K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 8 2017

ai biết trả lời đi:((

29 tháng 6 2018

Hình ảnh người mẹ được diễn tả bằng những nét tươi tắn sinh động trong đôi mắt nhìn của đứa con, mẹ vẫn đẹp một cách lạ lùng. Vẻ đẹp ấy không cần rực rỡ mà nó chỉ giản dị và vô cùng thân thương. Bởi trong cái nhìn của bé Hồng bằng tất cả sự xúc động và tình thương vô bờ bến thì mẹ bao giờ chẳng là người đẹp nhất! Từ đó, gợi đến niềm ước mơ mà bất kỳ đứa con nào cũng khát khao khi đứng trước mẹ “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ là niềm an ủi, đôi vai mẹ sẽ là chổ dựa vững chắc trong những khó khăn của cuộc đời,chính nhờ niềm tin và tình yêu mãnh liệt mà em đã vượt qua được mọi thử thách để gìn giữ một tình mậu tử sắt son trọn vẹn.

"Mẹ có nghĩa là tất cả
Là cho đi không đòi lại bao giờ"

2 tháng 2 2021

thamkhao

* Yêu cầu về nội dung: đoạn thơ diễn tả Tình yêu quê hương của tác giả

- Ông sáng tác nhiều về quê hương, luôn nhớ, nặng lòng.

- Ông cảm nhận về vẻ đẹp của quê hương bằng mọi giác quan:

+ Thị giác cảm nhận từng nét vẽ của quê hương.

+ Thính giác: nghe những âm thanh, nhịp thở của cuộc sống.

+ Vị giác: nghe chất muối lắng trong từng thớ vỏ của thân tàu, vị mặn chát của biển.

 Tăng cảm xúc, lắng đọng.

-Nhớ chi tiết, tỉ mỉ từng nét vẽ về quê hương.

- Giọng kể thân gần.

vd câu nghi vấn: Quê hương là gì mà ai đi xa cũng nhớ nó da diết

2 tháng 2 2021

Bài thơ " Quê hương " của nhà thơ Tế Hanh là một bài thơ hay nói về tình yêu quê hương và sự gắn bó với làng chài vùng biển của tác giả. Đoạn thơ thứ hai trong bài thơ là một đoạn thơ hay miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong tư thế đầy khỏe khoắn , vui tươi . Chiến thuyền ra khơi với tâm thế sẵn sàng cho một buổi lao động đầy tươi vui , hứng khởi. Nhà văn đã so sánh " Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã " . Chỉ một câu thơ ấy thôi , ta thấy được sự dũng mãnh , mạnh mẽ , nhanh nhẹn của con tàu khi vượt trùng khơi ra biển lớn , cùng với đó là sự hồ hởi, tư thế tráng sĩ của trai làng biển .Với những động tác nhanh nhẹn , dứt khoát , con thuyền nhanh chóng " phăng mái chèo " để mạnh mẽ " vượt trường giang " . Bên cạnh hình ảnh con thuyền , hình ảnh cánh buồm được tác giả so sánh với “mảnh hồn làng”. Cách so sánh ấy rất hay và độc đáo . Tác giả đã lấy một cái hữu hình là cánh buồm để nói về một cái vô hình là mảnh hồn làng , khiến cho hình ảnh quê hương trở nên gần gũi và thân thương hơn. Cánh buồm quen thuộc gắn bó bao đời với dân chài nay trở nên thiêng liêng và lớn lao lạ kì. Nó trở thành nơi lưu giữ hồn cốt của quê hương , là tình yêu nghề , yêu làng xóm của những người dân làng biển theo đoàn thuyền ra khơi . Cánh buồm ấy cùng hòa nhịp với người dân, đang “rướn thân” mình ra để vươn ra biển khơi . Như vậy, dưới ngòi bút tài tình và cảm hứng lãng mạn của nhà thơ Tế Hanh, đọan thơ tả cảnh người dân chài ra khơi đánh cá đã giúp cho người đọc cảm nhận được khí thế hăng say lao động, sự khỏe khoắn, tràn đầy sức lực, sức sống của người dân làng chài trong chuyến ra khơi và tình yêu quê hương sâu đậm của người dân chài. Chính điều này đã làm nên cái hay , cái đẹp của tác phẩm và góp phần đem đến thành công cho tác phẩm. 

Văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp đã gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về mục đích của việc học chân chính. Học có thể được định nghĩa là việc tiếp thu kiến thức từ bạn bè, thầy cô, từ kinh nghiệm và từ cuộc sống. Kiến thức ấy không chỉ đơn giản là tri thức, là lý thuyết mà còn có cả kĩ năng sống, đạo đức, cách đối nhân xử thế. Như vậy, suy cho cùng mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học đạo đức, các đối nhân xử thế giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày. Bởi lẽ để sống, con người không chỉ hoàn toàn dựa vào lý thuyết mà când có cả kĩ năng sống, khả năng sinh tồn. Và để sống một cách có ý nghĩa thì con người phải có đạo đức, biết cách ứng xử. Và đó mới chính là việc học thực sự, học với một mục đích chân chính. Học để có những công cụ để áp dụng vào đời sống. Vậy nên hãy mở rộng tầm mắt của mình, học hỏi tất cả những điều xung quanh, không chỉ đơn giản là học lý thuyết.

19 tháng 4 2021

mình cảm ơn bạn nhiều nha

26 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

Đời sống tình cảm của con người vô cùng phong phú nhưng tình mẫu tử là tình cảm có vị trí đặc biệt quan trọng. Khi nói đến tình mẫu tử người ta thường nghĩ ngay đến tình cảm yêu thương, che chở, bảo vệ… của người mẹ dành cho con. Đây là thứ tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi người bởi lẽ tình mẫu tử là tình cảm đầu tiên mà mỗi người sinh ra đều cảm nhận được và sẽ gắn bó với nó trong suốt cuộc đời. Từ khi mẹ mang nặng đẻ đau, nâng đỡ con khi chập chững vào đời, sánh bước cùng con qua từng nấc thang của cuộc đời. Đồng thời tình mẫu tử cũng là tình cảm cao cả nhất bởi mẹ là người bao dung ta trong mọi hoàn cảnh, là nơi cho ta nương tựa mỗi lần vấp ngã, là nơi để ta gửi gắm những điều thầm kín, là nguồn động lực giúp ta vững vàng trong giông tố. Vì vậy, cần trân trọng tình cảm ấy, sống làm sao cho thật xứng đáng với công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ.

3 tháng 2 2021

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá . Đi xa quê hương lâu vậy không lẽ nhà thơ k nhớ quê sao ? Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

3 tháng 2 2021

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá . Đi xa quê hương lâu vậy không lẽ nhà thơ k nhớ quê sao ? Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

30 tháng 4 2021

Khổ thơ thứ 3 bài Quê Hương của Tế Hanh miêu tả về khung cảnh nhộn nhịp , tấp nập của người dân làng chài tại bến đỗ .Họ chờ đợi những người thân trở về sau 1 ngày dài lao động an toàn và đem về thành quả là những ghe thuyền đầy cá . Họ biết ơn với biển cả đã cho họ 1 thời tiết thuận lợi cho đánh bắt . Sau chuyến đi những người dân chài trở nên rắn rỏi hơn , họ lại được thêm kinh nghiệm .Chiếc thuyền sau khi trở về cũng trở nên dày dặn . Tất cả họ lao động để mưu sinh ,để cho quê hương thêm phát triển , họ lao động vì quê hương , vì nơi họ đã sinh ra , nơi họ lớn lên . Lao động với họ là 1 niềm vinh dự lớn để đóng góp kinh tế cho quê hương