K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2016

* Trần Hưng Đạo : Ba lần  cầm quân đánh đuổi giặc Mông - Nguyên , đc nhân dân tôn vinh là Đức Thánh Trần , là ng viết áng văn bất hủ Hịch tướng sĩ .

* Lí Thường Kiệt : đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075 - 1077 , nổi tiếng vs chiến thắng trên phòng tuyến sông như Nguyệt và thường đc coi là tg bài thơ thần Nam quốc sơn hà .

* Lí Công Uẩn : Ban Chiếu dời đô ( Thiên đô chiếu ) vào mùa xuân năm 1010 để chuyển dời kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư ( Ninh Bình ) ra thành Đại La ( Hà Nội )

* Phạm Ngũ Lão : Ngồi đan sọt bên về đường , mải nghĩ về 1 câu trong binh thư , đến nỗi quân lính dẹp lối cho xa giá của Hương Đạo Vương cầm quân đâm vào đùi chảy máu mà vẫn ko nhúc nhích . Trở thành môn khách của Hưng Đạo Vương  , là vị tướng giỏi góp nhiều công lớn cho chiến thắng quân Mông - Nguyên .

* Trần Quốc Toản : 16 tuổi , căm thù giặc đến bóp nát quả cam trong tay ở bến Bình Than , giương cao là lá cờ thêu sáu chữ vàng " Phá cường địch , báo hoàng ân " , góp công đánh giặc Mông - Nguyên lần thứ 2 .

                     thanghoa
 

22 tháng 9 2016

Pha Mai Hoa bạn học qua chưa giúp mình với

25 tháng 9 2018

Trần Hưng Đạo - Triều Trần ( Thời vua Trần Thái Tông - Thánh Tông - Nhân Tông )

Lý Thường Kiệt - Triều Lý ( Thái Tông - Thánh Tông - Nhân Tông )

Lí Công Uẩn - Triều Lý ( Lý Thái Tổ )

Phạm Ngũ Lão - Triều Trần ( Trần Thái Tông )

Trần Quốc Toản - Triều Trần ( Trần Nhân Tông )

Hoc Tốt nhé !!!

25 tháng 9 2018

Theo thứ tự sau nè bạn

NHÀ TRẦN

NHÀ LÝ

NHÀ LÝ

NHÀ TRẦN

NHÀ TRẦN

CHÚC BẠN HỌC TỐI NHA BẠN!

31 tháng 3 2023

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước. Bất cứ thời đại nào cũng đều có những vị anh hùng vĩ đại. Một trong những nhân vật mà tôi ấn tượng nhất là Trần Hưng Đạo.

Trần Quốc Tuấn (1231? - 1300), tước Hưng Đại Đạo Vương. Ông là con trai của thân vương An Sinh Vương - Trần Liễu. Ông sinh ra trong một thời kì “hỗn loạn” của nhà Trần. Người đương thời biết đến ông là một người thông minh, văn võ song toàn, yêu nhân dân và đất nước. Ông chính là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc thời Trần.

Vào năm 1257, quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược Đại Việt. Nhà Trần đã chủ động đề ra kế hoạch đối phó: tăng cường phòng thủ biên giới, chuẩn bị lực lượng. Lúc này, Trần Quốc Tuấn được cử chỉ huy các tướng lĩnh đem quân thủy, bộ lên phòng ngự ở biên giới.

Vào năm 1279, nhà Nguyên ráo riết chuẩn bị xâm lược Chăm-pa và Đại Việt. Vua Trần đã triệu tập Hội nghị Diên Hồng để bàn kế sách. Vua đã cử Trần Quốc Tuấn làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội cả nước. Trần Quốc Tuấn đã soạn thảo ra Hịch tướng sĩ để khích lệ tinh thần chiến đấu của binh lính. Tháng 1 năm 1285, hơn năm mươi vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào xâm lược Đại Việt. Trần Quốc Tuấn đã cho lui quân về đóng ở Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương). Sau những thất bại ban đầu, dưới sự lãnh đạo của hai vua Trần, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và Hưng Đạo vương phản công mạnh mẽ, phá tan quân Nguyên trong các trận Tây Kết (Hà Nội), Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương (Hà Nội) rồi tiến vào giải phóng Thăng Long. Cuộc kháng chiến giành thắng lợi.

 

Năm 1287, quân Nguyên trở lại xâm lược Đại Việt lần thứ ba. Khi được tiếp tục giao quyền chỉ huy, Trần Quốc Tuấn khẳng định với vua Trần Nhân Tông: “Năm nay đánh giặc nhàn”. Trận Bạch Đằng đại thắng, quân Nguyên phải trở tháo chạy về nước.

Có thể thấy rằng, Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn là người có vai trò quan trọng trong chiến thắng của cuộc kháng chiến. Trần Hưng Đạo chính là một vị anh hùng đáng để ngưỡng mộ và tự hào.

31 tháng 3 2023

thanks

3 tháng 10 2016

(1)Trần Hưng Đạo(nhà Trần)

(2)Lí Thường Kiệt(nhà Lí)

(3) Lí Công Uẩn(nhà Lí)

(4)Phạm Ngũ Lão(nhà Trần)

(5)Trần Quốc Toản(nhà Trần)

3 tháng 12 2017

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một trong số những vị anh hùng .Điểm nổi bật ở Ông là tấm lòng thiết tha yêu nước của Tấm lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn đã thể hiện cao độ khi ông tố cáo tội ác của quân thù bằng lời lẽ đanh thép. Trước nạn ngoại xâm, quốc gia dân tộc đang lâm nguy. Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn, mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột.Không chỉ căm thù giặc mà trần Quốc Tuấn còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc.Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thương dân, ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hy sinh bản thân vì nước vì dân. 
Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, họ còn phải biết yêu thương binh sĩ. Và Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình: “không có mặc thì ta cho cơm, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ra cấp bổng, đi thủy thì cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa”. Thật là cảm động thay cho tình sâu nghĩa nặng của ông đối với binh sĩ. 
Toàn bộ văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã chứng minh được một điều rằng: ông là một vị tướng kiệt suất tài ba, không những giỏi về quân sự mà còn văn chương xuất chúng, mấy ai sánh được. Ngoài ra ông còn thấm đẫm một niềm thương dân sâu sắc, là tiêu biểu cho lòng yêu nước lúc bấy giờ. Tác phẩm này của ông xứng đáng là một ánh thiên cổ hùng văn trong nền văn học nước nhà. Tên tuổi của Ông đã gắn liền với những chiến công hiển hách của dân tộc.

3 tháng 12 2017

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một trong số những vị anh hùng .Điểm nổi bật ở Ông là tấm lòng thiết tha yêu nước của Tấm lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn đã thể hiện cao độ khi ông tố cáo tội ác của quân thù bằng lời lẽ đanh thép. Trước nạn ngoại xâm, quốc gia dân tộc đang lâm nguy. Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn, mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột.Không chỉ căm thù giặc mà trần Quốc Tuấn còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc.Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thương dân, ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hy sinh bản thân vì nước vì dân. 
Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, họ còn phải biết yêu thương binh sĩ. Và Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình: “không có mặc thì ta cho cơm, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ra cấp bổng, đi thủy thì cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa”. Thật là cảm động thay cho tình sâu nghĩa nặng của ông đối với binh sĩ. 
Toàn bộ văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã chứng minh được một điều rằng: ông là một vị tướng kiệt suất tài ba, không những giỏi về quân sự mà còn văn chương xuất chúng, mấy ai sánh được. Ngoài ra ông còn thấm đẫm một niềm thương dân sâu sắc, là tiêu biểu cho lòng yêu nước lúc bấy giờ. Tác phẩm này của ông xứng đáng là một ánh thiên cổ hùng văn trong nền văn học nước nhà. Tên tuổi của Ông đã gắn liền với những chiến công hiển hách của dân tộc.

4 tháng 5 2022

➜ So sánh, liệt kê 

➩ Tác dụng: Khẳng định truyền thống yêu nước của nhân dân ta.

 

- Trang sử vẻ vang: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...

➜ Liệt kê, điệp ngữ 

➩ Tác dụng: Nhấn mạnh vai trò của Đảng và nhiệm vụ của mọi người trong việc nêu cao tinh thần yêu nước

5 tháng 12 2019

 Có ý chí quyết tâm đánh giặc, đứng ra đảm đương sứ mệnh lịch sử lãnh đạo nhân dân Đại việt làm nên những chiến công hiển hách đánh bại ba lần xâm lược của nhà Nguyên – Mông bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc 4

. Ông là người có đạo đức trong sáng luôn nêu cao quyết tâm giữ cho bằng được tình đoàn kết vì nghĩa lớn , góp phần đoàn kết toàn dân chống lại kẻ thù xâm lược 8

 Ông là một nhà quân sự đại tài và là nhà văn hoá lớn của dân tộc 10

6 tháng 12 2019

Cảm ơn nhìu!

26 tháng 9 2023

Đất nước Việt Nam đã trải qua một nghìn năm Bắc thuộc. Rất nhiều vị anh hùng đã đứng lên đấu tranh, bảo vệ đất nước. Một trong số đó phải kể đến Hai Bà Trưng.

Hai Bà Trưng gồm hai chị em ruột là bà Trưng Trắc và bà Trưng Nhị. Họ đã ghi danh vào trang sử hào hùng với cuộc chiến chống ách đô hộ nhà Đông Hán (40 - 43). Chồng của bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại một cách dã man. Nợ nước, thù nhà nên bà quyết định nổi binh cùng em gái là Trưng Nhị chống lại kẻ thù. Trước khi xuất binh, hai bà đã đọc vang lời thề:

“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”

Trong cuộc khởi nghĩa của hai bà, có rất nhiều nữ tướng tham gia và họ cùng nhau lập những chiến công khiến cho quân giặc khiếp hồn, thái thú Tô Định phải bỏ chạy về nước. Sau khi làm chủ đất Mê Linh, Trưng Trắc lên làm vua lấy hiệu là Trưng Vương, hoàn thành sứ mệnh nối nghiệp họ Hùng. Năm 43, quân giặc tiến quân xâm lược, Hai Bà Trưng kiên cường chống trả, song quân địch quá đông và mạnh, nghĩa quân thua trận.

Hai Bà Trưng là những vị tướng tài năng của dân tộc. Tuy là phụ nữ, nhưng lại có lòng dũng cảm, tài năng hơn người cùng với ý chí quyết tâm để lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù xâm lược.

Có thể khẳng định rằng, Hai Bà Trưng chính là những nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử dân tộc, là tấm gương để mỗi người học tập và noi theo.

 

28 tháng 9 2023

Bác Hồ là người cha già vĩ đại và đáng kính của cả dân tộc Việt Nam. Có rất nhiều những câu chuyện, sự kiện ý nghĩa về Bác được truyền tụng. Đặc biệt là những câu chuyện về Bác và thiếu nhi. Trong đó, câu chuyện được nhiều bạn nhỏ biết đến nhất, chính là câu chuyện về Bác Hồ và chiếc rễ đa tròn.

Chuyện xảy ra ở khu vườn trong ngôi nhà sàn mà Bác sinh sống. Một đêm nọ, trời có mưa bão lớn, khiến cây đa già sau Bác bị gãy rơi rất nhiều đoạn rễ. Sáng hôm sau, lúc đi tập thể dục, Bác đã nhặt được các đoạn rễ đó. Trong số đó, có một nhánh rễ khác dài, bác tần ngần một chút, liền nghĩ ra ý kiến hay. Thế là Bác bèn gọi một chú cần vụ đang ở gần đó lại, nhờ chú trồng chiếc rễ đa này xuống phần đất trống ở góc vườn. Bác dặn anh cần vụ là trồng chiếc rễ thành hình tròn, nhưng anh vẫn không hiểu lắm. Nhìn chiếc rễ đã được cuộn lại trên tay, anh nghi hoặc hỏi lại Bác cách trồng. Thế là, Bác liền chỉ anh từng bước một. Đầu tiên là tìm hai chiếc cọc gỗ nhỏ, rồi đào hai cái lỗ để vùi rễ xuống. Hai cái lỗ đó cách nhau vừa bằng đúng đường kính của vòng rễ tròn vừa cuộn. Sau đó, vùi hai đầu của vòng rễ tròn xuống, và cố định thân vòng rễ vào hai chiếc cọc. Nhờ vậy, vòng rễ tròn được cố định đứng thẳng trên mặt đất. Chú cần vụ cứ thắc mắc mãi, vì sao lại phải trồng cầu kì như thế, dù sao rễ đa rất khỏe, cứ vùi xuống là sẽ mọc thành cây thôi mà. Nhưng Bác Hồ không giải thích gì, chỉ mỉm cười hiền từ nói rằng sau này anh sẽ hiểu. Rất nhiều năm sau, rễ đa nhỏ bé ngày nào đã lớn lên thành một cây đa cuộn tròn lại như cái cổng xinh xắn. Trẻ em đến thăm vườn Bác, bạn nào cũng thích thú lắm. Rủ nhau làm đoàn tau chạy qua chạy lai gốc cây vui vô cùng.

 

Từ câu chuyện ấy, em càng thêm thán phục sự thông minh, sáng tạo của Bác Hồ. Nhưng hơn cả là tình yêu thương, quý mến của Bác dành cho các em thiếu nhi. Tình cảm ấy thật ấm áp và thiêng liêng biết bao nhiêu.