K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2017

Cảm nhận về nghệ thuật trong hai câu cuối của bài thơ cần chú ý:

   + Hình ảnh kĩ vĩ lớn lao: Trường phong (ngọn gió dài); Thiên trường bạch lãng (ngàn lớp sóng bạc)

   + Tư thế của con người: Nhất tề phi (cùng bay lên)

→ Hình ảnh đầy lãng mạn nhưng cũng rất hào hùng, đưa nhận vật sánh ngang tầm vũ trụ. Đồng thời thể hiện khát vọng lên đường của nhân vật trữ tình sẵn sàng vượt mọi hiểm nguy, gian nan thử thách để tìm con đường cứu nước cho dân tộc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình: Tác giả thể hiện cảm xúc nhớ thương quê nhà, nhớ thương đồng bào da diết. Đồng thời từ đó làm sáng lên khát khao được tự do, khát khao thực hiện lí tưởng đem lại độc lập cho dân tộc, tự do cho quê hương.

- Cảm nhận của em: Đó là cảm xúc và tâm trạng của một người chiến sĩ cộng sản yêu quê hương, yêu đất nước, mang trong mình khát khao được chiến đấu, giành tự do, độc lập cho dân tộc, cho tổ quốc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Tâm sự và khát vọng của nhân vật trữ tình trong bài thơ: Nhân vật trữ tình là một người có tâm hồn đa sầu, đa cảm khát khao hạnh phúc, sống hết mình với sự thủy chung son sắt. Nhân vật trữ tình luôn mong tình yêu của mình sẽ đến ngày đơm hoa, kết trái, có kết quả như ý sau những tháng ngày xa cách. Từ đó cũng gửi gắm đến một thông điệp về khát khao hạnh phúc, tình yêu đôi lứa của nhân vật trữ tình.

14 tháng 2 2017

Hai câu thực:Tác giả ý thức và tự khẳng định cái tôi rất tự tin, rất có trách nhiệm và đầy tự do. Đó là cái tôi công dân đầy tinh thần trách nhiệm trước cuộc đời. Ở đây, tác giả dùng phép bình đối chỉ thời gian, giữa cái hữu hạn với cái vô hạn: “Trong khoảng trăm năm/Sau này muôn thuở, nhằm nói sự nghiệp cứu nước là sự nghiệp mang tầm cỡ lưu danh thiên cổ. Dó không chi là trách nhiệm của người đương thời mà còn là của cả hậu thế.Hai câu luận :Đây là hai câu thơ thể hiện tâm huyết và nhãn quan thực tiễn. Tác giả đã ý thức được nỗi đau mất nước và gắn liền trách nhiệm công dân với vận mệnh của đất nước. Một khi “non sông đã chết” – đất nước đã mất thì sống cũng chỉ thêm nhục mà thôi. Với nhãn quan thực tiễn, tác giả nhận thấy lối học cũ nơi “cửa Khổng sân Trình” đã lỗi thời không còn giúp gì được cho đất nước. Hai câu thơ bộc lộ thái độ quyết liệt và tình cảm đau đớn của tác giả trước thực trạng của đất nước.

10 tháng 1 2021

Tham khảo:

Phan Bội Châu vị lãnh tụ của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Mặc dù mang trong mình tâm huyết lớn lao song sự nghiệp của ông lại không thành, nhưng lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng của ông vẫn lưu mãi muôn đời. Ông dùng thơ văn của mình như một thứ vũ khí đắc lực để cổ vũ, tuyên truyền cách mạng. Xuất dương khi lưu biệt là một trong những bài thơ như vậy.

Thực dân Pháp xâm lược nước ta, đã có nhiều phong trào nổ ra, trong đó nổi bật nhất là phong trào Cần Vương nhưng cuối cùng vẫn bị dập tắt, nó là sự báo hiệu cho việc cứu nước theo con đường phong kiến đã không còn thích hợp. Trước thực trạng chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn, phong trào cách mạng mới của Phan Bội Châu đã hé mở một hy vọng mới, ông cùng những người cùng chí hướng đã lập ra Duy tân hội. Đầu năm 1905, Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật, mở đầu cho phong trào Đông Du. Tác phẩm Xuất dương lưu biệt được viết trước khi ông lên đường. Tác phẩm thể hiện lòng yêu nước sâu lặng của tác giả.

Hoài bão cuộc đời, chí khí làm trai của Phan Bội Châu được bộc lộ trực tiếp ngay trong câu thơ đầu tiên của tác phẩm:

Làm trai phải lạ ở trên đờiHá để càn khôn tự chuyển dời.

Câu thơ bắt đầu bắt motip rất phổ biến trong văn học trung đại đó là “làm trai” tức để nói về nghĩa vụ, trách nhiệm của một nam nhi đối với cuộc đời, đối với đất nước. Đây là quan niệm nhập thế tích cực của Nho giáo. Câu thơ gợi cho ta nhớ đến rất nhiều bài thơ nói chí phổ biến trong văn học trung đại như: “Nam nhi vị liễu công danh trái/ Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu” (Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão) hay “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông” (Nguyễn Công Trứ). Đến đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu tiếp tục nhắc lại quan niệm về chí làm trai, nhưng trong cách thể hiện của ông mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Làm trai là “phải lạ” tức là phải biết sống một cách phi thường, hiển hách, dám xoay vần, chuyển đất, không thể là một kẻ sống cuộc đời tầm thường, tẻ nhạt, buông xuôi theo thời thế, để con tạo tự xoay vần cuộc đời mình. Bởi vậy mà:

Trong khoảng trăm năm cần có tớSau này muôn thuở há không ai?

Trong khoảng trăm năm là cả một đời người với biết bao biến cố có thể xảy ra, Phan Bội Châu tự tin khẳng định: “cần có tớ” cái tôi cái nhân xuất hiện thật ngạo nghễ, thật chủ động. Cần có ông không phải để được vui chơi, hưởng lạc mà là để cống hiến tận lực, tận tâm cho đời, để tiếng thơm còn lưu danh muôn thuở. Trong thời cuộc lúc bấy giờ đầy rối ren, thử hỏi mấy ai có thể chủ động đứng ra nhận lấy trách nhiệm vừa cao cả, vừa nặng nề ấy cho bản thân. Câu thơ của ông càng khiến ta cảm phục hơn về nhân cách cao đẹp, lớn lao ấy.

Với bốn câu thơ đầu người đọc có thể thấy hình tượng người chí sĩ hiện lên là người có khát vọng làm những việc lớn lao, trọng đại. Đồng thời ông cũng đầy ý thức về cái tôi của bản thân nhưng không phải là cái tôi hưởng thụ mà là cái tôi công dân đầy trách nhiệm. Có ý thức cống hiến cho đời. Giữa thời buổi tối tăm đó ý thức làm chai, khát vọng xoay chuyển vũ trụ và hoài bão lớn lao của Phan Bội Châu có ý nghĩa vô cùng to lớn.

Bốn câu thơ cuối thể hiện chí làm trai trong hoàn cảnh thực tế:

Non sông đã chết sống thêm nhụcHiền thánh còn đâu học cũng hoàiMuốn vượt biển đông theo cánh gióMuôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

Câu thơ là nỗi đau đớn, xót xa quặn thắt của nhân vật trữ tình trước thực tế nước nhà đã bị mất chủ quyền, nhân dân phải sống trong vòng nô lệ. Phan Bội Châu cũng ý thức rõ về sự hết thời của Nho học, sách vở thánh hiền không còn có ý nghĩa gì cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Ông vốn xuất thân từ cửa Khổng sân Trình, vậy nhưng ông không hề bao biện mà thấy rõ sự bất lực, vô ích của lối học cũ, mang trong mình quyết tâm tìm ra con đường mới để giải phóng đất nước. Đây là một ý tưởng hết sức mạnh mẽ, táo bạo. Sự táo bạo đó bắt nguồn từ nhiệt huyết nồng cháy, lòng yêu nước nồng nàn, muốn nhanh chóng thực hiện sự nghiệp cứu nước. Đồng thời cũng do ông chịu ảnh hưởng từ những cuốn “tân thư” được truyền bá bí mật vào nước ta lúc bấy giờ. Chính những yếu tố đó đã thôi thúc ông tìm một hướng đi mới, con đường mới để cứu nước, cứu dân.

Với giọng điệu tràn đầy nhiệt huyết và cảm xúc, bài thơ đã khắc họa một cách chân thực và đầy đủ khí phách ngang tàng, táo bạo quyết liệt của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu. Đồng thời tác phẩm này cũng cho người đọc thấy nét tính cách nổi bật trong con người ông đó là cá tính mạnh mẽ, ưa hành động, lòng yêu nước nồng nàn, sâu đậm.

25 tháng 2 2019

Câu thơ thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn:

Vì chưng hay ghét cũng là hay thương

+ Yêu thương và căm ghét có mối quan hệ khăng khít như hai mặt của một vấn đề.

+ Càng xót thương cảnh người dân lầm than, người tài bị vùi dập thì tác giả càng căm ghét những kẻ hại dân bán nước.

+ Sự yêu ghét rạch ròi, phân minh trong trái tim của tác giả.

+ Phía sau lẽ ghét thương đó chính là tình thương dân, thương đời sâu sắc, bao la

21 tháng 7 2019

Đoạn thơ tạo ra hai hình ảnh đối lập: hình ảnh nhà thơ trước khi gặp lí tưởng cách mạng, được tái hiện trong kí ức và hình ảnh sau khi đến với lí tưởng cách mạng

- Trước khi gặp lí tưởng: quanh quẩn, bế tác, nhỏ bé, chán nản

- Khi gặp lí tưởng: cánh chim vui say, liệng trong không gian rộng lớn, bát ngát. Tâm hồn được giải phóng, rộng mở, hòa nhập với đời

- Từ hai hình ảnh đối lập, nhà thơ về thực tại:

+ Cánh chim buồn nhớ gió mây

+ Hình ảnh con chim tự do trong cảnh giam cầm

+ Nhớ gió mây gợi niềm say mê, khao khát, hoài bão, cùng đồng chí chiến đấu.