K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 1 2018

I.Mở bài

-Rừng là tài nguyên vô giá, đem lại lợi ích to lớn cho cuộc sống con người.

-Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

II. Thân bài

*Chứng minh:

-Rừng đem lại cho con người nhiều lợi ích:

+Rừng gắn bó với lịch sử dựng nước và giữ nước.

+Rừng cung cấp nhiều lâm sản quý giá.

+Rừng có tác dụng ngăn lũ, điều hòa khí hậu,...

+Rừng là kho tàng thiên nhiên phong phú.

+Rừng là nơi để con người thư giãn tinh thần.

-Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta:

+Ý thức bảo vệ rừng còn kém, gây nhiều hậu quả xấu ảnh hưởng tới đời sống con người,..

+Bảo vệ rừng tức là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

+Mỗi người có ý thức tự giác bảo vệ, giữ gìn và phát triển tài nguyên rừng.

*Bàn bạc mở rộng, liên hệ bản thân

III. Kết bài

-Ngày nay bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng được thế giới đặt lên hàng đầu, trong đó có việc bảo vệ rừng.

-Mỗi người chúng ta hãy tích cực góp phần vào phong trào trồng cây gây rừng để đất nước càng tươi đẹp hơn.

22 tháng 1 2018

Trái Đất đang nóng dần lên, băng tan ngày càng nhiều, nước biển dâng nhanh. Lũ lụt. Hạn hán.Vòi rồng ,đã đến lúc chúng ta phải bảo vệ chính mình. Công việc quan trọng hàng đầu là cần biết bảo vệ rừng. Bởi vì bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Vậy rừng có nghĩa là gì? Rừng có nghĩa là một quần thể cây cối mọc lau năm trên một khu đât rộng lớn. ta có thể liẹt kê đến một số khu rừng cả của Việt Nam và thế giới như: rừng U Minh; rừng Nam Cát Tiên; rừng Cúc Phương;…Rừng đóng một vai trò cực kì quan trọng đôi với đời sống nhân loại
Do đặc tính sinh học chất diệp lục có trên lá cây mà rùng như một cỗ máy kì diệu, hấp thụ khí độc khí bụi bẩn và trả lại cho nhân loại là những chất khí sạch sẽ trong lành. Bởi vậy mà rừng còn được gọi là “ lá phổi xanh của Trái Đất”. Ngoài ra rừng còn giúp điều hòa khí hậu mát mẻ trong lành.
Không chỉ thế rừng còn giúp giữ đất; bảo vệ đất khi mưa trút xuống gặp từng tầng tầng lớp lớp những tán lá rộng lớn ngăn cản vận tốc chảy của nước từ trên đồi xuống để rừng khỏi bị rửa trôi đi lứop đất màu mỡ vô cùng quý giá; cũng giống như khi gặp lũ những tán lá cây lớn rậm rạp làm ngâưn cản vận tốc chảy của nước lũ để có đủ thời gian ngấm sâu vào lòng đất. Từ đó rừng còn có tác dụng tránh bị rửa trôi tránh, xói mòn.ở trên các sa mạc, hoang mạc rừng chống cát bay ra những vùng đất khác làm cho sa mạc, hoang mạc bị thu hẹp dần và hầu như không còn được mở rộng.
Bên cạnh đó , rừng còn mang lại nhiều giá trị kinh tế cao. Những cây trong rừng như đinh, lim, sếu, táu… là nguồn cung cấp gỗ lớn phục vụ cho nhu cầu vật chất của con người bao gồm các đồ dùng như bàn ghế, tủ, nhà, cửa…Đặc biệt là các loài cây giúp ta chữa bệnh, sản xuất ra các hóa chất cần thiết như thảo quả, linh chi,… Rừng cũng là nơi trú ngụ, là ngôi nhà chung thân thương của biết bao loài chim thú: cú, sẻ, hổ, báo, sư tử. Hệ thực vật, động vậtphong phú là cơ sở đẻ rừng còn phát triển nghành du lịch sinh thái. Rất nhiều các quốc gia đã thành công với quy mô này.
Nhà thơ Tố Hữu đã từng có câu:
“Núi giăng thành lũy thép giày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”​
Đối với ta rừng là “rừng vàng”, còn đối với kẻ thù rừng là “rừng thiêng nước độc” như vậy là ngoài những lợi ích nêu trên rừng còn mang giá trị tinh thần trong những cuộc kháng chiên của quân và dân ta. Rừng còn che các cô chú bộ đôi qua dãy Trường Sơn mang vũ khí đến miền Nam để giải cứu đất nước dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ.
Rừng đã mang lại những lưọi ích quý báu như vậy mà đã có nhiều người chặt phá rừng một cách không thương tiếcmà lại còn tàn phá dã man. Ở các cách rừng,
có những kẻ ngang nhiên chạt phá rừng để kiếm lời vẫn còn xảy ra thường xuyên, làm kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên rừng những kẻ đó mới đáng bị chừng trị trước pháp luật. Cũng có những người vì muốn mưu sinh nên họ mới phải chặt phá rừng, săn bắt thú và bán cho những người giàu với cái giá cực kì rẻ mặc; đó là do hiểu biết của họ còn kém, hoàn cảnh bắt buộc và nhà nước chưa chủ động quan tâm đến họ. Một số dân tộc tiểu số ít người họ có biết đâu được vai trò quan trọng của rừng đối với đời sống chúng ta nếu thiếu bóng những cánh rừng xanh. Những viêc du cư du canh của họ rất có hại như: họ phải đốt rừng để trồng cây lương thực cach tác xong vài ba vụ đât hết chất màu họ lại bỏ đến khu rừng khác để sinh sống… Nếu chặt phải rừng phòng hộ hay còn gọi là rừng đầu nguồn sẽ gây ra hậu quả khôn lường như không ngăn được bão lớn, lũ lụt.
Rừng thật quý giá phải không các bạn? Nên chúng ta phải có ý thức bảo vệ rừng, tuyên truyền cho mọi người để cùng nhau thực hiện bảo vệ rừng, nếu thấy các hành vi chặt phá hay phá hoại rừng thì phải nhắc nhở hoặc báo với các cơ quan thẩm quyền để trừng phạt nghiêm khắc kẻ cố tình làm phá hoại rừng. Các bạn ơi chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ rừng nhé!

14 tháng 3 2018

Kiến thức từ trước cho đến nay luôn luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Con người chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Có thể thấy được chính sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mà cha ông ta ngày trước mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” để nói về việc sự tìm tòi kiến thức.

Câu tục ngữ thật đặc sắc “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” dường như đã là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Ta như cần phải biết được kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Có lẽ chính bởi vậy không ngừng tìm kiếm, mỗi chúng ta cũng không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm những điều gì. Mỗi ngày chúng ta đi “một ngày đàng” đi ra thế giới rộng lớn hơn để có thể học được những bài học hay hơn có giá trị hơn. Trên những con đường ta đi đó lại bắt gặp những điều hay, điều hay và lạ, chính những điều hay và lạ này đã giúp cho chính chúng ta như thấy được thêm kiến thức để làm hành trang bước vào cuộc sống vốn dĩ đã rất khó khăn.

Còn khi chúng ta xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng: chúng ta hãy đứng dậy để ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không tụt hậu. Qủa thực rằng chính thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, hay bạn cứ mãi mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi làm sao có thể biết được xã hội, đất nước ngoài kia như thế nào.



 

19 tháng 3 2018

lên mạng mà serch có hết

1 tháng 1 2018

Dàn ý:
I- MỞ BÀI

Thiên nhiên ưu đãi cho nước ta không chỉ biển bạc mà còn cả rừng vàng. Rừng mang lại cho con người chúng ta những nguồn lợi vô cùng to lớn về vật chất. Và hơn thế nữa, thực tế cho thấy rằng, cao hơn cả giá trị vật chất, rừng còn là chính cuộc sống của chúng ta.

II- THÂN BÀI

– Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người

+ Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản,…

+ Rừng thu hút khách du lịch sinh thái.

– Chứng minh rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.

+ Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù

+ Rừng đã cùng con người đánh giặc

+ Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái. Sự phá phách của voi dữ Tánh Linh là một ví dụ.

+ Rừng là lá phổi xanh. Chỉ riêng hình ảnh lá phổi cũng đã nói lên sự quan trọng vô cùng của rừng với cuộc sống con người.

+ Rừng ngán nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc chí Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc.

III- KỂT BÀI

– Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng

– Khẳng định ý nghĩa của việc bảo vệ rừng

– Nêu trách nhiệm cụ thể: bảo vệ rừng tức là khai thác có kế hoạch; không chặt phá, đốt rừng bừa bãi; trồng rừng, khôi phục những khu rừng bị tàn phá.

1 tháng 1 2018

Rừng được ví như lá phổi xanh của con người. Chính vì vậy, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Rừng là nơi cây xanh phát triển. Như ta đã biết, cây xanh khi quang hợp sẽ tiếp nhận khí các-bo-níc và thải ra khí ô-xi – rất cần thiết cho quá trình hô hấp của con người nói riêng và nhiều loài động vật trên thế giới nói chung.

Nhờ cây xanh mà bầu không khí trở nên trong lành, giảm thiểu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, … góp phần phòng chống thiên tai, bão lũ vốn gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Không những thế, rừng còn được trồng vì mục đích phát triển kinh tế. Rừng là nguồn cung cấp gỗ cho các nhà máy sản xuất đồ nội thất, làm giấy,… Rừng cũng là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng: hổ, khỉ, hươu, … Nhờ có rừng, hệ sinh thái được cân bằng.

Tuy nhiên, dù vai trò quan trọng của rừng nhưng nạn khai thác rừng vẫn diễn ra từng ngày. Chỉ vì cái lợi trước mắt, họ bỏ qua những lợi ích lâu dài mà rừng đem lại. Rừng đầu nguồn bị chặt phá làm cho lũ lụt xảy ra triền miên, làm xói mòn đất đai, nhiều người mất của cải và thậm chí là thiệt mạng. Nhiều cây quý hiếm trong rừng bị chặt phá khiến cho nhiều loài động vật bị mất đi nơi trú ngụ của mình. Nạn đốt rừng làm nương rẫy cũng làm cho diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng.

Để bảo vệ rừng, chúng ta cần có những hành động thiết thực ngay từ bây giờ. Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng. Những vùng thường hay xảy ra thiên tai, bão lũ cần trồng rừng đầu nguồn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tích cực trồng cây phủ xanh đồi trọc. Đối với nạn phá rừng, Nhà nước cần có những chính sách chặt chẽ cũng như biện pháp xử lí nghiêm minh nhằm răn đe mọi người.
Bảo vệ rừng không phải là vấn đề của riêng ai. Vì sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội, chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ rừng!

13 tháng 2 2019

Trong thời đại ngày nay, có nhiều nguồn tài nguyên quý giá đang dần với cạn. Nước sạch là một trong sốđó. Chúng ta cần hiểu được rằng: Bảo vệ nguồn nước sạch là bảo vệ cuộc sống con người, từ đó có ý thức bảo vệ nguồn nước sạch.

Nước sạch chính là loại nước chúng ta có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, sản xuất hàng ngày như tắm rửa, giặt giũ... tưới cây, ...mà không lo bị nhiễm độc hay nhiễm khuẩn.

Nước sạch rất quan trọng trong đời sống hàng ngày. Dẫn chứng sinh động nhất là hàng ngày chúng ta càn có đầy đủ nước sạch đểuống. Nếu mỗi ngày không được cung cấp đầy đủ từ 2 đến 3 lít nước, cơ thểchúng ta sẽ bị thiếu nước. Ngoài ra, nước sạch còn rất quan trọng dùng cho sinh hoạt hàng ngày, nước để rửa thực phẩm, chế biến thực phẩm, nước đểtắm rửa, đểlau dọn... Như vậy, nước chiếm một vai trò rất lớn đốivới sự sống con người: nước chiếm một lượng lớn trong tế bào, nước vận chuyển, đưa máu đi khắp cơ thể, nước thanh lọc thận... Không có nước sạch, các loại thực phẩm như rau củ quả, thịt cá cũng không được rửa sạch, khi đó con người cũng không được dùng chúng một cách ngon lành. Nước là một mạch ngầm xuyên suốt mọi sự vật trong đời sống hàng ngày. Hãy thử tưởng tượng, nếu nước bị vấy bẩn thì mọi thứ cũng theo đó mà ô nhiễm, tanh hôi...

Nước sạch cũng trở thành yếu tố không thểthiếu đểsản xuất. Nước dùng để tưới cây: cây ăn quả, cây cho bóng mát, rau củ...Nếu không có nước lập tức cây cối sẽ khô héo, chết hàng loạt. Và nếu tưới cây bằng nước không sạch (nước bị nhiễm phóng xạ, nước bị nhiễm chất hóa học,...) cây cốì cũng sẽ bị chết hoặc bị nhiễm độc theo. Nước còn dùng đểgiảm nhiệt máy cho công nghiệp nặng, nước đểlàm sạch nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ... Như vậy, nước sạch là một tài nguyên không thểthiếu cho sự duy trì và phát triển kinh tế.

Vai trò của nước rất to lớn nhưng tiếc thay, nước sạch lại không phải là tài nguyên vô tận. Càng đáng tiếc hơn khi con người không bảo vệ được nước sạch vì thế mà nguồn nước sạch đang dần dần vơi cạn.

Thực tế cho thấy các mạch nước ngầm đang giảm dần. Vài năm trở lại đây, nhiều khu vực ở nước ta cũng như trên thế giới mới xuất hiện tình trạng hạn hán kéo dài đáng báo động. Mặt khác, nhiều dòng sông cung cấp nước sạch đang bị ô nhiễm rất nặng nề: sông Đồng Nai, sông Thị Vải, sông Tô Lịch, sông cầu,... Rác thải sinh hoạt càng khiến những dòngsông đổi màu nhanh chóng. Chất độc hóa học làm ô nhiễm mạch nước ngầm. Đó là chưa nhắc đến tình trạng lãng phí nước sạch ở nhiều gia đình, nhiều cá nhân.

Hậu quả của tình trạng vơi cạn nước sạch đang khiến chúng ta đau xót. Những “làng ung thư”, “làng u bệnh” xuất hiện trong vài năm trở lại đây khiến nhiều người dân lao đao, lo lắng. Nguyên nhân bắt nguồn từ những mạch nước ngầm bị nhiễm độc. Rồi mùa màng bị tàn phá, kim loại bị ăn mòn... đó là hậu quả của những cơn mưa axit độc hại...

Vì tất cả những điều trên, con người phải hành động đểgiữ gìn, bảo vệ nước sạch và cũng là bảo vệ chính bản thân mình. Tiết kiệm nguồn nước sạch hiện có là biện pháp trước mắt. Nhưng về lâu dài phải biết giữ vệ sinh; rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp phải được thu gom xử lí. Bên cạnh đó bảo vệ rừng cũng là cách đểthanh lọc nguồn nước bị ô nhiễm, từ đó cải hóa nước mưa axit, các nguồn nước bị ô nhiễm.

Bảo vệ nước sạch chính là bảo vệ sự sống của mình. Yì vậy, tất cả chúng ta hãy cùng hành động!

13 tháng 2 2019

Là một nhân tố tự nhiên có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống sinh hoạt của con người. Hơn nữa nó còn là nhân tố quyết định sự phát triển và tồn vong của con người.Đó chính là nhân tố nước. Xuất phát từ vai trò quan trọng của nước đối với đời sống của con người, đã có ý kiến cho rằng “Bảo vệ nguồn nước chính là bảo vệ cuộc sống của con người”.

Trước hết, nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống, sức khỏe của con người, phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt. Con người có thể nhịn đói ba ngày nhưng thiếu nước một ngày sẽ là nguy cơ đe dọa đối với sức khỏe cũng như sự tồn tại của con người.Nước góp phần điều hòa khí hậu, điều hòa dòng chảy của các con sông, tạo nên môi trường sống an toàn cho con người. Trong lao động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp thì nước giữ vai trò chủ đạo, nước cung cấp nguồn nước tưới, làm cho cây có thể sinh trưởng.

Nước có ở khắp mọi nơi trên thế giới, nước có ở trong các: ao, hồ, sông, suối, nước trong các mạch nước ngầm dưới lòng đất…Lượng nước cung cấp cho con người là rất dồi dào. Tuy nhiên, nếu con người sử dụng lãng phí, không đúng mục đích thì nguồn nước sạch sẽ ngày càng vơi cạn,con người sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu nước cho sinh hoạt ở trong tương lai.Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, một mặt làm cho chất lượng đời sống được cải thiện nhưng mặt khác lượng rác thải sinh hoạt, sản xuất thải ra ngoài môi trường nhiều hơn mức bình thường.Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nước ở các ao hồ, sông suối cũng như mạch nước ngầm ở dưới lòng đất.Hiện nay, nguồn nước đang bị ô nhiễm, đồng nghĩa với nó là sự sống của con người đang bị đe dọa. Nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người.

Với cuộc sống sinh hoạt, thiếu nguồn nước sạch cung cấp cho hoạt động sinh hoạt của con người. Nếu dùng nguồn nước đã bị ô nhiễm sẽ gây ra những căn bệnh về da, hệ tiêu hóa, đặc biệt là căn bệnh ung thư.Với lao động sản xuất: Cây trồng, vật nuôi đều không tồn tại được nếu không có nước. Với môi trường khi nước cạn kiệt, đất đai sẽ khô cằn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự sống. Và tác động xấu đến môi trường trong đó có nguồn nước đều ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sống của con người nên cần ý thức bảo vệ nguồn nước để đảm bảo sự sống.

Như vậy, để bảo vệ sự sống của con người thì ngay từ bây giờ chúng ta cần có ý thức bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước một cách hợp lí, tránh lãng phí nước.



#Webvanmau

7 tháng 5 2016

Đề bài: Nước sạch là nguồn tài nguyên quý giá của con người. Em hãy Chứng minh rằng bảo vệ nguồn nước sạch là bảo vệ cuộc sống con người.

Thiên nhiên luôn ban tặng cho ta biết bao nhiêu nguồn sống như đất nước, không khí, bầu trời, gió… thế nhưng những nguồn năng lượng ấy không được bảo vệ thì sẽ không thể nào bền lâu và không tốt cho sức khỏe của con người, đặc biệt là nước. Nước là một nguồn tài nguyên quyết định đến sự sống của con người trên trái đất cũng như trên các hành tinh khác. Chính vì thế mà chúng ta cần phải bảo vệ nguồn nước vì chỉ khi bảo vệ nguồn nước thì chính là ta đang bảo vệ cuộc sống của con người chúng ta.

Trước hết là vai trò của nước đối với sự sống của chúng ta. Theo các nhà khoa học đã chứng minh thì một hành tinh được coi là có sự sống nếu như nơi đó xuất hiện nguồn nước. Như vậy có thể nói nước quyết định đên sự sống của con người chúng ta. Trong cơ thể con người có đến 90% là nước chính vì thế mà thiếu cơm một ngày ba ngày không thể chết được còn thiếu nước thì sẽ chết. một ngày trung bình chúng ta phải uống đến một hay hai lít nước thì mới đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Nước trở nên vô cùng quý giá cho sự sống của con người chúng ta. Do đó nó là nguyên nhân vì sao chúng ta phải bảo vệ nguồn nước bởi vì tài nguyên cũng có lúc bị cạn kiệt.

bao ve nguon nuoc sach la bao ve suc khoe con nguoi

 

Không những thế tình trạng hiện nay của chúng ta lại rất đáng quan tâm đó là tình trạng sinh hoạt, của con người khiến cho nước bị ô nhiễm nặng. Môi trường ô nhiễm thì nguồn nước bị ô nhiễm đầu tiên. Như chúng ta đã biết thì tình trạng ô nhiễm nước hiện nay quả thật là một vấn đề rất được quan tâm. Nước thải sinh hoạt rồi nước thải công nghiệp đổ ra bên ngoài không qua xử lí đã khiến cho biết bao nhiêu nước ở sông ngòi trở nên đen ngòm mất vệ sinh. Người dân ăn, uống bằng chính những nguồn nước ấy thì sẽ sống như thế nào.

Chính từ những nguồn nước ô nhiễm ấy mà bệnh dịch bắt đầu xuất hiện và lan tràn từ nước này sang nước khác vô cùng đáng sợ. Có nhiều loại bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư thì sẽ không thể có thuốc cứu chữa được nữa. Ăn, uống hằng ngày làm sao có thể dùng nguồn nước ô nhiễm đó được. Đặc biệt là nguồn nước chứa rác thải công nghiệp thì càng nguy hiểm hơn. Bởi vì nó có rất nhiều chất hóa học khi đi vào cơ thể con người sẽ phá hủy những tế bào bên trong con người. Không những bệnh tật nhiều mà những người mắc bệnh khi sinh con cũng không bình thường được.

Như vậy qua những phân tích trên ta thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước. Bởi vì bào về nguồn nước chính là bảo vệ sức khỏe con người chúng ta. Chính vì thế ngay hôm nay chúng ta hãy cùng nhau chung tay bảo vệ nguồn nước. Xử lý nước thải trước khi thải ra ngoài môi trường để bảo vệ sức khỏe chúng ta.

 
3 tháng 5 2016

Suốt chiếu dài Tổ quốc không đâu là không có rừng. Rừng có ở khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S này cho thấy tầm quan trọng to lớn của rừng đến nhường nào. Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Rừng vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Rừng được chia làm hai loại : rừng nguyên sinh và rừng nhân tạo. Rừng nguyên sinh là do thiên nhiên tạo ra còn rừng nhân tạo là rừng được hình thành nên bởi con người.Cỏ cây, hoa lá, động vật hoang dã… đều là các yếu tố hình thành nên rừng. Rừng có mối liên quan mật thiết đến đời sống con người, rừng là lá phổi xanh của Trái Đất, lá máy lọc khí khổng lồ của con người. Chính vì điều đó, rừng là một yếu tố thiên nhiên hữu dụng và lợi ích.

Rừng đem lại bao lợi ích cho con người. Ô xi chúng ta hít vào hang ngày một phần là từ rừng. Cây cối trong rừng ban ngày quang hợp, lấy khí CO2 và hải ra khí O2 cho con người hô hấp. Rừng còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu, cho cuộc sống hang ngày. Rừng chè, rừng cà phê,… cho con người nguyên liệu để tiêu dung trong nước cũng như xuất khẩu ra toàn thế giới. Rừng tre, rừng trúc cống hiến than mình cho con người làm cơm lam, làm đôi đũa,… Vai trò to lớn hơn cả của rừng là ngăn chặn lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của con người. Có biết bao nhiêu trận lũ đã giảm bớt được sức tàn phá khi vào tới khu vực dân sinh là nhờ có rừng. Những cánh rừng phòng hộ đầu nguồn luôn ngày đêm đứng vững trên mảnh đất để bảo vệ cuộc sống của người dân trong phố. Có cây, có rừng nên đất mới không bị sói lở. Nếu không có sự xuất hiện của rừng thì bao nhiêu người dân đã bị chết vì đất lở. Những khu rừng ngập mặn đóng vai trò chắn sống từ ngoài biển khơi, ngăn chặn dòng nước mặn từ biển đổ vào thành phố.

Rừng không những đóng vai trò to lớn trong hiện tại mà trước kia, rừng cũng là mồ chôn quân giặc. Những anh lính bộ đội cụ Hồ cần đến rừng để làm nơi ẩn náu, phục vụ kháng chiến. Có biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ lấy rừng làm đề tài cho tác phẩm của mình. Ca khúc “Nhạc rừng” mang đậm nét thoáng đạt của rừng, bài thơ “Rừng Việt Bắc” đã nâng cao ý nghĩa của rừng trong kháng chiến,… và bao nhiêu tác phẩm thơ văn khác nữa.

Hiện nay, nhiều khu rừng ở Viêt Nam đang đi xuống một cách trầm trọng. Người dân thì cử thẳng tay chặt phá rừng mà không nghĩ đến tương lai sau này. Rừng đầu nguôn thì bị xóa sổ. Chính vì rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ bị xóa sổ mà gây ra biết bao nhiêu trận lũ quét. Việc khai thác rừng trái phép đã trở thành chuyện thường tình ở khắp mọi nơi, khắp mọi khu rừng trên đất nước. Hiện tượng lâm tặc hoành hành ngày càng nhiều ở các cánh rừng. Cứ vào mùa hanh khô, chì cần đốt một cái cây trong rừng cũng có thể gây cháy toàn bộ khu rừng. Người dân đốt phá rừng không có kế hoạch, không chịu trồng lại rừng. Chặt hết rừng này thì vẫn còn rừng khác, có lẽ, người dân nào cũng nghĩ như vậy. Sâu trong rừng là một mỏ khoáng sản khổng lồ, chính vì điều đó mà long tham của con người mới nổi lên, con người mới đi khai thác khoáng sản trái phép. Chỉ vì mục đích bảo vệ rừng mà nhiều nhân viên làm ở khu quản lí lâm nghiệp đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Lâm tặc chỉ yêu mỗi tiền của, coi tính mạng con người như cỏ rác, thẳng tay mà giết người để bịt đầu mối. Không những chặt cây lấy gỗ, người dân còn săn bắt động vật hoang dã để thu nguồn lợi nhuận trái phép.

Chính vì việc phá hoại rừng của người dân mà đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cuộc sống của người dân vùng miền Trung Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung đang phải gánh chịu những cơn bão, những cơn song thần vào sâu trong đất liền là do không có rừng chắn. Hàng năm, có biết bao nhiêu trận lũ đổ về đất liền, cứ thế mà “tự nhiên xông thẳng” vào khu vực dân sinh vì không có rừng che chở. Bao nhiêu người thiệt mạng, mất nhà cửa vì lũ lụt. Qủa thật là “gậy ông đập lưng ông”, chính người dân chặt phá rừng cho nên bây giờ có lũ, lấy đâu ra rừng mà chắn nước lũ. Có những nơi thì đất trống đồi trọc, đất cứ thế mà trơ ra, chả có cây cối gì vì do bị khai thác bừa bãi. Động vật do bị săn bắn quá nhiều nên nhiều loài đang được ghi tên trong sách đỏ vì mang nguy cơ tuyệt chủng, loài ít, loài nhiều gây mất cân bằng sinh thái.Loài này tuyệt chủng thì còn loài kia, cứ thế mà chẳng mấy chốc trên Trái Đất này sẽ chẳng còn sự sống của muông thú. Nhiều khu vực hạ tầng cơ sở đã bị phá hủy.

Ở miền Trung, hiện tượng sa mạc hóa đã xuất hiện và đe dọa người dân ở nơi đây. “Hiệu ứng nhà kính”, biến đổi khí hậu toàn cầu là do không có rừng điều hòa khí hậu, lọc không khí. Môi trường không khí đã bị ô nhiễm mà rừng thì không còn thì việc nhiệt độ Trái Đất tăng cao là vô cùng dễ dàng. Một số khu rừng nguyên sinh, thắng cảnh đã mất sạch. Để ngăn chặn việc lâm tặc hoành hành, nhà nước đã phải bỏ ra hang chục tỷ đồng để khắc phục sự cố này. Không có rừng, nước mưa từ trên trời cứ xối xuống đất, làm đất đai cứ thế mà sạt lở. Các khu rừng ngập mặn bị phá hủy, đi liền với nó là lượng nước mặn từ biển tràn ngập khắp các đồng ruộng làm thu hẹp diện tích canh tác. Mất rừng cho nên một số thú dữ đã tấn công cuộc sống của con người. Động vật mất nơi ở là rừng cho nên nó đành phải di cư, đến phá hoạt cuộc sống của con người. Tự dưng tự bịa, đang ngồi trong nhà thì voi trong rừng kéo đến, đạp phá nhà cửa thì chẳng có một ai chịu đựng nổi. Và mối lo ngại lớn nhất của con người đang tiến dần đến, đó là lượng ô xi giảm. Ô xi giảm thì coi như Trái Đất này sẽ trở về thời nguyên thủy, không có sự sống.

7 tháng 3 2018

Chúng ta là người Việt Nam và thật tự hào khi sử dụng Tiếng Việt- ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Thế nhưng, Tiếng Việt đang dần bị biến hóa và được sử dụng một cách tùy tiện mà không cần biết những từ ngữ có nghĩa gì và cách dùng chúng như thế nào. Không những thế, Tiếng Việt giờ đây đã mất đi sự trong sáng hoàn toàn. Thay vào đó là những ngôn từ thô tục, thiếu lịch sự,... và không khó để có thể nhìn thấy những từ ngữ theo kiểu sáng tạo của giới trẻ ở tràn lan trên mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instargram,... Nhưng các bạn vẫn phải luôn nhớ rằng sử dụng Tiếng Việt bừa bãi sẽ làm mất đi những giá trị đích thực và mất đi sự trong sáng của nó. Dù biết rằng ngôn ngữ là sự phản ánh đời sống qua từng thế hệ nhưng 1 khi đã bị thay đổi thì sẽ không còn giữ được nét đẹp tinh hoa, văn hóa của dân tộc Việt Nam nữa. Vì vậy chúng ta phải biết bảo tồn ngôn ngữ ấy và sáng tạo ntn để không làm mất đi vẻ đẹp đáng quý đó.

8 tháng 3 2018

Tiếng Việt ra đời từ rất sớm, hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử. Tiếng Việt có nhiều thể loại và nhiều cách thể hiện khác nhau, từ hội họa, ca nhạc, điêu khắc, đến thơ, văn chương truyền khẩu, lời ăn tiếng nói hằng ngày. Văn học cũng là một khía cạnh của Tiếng Việt. Cũng như Tiếng Việt, văn học Việt Nam ra đời từ thời viễn cổ ((chỗ này hơi lũng cũng)), phát triển qua các giai đoạn lịch sử và phân hóa thành hai thể loại: Văn chương truyền khẩu và văn học viết ((bao gồm chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ)). Dù ở giai đoạn nào ((vh vn phát triển qua 4 giai đoạn)), thể loại ((văn xuôi, hồi kí, tùy bút, tác phẩm tự sự,ca dao, tục ngữ...)) hay hình thức thể hiện ((văn xuôi hoặc thơ)) nào thì văn học Việt Nam vẫn mang đậm truyền thống yêu nước ((Nguyễn Trãi, HCM,Huy Cận, Tố Hữu,...)) và tinh thần tự hào dân tộc ((HCM, Tế Hanh,...)), tình nhân ái, tấm lòng nhân đạo ((Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,...)), yêu thương con người và bản sắc dân tộc, yêu cảnh sắc non sông đất nước....((nên kể thêm các tp và tg: Tản Đà, Trần Huy Khải, Chế Lan Viên, Xuân Quỳnh, Xuân Diệu, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Tuân,...)). Văn chương thể hiện số phận của con người, cuộc sống của người dân qua các giai đoạn lịch sử, con người trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Văn học giúp con người xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn. Văn chương thể hiện tình cảm của tác giả, nhà văn, nhà thơ trước thực tế cuộc sống. Vì vậy, có thể nói văn học Việt Nam cũng thể hiện sự giàu đẹp của Tiếng Việt.

17 tháng 11 2017

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng bên cạnh đó Người cũng là một hồn thơ tài hoa. Với nhiều tác phẩm giá trị để lại, Bác đã đóng góp một phần không nhỏ trong nền thi ca nước nhà. “Nguyên tiêu” hay “Rằm tháng Giêng” là một tác phẩm ghi lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử nước nhà. Sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 sang hè 1948 quân ta lại liên tục thắng lớn trước thực dân Pháp. Trong hoàn cảnh đó bài thơ xuất hiện trên báo “Cứu quốc” như truyền thêm cho quân và dân ta tình yêu thương vô bờ đối với quê hương đất nước, đồng thời cho ta thấy được tấm lòng luôn canh cánh vì nước vì dân của Bác Hồ.

Cảm nhận về bài thơ “Rằm tháng Giêng”

Cảm nhận về bài thơ “Rằm tháng Giêng”

Nguyên tác bằng chữ Hán:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền

Bản dịch:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Mở đầu bài thơ là một không gian bao la rộng lớn:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi.

Ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng. Từ “lồng lộng” được đảo lên trên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác.

Câu thơ tiếp:

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Câu thơ cho ta thấy cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Hai từ “xuân” lặp lại nối tiếp nhau mở ra cho ta một không gian rợn ngợp tràn đầy sắc xuân, tràn đầy sức sống. Sông, nước, ánh trăng như nối liền nhau, giao hòa với nhau giữa vẻ đẹp của đất trời.

Câu thơ thứ ba vô tình nói vên hoàn cảnh và vị trí ngắm trăng của Bác:

Giữa dòng bàn bạc việc quân.

Ở hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Nhưng không, bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc thù, chơi vơi giữa dòng nước. Để tránh sự truy lung của quân địch, Bác cùng các chiên sĩ phải bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Và ở nơi đó, ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như giao hòa với thiên nhiên để vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc. Đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Người luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng.

Câu thơ cuối:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Con thuyền trong câu thơ cuối là ẩn dụ sâu sắc về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa. Câu thơ thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng.

Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.

17 tháng 11 2017

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:

Trong tù không rượu củng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.( Ngắm trăng - Nhật kí trong tù )

Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.

19 tháng 12 2019

Cậu ơi viết có dấu đi mới bt sai chỗ nào chứ!!!

19 tháng 12 2019

@{_Shinobu Kocho_}

6 tháng 10 2017

Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.Hơn 1000 năm qua,nhân dân ta đã anh dũng,hi sinh đánh giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi nước ta,để hôm nay cùng đoàn quân Chương Dương ,Hàm Tử tôi lấy làm tự hào khi được tham gia cuộc phò giá Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về kinh đô Thăng Long.Tôi rất hãnh diện khi được làm con dân đại việt-một dạng sơn oai hùng,với bao chiến công lịch sử huy hoàng,vang dội khắp 5 châu.Qua sự việc trên, ta thấy rằng mỗi chúng ta cần phải có trách nhiệm giữ gìn và xây dựng đất nước đại việt hùng mạnh.

12 tháng 10 2017

Bạn ơi cho mk hỏi từ Hán Việt là từ nào vậy