K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Vào thế kỉ XVII ở nước ta xuất hiện một số thành thị vì:

- Chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài đều cho thương nhân vào buôn bán tấp nập, các thuyền buôn nước ngoài đến đông và thành lập nên các thương điếm => thương nghiệp trong và ngoài nước đều phát triển mạnh.

- Thủ công nghiệp Việt Nam cũng phát triển, tụ họp buôn bán ở một nơi có vị trí địa lý thuận lợi, càng ngày càng đông nên hình thành các đô thị sầm uất.

=> Xuất hiện một số thành thị. Ngoài Thăng Long (Kẻ Chợ) với 36 phố phường còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (thành phố Hồ Chí Minh),…


MK NGHĨ CÂU ĐÓ LÀ TRL CỦA CÂU 3. MK KO CHÁC DO MK CX MỚI BT CÁI MA TRẬN NÊN TÌM TRÊN MẠNG

GOOD LUCK

10 tháng 3 2016

 Đàng ngoài có sự mâu thuẫn lớn giữa nông dân với địa chủ trong thời phong kiến gay gắt. Vua , quan , bộ máy chính quyền nhà nc bỏ mạc dân. Triều đình rối loạn, quan lại cậy thế ức hiếp dân, vơ vét của cải...

đàng trong thì nhân dân tin tưởng vào vua chúa, đời sống kinh tế phát triển ổn định

29 tháng 3 2019

Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước (cuối thế kỷ XVIII). - Giữa TK XVIII CĐPK suy yếu, khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân bùng nổ. - 1771 khởi nghĩa nông dân bùng nổ. - 1771 khởi nghĩa nông dân bùng nổ ở Tây Sơn-Bình Định. Từ một cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thành PT lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong. - Từ 1786 đến 1788 PT Tây Sơn lần lượt đánh đổ tập đoàn PK Trịnh - Lê, thống nhất đất nước. - Giải phóng dân nhân khỏi chế độ phong kiến thối nát thời Trịnh-Lê - Mở ra thời kì vàng son trong lịch sử nước ta - Làm huỷ diệt âm mưu xâm lược của các nước khác đối với nước ta - Nền khinh tế phát triển trở lại, nhân dân ấm no sung sướng, có nhiều quyền lợi và đất

25 tháng 2 2018

Điểm nổi bật ở các thế kỉ này là sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian. Nhiều khách nước ngoài đến nước ta thế kỉ XVII còn được xem biểu diễn múa trên dây, múa đèn và các trò ảo thuật. Điêu khắc gỗ trong các đình, chùa diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày ở nông thôn (chèo thuyền, đấu vật, chọi gà, đi cày, tắm ao, đánh cờ...), nét chạm trổ đơn giản mà dứt khoát.
Nghệ thuật sân khấu cũng đa dạng và phong phú. Khắp nông thôn, đâu đâu cũng có gánh hát. Nội dung các vở chèo, tuồng, hát ả đào... thường phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng lạc quan của nhân dân, lên án kẻ gian nịnh và ca ngợi tình thương yêu con người.
Khách nước ngoài đã ghi lại bằng những kí hoạ cảnh biểu diễn múa trên dây, đánh đu, luyện võ... ở nước ta thời bấy giờ.
Bạn tham khảo, chúc học tốt

25 tháng 2 2018

   - Biểu diễn múa trên dây, múa đèn, các trò ảo thuật.

    - Điêu khắc gỗ trong các đình, chùa.

    - Nghệ thuật sân khấu đa dạng: tuồng, chèo, hát ả đào….

23 tháng 9 2019

- Do hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều, một số thợ thủ công đã đưa hàng hóa của mình đến những nơi đông người qua lại để buôn bán và lập xưởng sản xuất. Từ đó họ lập ra các thị trấn, sau trở thành các thành phố lớn – thành thị trung đại xuất hiện.

- Nền kinh tế trong các thành thị có điểm khác với nền kinh tế lãnh địa:

Nội dung

Kinh tế lãnh địa

Kinh tế thành thị

Sản xuất chủ yếu

Nông nghiệp

Thủ công nghiệp

Tính chất

Tự nhiên, tự cấp, tự túc. Nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng những thứ do mình làm ra, không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài.

Nền kinh tế hàng hóa. Người thợ thủ công chỉ sản xuất một mặt hàng rồi đem trao đổi, mua bán lấy những thứ cần thiết để sử dụng.

Vai trò

Kìm hãm sự phát triển của xã hội phong kiến

Tạo điều kiện cho xã hội phong kiến phát triển

#Châu's ngốc



 

13 tháng 4 2018

- Hậu quả : Đất nước bị chia cắt. Nhân dân bị đói khổ, li tán.
+ Ở Đàng Ngoài, đến đời Trịnh Tùng thì xưng vương, xây dựng phủ chúa bên cạnh triều Lê ; tuy nắm mọi quyền hành nhưng vẫn phải dựa vào vua Lê? nhân dán gọi là "vua Lê - chúa Trịnh".
+ Ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là "chúa Nguyễn

13 tháng 4 2018

Hậu quả của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều:

  • Khiến nhân dân ta phải sống hơn 50 năm trong chiến tranh
  • Hàng vạn người bị bắt đi phu, đi lính khiến gia đình li tán.
  • Mùa màng bị tàn phá, nhân dân đói khổ. Năm 1572, ở Nghệ An "đồng ruộng bỏ hoang, dịch tễ phát sinh, người chết đến quá nửa…

Sự chia cắt Đàng Trong Đàng Ngoài:

  • Ngay từ khi cuộc chiến Nam - Bắc triều còn đang tiếp diễn thì nội bộ Nam triều đã nảy sinh mầm mống của sự chia rẽ. Trịnh Kiểm thâu tóm trong tay mình mọi quyền hành và loại bỏ dần sự ảnh hưởng của họ Nguyễn. Để tránh âm mưu bị ám hại của họ Trịnh, Nguyễn Hoàng – con trai của Nguyễn Kim, đã tìm mọi cách để được vào trấn thủ ở Thuận Hoá.
  • Họ Nguyễn vừa lo phát triển kinh tế, vừa lo củng cố quyền thống trị để thoát li dần sự lệ thuộc và trở thành một lực lượng đối địch với họ Trịnh. Dần dần, khu vực Thuận - Quảng trở thành vùng đất của tập đoàn phong kiến Nguyễn.
  • Chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ. Trong vòng 45 năm (từ năm 1627 đến năm 1672), hai họ Trịnh - Nguyễn đánh nhau bảy lần với những trận chiến ác liệt, có khi kéo dài năm này qua năm khác. Cuộc chiến tranh đã làm hao tổn sức người, sức của của nhân dân, triệt phá đồng ruộng, xóm làng. Cuộc chiến tranh cũng dẫn đến việc chia đôi lãnh thổ của nước Đại Việt thống nhất thành giang sơn riêng của hai dòng họ.
  • Vùng đất từ sông Gianh, luỹ Thầy (Quảng Bình) trở ra Bắc nằm dưới quyền cai trị của chính quyền Lê - Trịnh gọi là Đàng Ngoài. Họ Trịnh xưng vương, lập phủ Chúa, tuy vẫn duy trì triều đình vua Lê, nhưng trên thực tế đã thâu tóm mọi quyền hành trong tay, biến vua Lê thành bù nhìn.
  • Vùng Thuận - Quảng ở phía nam, được gọi là Đàng Trong, của chính quyền họ Nguyễn. Chúa Nguyễn cũng tự xưng vương, lập phủ Chúa, cải tổ cơ cấu chính quyền theo quy cách một triều đình đế vương, bắt nhân dân phải thay đổi cách ăn mặc và phong tục tập quán cho khác với Đàng Ngoài. Mặc dù vậy, theo quan niệm của nhân dân ta, Đàng Trong và Đàng Ngoài chỉ là hai khu vực của quốc gia Đại Việt.

Bài làm

* Vì sao xuất hiện thành địa trung đại ? 

+ Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự ra đời của thành thị : do nhu cầu của sản xuất và trao đổi, buôn bán các sản phẩm thủ công.

* Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa ? 

+ Sự khác nhau giữa nền kinh tế trong các thành thị với kinh tế lãnh địa là : trong lãnh địa, nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng, những thứ do mình làm ra. đó là nền kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp, chủ yếu là nông nghiệp. Ờ các thành thị, hàng hoá được trao đổi buôn bán tự do, kinh tế chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp.

# Học tốt #

19 tháng 8 2019

Hôm nay mình vừa học bài này!Hihi

Lí do xuất hiện thành thị trung đại:Do hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều, nhu cầu trao đổi và buôn bán hàng hóa,các sản phẩm thủ công tăng cao.

Sự khác nhau giữa kinh tế thành thị và kinh tế lãnh địa:(ngắn gọn cực kỳ)

Kinh tế lãnh địa:Nông nô tự sản xuất đồ tiêu dùng,..Đặc điểm:khép kín,tự cung tự cấp

Kinh tế thành thị :Chủ yếu là thương nghiệp +thủ công nghiệp.Đặc điểm:được mở rộng,trao đổi buôn bán tự do với nhau.

#studywell#