K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 12 2022

Mở bài:

+ Cảm nghĩ chung về việc làm tốt em đã làm ( giúp đỡ một cụ già qua đường) 

Thân bài:

+ Hoàn cảnh diễn ra sự việc ( buổi chiều giờ tan tầm em thấy một cụ già đứng bên đường nhìn dòng xe bằng đôi mắt ái ngại) 

+ Sự việc diễn biến ra sao...

+ Cảm nghĩ về việc làm tốt của mình: cảm động, khâm phục.

 

Kết bài:

+ Khẳng định giá trị của làm việc tốt.

+ Tự hứa với lòng phải làm nhiều việc tốt hơn nữa.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

a. Yêu cầu đối với mỗi kiểu bài:

a.1 Viết các kiểu bài tóm tắt văn bản:

- Phản ánh đúng nội dung của văn bản gốc

- Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của văn bản gốc

- Sử dụng các từ ngữ quan trọng của văn bản gốc

- Đáp ứng được những yêu cầu khác nhau về độ dài của văn bản tóm tắt

a.2. Tập làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ:

- Xác định đề tài và cảm xúc.

- Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc.

- Tập gieo vần.

a.3. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ:

- Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.

- Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.

- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.

a.4. Phân tích đặc điểm nhân vật:

- Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.

- Thân bài: phân tích đặc điểm của nhân vật

+ Nhân vật đó xuất hiện như thế nào? 

+ Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó.

+ Ngôn ngữ của nhân vật

+ Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?

+ Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác

- Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh gái về nhân vật

 

a.5. Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc:

- Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó.

- Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng

sâu đậm trong em.

- Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được nói đến.

- Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc.

a.6. Viết văn bản tường trình:

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

b. Tóm tắt văn bản Thánh Gióng trong Ngữ văn 6, tập hai.

      Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua rèn roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ.

3 tháng 12 2019

a, Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương (nội dung nghị luận về vấn đề văn chương)

b, Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh

- Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: “Người ta kể... nguồn gốc của thi ca.”

   + Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca

   + Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ

13 tháng 3 2023

Đề 2: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.

Dàn ý: Nghị luận về sự vô cảm trong đời sống.

a. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề nghị luận: sự vô cảm trong đời sống.

b. Thân bài

*Giải thích:

- Vô cảm là gì? Vô là không, cảm là cảm xúc. Vô cảm chính là không có cảm xúc, không bày tỏ thái độ, tình cảm trước bất cứ vấn đề nào trong cuộc sống.

- Biểu hiện của sự vô cảm:

+ Không quan tâm, giúp đỡ, yêu thương, chia sẻ với người khác.

+ Có thái độ dửng dưng, không quan tâm trước mọi vấn đề.

 

+ Chỉ sống với cảm xúc, suy nghĩ của bản thân mình.

*Thực trạng của sự vô cảm trong xã hội.

- Ngày một nhiều, đặc biệt ở bộ phận thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.

- Sống ỷ lại, hưởng thụ, không quan tâm, không có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

*Nguyên nhân của sự vô cảm

+ Do lối sống ích kỷ, thiếu tình thương.

+ Mất lòng tin từ sự bất công xã hội.

+ Ảnh hưởng của phim, trò chơi bạo lực.

+ Do phụ huynh quá nuông chiều.

*Tác hại của sự vô cảm

+ Làm cho con người suy giảm nhân cách.

+ xã hội không có tình người, thiếu sự đoàn kết, thân ái.

+ Con người thiếu niềm vui và hạnh phúc.

*Liên hệ, vận dụng

- Lên án các hành động vô cảm.

- Biết chia sẻ, yêu thương với mọi người.

+ Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn.

c.Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề.

- Nêu cảm nghĩ về sự vô cảm trong xã hội.

*Mở bài:

Go-rơ-ki đã nói “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Quả thật là như vậy, tình yêu sự, sự chia sẻ luôn là một điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng thật đáng buồn, khi xã hội ngày càng phát triển thì kéo theo vô số những hệ lụy. Trong số đó sự vô cảm trong xã hội là một điều báo động và cần quan tâm.

13 tháng 3 2023

Đề 3: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học.

a.Mở bài

- Nêu tên nhân vật em lựa chọn.

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm xuất hiện nhân vật em lựa chọn.

- Nêu ấn tượng về nhân vật

b. Thân bài

Phân tích đặc điểm nhân vật.

*Giới thiệu khái quát về nhân vật

- Sự xuất hiện.

- Tên nhân vật, hình dáng, đặc điểm ngoại hình.

*Đặc điểm của nhân vật

- Các chi tiết miêu tả nhân vật, hành động nhân vật.

- Ngôn ngữ của nhân vật.

- Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.

- Mối quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác.

c.Kết bài

Đánh giá về nhân vật.

Mở bài:

Em đã đọc rất nhiều câu chuyện hay và ý nghĩa: đó là hình ảnh cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám, là anh Khoai trong truyện Cây tre trăm đốt hay là giáo sư A-rô-nắc trong truyện Dòng sông đen, ông Quơn-cơ trong “Xưởng socola”,...Nhưng có lẽ nhân vật để lại nhiều ấn tượng với em nhất chính là nhân vật Đan-kô trong văn bản “Trái tim Đan-kô” của Mác-xim Go-rơ-ki. Đay là một nhân vật anh hùng để lại nhiều suy nghĩ trong em.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
8 tháng 1

Đề 1: Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người bạn tốt mà đã lâu em chưa gặp lại

Dàn ý:

1. Mở bài

- Giới thiệu về người bạn thân đó của em.

- Nêu cảm xúc của em khi gặp lại người bạn thân đó.

2. Thân bài

- Biểu cảm kết hợp với miêu tả vài nét nổi bật trong ngoại hình, tính cách của người bạn đó.

- Kể lại ngắn gọn một kỉ niệm sâu sắc nhất về tình bạn giữa em và người đó, có thể là kỉ niệm vui hay buồn; qua đó bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của người bạn dành cho em cũng như của em dành cho bạn.

3. Kết bài

- Khẳng định lại tình bạn thân thiết giữa em và người đó.

- Cảm nghĩ của em về người bạn.

Mở bài: Tôi may mắn có cho mình một cô bạn thân rất đáng yêu tên là Lan Anh. Sau đó vì cuộc sống mà gia đình bạn ấy chuyển đi nơi khác. Hôm nay, sau 1 năm được gặp lại Lan Anh, cảm xúc của tôi thật sự rưng rưng khó tả.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
8 tháng 1

Đề 2: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm. 

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng trong xã hội hiện nay. Khái quát suy nghĩ, nhận định của bản thân về vấn đề này (nghiêm trọng, cấp thiết, mang tính xã hội,…) 

2. Thân bài

- Giải thích hiện tượng.

- Thực trạng:

- Nguyên nhân:

- Hậu quả:

- Lời khuyên:

3. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề.

- Đúc kết bài học kinh nghiệm, đưa ra lời kêu gọi, nhắn nhủ.

Mở bài: Cuộc sống con người ngày càng phát triển với những thiết bị tiện ích để phục vụ cho cuộc sống con người. Cùng với đó, máy tính hay điện thoại ra đời như một phần quan trọng và gần như không thể thay thế với chúng ta. Bên cạnh lợi ích mà đang mang lại, những thiết bị này cũng gây không ít những ảnh hưởng và phiền toái, nhất là với học sinh. Hiện tượng nghiện game điện tử ở học sinh ngày nay đang ở mức đáng báo động.

15 tháng 10 2023

Bài thơ " Hương nhãn" của Trần Đăng Khoa với những câu thơ đơn giản, nhẹ nhàng. Nó như một câu chuyện kể về mùa nhãn chín. Hàng năm cứ đến mùa nhãn chín thì sẽ có người anh về thăm nhà và trèo lên để vặt nhãn. Năm nay nhãn lại chín rồi nhưng không thấy người anh về thăm nữa. Cây nhãn đó là vượt qua khó khăn, khi bom giội nhưng nhãn vẫn chín rộ. Hương nhãn bay phảng phất bên bàn học làm người em nhớ đến anh trai đang còn chiến đấu nơi xa. Không chỉ người em mà mẹ cũng luôn thao thức để chờ anh về, mong ngóng anh.

22 tháng 3 2023

Có biết bao nhiêu cảm nhận trong lòng của những người con về lời ru của mẹ. Tiếng mẹ à ơi ngọt ngào là những gì tha thiết nhất luôn vỗ về con từ thưở lọt lòng đến khi những bước chân con đã đi đến được những nẻo đường đời, mà ta vẫn không đi hết được lời ru của mẹ. Tình mẹ qua những lời ru thiết tha ấy là bao điều ta nghĩ suy, chẳng bao giờ vơi cạn để cho ta tạc dạ ghi lòng.

Tuổi thơ của tôi trong lời ru của mẹ là cả 10 năm trời lời ru đơn côi, 10 năm trời cha đi đánh giặc. Còn một mình mẹ với năm đứa con ngơ ngác, nhỏ dại trong một thời đất nước có chiến tranh. Hình ảnh mẹ hao gầy như những đêm trăng khuyết, trên vai mẹ phải gánh bao gánh nặng nhọc, khổ đau. Nhưng lời ru của mẹ cho con là cả một vầng trăng tròn. Con đường ra trận của cha vào chiến trường miền Nam ngày càng xa hun hút, 10 năm trời đằng đẵng lòng mẹ tái tê. Nhưng lời ru của mẹ cho con là một mùa xuân ấm áp và hương thơm nồng của một mùa quả chín mẹ trao gửi cho con. Hình ảnh mẹ tôi tất tả bước chân trên những khúc đê quanh co của miền quê Phú thọ, tà áo mỏng manh của mẹ càng mỏng manh hơn trong mỗi chiều ngược gió. Thế nhưng đằng sau đó mẹ vẫn tìm về những lời ru bình yên cho con, mẹ vẫn tìm về những lời ru với cả một mùa hoa thơm trái ngọt. Lời ru đong đầy hạnh phúc và niềm tin sáng tươi trên mỗi nẻo đường đời. Tôi hiểu được mẹ tôi trong lời ru ấy và điều tôi hiểu được hơn rằng mẹ tôi chỉ là một hình ảnh rất nhỏ trong kỳ tích của dân tộc mà bao bà mẹ Việt Nam của chúng ta đã làm nên. Những kỳ tích về những chiến công của dân tộc đã dựng lên một bức tượng đài về mẹ Việt Nam đẹp như một huyền thoại.
         
Lời ru của mẹ cho chúng ta lớn lên, cho ta viết được bao vần thơ tặng mẹ, đi dọc những lời ru tha thiết ấy cho ta hiểu được lòng mẹ dành cho con dài rộng biết chừng nào. Trong lời ru của bao bà mẹ, khổ đau đắng cay mẹ giấu vào lòng để cho con hưởng trọn một lời ru ngọt ngào thênh thang hạnh phúc. Để cho con biết qua khổ đau khó nhọc sẽ có một ngày tươi đẹp ở đường đời. Để cho con biết thương những vầng trăng khuyết như dáng mẹ hao gầy năm xưa. 

Lời ru của mẹ vấn vương suốt cuộc đời mỗi chúng ta, ta viết sao cho đủ lòng mẹ qua lời ru thiết tha ấy, để cho ta đi hết cuộc đời này vẫn không đi hết được những lời ru của mẹ .

Chúc bạn họi tốt !