K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2021

Là vua thứ 5 triều Lê. Sinh năm 1442 và mất năm 1497. Lê Thánh Tông ở ngôi 38 năm đặt niên hiệu là Quang Thuận (1460-1469) va Hồng Đức (1470-1497).

Các sĩ giả xưa nay đều ca ngợi vua Lê Thánh Tông là một người thông minh, chăm học, tinh thông kinh sử, thi ca, nhạc họa; là một bậc thánh đế "tư trời cao siêu, anh minh quyết đoán, có hùng tài đại lược".

Thời đại Hồng Đức là thời đại hoàng kim của Đại Việt: được mùa liên tiếp, trăm họ ấm no, cùng câu ca thái bình. Bộ luật Hồng Đức, bộ Đại Việt sử kí toàn thư, Hồng Đức quốc âm thi tập v.v… là thành tựu rực rỡ của triều đại Lê Thánh Tông

Lê Thánh Tông đã sáng lập hội Tao Đàn, gồm có 28 văn thần ( gọi là nhị thập bát tú ) do vua đứng đầu gọi là Tao Đàn đô nguyên súy. Hội Tao Đàn tổ chức nhiều cuộc xướng họa ngâm vịnh, để lại nhiều tập thơ, tiêu biểu nhất là : Hồng Đức quốc âm thi tập. Riêng vua Lê Thánh Tông để lại nhiều thơ chữ Hán và chữ Nôm, góp phần phát triển nền thi ca dân tộc và nền văn hiến Đại Việt.


thông cảm nha 

16 tháng 3 2021

Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh, quê gốc ở xã Chi Ngại, huyện Chí Linh, Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ. Năm 1407, giặc Minh xâm lược nước ta, cha con Hồ Quý Li bị bắt, Nguyễn Phi Khanh cũng bị bắt. Nguyễn Trãi định đi theo cha để tỏ lòng trung nước, hiếu phụ nhưng Nguyễn Phi Khanh khuyên con trở về tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Sau đó, Nguyễn Trãi tìm đường giúp Lê Lợi khởi nghĩa. Trong quá trình kháng chiến chống quân Minh, Nguyễn Trãi trở thành người quân mưu cho Lê Lợi, thay mặt Lê Lợi giao dịch, trở thành vị quân sư xuất sắc. Năm 1427, cuộc chiến đấu chống quân Minh thắng lợi, Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi viết “Bình ngô đại cáo”. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Trãi giữ trọng trách quan trọng của đất nước. Những năm sau đó, ông giúp Lê Lợi trị vì đất nước. Nhưng dần dần, triều đình bắt đầu phân chia bè phái, dèm pha, nghi kị lẫn nhau, đặc biệt là một số công thần đã bị hãm hại. Năm 1442. Nguyễn Trãi mắc phải án oan Lệ Chi viên bị khép vào tội mưu sát vua. Cuộc đời Nguyễn Trãi gắn liền với những biến động của lịch sử dân tộc. Ông là bậc đại anh hùng dân tộc, là nhân vật toàn tài số một của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Nguyễn Trãi vừa là nhà chính trị, quân sự, vừa là nhà ngoại giao, vừa là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc. Năm 1962, nước ta đã tổ chức 520 năm ngày mất của Nguyễn Trãi. Năm 1980, Việt Nam cùng hiệp hội UNESCO kỉ niệm 600 năm ngày sinh của ông. Nguyễn Trãi là người Việt Nam đầu tiên được ghi vào danh sách những danh nhân thế giới

23 tháng 4 2022

tham khảo
 * Những thành tựu về văn hóa:

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

- Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

- Địa lí: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện

* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:

- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.

Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo Nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương - Hội - Đình.

=> Giáo dục phát triển đào tạo được nhiều nhân tài.

Loigiaihay

23 tháng 4 2022

Tham khảo:

2. Xã hội

- Giai cấp địa chủ: Nhiều ruộng đất, nắm chính quyền.

- Giai cấp nông dân: Ít ruộng đất, cày thuê cho địa chủ, nộp tô, phải đi phục dịch cho nhà nước.

- Các tầng lớp khác: thương nhân, kẻ sĩ... phải nộp thuế cho nhà nước.

- Nô tì là tầng lớp thấp hèn nhất.

=> Nhờ nỗ lực của nhân dân và chính sách khuyến nông của nhà nước, cuộc sống của nhân dân được ổn định, dân số ngày càng tăng. Nhiều làng mới được thành lập. Nền độc lập dân tộc và thống nhất đất nước được củng cố.

=> Quốc gia Đại Việt là quốc gia cường thịnh nhất ở Đông Nam Á thời bấy giờ.

17 tháng 4 2022

Người Chăm là một dân tộc đã từng có một quốc gia Chăm Pa độc lập trong lịch sử, có nền văn hóa phát triển, và là hậu duệ của các cư dân nền văn hóa Sa Huỳnh thời kì đồ sắt. Ở Việt Nam, người Chăm có mối liên hệ gần gũi với các dân tộc nói các tiếng cùng thuộc ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo như người Gia Rai, người Ê Đê, người Ra Glai và người Chu Ru. Bên ngoài Việt Nam, người Chăm có quan hệ gần gũi với người Mã Lai.

Trong một thời gian dài, các nhà nghiên cứu cho rằng người Chăm đã băng qua đường biển vào thiên niên kỷ đầu tiên TCN từ Malaysia và Indonesia (Sumatra và Borneo), cuối cùng định cư ở miền trung Việt Nam hiện đại.

Do đó, người Chăm gốc có khả năng là người thừa kế của các nhà hàng hải Nam Đảo từ Nam Á, những người có hoạt động chính là thương mại, vận tải và có lẽ cả cướp biển. Không hề hình thành một chế độ dân tộc nào để lại dấu vết trong các nguồn tài liệu viết, họ đã đầu tư các cảng ở đầu các tuyến đường thương mại quan trọng nối Ấn Độ, Trung Quốc và các đảo của Indonesia, sau đó, vào thế kỷ 2, họ thành lập vương quốc Chăm Pa, rồi để Việt Nam dần dần chiếm lấy lãnh thổ.

Các mô hình, niên đại di cư vẫn còn được tranh luận và người ta cho rằng người Chăm, nhóm dân tộc Nam Đảo duy nhất có nguồn gốc từ Nam Á, đến Đông Nam Á bán đảo muộn hơn qua Borneo. Đông Nam Á lục địa đã được cư trú trên các tuyến đường bộ bởi các thành viên của ngữ hệ Nam Á, chẳng hạn như người Môn và người Khmer khoảng 5.000 năm trước. Người Chăm là những người đi biển thành công của người Nam Đảo từ nhiều thế kỷ đã đông dân cư và sớm thống trị vùng biển Đông Nam Á. Những ghi chép sớm nhất được biết đến về sự hiện diện của người Chăm ở Đông Dương có từ thế kỷ 2 SCN. Các trung tâm dân cư xung quanh các cửa sông dọc theo bờ biển kiểm soát xuất nhập khẩu của lục địa Đông Nam Á, do đó thương mại hàng hải là bản chất của một nền kinh tế thịnh vượng.

Văn học dân gian Chăm bao gồm một huyền thoại sáng tạo, trong đó người sáng lập ra chính thể Chăm đầu tiên là Thiên Y A Na. Xuất thân từ một nông dân khiêm tốn ở đâu đó trên dãy núi Đại An, tỉnh Khánh Hòa, các linh hồn đã hỗ trợ bà khi bà đi du lịch Trung Quốc trên một khúc gỗ đàn hương trôi nổi, nơi bà kết hôn với một người đàn ông hoàng tộc và có hai người con. Cuối cùng, bà trở lại Chăm Pa để "làm nhiều việc thiện trong việc giúp đỡ người bệnh và người nghèo" và "một ngôi đền đã được dựng lên để vinh danh bà", ngày nay được biết đến là Tháp Po Nagar. Theo em thấy , dân tộc người chăm còn lưu giữ rất nhiều phong tục tập quán của người việt xưa , có thể nói dân tộc chăm là một bảo tàng lưu giữ phong tục truyền thống của việt nam ta .

tham khảo thui nhé

17 tháng 4 2022

mình chẳng biết một chút kiến thức nào về dân tộc chăm luôn

nhưng mình có biết trong dân tộc chăm có cả người lười đó bạn à

17 tháng 4 2022

bạn ơi nhắn ít thôi rùi sẽ có người trả lời , mình trả lời rui đó , xem đi

NG
23 tháng 10 2023

Trong thời kỳ phong kiến, cuộc sống của lãnh chúa và nông dân có sự tương phản rất lớn. Lãnh chúa, thường là người có quyền thống trị và sở hữu đất đai, sống trong các lâu đài hoặc dinh thự sang trọng. Họ thường được bao quanh bởi dịch vụ viên chức và binh lính để bảo vệ quyền lực của họ. Lãnh chúa có cuộc sống xa hoa, tiêu khiển, và thường tổ chức các buổi tiệc và lễ hội xa hoa để tôn vinh họ.

Trong khi đó, cuộc sống của nông dân và nông nô là khắc nghiệt và nghèo khó. Họ là người làm việc trên đất đai của lãnh chúa và phải nộp thuế và đóng góp sản phẩm cho lãnh chúa. Cuộc sống hàng ngày của họ gắn liền với công việc nông nghiệp mà họ phải làm việc mệt mỏi để sản xuất thực phẩm cho gia đình và cộng đồng. Nông dân thường phải sống trong điều kiện sống thiếu thốn , thiếu tiện nghi và không có quyền tự do lựa chọn cuộc sống của mình.

Nhận xét về cuộc sống trong thời kỳ phong kiến, chúng ta thấy sự bất công và sự chênh lệch rất lớn giữa lãnh chúa và nông dân. Lãnh chúa tận hưởng sự giàu có và quyền lực, trong khi nông dân phải chịu đựng sự nghèo khó và kiểm soát từ phía lãnh chúa. Điều này tạo ra một hệ thống xã hội không công bằng và không bền vững, và đã làm nảy sinh nhiều cuộc nổi dậy và xung đột trong lịch sử.

14 tháng 11 2021

Tham khảo:

Đinh Bộ Lĩnh là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam.[1] Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vương triều bề thế: Thời kỳ phục quốc của Việt Nam, từ họ Khúc chỉ xưng làm Tiết độ sứ, tới Ngô Quyền xưng vương và tới vua Đinh xưng làm hoàng đế. Sau một số vị vua xưng Đế từ trước và giữa thời Bắc thuộc[2] rồi bị thất bại trước hoạ ngoại xâm, đến thời nhà Đinh, người cầm quyền Việt Nam mới thực sự vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của quốc gia độc lập, thống nhất qua các triều đại Đinh – Lê – Lý – Trần và buộc các điển lễ, sách phong của cường quyền phương Bắc phải công nhận là một nước độc lập. Từ Đinh Bộ Lĩnh trở về sau, các Vua không xưng Vương hay Tiết độ sứ nữa mà đều xưng Hoàng đế như một dòng chính thống. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam[3][4][5], vì thế mà ông còn được gọi là người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử.

16 tháng 12 2021

khoảng 20 dòng bạn đùa à , bạn đếm đếm đủ 20 dòng của bạn chưa

bài làm

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một trong số những vị anh hùng. Điểm nổi bật ở Ông là tấm lòng thiết tha yêu nước của Tấm lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn đã thể hiện cao độ khi ông tố cáo tội ác của quân thù bằng lời lẽ đanh thép. Trước nạn ngoại xâm, quốc gia dân tộc đang lâm nguy. Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn, mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột. Không chỉ căm thù giặc mà trần Quốc Tuấn còn nguyện hi sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc. Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thương dân, ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hi sinh bản thân vì nước vì dân.

Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, họ còn phải biết yêu thương binh sĩ. Và Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình: “không có mặc thì ta cho cơm, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ra cấp bổng, đi thủy thì cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa”. Thật là cảm động thay cho tình sâu nghĩa nặng của ông đối với binh sĩ.

Toàn bộ văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã chứng minh được một điều rằng: ông là một vị tướng kiệt xuất tài ba, không những giỏi về quân sự mà còn văn chương xuất chúng, mấy ai sánh được. Ngoài ra ông còn thấm đẫm một niềm thương dân sâu sắc, là tiêu biểu cho lòng yêu nước lúc bấy giờ. Tác phẩm này của ông xứng đáng là một ánh thiên cổ hùng văn trong nền văn học nước nhà. Tên tuổi của Ông đã gắn liền với những chiến công hiển hách.