câu tục ngữ trên thuộc chủ đề tục ngữ về con người và xã hội. Câu tục ngữ trên khuyên chúng ta nên tự tin, cố gắng, có nghị lực trong cuộc sống, dù có khó khăn cũng không được bỏ cuộc.

b. Ở tục ngữ, thành phần chủ ngữ thường được rút gọn để gửi gắm bài học, lời khuyên đến tất cả mọi người

1.Một mặt người bằng mười mặt của.
2.Cái răng, cái tóc là góc con người.
3.Đói cho sạch, rách cho thơm.
4.Học ăn, học nói, học gói, học mở.
5.Không thầy đố mày làm nên.
6.Học thầy không tày học bạn.
7.Thương người như thể thương thân.
8.Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
9.Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lai nên hòn núi cao.

Giải thích câu:

Câu 1: Là lời khẳng đinh về giá trị to lớn, quý báu của con người: Một mặt người bằng mười mặt của. Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều. Tác giả dân gian vừa dùng hình thức so sánh (bằng), vừa dùng hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một và mười) để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so với của cải. Dị bản của câu tục ngữ này là: Một mặt người hơn mười mặt của càng khẳng định điều đó. Không phải là nhân dân ta không coi trọng của cải, nhất là những thứ do mồ hôi nước mắt của mỗi người và của cả gia đình làm việc cật lực cả đời mới có được. Nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải, coi con người là thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào so sánh được. 

Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người; không nên để của cải che lấp con người. Ngoài ra nó còn phản ánh một hiện thực là người xưa ước mong có nhiều con cháu để tăng cường sức lao động: Đông đàn, dày lũ. Rậm người hơn rậm cỏ. Người ta là hoa đất…). Ông bà cha mẹ thường dành tất cả tình yêu thương cho con cháu.

Bên cạnh đó câu tục ngữ trên còn phê phán thái độ coi trọng của cải và an ủi, động viên những người gặp trường hợp không may : (Của đi thay người. Người làm ra của, của không làm ra người…).

Một số câu tục ngữ có nội dung tương tự làm sáng tỏ thêm quan điểm quý trọng con người của ông cha ta như: Người sống hơn đống vàng. Lấy của che thân không ai lấy thân che của. Có vàng vàng chẳng hay phô, Có con nó nói trầm trồ dễ nghe… Câu 2: Phản ánh quan niệm về vẻ đẹp bên ngoài của người xưa: Cái răng, cái tóc là góc cọn người. Góc tức là một phần của vẻ đẹp. So với toàn bộ con người thì răng và tóc chỉ là những chi tiết rất nhỏ. Nhưng chính những chi tiết nhỏ nhất ấy lại làm nên vẻ đẹp con người. Ý nghĩa của câu tục ngữ này là khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho gọn gàng, sạch sẽ vi hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong. Qua câu tục ngữ trên, ta thấy cách nhìn nhận, đánh giá và quan niệm về vẻ đẹp của nhân dân lao động thật tinh tế. Trong ca dao, dân ca có rất nhiều câu ca ngợi hàm răng, mái tóc của người phụ nữ: Tóc em dài, em cài hoa lí,
Miệng em cười hữu ý, anh thương1
Hay: Mình về có nhớ ta chăng ?
Ta về, ta nhớ hàm răng mình cười !
 Câu 3: Nói về quan niệm sống trong sạch của người xưa: Đói cho sạch, rách cho thơm. Hình thức câu tục ngữ này đặc biệt ở chỗ trong mỗi vế đã có sự đối lập về ý: đói >< sạch; rách >< thơm và sự đối xứng giữa hai vế: Đói cho sạch – rách cho thơm. Đói và rách là cách nói khái quát về cuộc sống khổ cực, thiếu thốn. Sạch và thơm là những tính từ chỉ tính chất của sự vật nhưng đã được chuyển nghĩa, dùng để miêu tả phẩm giá trong sáng, tốt đẹp mà con người cần phải giữ gìn, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Các từ nói trên vừa được hiểu tách bạch trong từng vế, vừa được hiểu trong sự kết hợp giữa hai vế của câu.        Nghĩa đen của câu là: Dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù rách vẫn phải ăn mặc thơm tho. Tuy vậy, nghĩa chính lại là nghĩa hàm ngôn: Dù nghèo khổ, thiếu thốn đến đâu chăng nữa thì con người vẫn phải giữ gìn lối sống trong sạch và phẩm giá cao quý; không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa, tội lỗi. Câu tục ngữ có hai vế đối nhau rất chỉnh. Người xưa mượn chuyện cái ăn, cái mặc để nhắc nhở mọi người phải giữ gìn cái sạch, cái thơm của nhân cách trong những tình huống khó khăn để giống như hoa sen : Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Bài học rút ra từ câu tục ngữ trên là trong đạo làm người, điều cần giữ gìn nhất là phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức. Trong dân gian còn lưu truyền rộng rãi những câu như: Giấy rách phải giữ lấy lề. Chết trong còn hơn sống đục… có nội dung tương tự.
Câu 4: Nói về sự tỉ mỉ, công phu của việc học hành:
 Học ăn, học nói, học gói, học mở. Câu tục ngữ này gồm bốn vế có quan hệ bổ sung ý nghĩa cho nhau. Động từ học lặp lại bốn lần, vừa nêu cụ thể những điều cần thiết mà con người phải học, vừa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học trong suốt đời người. Ông bà xưa rất quan tâm đến việc khuyên nhủ, dạy bảo con cháu bằng những câu tục ngữ như: Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Ăn tùy nơi, chơi tùy chốn. Ăn ngay, nói thẳng. Một lời nói dối, sám hối bảy ngày. Lời nói đọi máu. Nói hay hơn hay nói. Ăn nên đọi (bát), nói nên lời. Lời nói gói vàng. Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau… Nghĩa của học ăn, học nói tương đôi dễ hiểu, còn thế nào là học gói, học mở! Về hai vế này có giai thoại sau đây. “Các cụ kể rằng, Hà Nội trước đây một số gia đình giàu sang thường gói nước chấm vào lá chuối xanh rồi đặt vào lòng cái chén nhỏ bày trên mâm. Lá chuối tươi rất giòn, dễ rách khi gói dễ bật tung khi mở, phải thật nhẹ nhàng, khéo léo mới làm được. Người ăn phải biết mở sao cho khỏi tung toé ra ngoài và bắn vào quần áo người bên cạnh. Biết gói biết mở trong trường hợp này được coi là một tiêu chuẩn của con người khéo tay, lịch thiệp. Như vậy, để biết gói vào và mở ra đều phải học”. Suy rộng ra, nghĩa của học gói, học mở còn có thể hiện là trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải học nhiều thứ một cách kĩ càng, tỉ mỉ. Mỗi hành vi đều là sự “tự giới thiệu” mình với người khác và đều được người khác nhận xét, đánh giá. Vì vậy chúng ta phải học để thông qua ngôn ngữ và cách ứng xử, chứng tỏ mình là người có văn hóa, lịch sự, tế nhị, thành thạo công việc, biết đối nhân xử thế. Học hành là công việc khó khăn, lâu dài, không thể coi nhẹ. Học hành để trở thành người giỏi giang và có ích là hết sức cần thiết.
Câu 5: Khẳng định vai trò quan trọng của người thầy:
 Không thầy đố mày làm nên. Thầy: tức là thầy dạy học (theo nghĩa rộng là người truyền bá kiến thức mọi mặt). Mày: chỉ học trò (theo nghĩa rộng là người tiếp nhận kiến thức).. Làm nên : làm được việc, thành công trong mọi công việc, lập nên sự nghiệp- Không thầy đố mày làm nên có thể hiểu là nếu không được thầy dạy bảo đến nơi đến chôn thì ta sẽ không làm được việc gì thành công. Trong quá trình học tập và tạo dựng sự nghiệp của mỗi cá nhân, không thể thiếu vai trò quan trọng của người thầy. Trong nhà trường, vai trò của người thầy được đặt lên hàng đầu. Thầy dạy cho trò những kiến thức cần thiết thông qua bài giảng trên lớp. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, mở rộng, nâng cao tri thức cho học sinh. Đồng thời với việc dạy chữ là dạy nghĩa. -Thầy dạy dỗ, giáo dục học sinh những điều hay lẽ phải, giúp các em hiểu và sông theo đúng đạo lí làm người. Với hình thức là một lời thách đố, nội dung câu tục ngữ này khẳng định công ơn to lớn của người thầy. Sự thành công trong từng công việc cụ thể và rộng hơn nữa là sự thành đạt của mỗi học trò đều có công lao to lớn của thầy. Vì vậy chúng ta phải biết tìm thầy mà học và mãi mãi yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy. Câu 6: Nói về tầm quan trọng của việc học bạn:
Học thầy không tày học bạn.
 Trước hết ta phải tìm hiểu nghĩa của các từ. Học thầy là học theo hướng dẫn của thầy. Học bạn là học hỏi bạn bè xung quanh. Không tày: không bằng. Nghĩa của cả câu là: Học theo thầy có khi không bằng học theo bạn. Câu tục ngữ này đúc kết kinh nghiệm: Tự học là cách học có hiệu quả nhất. Người xưa khẳng định rằng muốn đạt kết quả tốt thì mỗi chúng ta phải tích cực, chủ động học hỏi ở bạn bè những điều nên học. Sự học không phải chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà nó mở rộng ra nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Chúng ta phải học mọi nơi, mọi lức, học suốt đời. Vậy thì nội dung câu tục ngữ Học thầy không tày học bạn có trái ngược với câu Không thầy đố mày làm nên ? Thực tế cho thấy vai trò người thầy trong quá trình học tập của học sinh là rất quan trọng. Thế nhưng, lại có ý kiến cho rằng : Học thầy không tày học bạn. Chúng ta phải hiểu như thế nào cho đúng? Thực ra, ý của người xưa là muốn nhấn mạnh đến sự tác động tích cực của bạn bè đối với nhau nên đã dùng lời nói cường điệu để khẳng định. Bài thầy giảng trên lớp, có gì chưa hiểu, đem hỏi lại bạn bè và được bạn bè tận tình hướng dẫn. Lúc đó bạn bè cũng đã đóng vai trò của người thầy, dù chỉ trong chốc lát. Quan hệ so sánh giữa hai vế trong câu (Học thầy, học bạn) được biểu hiện bằng từ không tày (không bằng). Câu tục ngữ đề cao vai trò của bạn bè trong quá trình học tập, Bạn bè (đương nhiên là bạn tốt) có thể học hỏi ở nhau nhiều điều có ích. Câu tục ngữ khuyến khích chúng ta mở rộng đối tượng học hỏi và chân thành học tập những điều hay, điều tốt từ bạn bè. Tình bạn cao quý là tài sản tinh thần vô giá của mỗi con người trong suốt cuộc đời. Hai câu tục ngữ trên một câu nhấn mạnh vai trò của người thầy, một câu nói về tầm quan trọng của việc học bạn. Để cạnh nhau, mới đầu tưởng như mâu thuẫn nhưng thực ra chúng bổ sung nghĩa cho nhau để hoàn chỉnh quan niệm đúng đắn của người xưa: Trong học tập, vai trò của thầy và bạn đều hết sức quan trọng. Câu 7: Là lời khuyên về lòng nhân ái: Thương người như thể thương thân. Thương người: tình thường dành cho người khác. Thương thân: tình thương dành cho bản thân. Nghĩa cả câu là : thương mình thế nào thì thương người thế ấy.    Hai tiếng thương người đặt trước thương thân để nhấn mạnh đối tượng cần sự đồng cảm, thương yêu. Câu tục ngữ khuyên chúng ta hãy coi người khác như bản thân mình để từ đó có sự quý trọng, thương yêu thật sự. Tình thương là một tình cảm rộng lớn, cao cả. Lời khuyên từ câu tục ngữ này là mọi người hãy cư xử với nhau bằng lòng nhân ái và đức vị tha. Đây là đạo lí, là cách sống, cách ứng xử đầy tính nhân văn bắt nguồn từ truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên, khẳng định cả dân tộc đều cùng từ một mẹ sinh ra. (đồng bào). Câu 8: Nói về lòng biết ơn: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Quả: hoa quả. Cây: cây trồng sinh ra hoa quả. Kẻ trồng cây: người trồng trọt chăm sóc để cây ra hoa kết trái. Nghĩa đen cả câu : Hoa quả ta ăn đều do công sức người trồng mà có, đó là điều nên ghi nhớ. Nghĩa hàm ngôn là: Khi được hưởng thụ thành quả nào thì ta phải nhớ đến công ơn của người đã gây dựng nên thành quả đó. Trên đời này, không có cái gì tự nhiên mà có. Mọi thứ chúng ta được thừa hưởng đều do công sức của con người làm ra. Cho nên chúng ta phải biết trân trọng sức lao động và biết ơn những thế hệ đi trước đã sáng tạo ra bao thành quả vật chất, tinh thần tốt đẹp dành cho các thế hệ sau. Câu tục ngữ này có thể được sử dụng trong rất nhiều hoàn cảnh, chẳng hạn như để thể hiện tình cảm của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, hoặc tình cảm của học trò đối với thầy, cô giáo… Cao hơn nữa là để nói về lòng biết ơn của nhân dân ta đối với các anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu, hi sinh, bảo vệ đất nước… Câu 9: Khẳng định sức mạnh to lớn của sự đoàn kết: Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chum lại nên hòn núi cao.
 Một cây, ba cây trong câu tục ngữ này không phải là số từ cụ thể mà nó có ý nghĩa khái quát chỉ số ít và số nhiều, chỉ sự đơn lẻ và sự liên kết. Tại sao Ba cây chụm lại nên hòn núi cao? Câu này xuất phắt từ hiện tượng tự nhiên là nhiều cây gộp lại mới thành rừng rậm, núi cao. Kinh nghiệm sống được đúc kết trong câu tục ngữ này là chia rẽ thì yếu, đoàn kết thì mạnh. Một người không thể làm nên việc lớn. Nhiều người hợp sức lại sẽ giải quyết được những khó khăn, trở ngại, dù là to lớn. Do đó mỗi người phải có ý thức mình vì mọi người, tránh thái độ cá nhân ích kỉ. Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch, là yếu tố quyết định mọi thành công. Điều đó đã được chứng minh hùng hồn qua thực tiễn lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trong kháng chiến chồng thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã kêu gọi các tầng lớp nhân dân: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công.
 Về hình thức, những câu tục ngữ về con người và xã hội thường dùng các hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ để người nghe dễ hiểu và thấm thía, nhớ lâu. Về nội dung, những câu tục ngữ trên thể hiện quan điểm đúng đắn của nhân dân ta về cách sống, cách làm người và tôn vinh giá trị con người. Những bài học thiết thực, bổ ích mà tục ngữ để lại đến bây giờ vẫn có tác dụng to lớn, giúp chúng ta tự hoàn thiện về tình cảm và trí tuệ để trở thành người hữu ích cho gia đình và xã hội.
7 tháng 5 2016

Một mặt người bằng mười mặt của

Đói cho sạch rách cho thơm


Trước hết câu tục ngữ: Một mặt người bằng mười mặt của. Nội dung của câu tục ngữ là đề cao giá trị con người, con người quý hơn mọi của cải vật chất, thế hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp, coi trọng con người, sinh mệnh con người là trên tất cả. Câu tục ngữ còn người còn của, người làm ra của chứ không phải của làm ra người cũng thể hiện tinh thần đó.

Câu tục ngữ này được diễn đạt bằng hình thức so sánh. So sánh mặt người - mặt của và sử dụng quan hệ đối lập một - mười nhằm làm nổi bật giá trị của con người.

Câu tục ngữ thứ hai: Đói cho sạch rách cho thơm, có hai lớp nghĩa. Nghĩa đen là dù ăn đói mặc rách nhưng phải giữ cho mình được sạch sẽ thơm tho, như vậy cái đói rách kia sẽ giảm bớt đi và ta vẫn được mọi người tôn trọng. Nhưng đó chưa phải là ý nghĩa chính, điều mà nhân dân ta gởi gắm qua câu tục ngữ đó là dù nghèo khổ cơ cực đến đâu chăng nữa cũng phải giữ cho phẩm chất và nhân cách của mình được trong sạch. Nhân cách của con người mới là quan trọng, đó là phong cách sông, bản lĩnh sống của con người Việt Nam.

Câu tục ngữ được chia làm hai vế cân xứng, theo quan hệ đối ngữ tương hỗ. Đói cho sạch - rách cho thơm, và những cặp từ tương phản đói - sạch, rách - thơm càng có ý nghĩa nhấn mạnh con người phải vượt lên hoàn cảnh.

Cả hai câu tục ngữ đều là những bài học sâu sắc về cách ứng xử trong cuộc sống. Tất nhiên để thực hiện được những điều đó là không phải dễ, đòi hỏi mỗi chúng ta phải cố gắng, cô' gắng rất nhiều! 

17 tháng 5 2022

In đậm này: Hãy kể chuyện cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi

 

18 tháng 12 2021

help đi mấy ah,ah xin mấy ah đấy help em

 

30 tháng 4 2023

- Thành ngữ, tục ngữ “Dám làm dám chịu” có nội dung liên quan một phần tới thông điệp được nêu trong văn bản.

- Vì “Dám làm dám chịu” khuyên chúng ta phải tự biết chịu trách nhiệm với việc làm của bản thân dù kết quả nó có như mong đợi hay không như mong đợi của chúng ta.

1.Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ "trăm khôn nghìn khéo" trong ví dụ sau: "Một người trăm khôn nghìn khéo như bà Hương, chỉ vì cả tin mà mắc phải cái đau đớn ấy, đau đơn mà không dám thở ra." (Tô Hoài). A.Chủ ngữ ("Một người trăm không nghìn khéo như bà Hương" là chủ ngữ)B.Phụ ngữ của cụm danh từ (bổ sung nghĩa cho "một người")C.Vị ngữ (làm rõ chủ ngữ "bà Hương")D.Phụ ngữ của cụm danh từ (bổ...
Đọc tiếp

1.Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ "trăm khôn nghìn khéo" trong ví dụ sau: "Một người trăm khôn nghìn khéo như bà Hương, chỉ vì cả tin mà mắc phải cái đau đớn ấy, đau đơn mà không dám thở ra." (Tô Hoài). 
A.Chủ ngữ ("Một người trăm không nghìn khéo như bà Hương" là chủ ngữ)
B.Phụ ngữ của cụm danh từ (bổ sung nghĩa cho "một người")
C.Vị ngữ (làm rõ chủ ngữ "bà Hương")
D.Phụ ngữ của cụm danh từ (bổ sung nghĩa cho "bà Hương")
2.Thành ngữ nào sau đây có ý nghĩa “ý tưởng viển vông, thiếu thực tế thiếu tính khả thi”?
A. Đeo nhạc cho mèo
B. Đẽo cày giữa đường
C. Ếch ngồi đáy giếng
D. Thầy bói xem voi
3.Thành ngữ Hán Việt "tứ cố vố thân" có nghĩa là gì? 
A. Không cha mẹ
B. Không gia đình
C. Không người thân, bạn bè bên cạnh, sống cô độc một mình
4.Thành ngữ là gì?
A. Thành ngữ là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
B. Những câu đúc rút kinh nghiệm sống của nhân dân ta
C. Những câu hát thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân
D. Cả 3 đáp án trên
5. Câu thành ngữ nào có nghĩa tương tự với câu "có làm thì mới có ăn"?
A.Ngồi mát ăn bát vàng
B.Muốn ăn thì lăn vào bếp
C.Ăn bún thang cả làng đòi cà cuống
D.Ăn cho no, đo cho thẳng
6.Thành ngữ "mũ ni che tai" có nghĩa là gì?
A. Yên ổn chuyện nhà cửa, nơi ở thì mới có thể yên tâm làm việc tốt được
B. Chỉ sự chở che, bao bọc
C. Cố gắng tìm lấy điều tốt đẹp giữa những thứ đen tối, xấu xa
D. Thờ ơ, bàng quan trước mọi việc đang diễn ra xung quanh
7."Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng" có nghĩa là gì?
A.Gây dựng uy tín, thanh danh rất khó nhưng mang điều tiếng thì dễ vô cùng
B.Mua một thứ quý giá rất khó vì ít người nhường lại, bán đi rất dễ vì thuộc vào quyết định của mình
C.Mua bán thất thường khó nói trước, cần đợi thời tới

1
30 tháng 11 2021

1.Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ "trăm khôn nghìn khéo" trong ví dụ sau: "Một người trăm khôn nghìn khéo như bà Hương, chỉ vì cả tin mà mắc phải cái đau đớn ấy, đau đơn mà không dám thở ra." (Tô Hoài). 
A.Chủ ngữ ("Một người trăm không nghìn khéo như bà Hương" là chủ ngữ)
B.Phụ ngữ của cụm danh từ (bổ sung nghĩa cho "một người")
C.Vị ngữ (làm rõ chủ ngữ "bà Hương")
D.Phụ ngữ của cụm danh từ (bổ sung nghĩa cho "bà Hương")
2.Thành ngữ nào sau đây có ý nghĩa “ý tưởng viển vông, thiếu thực tế thiếu tính khả thi”?
A. Đeo nhạc cho mèo
B. Đẽo cày giữa đường
C. Ếch ngồi đáy giếng
D. Thầy bói xem voi
3.Thành ngữ Hán Việt "tứ cố vố thân" có nghĩa là gì? 
A. Không cha mẹ
B. Không gia đình
C. Không người thân, bạn bè bên cạnh, sống cô độc một mình
4.Thành ngữ là gì?
A. Thành ngữ là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
B. Những câu đúc rút kinh nghiệm sống của nhân dân ta
C. Những câu hát thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân
D. Cả 3 đáp án trên
5. Câu thành ngữ nào có nghĩa tương tự với câu "có làm thì mới có ăn"?
A.Ngồi mát ăn bát vàng
B.Muốn ăn thì lăn vào bếp
C.Ăn bún thang cả làng đòi cà cuống
D.Ăn cho no, đo cho thẳng
6.Thành ngữ "mũ ni che tai" có nghĩa là gì?
A. Yên ổn chuyện nhà cửa, nơi ở thì mới có thể yên tâm làm việc tốt được
B. Chỉ sự chở che, bao bọc
C. Cố gắng tìm lấy điều tốt đẹp giữa những thứ đen tối, xấu xa
D. Thờ ơ, bàng quan trước mọi việc đang diễn ra xung quanh
7."Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng" có nghĩa là gì?
A.Gây dựng uy tín, thanh danh rất khó nhưng mang điều tiếng thì dễ vô cùng
B.Mua một thứ quý giá rất khó vì ít người nhường lại, bán đi rất dễ vì thuộc vào quyết định của mình
C.Mua bán thất thường khó nói trước, cần đợi thời tới

30 tháng 11 2021

cám ơn bn

2 tháng 10 2016

a) ý nghĩa : bn bè , gđ phải biết đoàn kết yêu thương nhau

b) Nói lên : bạn bè phải biết đoàn kết

c) Không sợ hãi khi nói bất cứ điều gì

Có lẽ bạn không muốn nghe bất cứ điều gì xấu hay khó chịu về bạn nhưng người bạn tốt nhất của bạn sẽ nói những điều cần để cải thiện bạn. Họ không sợ bạn. Họ chỉ muốn những điều tốt nhất cho bạn . Vì vậy, họ sẽ nói về bất cứ điều gì bạn cần nghe để bạn hoàn thiện .

 Bạn có thể đi chơi vui vẻ với họ

Khi bạn đi chơi với bạn bè không cần lý do, nhưng bạn vẫn chơi vui vẻ thì đó là một dấu hiệu cho thấy họ là những người bạn tốt của bạn. Mọi người cảm thấy tốt khi bạn bè của họ xung quanh. Vui vẻ với họ không cần lý do nào cả.

 Bạn có thể chia sẻ mọi thứ

Mọi người có thể chia sẻ mọi thứ khi có bạn là người bạn tốt. Mọi người đều có những bí mật và không có bất kỳ do dự, bạn có thể chia sẻ với những người có một số khác. Những người bạn tốt không thấy nhàm chán hoặc không ghét bạn sau khi nghe bí mật của bn

Luôn có time cho bn

Nếu có nhiều công việc trong cuộc sống nhưng người bạn tốt luôn luôn có thời gian dành cho bạn. Dù bạn đang ở trong một tâm trạng tốt hay xấu. Họ không tìm thấy lý do để tránh bạn, nhưng trong mọi tình huống họ đứng lên vì bạn.

 Hiểu Bạn

Những người bạn tốt luôn luôn hiểu bạn. Dù bất kì trường hợp nào họ sẽ có ngay bên cạnh bạn. Dù không nói nhiều nhưng họ có thể hiểu được bạn.

 Luôn ủng hộ bạn

Người bạn tốt luôn ủng hộ bạn. Nếu bạn có bất kỳ quyết định hay muốn làm bất cứ điều gì họ sẽ luôn luôn ủng hộ bạn .

Không bao giờ ghen tỵ với bạn

Ghen tỵ là thứ phá vỡ bất kỳ mối quan hệ. Những người bạn tốt luôn hạnh phúc cho bạn. Nếu bạn trở nên thành công hơn trong cuộc sống họ sẽ không bao giờ ghen tị với bạn. Họ sẽ luôn được hạnh phúc và tự hào về thành tích của bạn.

 Gia đình của họ yêu quý bạn

Khi bạn có người bạn tốt xung quanh bạn tất nhiên gia đình của họ sẽ biết về bạn. Và gia đình đó sẽ yêu bạn. Họ sẽ không phân biệt giữa các con của họ và bạn. Bạn giống như một đứa trẻ đối với họ.

 Luôn "trước sau như một"

Những người bạn tốt luôn trung thành với bạn. Họ sẽ không nói dối những gì có thể đến. Họ sẽ không còn nói dối để làm hài lòng bạn. Họ sẽ cố gắng để làm cho bạn hạnh phúc sau khi nghe bất kỳ sự thật cay đắng.

 Tôn trọng bạn

Người bạn tốt luôn luôn có sự kính trọng dành cho nhau. Họ sẽ không bao giờ làm bạn thất vọng Họ hiểu bạn như thế nào bạn đang có và cho bạn sự tôn trọng bạn xứng đáng được hưởng. Họ chấp nhận bạn cho dù bạn là ai.

 Chăm sóc Bạn

Những người bạn tốt quan tâm tới bạn. Nó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng để biết tất cả mọi thứ cùng một lúc về bất kỳ người nào. Họ sẽ mất thời gian để biết quan tâm của bạn và bạn. Họ luôn cho bạn khi bạn cần họ hoặc khi bạn không.

 Cho Bạn Không gian

Khi bạn cần một số không gian riêng , người bạn thân sẽ giúp bạnó. Người bạn tốt sẽ không bao giờ được nản lòng nếu bạn muốn có một số thời gian để được ở một mình. Họ sẽ làm cho mọi việc dễ dàng hơn cho bạn trong từng bước đi.

 Có thể gọi cho bạn bất cứ lúc nào

Những người bạn tốt của bạn có thể gọi bất cứ lúc nào bạn cần bạn. Họ không ngần ngại nói cho bạn biết về bất kỳ vấn đề hoặc niềm vui của họ. Họ có thể chia sẻ bất cứ điều gì với bạn và đưa ra lời khuyên của bạn khi họ cần.

 Nói sai lầm của bạn

Người bạn tốt luôn cố gắng không để làm cho bất kỳ sai lầm của bạn. Nếu bạn thực hiện bất kỳ loại sai lầm mà họ cho bạn biết về nó. Họ cung cấp cho bạn lời khuyên làm thế nào để làm điều đúng. Nhưng nếu bạn không phải đi để lắng nghe họ, họ không tức giận với bạn, nhưng cho phép bạn làm việc của bạn và luôn luôn ở đó đợi em.

 Quan tâm đến hạnh phúc của bạn

Trong thực tế người bạn tốt luôn quan tâm hạnh phúc của nhau. Họ không làm bất cứ điều gì mà làm tổn thương bạn bè của họ. Hạnh phúc của bạn sẽ là ưu tiên hàng đầu cho bạn của bạn

 

 

 

 

7 tháng 10 2016

c) Bạn tốt là:

~~Khi hoạn nạn thì đừng bắn đạn sau lưng~~

~~ Là đứa chửi thẳng mặt không thương tiếc 

 Là Đứa đánh đập mình khi Mình nói sai~~