K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Từ đầu năm học đến nay cũng đã được gần một học kỳ lớp chúng em được cô làm chủ nhiệm, và em luôn cảm phục đặc biệt về cô như một cô giáo đáng kính, tận tâm với học sinh.

Nhưng chỉ riêng một chuyện mà em cảm thấy hơi e ngại, đó là cô thường rất khắt khe với việc học sinh dùng Facebook. Vì thế hôm nay em muốn qua những dòng thư này chia sẻ một chút cảm nhận của học sinh bọn em.

Thực ra em có thể hiểu được vì sao cô và rất nhiều người lớn khắt khe và "dị ứng" với Facebook đến vậy. Hiện tượng "nghiện Facebook" thời đại ngày nay có thể coi là vấn nạn cần phải kiềm chế và điều chỉnh, bởi nó gây ra nhiều hậu quả không đáng có.

Facebook là mạng lưới xã hội, nơi trò chuyện, thư giãn, giải trí, chia sẻ, thổ lộ tâm trạng, cập nhật thông tin. Có thể nói Facebook chính là một thế giới mới, ở đó chúng ta tha hồ trò chuyện, chát chít, thậm chí cũng có rất nhiều người nổi tiếng được biết đến thông qua hệ thống mạng lưới này.

Facebook cũng chính là một trong những hình thức giải trí và nhiều bạn trẻ tìm đến để giải tỏa căng thăng, tìm sự đồng cảm, chia sẻ cảm xúc với những người xung quanh. Nó khiến cho chúng ta có thể biết được tâm trạng, cảm xúc của những người xung quanh mình mà không cần gặp gỡ. Thật đơn giản và tiện ích.

Tuy nhiên Facebook lại là mạng lưới dễ gây nghiện đối với người dùng nếu như không biết kiểm soát thời gian, kiểm soát bản thân. Bạn chăm sóc Facebook của mình để những lượt , comment; bạn lướt thông tin liên tục. Như thế cũng khiến cho bản thân mỗi người thấy vui, tuy nhiên nếu không cẩn thận thì chính những điều này sẽ cuốn người ta vào thế giới mạng ảo này nhanh chóng, khó có thể dứt bỏ ra.

Nhiều bạn trẻ hiện nay đã giành thời gian quá đà để lướt Facebook mỗi ngày: đi học cũng Face, đi làm cũng Face, đi chơi với bạn bè cũng Face, ngồi với bố mẹ được một lúc cũng chụp ảnh up Face. Hình như thiếu đi Facebook nhiều người cảm thấy cuộc sống thực tẻ nhạt và vô vị vô cùng.

Nhiều học sinh cấp 2, cấp 3 hiện nay cũng đang bị lôi cuốn vào Facebook. Chiếc điện thoại là vật bất di thân và các bạn dành thời gian vào đó quá nhiều. Điều quan trọng là vì thế thời gian cho học hành của các bạn ít đi.

Rồi nhiều khi bạn cứ tưởng danh sách bạn bè có tới mấy nghìn người bạn là ghê gớm nhưng lại không biết rằng mình đang thu hẹp rất nhiều mối quan hệ xung quanh mình.

Những mối quan hệ thân thiết bình thường trở nên dãn ra, không gian giành cho bạn bè cũng không có, thời gian học hành cũng bị gián đoạn và tâm trí của bạn cũng dần mất dần cảm xúc vì những thứ "ảo", thậm chí dễ sa đà vào những văn hóa thiếu lành mạnh.

Khi rơi vào tình trạng đó, hậu quả thường là điểm kém, kết quả học tập kém, và ý thức kỷ luật, hạnh kiểm cũng trở nên đi xuống. Điều này thật đáng buồn và không đáng có chút nào.

Mặc dù vậy,

Em tin rằng khi học sinh chúng em nhận thức và vượt qua được những mặt trái chiều của môi trường Facebook thì cả thế giới tươi đẹp sẽ mở ra.

Em tin rằng Facebook hay môi trường mạng nói chung có thể giúp tăng tính tương tác, học hỏi giữa các thành viên trong lớp.

Và em tin rằng mỗi học sinh với cách ứng xử phù hợp trên Facebook có thể khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Đó là lý do vì sao em mong cô có cái nhìn tích cực hơn, khuyến khích chúng em tham gia và kiến tạo những không gian bổ ích trên Facebook và các mạng xã hội.

Không phải mk viết nha!!Đây là mk chọn 1 bài mà mk cảm thấy hay thì mk coppy về gửi bạn. Nếu bạn thấy ko hay thì vẫn còn nhiều bài hay trên mạng bạn có thể tham khảo.

##Chúc học tốt!!!

26 tháng 12 2019

Thư gửi Chủ tịch thành phố Hà Nội

Hà Nội ngày 20/12/2019

Bác Chủ tịch ạ, cháu là một học sinh của Hà Nội và mấy ngày nay cả gia đình cháu bị ốm và ai cũng bảo tại ô nhiễm không khí gây ra.

Từ hai tháng này, gia đình cháu lúc nào cũng lo lắng về ô nhiễm không khí. Mẹ cháu còn bảo với ba hay gửi các con về quê ngoại một thời gian, trên này bức bách quá. Cháu rất thích về quê nhưng vì chúng cháu đang đi học. Ba cháu bảo nếu nghỉ hè cho các con về quê ngay không phải nghĩ nhưng giờ thì chịu rồi.

Nhà chú của cháu, hai em cũng đang được bà đưa về quê. Cháu rất nhớ hai em nhưng mỗi lần bảo đưa các em lên đây cho vui là chú cháu lại cười khi nào hết ô nhiễm không khí thì các em sẽ lên Hà Nội.

Những thông tin về ô nhiễm không khí tràn ngập mặt báo, trên ti vi. Cháu thực sự lo lắng cho sức khỏe của cộng đồng, của chính gia đình cháu. Cháu muốn gửi thông điệp tới Chủ tịch thành phố Hà Nội hãy làm gì giúp người dân thủ đô bớt ngột ngạt, ba mẹ của cháu không phải đi mua thuốc, bà nội của cháu không phải nằm viện.

Mẹ cháu bảo chỉ cần nhìn lên bầu trời là biết ô nhiễm không khí hay không, vậy mà sáng nào cháu mở cửa ra cũng thấy xung quanh nhà đặc quánh như sương mù. Không phải bây giờ mùa đông mới như thế, nhà cháu ở tầng 10 chung cư nhưng đôi khi nhìn xuống dưới sân của khu chung cư còn mịt mù nữa.

Nhà cháu trước kia cả khu này chỉ có căn nhà cháu đang ở là xây cao nhất 265 tầng. Nhưng hiện nay thì xung quanh nhà cháu đều là các nhà cao tầng, không có sân chơi, không có cây xanh. Nếu cứ nhà cao ốc mọc lên, bụi xây dựng, tắc đường rồi mọi thứ lại đổ vào không khí. Điều đó sẽ khiến thế hệ của chúng cháu khổ sở vì bệnh tật.

Bác nghĩ sao nếu chúng cháu còn trẻ đang sống lệ thuộc vào thuốc, vào bệnh viện và đặc biệt là bệnh ung thư. Ngày nào cháu thấy trên ti vi cũng nói tới ô nhiễm ở Hà Nội, bệnh ung thư ở Việt Nam.

Cháu mong muốn, là Chủ tịch Hà Nội, bác hãy bắt tay ngay vào cứu người dân thủ đô đi bác. Đừng để thế hệ chúng cháu sống trong ô nhiễm nữa. Cháu muốn gửi thông điệp tới bác như người ta vẫn nói sức khỏe là tài nguyên của bất cứ ai, của bất cứ quốc gia nào. Không khí là thứ tối thiểu cần hít thở hàng ngày. Hãy cho chúng cháu hít thở không khí sạch.

Chào bác!

16 tháng 4 2020

Kính gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres

Bình thường một học sinh cấp 2 như cháu chắc chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện viết thư cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc. Nhưng lần này vì có cuộc thi viết thư quốc tế nên cháu cũng sẽ thử cố gắng đóng góp ý kiến về một vấn đề chung của toàn thế giới.

Hiện nay cháu vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường, nhưng học khá tốt môn tin học và đang định hướng để học theo chuyên ngành an ninh mạng. Và cũng vì thế mà cháu khá quan tâm đến tình hình an ninh mạng khắp nơi trên thế giới.

Rất nhiều chuyên gia đã chung nhận định rằng tội phạm công nghệ cao đang ngày càng trở nên tinh vi, tấn công với quy mô rộng và gây thiệt hại lớn ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế, xã hội của các quốc gia. Hơn thế, nguy cơ chiến tranh mạng đang hiện hữu trong đó có những tác động trực tiếp đến sinh mạng con người.

Năm 2015, tin tặc tấn công vào hệ thống điện lưới của Ucraina gây mất điện cục bộ, ảnh hưởng đến trăm nghìn người dân; đó được ghi nhận là cuộc tấn công mạng thành công đầu tiên làm ảnh hưởng được đến lưới điện. Hàn Quốc cũng thường xuyên ghi nhận những cuộc tấn công vào hệ thống điện hạt nhân, đường sắt...

Trong khi đó những cuộc tấn công quy mô toàn cầu khác vẫn thỉnh thoảng gây chấn động thế giới, ví dụ như vụ mã độc tống tiền WannaCry đã cho thấy mức độ hậu quả mà dạng mã độc này có thể gây ra.

Ở đất nước của cháu cách đây vài năm cũng xảy ra vụ tấn công mạng vào hệ thống thông tin của các sân nay lớn, khiến mọi người không còn coi nhẹ vấn đề này được nữa.

Động cơ của các cuộc tấn công mạng thường là để lấy cắp thông tin; quấy phá, làm hư hại hình ảnh của các quốc gia, tổ chức; hoặc để kiếm tiền...

Mặc dù vấn đề này đã được cảnh báo nhiều năm trở lại đây, nhưng đúng là thật khó để sớm cải thiện tình hình. Mục tiêu an ninh mạng dường như đang đòi hỏi phải có sự chung tay, thống nhất của các quốc gia.

Trong khi đó nguồn lực cho công tác đảm bảo an toàn thông tin cũng chưa được quan tâm đúng mức ở nhiều quốc gia, bao gồm việc đào tạo phổ biến kiến thức cho thế hệ trẻ, vì thế rất cần sự hỗ trợ từ phía Liên hợp quốc.

Hi vọng trong thời gian tới Liên hợp quốc sẽ có những hoạt động cụ thể, những hiệp ước hay bản thỏa thuận được ký kết để đẩy lùi được cuộc khủng hoảng an ninh mạng hiện nay.

Thân gửi!

18 tháng 4 2020

CÁC BẠN NHỚ GIÚP MK NHÉ MK CẢM ƠN CÁC BAN RẤT NHIỀU!

22 tháng 3 2020

Thư gửi những người lớn!

Hiện nay, trước tình trạng dịch bệnh do Virus corona tăng nhanh và diễn biến phức tạp. Chúng ta cần có những hiểu biết rõ ràng đề phòng chống dịch bệnh và ngăn chặn kịp thời sự gia tăng ngày một nhiều của đại dịch.

Chúng ta phải nắm kỹ được nguồn gốc cũng như các dấu hiệu của bệnh và cách phòng chống để đối phó với đại dịch này.

Virus corona (nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người.

Virus corona giống như MERS và SAR, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ từ loài dơi. Virus corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèo và dơi.

Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.

Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.

Như vậy "Có 2 con đường lây lan của loại nCoV (corona) này: Con đường thứ nhất là tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn. Con đường thứ hai là đụng chạm, sờ tay vào các chất trong vùng hầu họng của người bệnh, sau đó đưa lên mặt, vùng mũi miệng"

Vậy triệu chứng khi mắc bệnh do virus này như thế nào?. Hãy chú ý sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCoV có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

Do đó để phòng chống dịch bệnh, chúng ta nên chú ý một số điều như sau:

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.

  • Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.
  • Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
  • Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã.

Cháu hi vọng chúng ta có những hiểu biết về dịch bệnh này để không chỉ giúp bản thân mà còn cùng cả cộng đồng chung tay chống lại đại dịch do Virus corona gây ra cho nhân loại.

Một lần nữa cháu rất hi vọng mỗi chúng ta – những người lớn hãy chung tay tự bảo vệ sức khỏe vì một một thế giới không có dịch bệnh.

Thư gửi những người lớn!

Hiện nay, trước tình trạng dịch bệnh do Virus corona tăng nhanh và diễn biến phức tạp. Chúng ta cần có những hiểu biết rõ ràng đề phòng chống dịch bệnh và ngăn chặn kịp thời sự gia tăng ngày một nhiều của đại dịch.

Chúng ta phải nắm kỹ được nguồn gốc cũng như các dấu hiệu của bệnh và cách phòng chống để đối phó với đại dịch này.

Virus corona (nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người.

Virus corona giống như MERS và SAR, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ từ loài dơi. Virus corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèo và dơi.

Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.

Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.

Như vậy "Có 2 con đường lây lan của loại nCoV (corona) này: Con đường thứ nhất là tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn. Con đường thứ hai là đụng chạm, sờ tay vào các chất trong vùng hầu họng của người bệnh, sau đó đưa lên mặt, vùng mũi miệng"

Vậy triệu chứng khi mắc bệnh do virus này như thế nào?. Hãy chú ý sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCoV có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

Do đó để phòng chống dịch bệnh, chúng ta nên chú ý một số điều như sau:

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.

  • Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.
  • Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
  • Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã.

Cháu hi vọng chúng ta có những hiểu biết về dịch bệnh này để không chỉ giúp bản thân mà còn cùng cả cộng đồng chung tay chống lại đại dịch do Virus corona gây ra cho nhân loại.

Một lần nữa cháu rất hi vọng mỗi chúng ta – những người lớn hãy chung tay tự bảo vệ sức khỏe vì một một thế giới không có dịch bệnh.

#Học tốt#

22 tháng 1 2020

Thế giới chúng ta đang sống có rất nhiều biến cố . Hết .

8 tháng 6 2019

Tôi là cô bé được sinh ra trong gia đình trí thức và được sống trong muôn vàn tình thương bao la. Tuổi thơ tôi là những chuỗi ngày hạnh phúc với ba mẹ và em trai. Dù ba mẹ tôi chỉ là những công nhân viên nhà nước bình thường với những đồng lương ít ỏi nhưng không vì vậy mà chị em tôi lại bị thua kém với bạn bè đồng trang lứa.

Tôi và em trai luôn được ba mẹ cho những gì tốt nhất và hạnh phúc nhất. Gia đình tôi tuy không phải là đại gia về vật chất nhưng có lẽ là đại gia của tình yêu thương hạnh phúc và trên hết là đại gia của nền tri thức trí tuệ. Từ nhỏ tôi luôn được ba mẹ kể về sự ham học và vượt lên nghị lực, vượt qua cái nghèo để trở thành người có ích và được nhiều người nể trọng như các cậu, các dì và ba mẹ tôi.

Chính vì hiểu được điều đó và được ba mẹ dạy dỗ nên suốt quãng đời đi học tôi luôn giữ vững được thành tích học sinh giỏi của mình. Tôi tự hào và sung sướng khi mình được khen là thông minh và học giỏi, thầy cô khen, bạn bè nể. Ngay cả trong chính gia đình mình tôi cũng luôn được coi là một cô bé học giỏi, là gương của các em. Tôi biết lúc ấy mình là niềm tự hào của ba mẹ.

Rồi chặng đường cam go thứ nhất trong cuộc đời học sinh, kỳ thi tốt nghiệp cấp 2 cũng đã đến. Có lẽ đối với mọi người, đó cũng chỉ là một cuộc thi chuyển cấp bình thường mà thôi, nhưng đối với tôi, một cô bé 15 tuổi, kỳ thi này như một đỉnh núi cao cần rất nhiều cố gắng để vượt qua.

Tôi được ba mẹ lo lắng cho từng miếng ăn, giấc ngủ. Ba mẹ tiết kiệm tiền, nhịn ăn, bớt phần sữa của em trai để tìm mua những loại thuốc bổ não tốt nhất cho tôi lúc ấy. Ba mẹ tìm mua cho tôi những cuốn sách tham khảo hay để tôi có thể tiếp thu hết những kiến thức hay nhất, để làm bài thi một cách tốt nhất. Và hơn hết là tôi có thể bước đến tương lai, bước đến cánh cửa đại học một cách thuận lợi hơn khi mình được học trong một trường cấp 3 tốt.

Và lúc ấy trở thành học sinh trường THPT Bùi Thị Xuân là cả một giấc mơ đối với tôi. Tôi quyết tâm học thật tốt để có thể là niềm tự hào của cha mẹ, và cũng chính vì lý do ấy cùng với sự kỳ vọng, yêu thương của ba mẹ dành cho tôi mà khi còn một ngày nữa là ngày thi đến, tôi đã học thuộc hết và trả bài cho mẹ một cách tự tin những bài thơ, tiểu sử tác giả, định nghĩa, định lý công thức toán học, vật lý.

Thật vậy, tôi đã hoàn thành bài thi môn đầu tiên của mình là môn Văn, tôi cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc của ba mẹ khi con gái mình đã làm bài tốt. Rồi tôi bước vào môn thi thứ hai là môn Lý, ngày đó là ngày đã cho tôi bài học quý giá. Khi ấy vừa kết thúc bài thi, tôi vui vẻ ra về với tâm trạng của một sĩ tử làm bài tốt.

Tôi khoe với ba rằng mình làm bài rất tốt vì dạng bài tập đó tôi đã được thầy cô cho làm rất nhiều lần rồi và tôi chắc chắn rằng mình đã làm bài đúng. Hai cha con tôi về nhà trong tiếng cười nói vui vẻ, về đến nhà tôi hớn hở gọi điện cho thím, cũng là một giáo viên dạy Lý cấp 2 để nói kết quả mình làm được. Tôi đọc rành mạch những lời giải, công thức mà mình làm và rồi tôi biết được một sự thật đau đớn rằng mình đã làm đúng tất cả nhưng không đúng đáp số, chỉ vì tôi bất cẩn nhìn nhầm số của đề bài.

Và điểm 10 tôi ước mơ giờ chỉ còn là 6,5 với 5 điểm lý thuyết nếu đúng trọn vẹn và 5 điểm của bài toán đã vì tính bất cẩn của tôi giờ chỉ còn lại 1,5 điểm. Ba mẹ không la mắng vì sợ tôi sẽ ảnh hưởng đến những môn thi sau, nhưng tôi biết buổi tối hôm ấy ba mẹ đã khóc. Những giọt nước mắt ấy đã âm thầm hiện hữu trên đôi mắt của ba mẹ tôi cho đến ngày tôi nhận kết quả thi dù rằng những môn thi sau tôi đều làm bài tốt.

Kết thúc kỳ thi, khi bạn bè vui vẻ đi chơi thì tôi lại lầm lũi ở nhà một mình chờ đợi ngày có kết quả. Những cố gắng của tôi cũng đã được ghi nhận qua điểm số cao, khi tất cả học sinh trong trường tôi rất ít bạn có điểm thi Văn 9,5 điểm thì tôi lại có được con số ấy. Môn Lý rất ít học sinh được trọn vẹn 5 điểm lý thuyết thì tôi lại có được con số ấy. Nhưng tất cả rồi cũng đã bị tôi hủy hoại do tính bất cẩn của mình với kết quả tốt nghiệp loại khá vì có một môn thi dưới 7 điểm.

Tôi đã khóc rất nhiều cho cái tuổi 15 ấy, bạn bè liên tục gọi điện hỏi thăm tôi về kết quả thi, ba mẹ xấu hổ khi mọi người hỏi về kết quả của tôi, ngày các bạn về trường chia tay thầy cô thì tôi lại trốn đi vì xấu hổ. Và đau đớn hơn cả là cái nhìn của mọi người đối với tôi, người ta không nhìn vào chặng đường 9 năm cố gắng của tôi mà chỉ nhìn vào bài thi do một phút bất cẩn.

Tôi không còn là cô bé học giỏi ngày nào nữa, không còn là tấm gương cho các em và hơn hết là sự khinh miệt của người bạn thân mình coi như chị em bấy lâu nay. Khi tôi không nghe điện thoại của nhỏ, tôi đã được bạn tôi tặng cho một câu nói sẽ là mãi mãi trong lòng tôi: “Sao không nghe điện thoại vậy? Hay là làm bài thi ít điểm quá nên xấu hổ hả”. Một câu nói nhưng dạy cho tôi rất nhiều điều, dạy tôi biết thế nào là nỗi đau của sự thất bại, hậu quả của tính bất cẩn và bài học về “chọn bạn mà chơi” của ông bà xưa.

Rồi tôi lớn lên cùng với nỗi đau nhớ đời ấy, tôi vẫn cứ học và không để ý đến những gì xung quanh mình, không cần biết về những lời nói của người đời, chỉ biết học và biết đến gia đình tôi có ba mẹ và em trai tôi. Tôi không cần bất cứ ai nghĩ mình là một người giỏi cả, tôi chỉ cần mình là một người con ngoan của ba mẹ là đủ.

Năm em trai tôi thi lớp 9, dù đối với tôi đã 7 năm trôi qua, nhưng bài kiểm tra ấy vẫn luôn là kỉ niệm sâu xắc nhất đối với em.

~Hok tốt~

20 tháng 1 2022

cho mik hỏi với ạ cô bảo mik là điền các quan hệ từ  thích hợp vào chỗ trống trong câu sau : "... mẹ đang cặm cụi chấm bài cho học sinh … bố em kiểm tra bài tập về nhà của em.-như thế này phải ko?

Trong khi mẹ đang cặm cụi chấm bài cho học sinh thì bố em kiểm tra bài tập về nhà của em.

Đấy nhé 

Mình biết nha

28 tháng 2 2022

Trong khi không phải quan hệ từha

Team không phải chức năng của Olm, bạn tạo tự do.

SP là điểm do người dùng của Olm k, GP là điểm do giáo viên của Olm k

@Cỏ

#Forever