K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

  Hằng ngày em được học nhiều tiết học hay và lý thú. Nhưng tiết học Văn của ngày thứ hai vừa qua đã để lại cho em nhiều điều thích thú hơn cả. Hôm ấy là một ngày đẹp trời. Vẫn như bao ngày khác, cô Lan bước vào lớp rất nhẹ nhàng. Nhưng cô hôm nay đẹp hơn lạ thường với chiecs áo dài thướt tha. Cô bắt đầu giảng bài Mẹ hiền dạy con. Trên nền bảng đen(Từ ghép), từng dòng phấn trắng dần dần hiện ra. Cô giảng bài với một giọng rất nhẹ nhàng(Từ láy) nhưng đầy tâm tình. Dường như cô đã dành rất nhiều tình cảm của mình vào bài học vậy.  Cả lớp tôi đều chăm chú nghe cô giảng bài. Chúng tôi ai ai cũng có lẽ hiểu được ý nghãi của câu chuyện. Giờ học diễn ra say sưa. Tuy tiếng trống báo hiệu hết giờ nhưng giọng cô vẫn vang vọng. Tuy bài học đã kết thúc nhưng lời cô còn in đậm trong tâm trí tôi. 

2 tháng 12 2021

   Tham Khảo 
“Bước đến Đèo Ngang bóng xế tà/ Cỏ cây chen đá lá chen hoa". Câu thơ đã nhắc tới toàn bộ hoàn cảnh, không gian và thời gian tại Đèo Ngang, nhân vật trữ tình khi đặt chân đến đây đã tức cảnh sinh tình trước khung cảnh Đèo Ngang khi buổi chiều tà. Khung cảnh ấy gợi lên một nỗi buồn man mác, mênh man và xa xăm (Từ láy) tiếc nuối về một ngày sắp hết. Việc nhân hóa các loài cây cỏ với động từ “chen” đã tạo nên nét vẽ sống động cho bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, hơn thế còn là sức sống mãnh liệt. Tiếp theo ở hay câu thơ thực, tác giả đang ở tư thế đứng trên đèo cao mà phóng tầm mắt nhìn về xung quanh, ra xa để tìm kiếm bóng dáng con người: “Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà”. Sự xuất hiện của con người lại càng làm tăng thêm vẻ hiu hắt mênh mang của cảnh vật. Biện pháp đảo ngữ kết hợp với (QHT) những từ láy đã góp phần diễn tả không khí vắng vẻ của cuộc sống nơi đây, vẻ hiu quạnh bao trùm lên toàn bộ cảnh vật. “Tiều vài chú” đang “lom khom” dưới núi, đó là hình ảnh của con người lao động vất vả, thưa thớt. “Lác đác” bên sông “chợ mấy nhà” ấy là chỉ sự nghèo đói và kém phát triển của vùng đất này. Hai câu luận đã khắc họa rõ nét nỗi buồn của tác giả qua những âm thanh thê lương, não lòng: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm buồn mà còn mang nặng những nỗi niềm nuối tiếc của một tấm lòng yêu nước thương dân như Bà Huyện Thanh Quan.

“Bước đến Đèo Ngang bóng xế tà/ Cỏ cây chen đá lá chen hoa". Câu thơ đã nhắc tới toàn bộ hoàn cảnh, không gian thời gian tại Đèo Ngang, nhân vật trữ tình khi đặt chân đến đây đã tức cảnh sinh tình trước khung cảnh Đèo Ngang khi buổi chiều tà. Khung cảnh ấy gợi lên một nỗi buồn man mác, mênh mang và xa xăm, tiếc nuối về một ngày sắp hết. Việc nhân hóa các loài cây cỏ với động từ “chen” đã tạo nên nét vẽ sống động cho bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, hơn thế còn là sức sống mãnh liệt. Tiếp theo ở hay câu thơ thực, tác giả đang ở tư thế đứng trên đèo cao mà phóng tầm mắt nhìn về xung quanh, ra xa để tìm kiếm bóng dáng con người: “Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà”. Sự xuất hiện của con người lại càng làm tăng thêm vẻ hiu hắt mênh mang của cảnh vật. Biện pháp đảo ngữ kết hợp với những từ láy đã góp phần diễn tả không khí vắng vẻ của cuộc sống nơi đây, vẻ hiu quạnh bao trùm lên toàn bộ cảnh vật. “Tiều vài chú” đang “lom khom” dưới núi, đó là hình ảnh của con người lao động vất vả, thưa thớt. “Lác đác” bên sông “chợ mấy nhà” ấy là chỉ sự nghèo đói và kém phát triển của vùng đất này. Hai câu luận đã khắc họa rõ nét nỗi buồn của tác giả qua những âm thanh thê lương, não lòng: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm buồn mà còn mang nặng những nỗi niềm nuối tiếc của một tấm lòng yêu nước thương dân như Bà Huyện Thanh Quan.

- Từ láy : man mác ( còn nhiều từ khác nx nhé mik chỉ lấy 1 từ theo đề thôi ạ )

- Quan hệ từ : và ( còn nhiều quan hệ từ hác nx nhé mik chỉ lấy 1 quan hệ từ theo đề thôi ạ )

2 tháng 12 2021

Qua ngôn ngữ trang nhã và cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật hiệu quả, ta cũng hình dung được quang cảnh Đèo Ngang trong bài thơ cùng tên của bà Huyện Thanh Quan, câu thơ đầu cho ta mường tượng ra khung cảnh lãng mạng pha chút buồn khi mặt trời bắt đầu xuống núi, qua con mắt của thơ ca của nữ thi sĩ, hiện lên trước mắt ta là cảnh tượng ánh sáng đang dần lịm đi dưới sự sâm lấn của màn đêm, khoảnh khắc giao thừa giữa ngày và đêm, dưới cái yếu ớt, khung cảnh Đèo Ngang vẫn hiện lên đầy sức hoang dã. Có cây rậm rạp, um tùm, xanh tốt và sức sống mãnh liệt.

Dù đất có cằn cỗi, cây cỏ vẫn mạnh mẽ vươn dậy  mà đơm hoa kết trái. Ta thầm cảm phúc nét hoang dã của thiên nhiên khi chưa có sự động chạm của bàn tay con người.

Sau khi ngắm nhìn khung cảnh xung quanh, tác giả lại phóng tầm mắt ra xa. Ta vô cùng ngạc nhiên với sự thưa thớt, ít ỏi, heo hút của con  người nơi đây. Trong không gian heo hút, vắng vẻ, văng vẳng đâu đây tiếng chim cuốc và đa đa khắc khoải. Đèo Ngang thật đẹp, cái vẻ đẹp kỳ vỹ, hoang dã, ít có dấu hiệu của sự sống con người. Nhưng đằng sau cái đẹp ấy, ta thấy phảng phất đâu đây nỗi buồn sâu thẳm của người lữ khách. Trong không gian bao la, rộng lớn của đất trời, có môt nỗi buồn nhỏ bé không biết ngỏ cùng ai.


 

23 tháng 12 2021

tham khảo:

       Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng Việt Bắc rất tài tình. Ngay đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đềm(Từ láy) với “tiếng hát xa” của con người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc(Từ láy) làm nổi bật lên cảnh rưng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không heo hút, hoang vu. Phép so sánh đã làm cho tiếng suối thêm vui tươi, đầy sức sống. Đây là lấy con người  làm chủ đã làm cho khung cảnh núi rừng thêm gần gũi, thân mật với con người. Câu thơ thứ hai đã gợi lên hình ảnh vầng trăng tươi sáng, điệp ngữ lồng được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo với nhiều tầng bậc cao thấp, sáng tối hòa hợp, quấn quýt. Tuy chỉ có hai màu trắng – đen nhưng(cặp QHT) ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá, hoa. Cảnh rừng Việt Bắc thật sinh động, tươi sáng và là niềm vui sống của con người. Hai câu thơ đã thể hiện tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, của nghệ sĩ Hồ Chí Minh, yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Chỉ có như thế thì sẽ có tâm hồn thanh cao đang sống những phút giây thần tiên ở chiến khu Việt Bắc. 

Chúc bạn học tốt

23 tháng 11 2016

Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đươngd làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.

Vì time ko có cho nên bn tự tìm quan hệ từ , từ ghép , từ lấy nha !

3 tháng 12 2016

Quê hương nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi người . Nói đến quê hương chắc các bạn phải nghĩ đến những dãy núi hùng vĩ cao vút trời hay những cánh đồng bát ngát phủ trên mình màu vàng tươi sáng . Đôi khi nói đến quê hương , người ta lại nghĩ đến những kỉ niệm êm đềm bên người gia đình . Chắc các bạn ai cũng có quê hương để yêu , để nhớ , để âm thầm bảo vệ . Dù sao này có đi xa thì tôi sẽ không bao giờ quên đi quê hương yêu dấu của mình - nơi chắp cánh ước mơ cho tôi . Yêu lắm miền quê yêu bình !

Từ ghép : quê hương , miền quê , kỉ niệm , gia đình .

Từ láy : êm đềm , âm thầm .

Quan hệ từ : Dù ... thì