K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2021

Bài học em rút ra từ nhân vật Dế Mèn là dù có vẻ đẹp cường tráng hay mạnh khỏe tới đâu thì cũng không nên ra vẻ với mọi người xung quanh mà hãy khiêm tốn để được mọi người yêu quý, kính trọng.

25 tháng 11 2021

Bn muốn học thuộcak

30 tháng 12 2023

Em đồng ý với ý kiến của tác giả, vì ở mỗi góc nhìn khác nhau người đọc có thể cảm nhận, xem xét nhân vật dưới một góc độ khác nhau và hiểu về văn bản một cách sâu sắc hơn. Chính vì vậy, khi tìm hiểu văn bản, chúng ta cần tìm hiểu đồng thời theo nhiều cách để hiểu sâu về văn bản.

4 tháng 3 2023

Em đồng ý với ý liến của tác giả, vì ở mỗi góc nhìn khác nhau người đọc có thể cảm nhận, xem xét nhân vật dưới một góc độ khác nhau.

 

 
3 tháng 2 2021

- Ý kiến đó không đúng bởi vì đó là do Dế Mèn xui Dế Choắt đi trêu chị Cốc.

 - Dế Choắt chết là tội của Dế Mèn

=> Em không đồng ý với ý kiến đó vì Dế Mèn là 1 nhân vật nhẫn tâm, vô cảm khi đã để người bạn của mình là Dế Choắt chết. Cuối truyện Dế Choắt để lại cho Dế Mèn cũng như các bạn đọc 1 bài học vô cùng sâu sắc và ý nghĩa nhất

            CHÚC BẠN HỌC TỐT ! 

Có lẽ không một quốc gia, dân tộc nào trên thế giới mong muốn bị xâm lăng, không một ai trong nhân loại thích sống trong cảnh loạn lạc chiến tranh. Bởi vậy, khi quân thù xâm chiếm bờ cõi, không thể làm làm gì khác ngoài đứng lên đấu tranh. Và những chiến thắng hào hùng trước kẻ xâm lăng luôn là niềm tự hào, là động lực và ý chí để nhân dân các dân tộc bị áp bức để đấu tranh. Bài thơ “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải như một khúc ca khải hoàn về hào khí chiến thắng và khát vọng hoà bình ấy. 

“Chương Dương cướp giáo giặc

 Hàm Tử bắt quân thù”

Chương Dương và Hàm Tử là hai trận địa diễn ra cuộc chiến ác liệt của quân dân nhà Trần với quân xâm lược Mông Nguyên. Hai chiến thắng ấy là những chiến công hiển hách, lẫy lừng, vang tiếng bốn phương của nhân dân đã làm thay đổi tình thế giữa ta và địch. Quân ta từ thế bị động, sang thế tấn công để giành thắng lợi. Hai câu thơ chỉ mười tiếng thôi mà âm hưởng vang dội núi sông, như hiện lên trước mắt người đọc cả cuộc chiến ác liệt, có tiếng hô vang, tiếng trống chiêng dội non sông. “Cướp giáo giặc”, “bắt quân thù” - tư thế hiên ngang, oai phong trong trận chiến, bản lĩnh và uy quyền, oai phong lẫm liệt. Hào khí chiến trận như hào khí Đông A của con dân đời Trần vậy - đồng lòng, quyết chí vì nghĩa lớn với tinh thần quyết thắng không gì có thể lay chuyển nổi.  Câu thơ ngập tràn niềm vui niềm hứng khởi, hân hoan trong chiến thắng vẻ vang.

Khi đã giành chiến thắng, trải qua những vất vả và gian nan, hơn bao giờ hết ta lại càng trân trọng và khát vọng hoà bình. Và tinh thần, niềm khát khao mãnh liệt ấy được Trần Quang Khải thể hiện trong hai câu cuối: 

“Thái bình tu trí lực

Vạn cổ thử giang san”

Sau bao đau khổ, đổ biết bao máu và nước mắt, hàng ngàn tính mạng phải đánh đổi, ta lại càng trân quý hơn thời khắc hoà bình, tự do. Tác giả đã nhắn nhủ đến quân thần, đến nhân dân về ý thức bảo vệ dân tộc, cùng nhau đồng lòng góp sức xây dựng đất nước phát triển trong thái bình thịnh trị để cho đất nước mãi ngàn năm được trường tồn, bền vững. Niềm mong ước của tác giả như thay lời muốn nói cho ước nguyện của nhân dân. Sự trăn trở của muôn người về việc xây dựng, kiến thiết nước nhà tốt đẹp ngàn năm.

Hào khí chiến thắng và khát vọng hoà bình là tư tưởng chủ đạo âm vang xuyên suốt tác phẩm. Bài thơ tuy ngắn nhưng ý nghĩa đong đầy, chứa đựng ước mong, suy nghĩ của một tư tưởng lớn, một nhân cách lớn.