K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2019

Hiện nay có rất nhiều thầy cô thường than phiền rằng học sinh bây giờ lười đọc sách. Dường như văn hóa đọc không còn hấp dẫn các em. Điều này cũng thật dễ hiểu, bởi vì các trò chơi trên mạng có sức lôi cuốn các em hơn nhiều so với ngồi ôm một cuốn sách để đọc. 

Thực ra học sinh bây giờ rất thông minh. Các em có thể nói tiếng Anh và sử dụng máy tính rất giỏi. Thế nhưng đôi khi kiến thức về các sự kiện tiêu biểu thì các em lại mơ hồ. Thói quen đọc sách đang dần dần mất đi. Dường như các em ít khi nghiền ngẫm các chi tiết, hay đọc đi đọc lại những đoạn tâm đắc. Trong khi chính những thói quen ấy hình thành tâm hồn nhân cách con người.

Nhớ ngày xưa thời đi học chúng tôi truyền tay nhau từng cuốn sách để đọc. Nhiều đoạn văn câu thơ hay thường chép ra những cuốn sổ tay. Rồi phần thưởng của học sinh giỏi ngày ấy thường là những cuốn sách hay. Mỗi khi đọc sách tôi rất vui và hạnh phúc. Tôi có thể khóc trước một nhân vật bất hạnh hay cũng có thể mạnh mẽ lên rất nhiều khi đọc các cuốn truyện. Cũng nhờ đọc sách mà tôi biết sống yêu thương và vị tha hơn.

Người ta bây giờ thường đổ không có thời gian để đọc sách. Điều này không phải không có lí. Các em bây giờ phải học với lượng kiến thức khổng lồ. Nào là học trên lớp, học thêm ở trường, học ở nhà thầy cô... Dường nhứ các em chẳng còn thời gian. Do vậy khi rảnh rỗi các em chỉ muốn tìm đến các kênh truyền hình giải trí hay chơi game là điều dễ hiểu.

Vậy làm thế nào để các em ham đọc sách? Làm thế nào để các em tìm đến văn hóa đọc? Theo tôi cần thực hiện một số quá trình sau:

Thứ nhất, cha mẹ phải khuyến khích con đọc sách ngay từ nhỏ. Cần chọn cho con những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi. Cha mẹ cũng có thể đọc sách cùng con. Cha mẹ ham đọc sách thì con sẽ bắt chước theo. Các gia đình có điều kiện có thể lập những tủ sách để các em đọc và tham khảo thêm. Đọc sách ngay từ nhỏ sẽ làm tâm hồn các em càng thêm trong sáng.

Thứ hai, thầy cô cần là người truyền cảm hứng đọc đến cho các em. Làm sao phải thổi được vào tâm hồn học sinh lòng say mê đọc sách. Làm sao để các em cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn chương, từ đó mới nảy sinh nhu cầu đọc. Thầy cô khuyến khích các em tìm đến với sách là giải pháp giúp các em ngoan hơn.

Thứ ba, ở các thư viện trường học phải luôn trưng bày, giới thiệu những cuốn sách mới, hay nhằm thu hút độc giả. Có thể tổ chức các cuộc thi kiểu như Rung chuông vàng, Kể chuyện Bác Hồ, Hái hoa kiến thức hay kể về cuốn sách mà em yêu mến nhất... để các em tham gia. Các thủ thư phải luôn tìm ra những giải pháp để thu hút các em tìm đến với văn hóa đọc.

Thứ tư, các tác phẩm hay phải được đưa vào chương trình giảng dạy trong nhà trường. Điều này đồng nghĩa với việc tự các em sẽ yêu thích việc đọc sách. Một tác phẩm hay khi đọc học sinh sẽ biết rung cảm trước cái hay cái đẹp. Từ đó các em sẽ biết chắt lọc ra cái hay, cái thiện, chối bỏ cái xấu xa để hoàn thiện mình.

Như vậy để thu hút các em tìm đến với văn hóa đọc đòi hỏi phải có thời gian và sự nỗ lực của nhiều người mới thành công. Hãy bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước cho các em bắt đầu từ những trang sách

23 tháng 2 2019

Thực ra học sinh bây giờ rất thông minh. Các em có thể nói tiếng Anh và sử dụng máy tính rất giỏi. Thế nhưng đôi khi kiến thức về các sự kiện tiêu biểu thì các em lại mơ hồ. Thói quen đọc sách đang dần dần mất đi. Dường như các em ít khi nghiền ngẫm các chi tiết, hay đọc đi đọc lại những đoạn tâm đắc. Trong khi chính những thói quen ấy hình thành tâm hồn nhân cách con người.

Nhớ ngày xưa thời đi học chúng tôi truyền tay nhau từng cuốn sách để đọc. Nhiều đoạn văn câu thơ hay thường chép ra những cuốn sổ tay. Rồi phần thưởng của học sinh giỏi ngày ấy thường là những cuốn sách hay. Mỗi khi đọc sách tôi rất vui và hạnh phúc. Tôi có thể khóc trước một nhân vật bất hạnh hay cũng có thể mạnh mẽ lên rất nhiều khi đọc các cuốn truyện. Cũng nhờ đọc sách mà tôi biết sống yêu thương và vị tha hơn.

Người ta bây giờ thường đổ không có thời gian để đọc sách. Điều này không phải không có lí. Các em bây giờ phải học với lượng kiến thức khổng lồ. Nào là học trên lớp, học thêm ở trường, học ở nhà thầy cô... Dường nhứ các em chẳng còn thời gian. Do vậy khi rảnh rỗi các em chỉ muốn tìm đến các kênh truyền hình giải trí hay chơi game là điều dễ hiểu.

Vậy làm thế nào để các em ham đọc sách? Làm thế nào để các em tìm đến văn hóa đọc? Theo tôi cần thực hiện một số quá trình sau:

Thứ nhất, cha mẹ phải khuyến khích con đọc sách ngay từ nhỏ. Cần chọn cho con những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi. Cha mẹ cũng có thể đọc sách cùng con. Cha mẹ ham đọc sách thì con sẽ bắt chước theo. Các gia đình có điều kiện có thể lập những tủ sách để các em đọc và tham khảo thêm. Đọc sách ngay từ nhỏ sẽ làm tâm hồn các em càng thêm trong sáng.

Thứ hai, thầy cô cần là người truyền cảm hứng đọc đến cho các em. Làm sao phải thổi được vào tâm hồn học sinh lòng say mê đọc sách. Làm sao để các em cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn chương, từ đó mới nảy sinh nhu cầu đọc. Thầy cô khuyến khích các em tìm đến với sách là giải pháp giúp các em ngoan hơn.

Thứ ba, ở các thư viện trường học phải luôn trưng bày, giới thiệu những cuốn sách mới, hay nhằm thu hút độc giả. Có thể tổ chức các cuộc thi kiểu như Rung chuông vàng, Kể chuyện Bác Hồ, Hái hoa kiến thức hay kể về cuốn sách mà em yêu mến nhất... để các em tham gia. Các thủ thư phải luôn tìm ra những giải pháp để thu hút các em tìm đến với văn hóa đọc.

Thứ tư, các tác phẩm hay phải được đưa vào chương trình giảng dạy trong nhà trường. Điều này đồng nghĩa với việc tự các em sẽ yêu thích việc đọc sách. Một tác phẩm hay khi đọc học sinh sẽ biết rung cảm trước cái hay cái đẹp. Từ đó các em sẽ biết chắt lọc ra cái hay, cái thiện, chối bỏ cái xấu xa để hoàn thiện mình.

Như vậy để thu hút các em tìm đến với văn hóa đọc đòi hỏi phải có thời gian và sự nỗ lực của nhiều người mới thành công. Hãy bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước cho các em bắt đầu từ những trang sách.

k cj nha em

23 tháng 2 2019

UoZ8jegnVdM

23 tháng 2 2019

Miệt mài từng chữ tới từng chương

Mỗi trang mỗi chữ mỗi tình ý

Mỗi nghĩa mỗi câu mỗi vấn vương

Đọc trước ra sau thật tỉ mỉ

Đọc trên xuống dưới chớ ương ương

Đọc xong ôm sách vào lòng xiết

Trong giấc mộng vàng gặp bạn đường. fw

4 tháng 4 2021

ui cái hồi lớp 5 mik cũng từng làm cái này rồi , bây giờ bạn nhắc mới nhớ , hồi đó dồn hết công sức vô nhưng cuối cùng có đc giải méo đâu

ko được giải đâu bạn ạ

chỉ mất công sức và thời gian thôi

cuộc thi như cái quần hòe

25 tháng 3 2019

Bài đại sứ văn hóc đọc hình như viết và nộp rồi mà. Hình như là yhangs 2

4 tháng 4 2019

minh ko biet nua nhung co minh bao nop

25 tháng 6 2021

Bạn tham khảo nha !

Câu 1 :

Người ta thường cho rằng lứa tuổi học trò là lứa tuổi vô tư, cuộc sống chỉ xoay quanh những mối quan tâm đơn giản. Bởi vậy, đây chính là thời kỳ tươi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người. Nhưng thật ra, thế giới nội tâm của các cô cậu học sinh tuổi mới lớn phức tạp hơn thế rất nhiều. Trong tâm trí của những đứa trẻ đang lớn, đang chập chững bước vào đời ấy có rất nhiều những mâu thuẫn, dằn vặt, suy tư, khát vọng... khi đối mặt với muôn vàn cuộc sống đang hiện ra trước mắt.

Trong quãng thời gian này, chắc chắn ai cũng sẽ có những vấn đề của riêng mình. Những vấn đề mà nếu chúng ta chia sẻ với gia đình, bạn bè chưa chắc đã tìm được sự đồng cảm hay tiếng nói chung. Rồi ta cứ mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn ấy: không tìm được cách giải quyết cho bản thân, cứ thế liên tục tạo ra những sai lầm, để rồi khi trưởng thành, ta nhìn lại và hối tiếc cho quá khứ. Với tôi, quá khứ chưa hề xa xôi lắm, nó mới chỉ như ngày hôm qua nhưng tôi đã hối tiếc về biết bao điều mà mình đã làm, hoặc chưa làm…

Những trải nghiệm và cảm xúc ấy của tôi cũng như của bao người khác dường như đã được tác giả Đồng Hoa mang tới và gói lại trọn vẹn trong cuốn tiểu thuyết “Thời niên thiếu không thể quay trở lại”.

Tôi cũng như bao cô cậu học sinh khác, cũng đang trong lứa tuổi học trò, cũng có nhiều gánh nặng trên vai, nhiều lúc tôi cảm thấy bế tắc: mình sẽ đối mặt với vấn đề ra sao, tâm sự với ai, ai sẽ là người tin tưởng mình bây giờ…? Cũng may mắn cho tôi bởi bên cạnh tôi luôn có những người bạn tốt, và một trong số họ đã tặng tôi cuốn cuốn sách này, cuốn sách với tôi vừa là sự chia sẻ, vừa là nguồn động viên, vừa là sự chỉ dẫn để tôi có được lòng tin để đối mặt với những “thử thách thanh xuân”.

"Nhiều năm qua, tôi luôn học tập một việc, chính là không quay đầu lại, chỉ vì bản thân mình chưa từng làm việc gì phải hối hận, không hối hận vì những chuyện mình đã làm.

Mỗi bước đi của cuộc sống đều phải trả giá đắt.

Tôi có được một ít mình muốn, mất đi một ít những gì mình không muốn mất.

Nhưng con người trên thế giới này có phải ai cũng vậy đâu?"

Nhắc đến tiểu thuyết ngôn tình, mọi người thường cho rằng đó là những cuốn sách vô bổ toàn về chuyện tình yêu với những tình tiết tưởng tượng xa rời thực tế, không giúp ích gì cho người đọc, nhưng tôi đã thay đổi suy nghĩ của mình khi đọc cuốn tiểu thuyết này của Đồng Hoa. Tác giả Đồng Hoa đã vượt lên trên giới hạn của một tác giả ngôn tình, khi cuốn tiểu thuyết của cô dù có đề cập đến câu chuyện tình yêu của lứa tuổi học trò nhưng nó lại chứa đựng nhiều bài học nhân sinh sâu sắc dành cho mỗi độc giả khi đọc cuốn truyện này.

Qua hình ảnh nhân vật La Kỳ Kỳ mà tác giả xây dựng tôi tin chắc rằng không chỉ tôi mà tất cả mọi người đều tìm thấy một phần bản thân mình trong đó. Xuyên suốt câu chuyện là hình ảnh cô gái nhỏ La Kỳ Kỳ trong những năm tháng của cuộc đời học sinh, trải dài từ những năm tháng học tiểu học, với bóng ma tâm lý đến từ cô giáo Triệu và rồi tìm được ánh sáng cuối con đường cứu giúp cô bé là cô giáo Cao. Tôi như bắt gặp hình ảnh của mình trong La Kỳ Kỳ thời cấp hai, khi cô đối đầu một cách bướng bỉnh với thầy "chậu của cải"... Những mất mát, tổn thương đến với Kỳ Kỳ đã giúp cô trở thành con người mạnh mẽ, kiên định nhưng tâm hồn của cô cũng bởi thế mà trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Ngoài kia, cũng có rất nhiều những anh chị, những bạn như tôi: vì đau đớn mà trưởng thành nhanh chóng nhưng luôn muốn được một lần nữa quay trở về với thời thơ ấu.

Trong suốt quãng thời gian tuổi trẻ, quãng thời gian khi tâm hồn ta còn non nớt, chập chững bước vào đời những bước đi đầu tiên, thì các tác động xung quanh chúng ta ảnh hưởng một cách không ngờ tới. Hiệu ứng bươm bướm giải thích khá đúng trong vấn đề này. Có thể nói, cuộc đời Kỳ Kỳ chịu tác động rất lớn bởi sự kiện cây bút máy khi cô còn học tiểu học. Chỉ đơn giản là một cây bút đắt tiền của người bạn bị mất, tất cả mọi người đều đổ dồn sự nghi ngờ cho cô bé,chỉ đơn giản là vì cô không được lòng cô chủ nghiệm, sự việc đó đã gây ra hệ luỵ rất lớn về sau. Vốn đã có những tổn thương trong tâm hồn, cô bé ngày ngày khép kín bản thân mình, tự tạo cho mình một chiếc vỏ để chui vào, học hành ngày càng sa sút, rồi tìm đến những người bạn mà xã hội gắn cho cái mác là bất hảo.

Trong câu chuyện này, tôi như tìm thấy bản thân mình trong nhiều phân đoạn,lúc cô giáo Triệu đổ oan cho Kỳ Kỳ lấy trộm chiếc bút máy, những lúc bố mẹ cô có phân biệt đối xử một cách rõ ràng giữa hai chị em, lúc ông ngoại mất. Tôi cảm thấy đồng cảm với nhân vật, nhất là lúc ông ngoại của cô mất, tôi cũng giống như nhân vật, cũng được ông ngoại yêu thương chiều chuộng nhất, người mà lúc đó bản thân mình yêu thương nhất. Nhưng rồi ông lại rời bỏ mình ra đi, tôi cảm thấy như mất hết tất cả, tự hỏi tại sao ông trời lại cướp đi người mà mình yêu thương nhất. Rồi tôi chợt nhận thấy, hoá ra trên đời này có người chung hoàn cảnh với mình, dù chỉ có nhân vật không có thật, một nhân vật hư cấu, nhưng phần nào tôi cũng cảm thấy như được an ủi. Đó cũng là lúc tôi nhận ra được nhiều điều.

"... Con người nhận được thứ này, chắc chắn sẽ mất đi thứ khác, đôi khi mất đi chính là để nhận lại, và có lúc nhận được chính là để mất đi..."

Lời nói này của Tiểu Ba khiến tôi như vỡ oà những cảm xúc trước đó, nó khiến tôi hiểu ra rằng cuộc sống không bất công như mọi người hay nghĩ, nó luôn có sự cho đi và nhận lại, đó là sự cân bằng của cuộc sống. Tạo hoá ban tặng cho ta thứ gì sẽ lấy đi của chúng ta một cái gì đấy. Cuộc đời chính là như thế, chúng ta phải học cách chấp nhận, học cách nhận lấy và mất đi.

Trong tác phẩm này, tôi tìm thấy một Cát Hiểu Phi xinh đẹp,học giỏi một cô bé có tương lai đầy hy vọng, nhưng nếu cô không vướng vào mối tình với Vương Chinh, hoặc cuốn vào vòng xoáy của xã hội thì có lẽ cuộc đời cô đã bớt bi kịch hơn, số phận sẽ công bằng với con người ấy hơn. Đau thương cho Hiểu Phi dù cho cô muốn quay đầu lại, làm lại cuộc đời mình cỡ nào đi chăng nữa, thì xã hội cũng không cho phép cô có quyền quay đầu.

Tôi bắt gặp hình ảnh Quan Hà luôn sống giả tạo trong cái vỏ bọc công chúa của chính bản thân mình tạo ra, một Quan Hà xinh đẹp, giỏi giang, hoà đồng, không ngừng cố gắng miệt mài xây dựng chiếc mặt nạ giả tạo do mình tạo ra.

Hay hình ảnh Hứa Tiểu Ba dịu dàng luôn giải thích cho Kỳ kỳ hiểu, không muốn cô mắc sai lầm của tuổi trẻ, luôn âm thầm ở đằng sau bảo vệ cô.

Tôi tìm thấy rất nhiều điều trong " Thời niên thiếu không thể quay lại ấy", dường như tìm thấy cả chính bản thân mình.

Thời niên thiếu có thật là không thể quay lại?

Thật sự không thể quay lại khoảng thời gian tươi đẹp ấy.

Vì không thể quay lại nên chúng ta luôn hối tiếc về ngày xưa.

Vì đang sống trong thời niên thiếu, nên luôn cảm thấy thời gian phía trước rất dài, nghĩ rằng tất cả mọi thứ có thể nhìn lại lần nữa, nhưng lại không biết, thời gian như một dòng sông, không bao giờ chảy ngược về nguồn.

Trong cuốn sách này, ta có thể tìm thấy những gì bạn nhiệt tình yêu thương, điên cuồng theo đuổi lại dần dần bị lãng quên, thay vào đó là sự hiện diện rõ ràng của sự trưởng thành.

Đây không phải là một cuốn ngôn tình về tình yêu tuổi trẻ thông thường, mà là một cuốn sách về tuổi trẻ, tuổi thanh xuân, nó như khắc hoạ lại cuộc đời, lại thời niên thiếu của chúng ta. Có những thứ một khi đánh mất là không thể tìm lại, có những người đi qua nhau là vĩnh viễn không thể gặp lại được nữa. Ta sẽ mãi mãi không thể tìm được những thứ mình bỏ lỡ, bởi đó chính là cuộc đời là thanh xuân là thời niên thiếu không thể quay lại.

Nếu bạn còn trẻ, xin hãy đối xử với những người xung quanh bạn thật tốt, thật dịu dàng, không phải vì sự cảm kích của người đó đối với bạn, mà là để sau này, khi bất chợt nhìn lại, bạn sẽ thấy trong tuổi thanh xuân của mình có ít điều phải ân hận hơn.

Câu 2 :

Một số biện pháp giúp mọi người đọc sách nhiều hơn

Tổ chức một nhóm nhỏ mọi người có thể đóng góp sách vở của mình cho mọi người có thể đọc được nhiều thể loại.

Tổ chức các cuộc thi đọc sách, đọc hiểu kiến thức.

Tuyên truyền với mọi người về lợi ích của sách.

Thường xuyên cùng bạn bè đến thư viện.

Hãy tổ chức một cuộc thi đọc sách với luật là : ai đọc sách và hiểu sách nhiều nhất sẽ là người thắng cuộc.

Tổ chức cuộc thi nhỏ với đề bài:"hãy thuyết trình về cuốn sách yêu quý của bạn" và thuyết trình cảm nhận của mình về cuốn sách yêu quý của minh.

Mở các sự kiện trao đổi sách

Tham gia các câu lạc bộ đọc sách

Lập kế hoạch cho những cuốn sách mà chúng ta sẽ đọc

25 tháng 6 2021

Câu 1 :

Có ai đó đã nói rằng: “Mỗi cuốn sách là một bức tranh kì diệu, mở ra trước mắt chúng ta những chân trời tri thức. Quả thật như vậy, qua mỗi cuốn sách, ta sẽ bắt gặp những câu chuyện, những con người với từng mảnh đời, số phận khác nhau. Đó là nàng Kiều với thân phận chìm nổi, bấp bênh cùng 15 năm phiêu bạt vì phải chịu đựng những hủ tục của một giai cấp thống trị thối nát; là cậu bé Hồng với một tuổi thơ bất hạnh cùng hoàn cảnh sống chật vật. Qua những câu chuyện ấy, mỗi người sẽ tự rút ra những bài học cho riêng mình. Với tôi, cuốn sách đã để lại trong tôi nhiều xúc cảm và ấn tượng nhất là cuốn “Lời chia tay đẹp nhất thế gian” của tác giả Noh Hee Kyung.

Dù có viết nhiều và được khai thác ở khía cạnh nào thì có lẽ, những câu chuyện về gia đình vẫn luôn là chủ đề không bao giờ xưa cũ. Bởi nó luôn chạm đến sâu thẳm trong lòng mỗi người, và bởi chúng ta, hầu hết ai cũng có một gia đình để nhớ về. “Thật kỳ lạ, khi còn trên đời, mẹ chỉ đơn giản là mẹ thôi, chẳng có gì hơn. Thế nhưng khi bà qua đời, tôi bỗng có suy nghĩ rằng bà chính là cả cuộc đời của mình.” Chỉ với trang sách đầu tiên, tác giả đã đem đến một nỗi buồn man mác cùng sự day dứt đến đau lòng của những người ở lại, báo trước về một cuộc chia tay buồn bã và đầy tiếc nuối...v.v..