K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3 2018

1. Đơn thức

Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và các biến

2. Đơn thức thu gọn

Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm một tích của một số với các biến, mà mỗi biến đã được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương (mỗi biến chỉ được viết một lần). Số nói trên gọi là hệ số (viết phía trước đơn thức) phần còn lại gọi là phần biến của đơn thức (viết phía sau hệ số, các biến thường viết theo thứ tự của bảng chữ cái).

Các bước thu gọn một đơn thức

Bước 1. Xác định dấu duy nhất thay thế cho các dấu có trong đơn thức. Dấu duy nhất là dấu "+" nếu đơn thức không chứa dấu "-" nào hay chứa một số chẵn lần dấu "-". Dấu duy nhất là dấu "-" trong trường hợp ngược lại.

Bước 2. Nhóm các thừa số là số hay là các hằng số và nhân chúng với nhau.

Bước 3. Nhóm các biến, xếp chúng theo thứ tự các chữ cái và dùng kí hiệu lũy thừa để viết tích các chữ cái giống nhau.

3. Bậc của đơn thức thu gọn

  • Bậc của đơn thức có hệ số khác không là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó.
  • Số thực khác 0 là đơn thức bậc không. Số 0 được coi là đơn thức không có bậc.

4. Nhân đơn thức 

Để nhân hai đơn thức, ta nhân các hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau.

24 tháng 3 2018

1. Đơn thức đồng dạng

Định nghĩa: Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác không và có cùng phần biến.

Chú ý: Mọi số khác 0 được coi là đơn thức đồng dạng với nhau.

2. Cộng, trừ đơn thức đồng dạng 

Quy tắc: Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.


 

24 tháng 3 2018

Tóm tắt lý thuyết

1. Đơn thức đồng dạng

Định nghĩa: Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác không và có cùng phần biến.

Chú ý: Mọi số khác 0 được coi là đơn thức đồng dạng với nhau.

2. Cộng, trừ đơn thức đồng dạng 

Quy tắc: Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến 

24 tháng 3 2018

1. Cộng đa thức

Muốn cộng hai đa thức ta có thể lần lượt thực hiện các bước:

- Viết liên tiếp các hạng tử của hai đa thức đó cùng với dấu của chúng.

- Thu gọn các hạng tử đồng dạng (nếu có).

2. Trừ đa thức

Muốn trừ hai đa thức ta có thể lần lượt thực iện các bước:

- Viết các hạng tử của đa thức thứ nhất cùng với dấu của chúng.

- Viết tiếp các hạng tử của đa thức thứ hai với dấu ngược lại.

- Thu gọn các hạng tử đồng dạng (nếu có).

24 tháng 3 2018

1. Cộng đa thức

Muốn cộng hai đa thức ta có thể lần lượt thực hiện các bước:

- Viết liên tiếp các hạng tử của hai đa thức đó cùng với dấu của chúng.

- Thu gọn các hạng tử đồng dạng (nếu có).

2. Trừ đa thức

Muốn trừ hai đa thức ta có thể lần lượt thực iện các bước:

- Viết các hạng tử của đa thức thứ nhất cùng với dấu của chúng.

- Viết tiếp các hạng tử của đa thức thứ hai với dấu ngược lại.

- Thu gọn các hạng tử đồng dạng (nếu có).



 

25 tháng 3 2018

1. Nghiệm của đa thức một biến

Cho đa thức P(x)

Nếu tại x = a đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói a là một nghiệm của đa thức P(x).

2. Số nghiệm của đa thức một biến

Một đa thức (khác đa thức không) có thể có 1, 2, 3, ..., n nghiệm hoặc không có nghiệm nào.

Tổng quát: Số nghiệm của một đa thức (khác đa thức 0) không vượt qua bậc của nó.

26 tháng 3 2018

SGK nha tự xem

18 tháng 3 2018

Khái niệm về biểu thức đại số

Những biểu thức bao gồm các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa không chỉ trên những số mà còn có thể trên những chữ được gọi là biểu thức đại số.

18 tháng 3 2018

Mik nghĩ :

Biểu thức đại số là các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính 

( cộng , trừ , nhân , chia , nâng lũy thừa ..) làm thành 1 biểu thức 

Chúc bn hok tốt !!

24 tháng 3 2018

1. Giá trị của một biểu thức đại số

Để tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến, ta thay các giá trị cho trước đó vào biểu thức rồi thực hiện các phép tính

2. Lưu ý:

- Đối với biểu thức nguyên, ta luôn tính được giá trị của nó tại mọi giá trị của biến.

- Đối với biểu thức phân ta chỉ tính được giá trị của nó tại những giá trị của biến làm cho mẫu khác không. 

25 tháng 3 2018

Để cộng, trừ hai đa thức một biến, ta có thể thực hiện theo một trong hai cách sau:

Cách 1. Thực hiện theo cách cộng, trừ đa thức đã học ở Tiết 6.

Cách 2. Sắp xếp các hạng tử của hai đa thức cùng theo lũy thừa giảm (hoặc tăng) của biến, rồi đặt phép tính theo cột dọc tương tự như cộng, trừ các số (chú ý đặt các đơn thức đồng dạng ở cùng một cột).

25 tháng 3 2018

Cách 1. Thực hiện theo cách cộng, trừ đa thức đã học ở Tiết 6.

Cách 2. Sắp xếp các hạng tử của hai đa thức cùng theo lũy thừa giảm (hoặc tăng) của biến, rồi đặt phép tính theo cột dọc tương tự như cộng, trừ các số (chú ý đặt các đơn thức đồng dạng ở cùng một cột).



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ly-thuyet-cong-tru-da-thuc-mot-bien-c42a6556.html#ixzz5AkptYOsw

18 tháng 3 2018

1. Công thức.

Hai đại lượng tỷ lệ thuận x và y liên hệ với nhau bởi công thức y = kx, với k là một hằng số khác ), (y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k).

2. Tính chất.

- Tỉ số hai giá trị tương ứng của hai đại lượng tỉ lệ thuận luôn không đổi và bằng hệ số tỉ lệ.

                      \(\frac{y1}{x1}=\frac{y2}{x2}=\frac{y3}{x3}\)= ....= k

- TÍố hai hai giá trị bất kì của đại lượng này bằng tỉ số hai giá trị tương ứng của địa lượng kia.

                       \(\frac{y1}{y2}=\frac{x1}{x2}\)\(\frac{y1}{y3}=\frac{x1}{x3}\)

18 tháng 3 2018

Hai đại lượng tỷ lệ thuận x và y liên hệ với nhau bởi công thức y = kx, với k là một hằng số khác 0 (y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k).

 

18 tháng 3 2018

1. Bảng "Tần số" (hay bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu)

Từ bảng thu nhập số liệu ban đầu có thể lập bảng "tần số" (còn gọi là bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu.

Ta có thể lập bảng "tần số" theo dòng hoặc theo cột.

2. Công dụng 

Bảng "tần số" giúp người điều tra dễ có những nhận xét chung về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu và tiện lợi cho việc tính toán sau này.

18 tháng 3 2018

Lý thuyết về bảng "tần số" các giá trị của dấu hiệu

1. Bảng "Tần số" (hay bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu)

Từ bảng thu nhập số liệu ban đầu có thể lập bảng "tần số" (còn gọi là bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu.

Ta có thể lập bảng "tần số" theo dòng hoặc theo cột.

2. Công dụng 

Bảng "tần số" giúp người điều tra dễ có những nhận xét chung về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu và tiện lợi cho việc tính toán sau này.

12 tháng 12 2020
GT ΔABC có \(\widehat{ACx}\) là góc ngoài KL \(\widehat{ACx}=\widehat{BAC}+\widehat{B}\)