K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2022

THAM KHẢO NHA

M.1:

Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa tình cảnh của người nông dân vô cùng chân thực. Truyện mở đầu bằng một tình huống hết sức căng thẳng, gay cấn - mọi người đang cùng nhau gắng sức hộ đê. Thời gian lúc đó là gần một giờ đêm, nước sông Nhị Hà mỗi lúc một cao, trời mưa tầm tã không ngớt. Trong hoàn cảnh đó, người dân ra sức bảo vệ con đê: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt như chuột lột”. Đọc đến đây, có ai mà không cảm thấy xót xa thay cho những người dân đang rơi vào một hoàn cảnh thật là khổ sở, éo le? Không khí lúc này thật căng thẳng, hãi hùng. Sự đối lập giữa sức người với sức nước đã lên tới điểm đỉnh: “Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai cù cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất”. Những lời bình luận của nhà văn gợi cho người đọc cảm nhận được một thái độ đồng cảm, đau xót của tác giả. Vậy mà trong hoàn cảnh đó, viên quan phụ mẫu vẫn thản nhiên ngồi chơi bài, bỏ mặc người dân một mình chống chọi với bão lũ. Sự đối lập giữa khung cảnh ngoài đê và trong đình, giữa nhân dân và quan phụ mẫu đã cho thấy rõ nỗi thống khổ của nhân dân. ặc biệt là đoạn cuối truyện, tác giả vừa dùng ngôn ngữ miêu tả, vừa dùng ngôn ngữ biểu cảm để tả cảnh tượng vỡ đê và tỏ lòng ai oán cảm thương của mình đối với những người nông dân khốn cùng. Nhà văn muốn nhấn mạnh với người đọc rằng cuộc sống lầm than đói khổ của nhân dân không phải chỉ do thiên tai gây nên mà trước hết và trực tiếp hơn cả là do thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, vô nhân đạo của những kẻ cầm quyền đương thời.

M.2:

Trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”, Phạm Duy Tốn đã khắc họa được tình cảnh bất hạnh của nhân dân từ hai hình ảnh đối lập. Một bên là cảnh người dân lam lũ chống chọi thiên tai; một bên lại là cảnh quan “phụ mẫu” ăn chơi nhàn hạ, ngồi đánh tổ tôm trong đình vững chãi. Nếu viên quan phụ mẫu vui vẻ bao nhiêu thì quan có biết người dân khổ bấy nhiêu đâu. Biết sức mình không địch lại được sức trời nhưng vẫn cố gắng cầm cự. Để rồi sức người nhỏ bé làm sao địch nổi sức trời, cuối cùng con đê cũng vỡ khiến cho nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi, lúa má ngập hết. Kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Mà quan thì lại sung sướng vì vừa ù được ván bài. Thật xót xa thay cho số phận của nhân dân khi gặp phải một “kẻ lòng lang dạ thú”, chẳng những không ra sức giúp đỡ nhân dân, mà còn vui vẻ hưởng lạc. Qua truyện ngắn này, người đọc đã hiểu rõ được tình cảnh của người nông dân trong xã hội lúc bấy giờ.

M.3:

Nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa chân thực tình cảnh của người nông dân trong tác phẩm “Sống chết mặc bay”. Truyện mở đầu bằng một tình huống hết sức căng thẳng, gay cấn là người dân đang cùng nhau gắng sức hộ đê: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt như chuột lột”. Đọc đến đây, có ai mà không cảm thấy xót xa thay cho những người dân đang rơi vào một hoàn cảnh thật là khổ sở, éo le. Trước tình thế thảm hại của người dân, bậc quan phụ mẫu lại ung dung ngồi đánh bài trong tình. Sự đối lập giữa khung cảnh ngoài đê và trong đình càng làm rõ sự khổ cực đó. Trong khi nhân dân ra sức chống chọi lại với thiên tai, kẻ làm “cha mẹ” của dân lại chỉ biết ngồi đánh bài thật sung sướng. Như vậy, chúng ta thấy rằng tình cảnh khổ cực của nhân dân không chỉ do thiên tai gây nên mà trước hết và trực tiếp hơn cả là do thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, vô nhân đạo của những kẻ cầm quyền đương thời.

 

2 tháng 4 2022

Tham Khảo:

Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa tình cảnh của người nông dân vô cùng chân thực. Truyện mở đầu bằng một tình huống hết sức căng thẳng, gay cấn - mọi người đang cùng nhau gắng sức hộ đê. Thời gian lúc đó là gần một giờ đêm, nước sông Nhị Hà mỗi lúc một cao, trời mưa tầm tã không ngớt. Trong hoàn cảnh đó, người dân ra sức bảo vệ con đê: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt như chuột lột”. Đọc đến đây, có ai mà không cảm thấy xót xa thay cho những người dân đang rơi vào một hoàn cảnh thật là khổ sở, éo le? Không khí lúc này thật căng thẳng, hãi hùng. Sự đối lập giữa sức người với sức nước đã lên tới điểm đỉnh: “Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai cù cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất”. Những lời bình luận của nhà văn gợi cho người đọc cảm nhận được một thái độ đồng cảm, đau xót của tác giả. Vậy mà trong hoàn cảnh đó, viên quan phụ mẫu vẫn thản nhiên ngồi chơi bài, bỏ mặc người dân một mình chống chọi với bão lũ. Sự đối lập giữa khung cảnh ngoài đê và trong đình, giữa nhân dân và quan phụ mẫu đã cho thấy rõ nỗi thống khổ của nhân dân. ặc biệt là đoạn cuối truyện, tác giả vừa dùng ngôn ngữ miêu tả, vừa dùng ngôn ngữ biểu cảm để tả cảnh tượng vỡ đê và tỏ lòng ai oán cảm thương của mình đối với những người nông dân khốn cùng. Nhà văn muốn nhấn mạnh với người đọc rằng cuộc sống lầm than đói khổ của nhân dân không phải chỉ do thiên tai gây nên mà trước hết và trực tiếp hơn cả là do thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, vô nhân đạo của những kẻ cầm quyền đương thời.

4 tháng 8 2021

Tham khảo

Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa tình cảnh của người nông dân vô cùng chân thực. Truyện mở đầu bằng một tình huống hết sức căng thẳng, gay cấn - mọi người đang cùng nhau gắng sức hộ đê. Thời gian lúc đó là gần một giờ đêm, nước sông Nhị Hà mỗi lúc một cao, trời mưa tầm tã không ngớt. Trong hoàn cảnh đó, người dân ra sức bảo vệ con đê: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt như chuột lột”. Đọc đến đây, có ai mà không cảm thấy xót xa thay cho những người dân đang rơi vào một hoàn cảnh thật là khổ sở, éo le? Không khí lúc này thật căng thẳng, hãi hùng. Sự đối lập giữa sức người với sức nước đã lên tới điểm đỉnh: “Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai cù cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất”. Hình ảnh muôn sầu nghìn thảm ấy làm bất cứ ai được đọc, được nghe đều không khỏi xót thương. Sự vất vả của người dân kéo dài tới mãi đêm khuya vẫn chưa chấm dứt. Tiếng hò, tiếng gọi, í ới, gấp gấp, sự căng thẳng ấy được bộc lộ qua nét mặt của từng người.

 Viết đoạn văn (khoảng ½ trang giấy) nêu cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi- Cảm xúc chung của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi - Cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong...
Đọc tiếp

 Viết đoạn văn (khoảng ½ trang giấy) nêu cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

- Cảm xúc chung của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

- Cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản.

+ Tình yêu thương (Thức suốt đêm, quằn quại vì lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con)

+ Sự hi sinh (Sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con)

- Liên hệ bản thân ?

 

HS lưu ý: Trên đây là gợi ý viết đoạn văn. Các em thêm lời văn của mình và diễn đạt đúng theo hình thức của một đoạn văn.

0
8 tháng 12 2021

Tham khảo

Hồ Chủ Tịch - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta - không chỉ là một người hùng, một người chiến sĩ bảo vệ đất nước mà Người còn là một nhà thơ với tâm hồn nghệ sĩ chứa chan cảm xúc, dễ rung động trước cái đẹp. Bài thơ Cảnh khuya được Bác viết trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ của dân tộc ta, giữa hoàn cảnh khốn khó đầy gian nan thử thách, Bác vẫn thể hiện tinh thần ung dung, tự tại và cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên nơi núi rừng Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ.

Bài thơ chỉ có bốn câu, hai câu thơ đầu là khung cảnh thiên nhiên trong đêm khuya thanh vắng được nhìn dưới con mắt đầy nghệ thuật của Bác Hồ:

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

Trong đêm khuya nơi núi rừng hoang sơ, hẻo lánh, tất cả mọi vật đều chìm trong tĩnh lặng, Bác chỉ còn nghe thấy âm thanh của tiếng suối róc rách. Dù chỉ có duy nhất một sự vật chuyển động trong bức tranh yên tĩnh ấy, Người vẫn có thể khiến cho nó trở nên thật có hồn. Tiếng suối được so sánh "trong như tiếng hát" làm gợi lên một thứ âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu, trong vắt khiến cho con người không khỏi ngạc nhiên, như chìm vào tiếng hát trữ tình ấy. Sự vật thứ hai được Hồ Chủ Tịch miêu tả trong đêm khuya đó chính là ánh trăng. Ánh trăng vốn không phải là hình ảnh xa lạ trong thơ ca. Nhà thơ Nguyễn Duy đã dành cả một bài thơ để nói về ánh trăng:

 

"Trần trụi với thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa"

Nếu trong thơ của Nguyễn Du, vầng trăng xuất hiện với vẻ "trần trụi", không dấu giếm con người bất cứ điều gì thì đối với Bác, ánh trăng trong đêm khuya được miêu tả thật đẹp "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa". Hình ảnh thợ gợi liên tưởng thật thú vị, ánh trăng chiếu xuống những tán cây cổ thụ, lồng vào bóng cây, tràn vào hoa. Bức tranh thiên nhiên được miêu tả thật nên thơ, khiến cho người đọc cũng thấy động lòng trước vẻ đẹp của tự nhiên. Đặc biệt, bác Hồ còn coi trăng là người bạn tri kỉ của mình, cho nên Người khó có thể thờ ơ trước vẻ đẹp của trăng.

Nếu hai câu thơ trước chỉ đơn thuần là tả cảnh thì ở hai câu thơ sau, Bác đã khéo léo đưa vào đó tâm trạng của mình:

"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà"

Đứng trước cảnh đẹp của thiên nhiên, Bác phải thốt lên rằng đây là một cảnh đẹp hiếm có, đẹp như trong tranh vẽ. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho người thi sĩ vẫn chưa ngủ được. Người thao thức vì thiên nhiên đẹp quá, thơ mộng quá. Nhưng vẫn còn một lí do nữa mà Bác vẫn chưa ngủ được. Đó là nỗi lo gánh vác dân tộc, trách nhiệm đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của thực dân, giải phóng dân tộc. Ta có thể hiểu tại sao nỗi lo trong Người lại lớn đến như vậy, vì Bác đang gánh trên vai một trách nhiệm rất lớn, cả dân tộc đều đang trông đợi vào Người. Hai câu thơ cuối cho thấy nỗi niềm canh cánh đối với đất nước của Bác Hồ, dù thiên nhiên có đẹp đến thế nào, có khiến lòng người xao xuyến ra sao thì Bác vẫn không quên nhiệm vụ của mình đối với đất nước. Có chăng Bác vẫn luôn tự hỏi, rằng bao giờ con dân Việt Nam mới có thể thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống mà không phải lo lắng về sự áp bức, bóc lột của chiến tranh khốc liệt, về nền hòa bình chưa có?

Có thể nói, bài thơ là một bức tranh thiên nhiên hòa hợp giữa cảnh và tình, giữa con người và sự vật. Qua đó, ta hiểu thêm về tâm hồn thơ mộng của Bác cùng với nỗi niềm với quê hương, đất nước sâu sắc của Người.

8 tháng 12 2021

Trong tất cả những bài thơ của Bác Hồ giai đoạn kháng chiến thì em thích nhất là bài “Cảnh khuya”. Mặc dù bài thơ chỉ vỏn vẹn 4 câu thơ, nhưng đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ở núi rừng Việt Bắc, có rừng cây, có trăng sáng, có tiếng suối, và đặc biệt có một người đang ở đó thao thức không ngủ được vì lo lắng cho sự an nguy của nước nhà.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

Ở hai câu thơ đầu, Bác đã dùng tâm hồn của một người thi sĩ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Bức tranh núi rừng hiện ra rất sinh động bởi nó có cả tiếng suối, có trăng, có bóng hoa.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

“Tiếng suối” được ví von với “tiếng hát xa” gợi cho ta một cảm giác thanh bình. Có lẽ không gian đó yên ắng lắm, mọi người, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, thì Bác mới có thể lắng nghe được tiếng suối từ sau khe núi vọng về. Nhưng dưới ngòi bút và tâm hồn lãng mạn của chủ tịch Hồ Chí Minh, thì nó nghe như tiếng hát, lời hát ngọt ngào, quen thuộc gần gũi như ở quê nhà. Bất chợt Bác nhìn lên bầu trời và nhìn thấy được một cảnh tượng thật đẹp.

Trăng “lồng” cổ thụ, bóng “lồng” hoa

Hình ảnh “trăng” xuất hiện không ít ở trong văn thơ, và ngay trong nhiều sáng tác của Hồ Chủ Tịch thì vẫn đã có bóng dáng của trăng, tuy nhiên ở bài thơ này, trăng hiện lên đẹp biết bao. Ánh trăng sáng luồn qua tầng cây cổ thụ, rồi sau đó chiếu xuống mặt đất trông như những bông hoa. Tâm hồn của Bác thật quá đỗi nên thơ, một hình ảnh mà chúng ta nghĩ rằng nó vô cùng quen thuộc, nhưng dưới ngòi bút của thi sĩ, nó được nâng lên một tầm mới, là vẻ đẹp nghệ thuật.

Vâng, chỉ mới hai câu thơ thôi, nhưng Bác Hồ kính yêu đã vẽ nên một bức tranh thơ mộng hữu tình giữa núi rừng hoang vu của Việt Bắc, điều này vừa cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần lạc quan yêu đời của Bác, vừa thể hiện được sự tinh tế, những rung cảm tuyệt vời không phải ai cũng có. Điều đáng nói ở đây là Bác đã dùng những từ ngữ giàu hình ảnh cùng lối gieo vần, chữ như đang tự sự, rất giản đơn, ngắn gọn mà súc tích, ai trong chúng ta đọc lên cũng có thể tưởng tượng ra ngay khung cảnh Tây Bắc lúc đó như thế nào.

 

Tiếp nối những rung cảm về cảnh vật thiên nhiên, Bác nhìn lại sự tồn tại của mình.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Không phải một lời biện minh, nhưng hai câu thơ này Bác như đang tự trả lời cho câu hỏi: “Vì sao người chưa ngủ”. Giữa đêm khuya thanh vắng, chỉ còn văng vẳng tiếng suối, có ánh trăng sáng soi, có bóng cây, có “hoa”, nhưng chỉ khi “người chưa ngủ” mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp đầy huyền bí ở nơi rừng núi như thế này được. Bác bộc bạch: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Đọc câu thơ lên ai nấy đều cảm phục trước một người con vĩ đại của dân tộc, một người tận tâm, hết mực yêu nước thương dân, trong khi mọi vật, mọi người đã nghỉ ngơi thì Bác vẫn đang phải lo lắng, nghĩ suy để đưa ra giải pháp nào tốt nhất cho quân ta giành thắng lợi, đất nước sớm được độc độc lập, tự do.

Con người chiến sĩ hòa quyện với tâm hồn thi sĩ tạo nên một tác phẩm “bất hủ” mà hầu như ai cũng thuộc lòng từng câu từng chữ.

Cảnh khuya không chỉ đẹp vì cảnh, mà nó còn đẹp vì tình, là tình yêu thương mà Bác Hồ dành cho hàng triệu trái tim người dân Việt Nam, là tình yêu dân tộc, yêu quê hương hết thảy. Thiết nghĩ, không biết chỉ một đêm hay biết bao nhiêu đêm Bác thao thức “vì lo nỗi nước nhà”? Càng đọc bài thơ này, em lại càng yêu mến và khâm phục trước tinh thần, nghị lực của Bác Hồ kính yêu.

Viết đoạn văn (khoảng ½ trang giấy) nêu cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi- Cảm xúc chung của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi - Cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn...
Đọc tiếp

Viết đoạn văn (khoảng ½ trang giấy) nêu cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

- Cảm xúc chung của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

- Cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản.

+ Tình yêu thương (Thức suốt đêm, quằn quại vì lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con)

+ Sự hi sinh (Sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con)

- Liên hệ bản thân ?

1

tham khảo nha:

    Mẹ của En-ri-cô có tình yêu thương con sâu sắc, cao cả. Bà tận tụy, lo lắng cho En-ri-cô suốt ngày đêm trong những ngày cậu ốm: “thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con” bà cũng giống như bao bà mẹ khác, luôn quan tâm, săn sóc và hết mình vì con. Thậm chí bà còn có thể hi sinh vì con “bỏ hết một năm hạnh phúc” để “tránh cho con một giờ đau đớn” hình ảnh tương phản kết hợp với “mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con” càng làm nổi bật rõ hơn sự hi sinh, tình yêu thương của bà dành cho đứa con yêu quý của mình. Không chỉ yêu thương con, mẹ còn có vị trí vô cùng quan trọng với con. Mẹ là điểm tựa, là sự cưu mang, che chở trong suốt cuộc đời con: “mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay đón vào lòng”, dù có khôn lớn trưởng thành thì cũng sẽ cảm thấy yếu đuối nếu không có mẹ ở bên che chở. Nỗi bất hạnh, đau đớn nhất đối với con là không còn mẹ: “ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Bằng những lời lẽ vừa tha thiết, xúc động vừa nghiêm khắc, cảnh tỉnh người cha đã cho thấy vai trò to lớn của mẹ trong cuộc đời mỗi con người và “thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”. Văn bản đã cho thấy chân dung của một người mẹ có tình yêu thương con tha thiết, sâu nặng mà thầm lặng và vị tha. Qua hình ảnh người mẹ của En-ri-cô, ta càng thấy yêu mẹ hơn vì tình yêu thương vô bờ bến của người dành cho ta. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần phải yêu quý, kính trọng cha mẹ, cố gắng thành người để đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục lớn lao của cha mẹ đối với mình.

Ko mạng zạy pạn dzui lòng tự làm:)

2 tháng 1 2022

chs ác quớ bn ơu:<