K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 7 2017

a, Lỗi: lí lẽ, dẫn chứng không khớp nhau, dùng từ thừa, câu văn lỏng lẻo

Sửa: Mặt khác tục ngữ thể hiện kinh nghiệm thông qua quá trình quan sát, đúc kết hiện tượng từ tự nhiên: “chuồn chuồn … thì râm”.

Đây là một bài em tự viết tuy viết không hay mong anh chị góp ý!!!

Như chúng ta đã biết tình hình dịch bệnh ở nước ta và trên toàn thế giới ngày càng tăng nhanh và chuyển biến không khá đi.Rất nhiều người dân bị cách li và có những người không qua khỏi.Dịch bệnh cũng đã làm ảnh hưởng đến rất nhiều người trong đó có cả học sinh chúng em ,nó khiến cho việc học và việc thi cử kéo dài ,ảnh hưởng đến ngành giáo dục và các ngành khác nữa.Rất nhiều nơi phải đóng của vì tình hình dịch bệnh,mọi người đều phải giãn cách xã hội và đều phải ở trong nhà không được đi ra ngoài vì người mắc Covid đa số có sự giao lưu với bên ngoài , có những trường hợp chốn cách li,không khai báo y tế,có trường hợp còn không biết mình đã mắc. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, có nhiều luồng ý kiến khác nhau xoay quanh việc có nên cho học sinh tiếp tục nghỉ học hay không. Đa phần các phụ huynh và học sinh đều đồng tình nên tiếp tục kéo dài thời gian nghỉ học đến khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát. Những người ủng hộ ý kiến này cho rằng học sinh là một trong những đối tượng dễ phát tán dịch bệnh nhất. Một số ý kiến khác lại cho rằng, việc nghỉ học liên tục sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Mặt khác, việc học sinh nghỉ quá lâu cũng ảnh hưởng đến tâm lý, công việc của phụ huynh và nhiều hoạt động kinh tế, xã hội cũng bị tác động lớn.Cuộc sống xung quanh cũng phức tạp hơn vì không được đi ra ngoài và được chỉ đạo phòng dịch ở yên trong nhà.Khổ nỗi có những hoàn cảnh đáng buồn,con cái không về ở cùng với bố mẹ được,người thân bên nước ngoài không về nước được .Ảnh hưởng dịch bệnh rất lớn đối với đời sống của chúng ta.Nhưng không phải vì những điều đó mà những nghĩa cử cao đẹp của con người cũng biến mất dần.Có những người đã tình nguyện làm những việc cao đẹp:suất cơm cho người nghèo,lan tỏa ''ATM gạo'' cho người nghèo,hàng ngàn suất cơm được nấu tặng người nghèo hay những người già hằng ngày....Những trưa nóng gắt gỏng tuy vậy mà cũng có những người không ngủ và tình nguyện nấu cơm cho người nghèo.Đối với mọi người đó chỉ là những hộp cơm hãy những bữa cơm bình thường nhưng đối với người nhận đó là cả một tấm chân tình một bữa ăn tuy đơn giản nhưng khiến người ăn cảm thấy hạnh phúc.Hay có những ''ATM gạo'',nơi mà mọi người dân hoàn cảnh khó khăn và sẽ đến đấy lấy để tiếp tục cuộc sống hằng ngày,khác vơi các ATM rút tiền khác là những ATM ''rút gạo''những người chủ của những chiếc ATM này đã tự động bỏ tiền của chính bản thân mình để mua gạo và tình nguyện cho người nghèo,những người đến đây sẽ không tốn chi phí .Ta có thể thấy có những người rộng lượng sẵn sàng bỏ tiền túi của họ ra để giúp mọi người mà không ngại công hay ngại khó chúng ta cũng phải biết ơn họ.Nhưng người ta phải biết ơn quan trọng trong thời điểm này không ai khác mà là các bác sĩ ,các anh chị tình nguyện viên,các lực lượng đang thực hiện nhiệm vụ phòng,chống dịch.Có những bác sĩ đã cố gắng thực hiện tốt nhất công việc của mình khi phải hằng ngày đối mặt với bệnh nhân hay những người không qua khỏi.Những bác sĩ đã cố gắng cật lực ngày đêm chăm sóc và chữa trị những bệnh nhân mắc Covid-19.Có những bức thư được gửi gắm nhiều tình thương và quý mến của người dân đến các bác sĩ và các lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng chống Covid-19.Họ đã phải làm việc đêm ngày,phải rời xa gia đình,có những lúc họ ngủ gục hay định bỏ cuộc nhờ tình yêu thương và sự đồng lòng của nhân dân ,đất nước đã khiến họ qua khỏi.Ngoài ra chưa kể đến các anh chị sinh viên và tình nguyện viên đã hộ trợ rất đắc lực.Họ là những người tình nguyện trẻ đầy năng lượng và năng động trong mọi việc,họ đã đến những nơi có dịch và phân phát những yếu phẩm cần thiết cho những người ở vùng dịch :phân phát khẩu trang,nước rửa tay,v.v....cho các hộ gia đình.Họ cũng tình nguyện nấu và phát cơm từ thiện cho những người già hay những người nghèo trong vùng dịch.Trong tình hình dịch bệnh này hãy chia sẻ cùng với họ và giúp đỡ họ từ những việc nhỏ,hãy làm theo các chỉ dẫn của bộ y tế:không ra ngoài chỉ khi có việc quan trọng nhất,không tụ tập những nơi đông người,cách xa tối thiểu mỗi người 2 m.Chúng ta hãy đồng lòng hợp sức và vì một Việt Nam tươi đẹp không có dịch bệnh!!

* đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Học để làm gì? Là một câu hỏi cơ bản nhưng nhiều khắc khoải. Trong mấy năm vừa rồi, mỗi rất hi có dịp, tôi lại tiến hành những khảo sát bỏ túi với thí sinh, sinh viên về câu hỏi nghe qua r đơn giản này. Hầu hết các em không trả lời được. Nếu gặng hỏi thì sau một hồi suy nghĩ, các em sẽ đưa ra các câu trả lời khuôn mẫu: Học để...
Đọc tiếp

* đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Học để làm gì? Là một câu hỏi cơ bản nhưng nhiều khắc khoải. Trong mấy năm vừa rồi, mỗi rất hi có dịp, tôi lại tiến hành những khảo sát bỏ túi với thí sinh, sinh viên về câu hỏi nghe qua r đơn giản này. Hầu hết các em không trả lời được. Nếu gặng hỏi thì sau một hồi suy nghĩ, các em sẽ đưa ra các câu trả lời khuôn mẫu: Học để làm người, học để phát triển bản thân, học để có công ăn việc làm, học để sau này đỡ khổ, học để thi... Ngay cả khi đã suy nghĩ như vậy thì phần lớn các câu trả lời này đều là một sự đôi phó.Khi mới nghĩ đến. Và cũng trên 80% các em cho biết chưa bao giờ tự mình đặt ra câu hỏi “Học để được hỏi đây là câu trả lời các em vừa nghĩ đến hay đã nghĩ trước đó rồi thì trên 80% cho biết vừa làm gì" cho chính bản thân mình. Chưa kế, nếu hỏi sâu hơn một chút, học để làm người nhưng đó là con người nào, hoặc học để phát triển cá nhân, nhưng là phát triển cái gì, thì tất cả các em c ..Học mà sau mười mấy năm vẫn không biết học để làm gì thì chưa gọi là học. Người học khi đó đã bị mắc kęt vào chính những điều mình được học và bị học. Sự học như vậy chưa làm người học thức tỉnh, giám thoát ra khỏi những điều mình đã học, sàng lọc lại và sử dụng chúng như những công cụ phục vụ cho công việc và cho sự trưởng thành về trí tuệ của chính mình. Chỉ dấu Đầu tiên cho những người trưởng thành như thế là khả năng tư duy độc lập, và xa hơn đều bí... con người tự do, có khả năng tự lãnh đạo cuộc đời mình, và dám chịu trách nhiệm với chính mình về sự lãnh đạo đó. là những Với tôi, học là để trở thành Con người tự do. Và tôi luôn nhất quán với câu trả lời xuyên suốt đó (Học để làm người tự do- Giáp Văn Dương) Câu 1: Thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn văn trên là gì? Cầu 2: Theo tác giả, vì sao học mà không biết để làm gì thì chưa gọi là học? Câu 3:Anh chị có đồng tình với quan điểm của người viết: “Chỉ dấu đầu tiên cho những người trưởng thành là khả năng tư duy độc lập" hay không? Vì sao? Câu 4: Trong văn bản người viết cho rằng: “Học là để làm người tự do".Theo anh/Chị, người như thế nào thì được coi là người tự do?

0
15 tháng 7 2017

Những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hóa có ảnh hưởng tới tình hình phát triển của văn học Việt Nam

+ Cách mạng tháng Tám thành công mở ra kỉ nguyên mới độc lập, tự do

   + Thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, quan niệm, tổ chức

- Từ 1945- 1975 đất nước trải qua nhiều biến cố, sự kiện lớn, tác động tới đời sống vật chất, tinh thần

   + Hai cuộc chiến chống Pháp, Mỹ hào hùng

   + Công cuộc xây dựng CNXH miền Bắc

-> Hoàn cảnh đặc biệt, văn học phát triển và đạt thành tựu lớn

17 tháng 11 2017

Đặt vấn đề: Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cỡ nhỡ là trách nhiệm của toàn xã hội.

Giải quyết vấn đề:

* Thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ:

  - Theo số liệu của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, năm 2003 cả nước có trên 21.000 trẻ em lang thang cơ nhỡ, đông nhất là ở TP.HCM với 8.500 em. Năm 2008, mặc dù đã được các cá nhân, tổ chức thu nhận về những mái ấm tình thương để nuôi dạy nhưng hiện vẫn còn trên 10.000 trẻ em không nơi nương tựa. Con số này không ngừng gia tăng.

  - Trẻ em đường phố đối diện với nguy cơ thất học cao và rơi vào tệ nạn xã hội.

  - Trẻ em đường phố đang có nguy cơ phạm tội ngày càng tăng; nạn xin ăn tràn lan ảnh hưởng tới văn minh đô thị.

  - Trẻ em đang bị bóc lột sức lao động và nguy cơ bị xâm hại tình dục rất cao.

* Nguyên nhân

  - Do đói nghèo: Trẻ đường phố thường xuất thân từ các gia đình nông dân nghèo hoặc gia đình mà bố mẹ không có việc làm, khó khăn về kinh tế và đông con (77% trẻ bỏ nhà ra đi vì gia đình nghèo khổ).

  - Do tổn thương tình cảm như: bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập (23%).

  - Còn lại là do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.

* Hiện nay, những "mái ấm tình thương" đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta, nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.

* Ý nghĩa:

   Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cơ nhỡ là trách nhiệm không chỉ của cá nhân mà còn là của toàn xã hội. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan trọng hơn là giúp cho các em hướng thiện, đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội. Đây là tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách... biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.

* Các tổ chức cá nhân tiêu biểu:

   Tổ chức: Làng trẻ em SOS; Làng trẻ em Hòa Bình ( Từ Dũ); Cô nhi viện Thánh An ( Giáo phận Bùi Chu, Xuân Trường, Nam Định); Chùa Kì Quang II ( Gò Vấp); Chùa Bồ Đề (Huế)...

   Cá nhân: Mẹ Phạm Ngọc Oanh ( Hà Nội) với 800 đứa con tình thương; Anh Phạm Việt Tuấn với mái ấm KOTO ( Hà Nội); Thầy Koyama với mái ấm tình thương 37, Nguyễn Trãi, Huế...

* Quan điểm và biện pháp nhân rộng

  Quan điểm: Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.

  Biện pháp nhân rộng:

Dùng biện pháp tuyên truyền.

Kêu gọi các cá nhân, tổ chức.

Quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện.

Thành lập đội thanh niên tình nguyện

[TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO VĂN CHUYÊN - PART 3]“Con người với tất cả đời sống tự nhiên và xã hội của nó chính là đối tượng và cũng là đặc trưng cơ bản nhất của văn học".(Lê Ngọc Trà)~ CON NGƯỜI LÀ HÌNH TƯỢNG TRUNG TÂM CỦA VĂN HỌC ~     - Con người chính là đối tượng phản ánh đặc thù của các tác phẩm văn học. Con người bao giờ cũng sẽ được nhà văn ưu ái đặt vào vị trí...
Đọc tiếp

[TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO VĂN CHUYÊN - PART 3]
“Con người với tất cả đời sống tự nhiên và xã hội của nó chính là đối tượng và cũng là đặc trưng cơ bản nhất của văn học".
(Lê Ngọc Trà)
~ CON NGƯỜI LÀ HÌNH TƯỢNG TRUNG TÂM CỦA VĂN HỌC ~
     - Con người chính là đối tượng phản ánh đặc thù của các tác phẩm văn học. Con người bao giờ cũng sẽ được nhà văn ưu ái đặt vào vị trí trung tâm, làm đối tượng chủ yếu của sự phản ảnh bởi đây là hiện thân của mọi sự việc trong văn học, là hạt châu quy chiếu tất cả mọi vẻ đẹp, mọi giá trị tinh túy của đời sống mà những ngòi bút sắc sảo hướng tới. 
     - Con người trong văn chương không phải là kiểu con người trừu tượng mà họ là những con người cụ thể, sinh động, mỗi nhân vật đều mang một hình tượng riêng biệt, tiêu biểu cho từng tầng lớp xã hội hay thời đại mà họ đang sống. Nhưng cũng có những nhà văn như Nguyễn Thành Long, những nhân vật trong tác phẩm “Lặng lẽ Sapa" không phải là hình tượng con người cụ thể, đó chỉ là những hình mẫu đại diện cho những người thanh niên xung phong, yêu nước, yêu nghề thời bấy giờ.
     - Con người của văn chương là con người sự toàn vẹn, hoàn mỹ với tất cả đời sống và xã hội. Con người trong văn học là con người của hạnh phúc và đau khổ, vui sướng và buồn bã, yếu đuối và mạnh mẽ, chống trả và cam chịu, … Tất cả những thứ ấy đều là những điều muôn vẻ, muôn màu đã được thấu hiểu từ lăng kính tinh tế của nhà văn đưa vào trang sách.
     - Văn học không chỉ đơn giản là miêu tả ngoại hình hay hành động của nhân vật mà còn phải chau chuốt, đặc tả một cách chân thật nhất những tính cách, thân phận hay những suy tư của họ trước cuộc đời. Đó là những con người luôn trăn trở, đi tìm lý tưởng sống của đời mình, của những giá trị tốt đẹp bị che lấp bởi những “chùng chình, vòng vèo" của đời và xã hội.
     - Vấn đề của văn chương là những hiện tượng, sự vật. Nhưng cái mà người nghệ sĩ quan tâm nhất lại là những gì thuộc về con người với những mối liên hệ, chứa đựng trong những thứ xoay quanh sự vật hiện tượng đó. Cho nên, sự vật trong văn học thường mang những vẻ đẹp man mác, như hạt cát mang theo thân phận một đời người, như giợt sương mai mang theo hơi thở tươi trẻ của thanh xuân và sức sống mãnh liệt, … hay như những con nai nhỏ mang theo trái tim nhỏ bé với những rung động đầu đời. Chính những giá trị đích thực ấy đã tạo nên vẻ đẹp và những giá trị thẩm mỹ của sự vật trong văn học.

     - Như chúng ta có thể thấy, Văn đàn Văn học Việt Nam phát triển khá mạnh mẽ trong thời kỳ "Phong trào Thơ mới" với sự xuất hiện của những nhà văn có lối văn chương riêng biệt nhưng đều thể hiện được hình tượng con người trong tác phẩm của mình vô cùng hoàn chỉnh và đặc sắc như một Nguyễn Bính "mộc mạc", một Xuân Diệu "rạo rực, tha thiết", một Huy Cận "sắc sảo mà tinh tế", ... hay như một Lưu Trọng Lư "mơ màng". Họ đã bắt được những cái tế vi nhất của cuộc đời để sinh ra những tác phẩm mang những tư tưởng lớn về đời sống và đời người.
___________________________________________________________________________

MỘT SỐ CÂU LÝ LUẬN VĂN HỌC HAY
1. “Con người, tiếng ấy thật tuyệt diệu, nó vang lên kiêu hãnh và hùng tráng xiết bao.”
(Maksym Gorky)
2. “Thơ là một điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu.”
(Tố Hữu)
3. “Thiên chức của nhà văn là đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người.”
(Nguyễn Minh Châu)
4. “Thơ khởi phát ở trong lòng người."
(Lê Quý Đôn)
5. “Hãy hát lên khi mỗi tâm hồn anh là một sợi dây đàn.”
(Platon)

4
29 tháng 3 2023

đăng muộn zợ chị :q

29 tháng 3 2023

21h30 mới nhớ ra tuần nay chưa up bài nên lôi ra viết, viết xong là đăng liền cho nóng :vv