K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 2 2021

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

(Quê hương –Tế Hanh)

 BPNT: +liệt kê: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, mùi nồng mặn

+ từ gợi tả: nay xa cách, luôn tưởng nhớ

+ điệp từ "nhớ"

=> Tác dụng: diễn tả chân thực cảm xúc sâu lắng đang cháy bỏng, cồn cào dâng lên trong trái tim, nỗi nhớ của tác giả. Đây chính là lòng thủy chung của tác giả dành cho quê hương

 

 

 

3 tháng 4 2021

Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

23 tháng 8 2022

.....

 

3 tháng 4 2021

Quê hương vạn chài yêu dấu với khung cảnh tráng lệ, với nhịp sống căng tràn mà bình yên sẽ mãi là hình ảnh in đậm trong tâm trí nhà thơ: “nước xanh”, cá bạc”, “con thuyền rẽ sóng ra khơi” cứ chập chờn trong nỗi nhớ mơ hồ, như càng khắc sâu thêm nỗi nhớ mong da diết. Câu thơ kết là một tiếng kêu bộc lộ cảm xúc đến tận độ: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”. “Mùi nồng mặn” không đơn thuần là mùi của núi biển mà là vị của quê hương, vị của tình yêu, do đó nỗi nhớ càng khắc khoải.Bài thơ được viết theo thể thơ tám chữ, lời thơ tự nhiên, hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm, đặc biệt lối gieo vần chân thể hiện dòng cảm xúc yêu quê hương miên man, như sóng cuộn trào của người con Quảng Ngãi Tế Hanh. Người đọc không hề bị choáng ngợp bởi những câu thơ hoa mĩ, mà bị lôi cuốn, hấp dẫn bởi tình cảm chân thành đằm thắm mà nhà thơ dành cho quê hương mình. Một tình cảm thiêng liêng, sâu sắc.Những vần thơ của Tế Hanh thực sự có sức lay động mạnh mẽ tới độc giả, nó đánh thức trái tim chúng ta trong tình yêu, nỗi nhớ về vùng quê thân yêu, yêu dấu của chính mình. Hai tiếng “quê hương” cứ mãi vang lên trong lòng tôi, vang mãi, vang xa...

4 tháng 3 2022

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

 

Qua đoạn thơ, ta cảm nhận được tình yêu quê hương- nỗi nhớ quê hương luôn đau đáu, nồng nàn trong thi nhân. Tế Hanh biểu lộ tình cảm một cách trực tiếp khi sử dụng nghệ thuật liệt kê: Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi. Đồng thời, việc sử dụng câu cảm thán đã giúp ta thêm hiểu nỗi nhớ da diết và sự gắn bó của người con xa xứ với quê hương mình. Mỗi một hình ảnh nơi quê hương đều gắn bó, gần gũi và trở thành niềm thương, nỗi nhớ trong thi nhân. 

 

7 tháng 2 2021

Cảm nhận

Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân

Bn tham khảo nha

7 tháng 2 2021

Nghệ thuật :

⇒ Biện pháp ẩn dụ, tác dụng : thể hiện cảm nhân bằng xúc giác(vị), thị giác (mắt) 

 

6 tháng 11 2018

Đáp án

Viết một đoạn văn ngắn phân tích giá trị của đoạn thơ sau, trong đó có sử dụng một câu cảm thán (4đ)

HS viết được đoạn văn nêu được các nội dung cơ bản sau:

   - Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ da diết của tác giả khi xa quê. (1đ)

   - Động từ nhớ được lặp lại 2 lần thể hiện sự tha thiết khôn nguôi của tác giả. (1đ)

   - Tác giả nhớ màu sắc, hương vị, biểu tượng của quê hương. (1đ)

   - HS viết được một câu cảm thán. (1đ)

6 tháng 2 2021

+) " Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá ! " 

  ⇒ Biện pháp ẩn dụ, tác dụng : thể hiện cảm nhân bằng xúc giác(vị), thị giác (mắt)

+) Tác giả nhớ đến : màu nước, cá, thuyền, hương vị biển cả

 Nhận xét : tác giả thể hiện tình yêu vs quê hương tha thiết, say đắm,tình cảm sâu đậm

+)  xanh, bạc, mặn thuộc từ loại : Tính từ