K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Nhà ảo thuật1. Ở nhiều nơi trong thành phố, người ta dán quảng cáo về buổi biểu diễn của một nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng. Chiều nay, trường của Xô-phi và Mác tổ chức cho học sinh đi xem. Nhưng hai chị em không dám xin tiền mua vé vì bố đang nằm viện, các em biết mẹ rất cần tiền. 2. Tình cờ trong lúc ra ga mua sữa, hai chị em gặp chú Lý,...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Nhà ảo thuật

1. Ở nhiều nơi trong thành phố, người ta dán quảng cáo về buổi biểu diễn của một nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng. Chiều nay, trường của Xô-phi và Mác tổ chức cho học sinh đi xem. Nhưng hai chị em không dám xin tiền mua vé vì bố đang nằm viện, các em biết mẹ rất cần tiền. 

2. Tình cờ trong lúc ra ga mua sữa, hai chị em gặp chú Lý, nhà ảo thuật. Các em giúp chú mang những đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc. Biết hai chị em thích xem ảo thuật, chú Lý bảo các em chờ một lát. Nhưng chị em Xô-phi đã về nhà ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác. 

3. Thế rồi không biết hỏi thăm ai, buổi tối hôm ấy, chú Lý tìm tới nhà. Lúc đó, mẹ đang chuẩn bị bữa tối. Bước vào nhà, chú nói : - Tôi đến để cảm ơn các con chị. Các cháu rất ngoan. 

4. Mẹ mời chú Lý uống trà. Chú nhận lời. Nhưng từ lúc chú ngồi vào bàn, cả nhà cứ chứng kiến hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Xô-phi lấy một cái bánh , đến lúc đặt vào đĩa lại thành hai cái. Khi mẹ mở nắp lọ đường, có hàng mét dải băng đỏ, xanh, vàng bắn ra. Còn Mác đang ngồi bỗng cảm thấy có một khối nóng mềm trên chân. Hóa ra đó là một chú thỏ trắng mắt hồng. Hai chị em thán phục nhìn chú Lý. Đúng là một nhà ảo thuật đại tài. 

- Ảo thuật : nghệ thuật dùng sự khéo léo tạo ra nhiều biến hóa khiến người xem tưởng có phép lạ. 

- Tình cờ : bất ngờ, không biết trước, không định trước.

- Chứng kiến : chính mình trông thấy. 

- Thán phục : đánh giá cao tài năng của người khác. 

- Đại tài : rất tài.

Nhà ảo thuật đến từ đất nước nào ?

A. Ấn Độ

B. Trung Quốc

C. Nga

2
16 tháng 4 2018

Lời giải:

Nhà ảo thuật đến từ đất nước Trung Quốc.

4 tháng 12 2021

B

 

16 tháng 9 2018

Lời giải:

Sau khi giúp đỡ nhà ảo thuật, hai chị em Xô-phi không chờ chú dẫn vào rạp xem vì hai em nghe lời mẹ không được làm phiền người khác.

7 tháng 7 2023

b.vì hai em nghe lời mẹ không được làm phiền người khác

29 tháng 11 2018

Lời giải:

Chú Lý tới nhà biểu diễn ảo thuật cho hai chị em vì chú biết hai bạn nhỏ không có tiền mua vé xem ảo thuật.

30 tháng 6 2023

Bài 'Nhà ảo thuật' đúng không nhỉ?

Câu 1: Vì bố đang nằm viện còn mẹ lại cần tiền thuốc thang nên hai chị em không dám xin tiền và không đi xem ảo thuật

Câu 2: Hai chị em ra ga mua sữa, tình cờ gặp chú Lý, hai chị em đã giúp chú mang nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc

Câu 3: Chú Lý đến nhà chơi và nhiều chuyện lạ đã xảy ra: Xô-phi lấy một cái bánh, lúc đặt vào đĩa lại biến thành hai cái, có những dải băng đỏ, vàng, xanh bắn ra từ lọ đường của mẹ và một chú thỏ đến ngồi dưới chân em Mác

` @ L I N H `

Bài 'Nhà ảo thuật' đúng không nhỉ?

Câu 1: Vì bố đang nằm viện còn mẹ lại cần tiền thuốc thang nên hai chị em không dám xin tiền và không đi xem ảo thuật

Câu 2: Hai chị em ra ga mua sữa, tình cờ gặp chú Lý, hai chị em đã giúp chú mang nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc

Câu 3: Chú Lý đến nhà chơi và nhiều chuyện lạ đã xảy ra: Xô-phi lấy một cái bánh, lúc đặt vào đĩa lại biến thành hai cái, có những dải băng đỏ, vàng, xanh bắn ra từ lọ đường của mẹ và một chú thỏ đến ngồi dưới chân em Mác

30 tháng 4 2021

2 CHỊ EM XÔ - PHI RẤT NGOAN NGOÃN , HIẾU THẢO , VÂNG LỜI BA MẸ 

30 tháng 4 2021
Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những đứa trẻ ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lý là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.


 

11 tháng 9 2019

Lời giải:

Hai chị em Xô-phi và Mác không đi xem biểu diễn xiếc tại trường vì bố hai em đang bị ốm và mẹ lại rất cần tiền nên hai em không dám xin tiền mẹ.

3 tháng 7 2019

Lời giải:

Mác thấy có một chú thỏ trắng mắt hồng ngồi lên chân.

 

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Bài tập làm văn 1. Có lần, cô giáo cho chúng tôi một đề văn ở lớp : "Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ ?" Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết : "Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa." 2. Đến đây, tôi bỗng thấy bí. Quả thật, ở nhà, mẹ thường làm mọi việc. Thỉnh thoảng, mẹ...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Bài tập làm văn

 1. Có lần, cô giáo cho chúng tôi một đề văn ở lớp : "Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ ?" Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết : "Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa."

 2. Đến đây, tôi bỗng thấy bí. Quả thật, ở nhà, mẹ thường làm mọi việc. Thỉnh thoảng, mẹ bận, định gọi tôi giúp việc này, việc kia, nhưng thấy tôi đang học, mẹ lại thôi."  Tôi nhìn sang Liu-xi-a, thấy bạn ấy đang viết lia lịa. Thế là tôi bỗng nhớ có lần tôi nhặt thêm cả bít tất của mình, bèn viết thêm : "Em còn giặt bít tất."

 3. Nhưng chẳng lẽ lại nộp bài văn ngắn ngủn như thế này ? Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết. Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế ? Tôi cố nghĩ, rồi viết tiếp :"Em giặt cả áo lót, áo sơ mi và quần." Cuối cùng, tôi kết thúc bài văn của mình :"Em muốn giúp mẹ nhiều việc hơn, để mẹ đỡ vất vả."

 4. Mấy hôm sau, sáng chủ nhật, mẹ bảo tôi: - Cô-li-a này ! Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé ! Tôi tròn xoe mắt. Nhưng rồi tôi vui vẻ nhận lời, vì đó là việc làm mà tôi đã nói trong bài tập làm văn. - Khăn mùi soa: loại khăn mỏng, nhỏ, bỏ túi để lau mặt, lau tay. - Viết lia lịa: viết rất nhanh và liên tục.

Cô-li-a cảm nhận như thế nào trước đề văn cô giáo giao ? 

A. Cậu ấy loay hoay và cảm thấy bí

B. Cậu bé rất thích đề văn cô giao

C. Cậu ấy nghĩ ra được rất nhiều ý tưởng cho bài

1
31 tháng 10 2018

Lời giải:

Cậu ấy loay hoay mất một lúc và  thấy bí.

6 tháng 11 2017

ĐỀ BÀI

Viết lại buổi đầu em đi học thành một đoạn văn ngắn.

BÀI THAM KHẢO

Mỗi người đều có một kỉ niệm riêng của mình về ngày đi học đầu tiên, phải thế không các bạn? Tôi kể lại cái ngày đầu vào lớp Một ấy cho các bạn cùng nghe nhé! Khác với mọi lần, bố tôi gọi vài ba lần, tôi mới dậy nổi. Thế mà không hiểu sao, chiếc đồng hồ điện tử mà dì út tặng tôi dịp sinh nhật lần thứ năm của tôi vừa mới kêu “tít, tít, tít...” là tôi đã tung chăn ngồi dậy. Tôi hôm qua, lúc ăn cơm, bố tôi dặn: ‘‘Sáng nay, con ráng dậy sớm chuẩn bị mọi thứ cho gọn gàng để bố đưa đi học, bố còn đến cơ quan nữa. Đừng ngủ trễ như mọi hôm, vì từ nay, cả hai bố con mình phải dậy sớm”. Có lẽ lời bố dặn và tâm trạng bồn chồn của ngày di học đầu tiên đã giúp tôi bật dậy một cách nhanh chóng như thế. Tôi xếp chăn màn lại gọn gàng, bỏ vào tủ, rồi nhanh nhẹn vào phòng tắm làm vệ sinh cá nhân. Bữa ăn sáng đã được bố chuẩn bị từ lúc nào rồi. Mùi ngò rí thơm phức bay lên từ hai tô mì hải sản có sức hấp dẫn đến kì lạ. Vừa ăn, bố vừa dặn dò những điều cần thiết khi đến trường. Hai bố con ăn xong thì đồng hồ treo tường cũng vừa điểm chuông báo hiệu đã đến 6 giờ. Tôi mặc vội bộ đồng phục mà bố đã chuẩn bị sẵn từ tối qua, chải lại tóc và buộc gọn lên đỉnh đầu, khoác chiếc cặp sách vào vai. Ngoài sân, bố tôi đã nổ máy chờ tôi ra. Bố tôi là một người rất chu đáo, tôi không biết lí do vì sao bố mẹ tôi chia tay nhau mỗi người mỗi ngả. Tôi chì còn nhớ mờ mờ ngày mẹ tôi ra đi rời xa bố con tôi là lúc tôi học lớp Chồi. Rồi từ đó đến bây giờ, tôi không gặp lại được mẹ. Nghe bố nói “Mẹ lấy chồng mãi tận bên kia đại dương”, sau đó không hề thấy bố nhắc lại nữa. Có lẽ, thấy tôi vắng mẹ, nên bố tôi càng thương tôi hơn, chăm lo cho tôi đầy đủ không kém gì các bạn đồng lứa. Khi xe hai bố con tôi đến cổng trường thì các bậc phụ huynh khác cũng đã đưa con mình đến. Người nào tay cũng xách cặp, tay dẫn con đi đi, lại lại tìm lớp học cho con mình. Dường như bố tôi biết trước lớp học của tôi rồi, nên bố dẫn tôi đi một mạch đến cuối dãy phòng học thì dừng lại. Bố nói: “Lớp của con đây rồi!”. Vừa nghe bố nói xong thì cô giáo từ trong cửa lớp đi ra, mỉm cười với bố con tôi: “Anh cho cháu vào đây, rồi về đi làm, kẻo trễ. Chút nữa bạn bè cháu vào, cháu sẽ vui thôi mà!". Bố tôi cảm ơn cô giáo và cúi xuống dặn dò tôi: “Trưa tan học, con đứng chờ ở cổng rồi bố sẽ đến rước nhé. Đừng chạy đi đâu nghe con!" Tự nhiên, tôi cảm thấy buồn và hụt hẩng. Tôi ôm ghì lấy bố, cố ghìm để khỏi bật ra tiếng khóc. Tôi nói trong sự xúc động: “Bố đừng quên và nhớ rước con sớm, nghe bố!”

Vì dụ tiếp nè :

Buổi hôm ấy , một buổi mai đầy lá của mùa thu . Hôm đó bố của em đưa em đi học . Ở đường đi đến trường , em thấy có hai đồng cỏ xanh ngắt xung quanh em , có xanh muốt đến nỗi , em muốn được thả diều ben đó . Con đường này em đã đi đi đi lại rất nhiều lần rồi , nhưng hôm nay em thấy lạ quá : hôm nay em đi học . Em rất vui vì được gặp lại bạn bè và cô giáo mới . Hôm đó , lớp em có môn Mĩ Thuật , Thể Dục , Toán và Tiếng Việt , và còn vui hơn nữa vì cô giáo Thể Dục cho chúng em chơi rất nhiều trò chơi như : bỏ khăn , nhóm ba nhóm bảy , mèo đuổi chuột , ... . Buổi học hôm đó rất vui . Em rất thích thú với buổi học đầu tiền của em