K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 4 2018

Trong các bài thơ viết về Bác Hồ, Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một bài thơ đặc sắc, gây cho em nhiều xúc động nhất. Bao trùm toàn bài thơ là niềm thương cảm vô hạn, lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ vĩ đại.

Câu thơ mở đầu "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" như một lời nói nghẹn ngào của đứa con đi xa trở về thăm viếng hương hồn Bác Hồ kính yêu. Tình cảm ấy là tình cảm chung của đồng bào và chiến sĩ miền Nam đối với lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Nhà thơ đứng lặng đi, trầm ngâm từ phía xa nhìn lăng Bác. Hàng tre để lại cho anh nhiều cảm xúc và liên tưởng thấm thía. Màu tre xanh thân thuộc của làng quê Việt Nam luôn luôn gắn bó với tâm hồn của Bác. Bác đã "đi xa "nhưng tâm hồn Bác vẫn gắn bó thiết tha với quê hương xứ sở:

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Cây tre, "hàng tre xanh xanh"... "đứng thẳng hàng" ẩn hiện thấp thoáng trước lăng Bác. Cây tre đã được nhân hóa như biểu tượng ca ngợi dáng đứng của con người Việt Nam: kiên cường, bất khuất, mộc mạc, thanh cao... Hình ảnh cây tre trong lời thơ của Viễn Phương biểu thị niềm tự hào dân tộc làm cho mỗi chúng ta cảm nhận sâu sắc về phẩm chất cao quý của Bác Hồ cũng như của con người Việt Nam trong bốn nghìn năm lịch sử.

Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại có nhiều bài thơ nói đến hình ảnh mặt trời: "Mặt trời chân lí chói qua tim "( Từ ấy - Tố Hữu). "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi - Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng" (Nguyễn Khoa Điềm). Viễn Phương có một lối nói rất hay và sáng tạo, đem đến cho em nhiều liên tưởng thú vị:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

                                                       Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.                                                                  

Ở đây "mặt trời... rất đỏ" là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho đạo đức, lòng yêu nước, tinh thần cách mạng sáng ngời của Bác. Mặt trời thiên nhiên thì vĩnh hằng cũng tựa như tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ đời đời bất tử.

Viễn Phương đã ví dòng người vô tận đến viếng lăng Bác như "Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ".Mỗi người Việt Nam đến viếng Bác với tất cả tấm lòng kính yêu và biết ơn vô hạn. Ai cũng muốn đến dâng lên Người những thành tích tốt đẹp, những bông hoa tươi thắm nảy nở trong sản xuất, chiến đấu và học tập. Hương hoa của hồn người, hương hoa của đất nước kính dâng Người. Cách nói của Viễn Phương rất hay và xúc động: lòng thương tiếc, kính yêu Bác Hồ gắn liền với niềm tự hào của nhân dân ta - nhớ Bác và làm theo Di chúc của Bác.

Khổ cuối, cảm xúc thơ dồn nén, sâu lắng, làm xúc động lòng em. Lời hứa thiêng liêng của nhà thơ đối với hương hồn Bác trước khi trở lại miền Nam thật vô cùng chân thành. Câu mở đầu nhà thơ viết: "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác"... đến đây, anh lại nghẹn ngào nói: "Mai về miền Nam thương trào nước mắt"... Biết bao lưu luyến, buồn thương! Ra về trong muôn dòng lệ "thương trào nước mắt". Xúc động tột cùng, nhà thơ muốn hóa thân làm "con chim hót", làm "đóa hoa tỏa hương", làm "cây tre trung hiếu" để được đền ơn đáp nghĩa, để được mãi mãi sống bên Người. Ba lần nhà thơ nhấc lại hai chữ "muốn làm" như  thế giọng thơ trở nên thiết tha, cảm động. Những câu thơ của Viễn Phương vừa giàu hình tượng vừa dào dạt biểu cảm, đã khơi gợi trong tâm hồn em bao tình thương tiếc và biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu. Trong câu thơ của Viễn Phương tuy có tiếng khóc nhưng không làm cho chúng ta bi lụy, yếu mềm, trái lại, nó đã nâng cánh tâm hồn chúng ta:

Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi

Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn"

(Bác ơi - Tố Hữu)

 Ai cũng cảm thấy phải sống xứng đáng, phải sống đẹp để trở thành"cây tre trung hiếu"của đất nước quê hương:

Mai về miền Nam, thương trào nước mắt,

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác,

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây,

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

"Cây tre trung hiếu" là một hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo, thể hiện đạo lí sáng ngời của con người Việt Nam tận trung với nước, tận hiếu với dân, đời đời trung thành với sự nghiệp cách mạng của Bác.

    Bác Hồ đã đi xa, nhưng hình ảnh Bác, sự nghiệp cách mạng và công đức của Bác vẫn sống mãi trong tâm hồn dân tộc. Bài thơ của Viễn Phương đã thể hiên rất hay và chân thành tình cảm của hàng triệu con người Việt Nam đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/cam-nhan-ve-bai-tho-vieng-lang-bac-cua-vien-phuong-c36a966.html#ixzz5DyXq6xlsTrong các bài thơ viết về Bác Hồ, Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một bài thơ đặc sắc, gây cho em nhiều xúc động nhất. Bao trùm toàn bài thơ là niềm thương cảm vô hạn, lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ vĩ đại.

Câu thơ mở đầu "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" như một lời nói nghẹn ngào của đứa con đi xa trở về thăm viếng hương hồn Bác Hồ kính yêu. Tình cảm ấy là tình cảm chung của đồng bào và chiến sĩ miền Nam đối với lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Nhà thơ đứng lặng đi, trầm ngâm từ phía xa nhìn lăng Bác. Hàng tre để lại cho anh nhiều cảm xúc và liên tưởng thấm thía. Màu tre xanh thân thuộc của làng quê Việt Nam luôn luôn gắn bó với tâm hồn của Bác. Bác đã "đi xa "nhưng tâm hồn Bác vẫn gắn bó thiết tha với quê hương xứ sở:

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Cây tre, "hàng tre xanh xanh"... "đứng thẳng hàng" ẩn hiện thấp thoáng trước lăng Bác. Cây tre đã được nhân hóa như biểu tượng ca ngợi dáng đứng của con người Việt Nam: kiên cường, bất khuất, mộc mạc, thanh cao... Hình ảnh cây tre trong lời thơ của Viễn Phương biểu thị niềm tự hào dân tộc làm cho mỗi chúng ta cảm nhận sâu sắc về phẩm chất cao quý của Bác Hồ cũng như của con người Việt Nam trong bốn nghìn năm lịch sử.

Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại có nhiều bài thơ nói đến hình ảnh mặt trời: "Mặt trời chân lí chói qua tim "( Từ ấy - Tố Hữu). "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi - Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng" (Nguyễn Khoa Điềm). Viễn Phương có một lối nói rất hay và sáng tạo, đem đến cho em nhiều liên tưởng thú vị:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

                                                       Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.                                                                  

Ở đây "mặt trời... rất đỏ" là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho đạo đức, lòng yêu nước, tinh thần cách mạng sáng ngời của Bác. Mặt trời thiên nhiên thì vĩnh hằng cũng tựa như tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ đời đời bất tử.

Viễn Phương đã ví dòng người vô tận đến viếng lăng Bác như "Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ".Mỗi người Việt Nam đến viếng Bác với tất cả tấm lòng kính yêu và biết ơn vô hạn. Ai cũng muốn đến dâng lên Người những thành tích tốt đẹp, những bông hoa tươi thắm nảy nở trong sản xuất, chiến đấu và học tập. Hương hoa của hồn người, hương hoa của đất nước kính dâng Người. Cách nói của Viễn Phương rất hay và xúc động: lòng thương tiếc, kính yêu Bác Hồ gắn liền với niềm tự hào của nhân dân ta - nhớ Bác và làm theo Di chúc của Bác.

Khổ cuối, cảm xúc thơ dồn nén, sâu lắng, làm xúc động lòng em. Lời hứa thiêng liêng của nhà thơ đối với hương hồn Bác trước khi trở lại miền Nam thật vô cùng chân thành. Câu mở đầu nhà thơ viết: "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác"... đến đây, anh lại nghẹn ngào nói: "Mai về miền Nam thương trào nước mắt"... Biết bao lưu luyến, buồn thương! Ra về trong muôn dòng lệ "thương trào nước mắt". Xúc động tột cùng, nhà thơ muốn hóa thân làm "con chim hót", làm "đóa hoa tỏa hương", làm "cây tre trung hiếu" để được đền ơn đáp nghĩa, để được mãi mãi sống bên Người. Ba lần nhà thơ nhấc lại hai chữ "muốn làm" như  thế giọng thơ trở nên thiết tha, cảm động. Những câu thơ của Viễn Phương vừa giàu hình tượng vừa dào dạt biểu cảm, đã khơi gợi trong tâm hồn em bao tình thương tiếc và biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu. Trong câu thơ của Viễn Phương tuy có tiếng khóc nhưng không làm cho chúng ta bi lụy, yếu mềm, trái lại, nó đã nâng cánh tâm hồn chúng ta:

Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi

Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn"

(Bác ơi - Tố Hữu)

 Ai cũng cảm thấy phải sống xứng đáng, phải sống đẹp để trở thành"cây tre trung hiếu"của đất nước quê hương:

Mai về miền Nam, thương trào nước mắt,

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác,

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây,

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

"Cây tre trung hiếu" là một hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo, thể hiện đạo lí sáng ngời của con người Việt Nam tận trung với nước, tận hiếu với dân, đời đời trung thành với sự nghiệp cách mạng của Bác.

    Bác Hồ đã đi xa, nhưng hình ảnh Bác, sự nghiệp cách mạng và công đức của Bác vẫn sống mãi trong tâm hồn dân tộc. Bài thơ của Viễn Phương đã thể hiên rất hay và chân thành tình cảm của hàng triệu con người Việt Nam đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh.


 

27 tháng 4 2018

Trong các bài thơ viết về Bác Hồ, Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một bài thơ đặc sắc, gây cho em nhiều xúc động nhất. Bao trùm toàn bài thơ là niềm thương cảm vô hạn, lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ vĩ đại.

Câu thơ mở đầu "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" như một lời nói nghẹn ngào của đứa con đi xa trở về thăm viếng hương hồn Bác Hồ kính yêu. Tình cảm ấy là tình cảm chung của đồng bào và chiến sĩ miền Nam đối với lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Nhà thơ đứng lặng đi, trầm ngâm từ phía xa nhìn lăng Bác. Hàng tre để lại cho anh nhiều cảm xúc và liên tưởng thấm thía. Màu tre xanh thân thuộc của làng quê Việt Nam luôn luôn gắn bó với tâm hồn của Bác. Bác đã "đi xa "nhưng tâm hồn Bác vẫn gắn bó thiết tha với quê hương xứ sở:

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Cây tre, "hàng tre xanh xanh"... "đứng thẳng hàng" ẩn hiện thấp thoáng trước lăng Bác. Cây tre đã được nhân hóa như biểu tượng ca ngợi dáng đứng của con người Việt Nam: kiên cường, bất khuất, mộc mạc, thanh cao... Hình ảnh cây tre trong lời thơ của Viễn Phương biểu thị niềm tự hào dân tộc làm cho mỗi chúng ta cảm nhận sâu sắc về phẩm chất cao quý của Bác Hồ cũng như của con người Việt Nam trong bốn nghìn năm lịch sử.

Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại có nhiều bài thơ nói đến hình ảnh mặt trời: "Mặt trời chân lí chói qua tim "( Từ ấy - Tố Hữu). "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi - Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng" (Nguyễn Khoa Điềm). Viễn Phương có một lối nói rất hay và sáng tạo, đem đến cho em nhiều liên tưởng thú vị:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

                                                       Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.                                                                  

Ở đây "mặt trời... rất đỏ" là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho đạo đức, lòng yêu nước, tinh thần cách mạng sáng ngời của Bác. Mặt trời thiên nhiên thì vĩnh hằng cũng tựa như tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ đời đời bất tử.

Viễn Phương đã ví dòng người vô tận đến viếng lăng Bác như "Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ".Mỗi người Việt Nam đến viếng Bác với tất cả tấm lòng kính yêu và biết ơn vô hạn. Ai cũng muốn đến dâng lên Người những thành tích tốt đẹp, những bông hoa tươi thắm nảy nở trong sản xuất, chiến đấu và học tập. Hương hoa của hồn người, hương hoa của đất nước kính dâng Người. Cách nói của Viễn Phương rất hay và xúc động: lòng thương tiếc, kính yêu Bác Hồ gắn liền với niềm tự hào của nhân dân ta - nhớ Bác và làm theo Di chúc của Bác.

Khổ cuối, cảm xúc thơ dồn nén, sâu lắng, làm xúc động lòng em. Lời hứa thiêng liêng của nhà thơ đối với hương hồn Bác trước khi trở lại miền Nam thật vô cùng chân thành. Câu mở đầu nhà thơ viết: "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác"... đến đây, anh lại nghẹn ngào nói: "Mai về miền Nam thương trào nước mắt"... Biết bao lưu luyến, buồn thương! Ra về trong muôn dòng lệ "thương trào nước mắt". Xúc động tột cùng, nhà thơ muốn hóa thân làm "con chim hót", làm "đóa hoa tỏa hương", làm "cây tre trung hiếu" để được đền ơn đáp nghĩa, để được mãi mãi sống bên Người. Ba lần nhà thơ nhấc lại hai chữ "muốn làm" như  thế giọng thơ trở nên thiết tha, cảm động. Những câu thơ của Viễn Phương vừa giàu hình tượng vừa dào dạt biểu cảm, đã khơi gợi trong tâm hồn em bao tình thương tiếc và biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu. Trong câu thơ của Viễn Phương tuy có tiếng khóc nhưng không làm cho chúng ta bi lụy, yếu mềm, trái lại, nó đã nâng cánh tâm hồn chúng ta:

Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi

Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn"

(Bác ơi - Tố Hữu)

 Ai cũng cảm thấy phải sống xứng đáng, phải sống đẹp để trở thành"cây tre trung hiếu"của đất nước quê hương:

Mai về miền Nam, thương trào nước mắt,

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác,

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây,

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

"Cây tre trung hiếu" là một hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo, thể hiện đạo lí sáng ngời của con người Việt Nam tận trung với nước, tận hiếu với dân, đời đời trung thành với sự nghiệp cách mạng của Bác.

    Bác Hồ đã đi xa, nhưng hình ảnh Bác, sự nghiệp cách mạng và công đức của Bác vẫn sống mãi trong tâm hồn dân tộc. Bài thơ của Viễn Phương đã thể hiên rất hay và chân thành tình cảm của hàng triệu con người Việt Nam đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh.

21 tháng 12 2019

Hình ảnh nhân hóa sinh động giàu sức biểu cảm "cây tre trung hiếu" gợi lên hình ảnh những người con trung kiên, hiếu nghĩa, một lòng vì nước vì dân. Tác giả nguyện sống xứng đáng là người con trung hiếu của dân tộc. Lời hứa đó thể hiện tình cảm thành kính thiêng liêng của người con miền Nam và của nhân dân cả nước thành tâm hướng về Bác vô hạn.

Học tốt !

Chúc cậu năm mới nhận được nhiều tiền lì xì nhé !

Cậu có theertham gia team tớ đc ko nếu đc thì kết bạn nhé!

4 tháng 1 2022

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

19 tháng 11 2021

Tham Khảo 

Khổ thơ đầu đã diễn tả tâm trạng của người chiến sĩ vào lúc nghỉ chân ở xóm nhỏ

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ

"Cục....cục tác cục ta"

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Trong một ngôi xóm nhỏ vào ban trưa,tiếng gà nhảy ổ quen thuộc vang lên làm người chiến sĩ bồi hồi,xúc động."Cục..cục tác cục ta"-câu thơ ghi âm lại tiếng gà trưa mới thực,mới sống động làm sao! Ở ba câu thơ tiếp theo,từ "nghe" được điệp lại ba lần,đồng thời cũng là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.Tiếng gà xua tan đi cái nắng chói chang,gay gắt của trưa hè.Tiếng gà làm dịu bớt đi sự mệt mỏi,nhọc nhằn của người chiến sĩ.Và hơn thế nữa,tiếng gà đã gợi dậy những cảm xúc về kỉ niệm đẹp đẽ thưở ấu thơ của Xuân Quỳnh.Tiếng gà thật kì diệu,tài tình biết mấy! Đọc các dòng thơ,lòng tôi trào dâng sự bồi hồi ở sâu thẳm đáy lòng

16 tháng 12 2021

Khổ thơ cuối bài thơ " tiếng gà trưa" là động lực ý chí chiến đấu của nhân vật trữ tình . Tiếng gà trưa khơi lên ngọn lửa yêu nước nhiệt thành biểu hiện cao độ của nó là ý chí quyết tâm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ xóm lang , bảo vệ bà , bảo vệ cuộc sống thanh bình của nhân dân , bảo vệ những điều đẹp đẽ và thiêng liêng trong kí ức .

              "Vì tiếng gà cục tác

                Ổ trứng hồng tuổi thơ"

Đây là hình ảnh kết thúc bài thơ đẹp mang nhiều ý nghĩa khái quát rất sâu sắc , đó là ước mơ tuổi thơ đã đi vào giấc ngủ đẹp vs ổ trứng hồng , đó là hạnh phúc nhỏ bé giản dị mà trong lành tinh khiết của trẻ em vùng nông thôn VN thời chiến tranh gian khổ . Điệp từ " vì" nhắc lại 4 lần nêu cao mục đích chiến đấu cụ thể rõ ràng . Vì tổ quốc , vì nhân dân trong đó có ng bà của mik , lời thơ tâm tình như 1 lời tâm sự hướng về ng bà thân yêu vừa là lời tự nhủ mik hãy quyết chí đấu tranh bảo vệ hòa bình đất nước . Đoạn thơ hay , xúc động bởi nó là sự hòa quyện thắm đượm tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước !!!!

16 tháng 12 2021

câu này mik báo cáo nha!

4 tháng 12 2016

Cảm nhận của e về khổ thơ cuối là ns về lòng yêu nước , yêu những sắc hồng trứng , yêu bà , yêu quê hương của mink . Ns về tương lai ng cháu sẽ chở thành một ng có ích một người có tấm lòng và nhờ ơn dạy dỗ , tình yêu thương bao la vô bờ bến của bà đã lm cho người cháu có tấm lòng như vậy . Ng cháu cng bt cảm ơn tình cảm của bà và bt ơn bà vì đã nuôi lớn mik để chở thành ng có ích , ng giúp đỡ non sông và tuổi thơ vẫn mãi luôn bên cạnh ng cháu đi trên chặng đường phía trước.

11 tháng 12 2016
Cháu chiến đấu hôm nayVì lòng yêu Tổ quốcVì xóm làng thân thuộcBà ơi, cũng vì bàVì tiếng gà cục tácỔ trứng hồng tuổi thơ Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày; ấy vậy mà nó lại gây xúc động sâu xa bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.
20 tháng 12 2016

Ngoài tập Nhật ký trong tù, Hồ Chí Minh còn để lại nhiều bài thơ chữ Hán và thơ tiếng Việt. Thơ của Bác phong phú, đẹp đẽ, chứa chan tình yêu nước thương dân. Bác cũng có viết một số bài thơ cảm hứng trữ tình nói về tình yêu thiên nhiên trong đó đẹp nhất có lẽ là những vần thơ viết về trăng như Hoài Thanh nhận xét:

Thơ Bác đầy trăng.

Thơ Bác đầy trâng – Thơ trong tù, thơ chiến khu… có nhiều bài, nhiều câu thơ nói về vầng trăng xinh đẹp và trữ tình.

Trước hết nói về trăng trong Nhật ký trong tù. Ngắm trăng là bài thơ tuyệt tác. Trong ngục tối, nhà thơ không có rượu, có hoa để thưởng trăng. Trăng như một người bạn thân từ phương trời xa, vượt qua song sắt nhà tù đến thăm Bác. Trăng được nhân hóa tuyệt đẹp: có ánh mắt và tâm hồn. Vượt lên mọi cơ cực của cảnh tù đày, Bác say sưa ngắm vầng trăng. Trăng với Bác lặng lẽ nhìn nhau, cảm động. Bài thơ ghi lại một tư thế ngắm trăng hiếm thấy: Một tâm hồn tha thiết yêu thiên nhiên, tạo vật, một phong thái ung dung tự tại của nhà thơ – chiến sĩ. Trăng hữu tình nên thơ. Trăng với người tù cảm thông chan hòa trong mối tình tri kỷ:

Người ngắm trăng soi ngoài của sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Ngắm trăng đã phản ánh tinh thần lạc quan và khát vọng sông hướng về ánh sáng, tự do của Bác trong cảnh tù đày.

Tiếp theo là những bài thơ về trăng chiến khu của Bác. Có gì đẹp hơn gió núi, trăng ngàn? Rằm thảng giêng một bài thơ trăng kỳ diệu. Hai câu đầu là cảnh trăng xuân sông nước.. Một màu xanh bao la bát ngát: sông xuân, nước xuân, trời xuân lung linh dưới vầng trăng đêm Nguyên tiêu. Ba chữ xuân trong nguyên tác là một gam màu nhẹ sáng và tươi mát.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên

Dịch thơ là:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Hai câu thơ cuối ghi lại công việc của Bác trong đêm rằm tháng Giêng: giữa nơi khói sóng của dòng sông, Bác bàn bạc việc quân để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Nửa đêm, con thuyền chở đầy ánh trăng vàng quay về bến:

Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Con thuyền của lãnh tụ trở thành con thuyền của thi nhân chở đầy ánh trăng vàng. Sự xuất hiện của vầng trăng cho ta thấy một hồn thơ tuyệt đẹp: Trong khói lửa chiến tranh ác liệt, căng thẳng, bận rộn việc quân, việc nước, nhưng Bác vẫn ung dung, lạc quan, yêu đời. Nguyệt mãn thuyền (trăng đầy thuyền) là một hình tượng thơ cổ kính, mỹ lệ rất độc đáo.

Có vầng trăng bơi theo con thuyền của lãnh tụ trên dòng sông Đáy mênh mang giữa núi rừng chiến khu Việt Bắc: Sao đưa thuyền chạy, thuyền chở trăng theo (Đi thuyền trên sông Đáy). Có vầng trăng đến đòi thơ như bạn tri âm, cùng Bác chia vui tin thắng trận. Trăng xuất hiện thì chuông lầu đêm thu reo lên, tin vui thắng trận dồn dập báo về… Cái đẹp gắn liền với niềm vui. Trong cảnh tù đày, trăng đã đến với Bác thì trong máu lửa chiến tranh, trong niềm vui thắng trận, trăng cũng không thể nào vắng bóng?

    

Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau.
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu,
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về.
(Tin thắng trận – 1948)

Có vầng trăng thu dát vàng núi rừng đêm khuya, cổ thụ, ngàn hoa hiện lên dưới vầng trăng làm cho cảnh khuya đẹp như vẽ. Thi nhân thao thức ngắm vầng trăng, nghe tiếng suối chảy trong như tiếng hát xa, lòng bồi hồi, xúc động:

Tiêng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa;
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Thiếu nhi, lớp măng non của dân tộc không thể nào quên vầng trăng thu thuở ấy… Bác yêu thương các cháu cho nên khi ngắm trăng Trung thu, Bác lại nhớ các cháu gần xa. Tấm lòng của Bác như vầng trăng thu ngời sáng:

Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng.

Có vầng trăng ước hẹn một ngày mai chiến thắng. Nước nhà độc lập, thanh bình, Bác thanh thản trở về cuộc sống bình dị:

Kháng chiến thành công ta trở lại,
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.
(Cảnh rừng Việt Bắc)

Kể sao hết vầng trăng trong thơ Bác Hồ, bởi lẽ Thơ Bác đầy trăng.

Thơ Bác đầy trăng, trăng tròn, trăng sáng, trăng trên mọi nẻo đường Bác đã đi qua. Có vầng trăng trong cảnh tù đày. Có vầng trăng kháng chiến. Có vầng trăng thanh bình. Bác nói nhiều về trăng thu. Bác yêu thiên nhiên, sống lạc quan yêu đời cho nên tâm hồn Bác lúc nào cũng hướng về ánh sáng, về cái đẹp. Trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng, là bạn tri âm của tao nhân mặc khách. Bác là một nhà thơ yêu trăng.

Ca dao, dân ca, thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến… có nhiều bài tuyệt tác nói về trăng. Thơ Đường nổi bật nhất là thơ Lý Bạch, dào dạt ánh trăng.

Bác Hồ đã kế thừa tinh hoa thơ ca cổ để viết nên những bài thơ trăng kiệt tác.

Trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, của non xanh nước biếc. Bác yêu trăng, viết nhiều thơ về trăng vì Bác giàu lòng yêu thương con người. Trăng trong thơ Bác chiếu sáng một tấm lòng thiết tha, gắn bó đối với thiên nhiên tạo vật, đối với nhân dân và đất nước quê hương.

Trăng đã góp phần làm cho thơ Bác thêm đặc sắc. Thơ Bác đã vừa thực vừa mộng, vừa mang màu sắc cổ điển vừa mới mẻ hiện đại, đậm đà thi vị. Trăng đã góp phần tạo nên gương mặt, bản sắc và tính thẩm mỹ trong thơ Bác.

Cuộc đời không thể thiếu vầng tráng. Đọc thơ trăng của Bác Hồ, tâm hồn mỗi chúng ta thêm giàu có, trong sáng, biết hướng tới ngày mai, vươn tới ánh sáng mà đi lên phía trước. Chúng ta càng yều thêm cảnh trí non sông.

Yêu cái đẹp trong thơ trăng của Bác, cái đẹp trong thơ trăng cổ nhân, chúng ta học tập tình yêu nước, thương dân của Bác. Ước sao đất nước mãi mãi tỏa sáng vầng trăng thanh bình, trăng thu tròn và đẹp cho tuổi thơ, trăng đến với mọi người, mọi nhà trong ấm no, hạnh phúc

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

20 tháng 12 2016

Ngoài tập Nhật ký trong tù, Hồ Chí Minh còn để lại nhiều bài thơ chữ Hán và thơ tiếng Việt. Thơ của Bác phong phú, đẹp đẽ, chứa chan tình yêu nước thương dân. Bác cũng có viết một số bài thơ cảm hứng trữ tình nói về tình yêu thiên nhiên trong đó đẹp nhất có lẽ là những vần thơ viết về trăng như Hoài Thanh nhận xét:

Thơ Bác đầy trăng.

Thơ Bác đầy trâng – Thơ trong tù, thơ chiến khu… có nhiều bài, nhiều câu thơ nói về vầng trăng xinh đẹp và trữ tình.

Trước hết nói về trăng trong Nhật ký trong tù. Ngắm trăng là bài thơ tuyệt tác. Trong ngục tối, nhà thơ không có rượu, có hoa để thưởng trăng. Trăng như một người bạn thân từ phương trời xa, vượt qua song sắt nhà tù đến thăm Bác. Trăng được nhân hóa tuyệt đẹp: có ánh mắt và tâm hồn. Vượt lên mọi cơ cực của cảnh tù đày, Bác say sưa ngắm vầng trăng. Trăng với Bác lặng lẽ nhìn nhau, cảm động. Bài thơ ghi lại một tư thế ngắm trăng hiếm thấy: Một tâm hồn tha thiết yêu thiên nhiên, tạo vật, một phong thái ung dung tự tại của nhà thơ – chiến sĩ. Trăng hữu tình nên thơ. Trăng với người tù cảm thông chan hòa trong mối tình tri kỷ:

Người ngắm trăng soi ngoài của sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Ngắm trăng đã phản ánh tinh thần lạc quan và khát vọng sông hướng về ánh sáng, tự do của Bác trong cảnh tù đày.

Tiếp theo là những bài thơ về trăng chiến khu của Bác. Có gì đẹp hơn gió núi, trăng ngàn? Rằm thảng giêng một bài thơ trăng kỳ diệu. Hai câu đầu là cảnh trăng xuân sông nước.. Một màu xanh bao la bát ngát: sông xuân, nước xuân, trời xuân lung linh dưới vầng trăng đêm Nguyên tiêu. Ba chữ xuân trong nguyên tác là một gam màu nhẹ sáng và tươi mát.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên

Dịch thơ là:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Hai câu thơ cuối ghi lại công việc của Bác trong đêm rằm tháng Giêng: giữa nơi khói sóng của dòng sông, Bác bàn bạc việc quân để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Nửa đêm, con thuyền chở đầy ánh trăng vàng quay về bến:

Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Con thuyền của lãnh tụ trở thành con thuyền của thi nhân chở đầy ánh trăng vàng. Sự xuất hiện của vầng trăng cho ta thấy một hồn thơ tuyệt đẹp: Trong khói lửa chiến tranh ác liệt, căng thẳng, bận rộn việc quân, việc nước, nhưng Bác vẫn ung dung, lạc quan, yêu đời. Nguyệt mãn thuyền (trăng đầy thuyền) là một hình tượng thơ cổ kính, mỹ lệ rất độc đáo.

Có vầng trăng bơi theo con thuyền của lãnh tụ trên dòng sông Đáy mênh mang giữa núi rừng chiến khu Việt Bắc: Sao đưa thuyền chạy, thuyền chở trăng theo (Đi thuyền trên sông Đáy). Có vầng trăng đến đòi thơ như bạn tri âm, cùng Bác chia vui tin thắng trận. Trăng xuất hiện thì chuông lầu đêm thu reo lên, tin vui thắng trận dồn dập báo về… Cái đẹp gắn liền với niềm vui. Trong cảnh tù đày, trăng đã đến với Bác thì trong máu lửa chiến tranh, trong niềm vui thắng trận, trăng cũng không thể nào vắng bóng?

    

Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau.
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu,
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về.
(Tin thắng trận – 1948)

Có vầng trăng thu dát vàng núi rừng đêm khuya, cổ thụ, ngàn hoa hiện lên dưới vầng trăng làm cho cảnh khuya đẹp như vẽ. Thi nhân thao thức ngắm vầng trăng, nghe tiếng suối chảy trong như tiếng hát xa, lòng bồi hồi, xúc động:

Tiêng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa;
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Thiếu nhi, lớp măng non của dân tộc không thể nào quên vầng trăng thu thuở ấy… Bác yêu thương các cháu cho nên khi ngắm trăng Trung thu, Bác lại nhớ các cháu gần xa. Tấm lòng của Bác như vầng trăng thu ngời sáng:

Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng.

Có vầng trăng ước hẹn một ngày mai chiến thắng. Nước nhà độc lập, thanh bình, Bác thanh thản trở về cuộc sống bình dị:

Kháng chiến thành công ta trở lại,
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.
(Cảnh rừng Việt Bắc)

Kể sao hết vầng trăng trong thơ Bác Hồ, bởi lẽ Thơ Bác đầy trăng.

Thơ Bác đầy trăng, trăng tròn, trăng sáng, trăng trên mọi nẻo đường Bác đã đi qua. Có vầng trăng trong cảnh tù đày. Có vầng trăng kháng chiến. Có vầng trăng thanh bình. Bác nói nhiều về trăng thu. Bác yêu thiên nhiên, sống lạc quan yêu đời cho nên tâm hồn Bác lúc nào cũng hướng về ánh sáng, về cái đẹp. Trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng, là bạn tri âm của tao nhân mặc khách. Bác là một nhà thơ yêu trăng.

Ca dao, dân ca, thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến… có nhiều bài tuyệt tác nói về trăng. Thơ Đường nổi bật nhất là thơ Lý Bạch, dào dạt ánh trăng.

Bác Hồ đã kế thừa tinh hoa thơ ca cổ để viết nên những bài thơ trăng kiệt tác.

Trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, của non xanh nước biếc. Bác yêu trăng, viết nhiều thơ về trăng vì Bác giàu lòng yêu thương con người. Trăng trong thơ Bác chiếu sáng một tấm lòng thiết tha, gắn bó đối với thiên nhiên tạo vật, đối với nhân dân và đất nước quê hương.

Trăng đã góp phần làm cho thơ Bác thêm đặc sắc. Thơ Bác đã vừa thực vừa mộng, vừa mang màu sắc cổ điển vừa mới mẻ hiện đại, đậm đà thi vị. Trăng đã góp phần tạo nên gương mặt, bản sắc và tính thẩm mỹ trong thơ Bác.

Cuộc đời không thể thiếu vầng tráng. Đọc thơ trăng của Bác Hồ, tâm hồn mỗi chúng ta thêm giàu có, trong sáng, biết hướng tới ngày mai, vươn tới ánh sáng mà đi lên phía trước. Chúng ta càng yều thêm cảnh trí non sông.

Yêu cái đẹp trong thơ trăng của Bác, cái đẹp trong thơ trăng cổ nhân, chúng ta học tập tình yêu nước, thương dân của Bác. Ước sao đất nước mãi mãi tỏa sáng vầng trăng thanh bình, trăng thu tròn và đẹp cho tuổi thơ, trăng đến với mọi người, mọi nhà trong ấm no, hạnh phúc

Tham khảo nha , chúc bn hok tốt !