K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 4 2020

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”.

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.

Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

   Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.

Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

#tham khảo#

học tốt  

giúp mk các đề này nhanh nha!!! mai mk thi HKI rùi T^TDựa vào văn bản "Cổng trường mở ra" của Lý Lan, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nghĩ của em về buổi khai trườngDựa vào văn bản "Cổng trường mở ra" của Lý Lan, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu lên vai trò của nhà trườngDựa vào văn bản "Mẹ tôi" của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10...
Đọc tiếp

giúp mk các đề này nhanh nha!!! mai mk thi HKI rùi T^T

  1. Dựa vào văn bản "Cổng trường mở ra" của Lý Lan, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nghĩ của em về buổi khai trường
  2. Dựa vào văn bản "Cổng trường mở ra" của Lý Lan, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu lên vai trò của nhà trường
  3. Dựa vào văn bản "Mẹ tôi" của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu lên vai trò của người mẹ
  4. Dựa vào những câu ca dao dân ca - những câu hát về tình cảm gia đình, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu vai trò của đạo làm con
  5. Dựa vào ca dao dân ca - những câu hát về tình cảm gia đình (sgk/35), em hãy viết đoạn văn nêu lên vai trò của gia đình
  6. Dựa vào bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người, em hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu nói về tình yêu quê hương đất nước

Ai rảnh ko giúp mk điiiiii

 

6
20 tháng 12 2016

1)

Thu về mang cho bầu trời bộ áo mới trong xanh, gửi một chút se lạnh trong làn gió và những tia nắng vàng màu hoa cúc. Như bao bạn học sinh khác, hôm nay em dậy sớm để đến trường dự lễ khai giảng năm học mới. Con đường đất đỏ thân quen hôm nay vui hẳn lên bởi tiếng cười nói của các bạn học sinh mang màu áo trắng tinh khôi. Hương hoa sữa hòa quyện vào mùi cỏ đồng nội thơm lạ kì. Những vòng quay xe đạp đưa em đến trường bằng niềm vui và lòng háo hức...Ồ! Em chợt nhận ra ngôi trường thân yêu của mình nằm giữa những ngôi nhà mái bằng san sát nhau.. Sau ba tháng hè, trường em như khoác trên mình một bộ áo mới: nào là cờ hoa, băng rôn,... Trên cổng chính là dòng chữ đỏ chói “NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI 2012- 2013”. Cánh cổng hôm nay mở rộng đón chào các bạn học sinh vào năm học mới. Bước vào sân trường là không khí náo nức, rộn rã ngày khai giảng chợt ùa vào trong tim. Sân trường hôm nay như nhỏ hơn bởi những dòng người cùng niềm vui, niềm háo hức ngày khai trường về dự lễ. Đây là những bạn học sinh mới bước chân vào ngôi trường THCS với sự hồi hộp và lạ lẫm. Kia là các bạn lớp trên đang vui mừng quàng vai bá cổ nhau sau ba tháng hè dài... Khắp sân trường tràn ngập tiếng nói cười...

2)

Công bằng mà nói, giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng môi trường sư phạm không phải là “ốc đảo” trong xã hội ta, một xã hội có bộ phận không nhỏ bị thoái hóa, biến chất, sống theo lối sống thực dụng, vô cảm. Mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang tấn công như vũ bão vào văn hóa truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Bước ra khỏi cổng trường, học sinh phải đối mặt với rất nhiều tệ nạn xã hội như cảnh dòng người chen chúc hỗn độn trên đường lúc tan tầm, cảnh đánh chửi nhau như cơm bữa trên hè phố...Và cách đây chưa lâu trẻ em được tận mắt chứng kiến cảnh người lớn phá tan tành phố hoa xuân của Hà Nội.
Khi về nhà, không ít học sinh tận mắt chứng kiến cảnh bố mẹ cãi chửi, thậm chí đánh nhau, được nghe bố mẹ bàn về những mánh lới làm ăn, nghe bố mẹ than phiền những bức xúc ở cơ quan với hàng loạt chuyện ghen ăn, tức ở, chuyện hối lộ, chạy chức chạy quyền...Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa học đường trong nhà trường hiện nay.
Văn hóa học đường được tạo dựng nên bởi nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất, quyết định nhất theo tôi là ba yếu tố. Đó là nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo và vai trò của cha mẹ học sinh.

20 tháng 12 2016

3)

Mẹ không chỉ là người đã cho con một hình hài và nuôi dưỡng con nên người mà mẹ còn là cô giáo đầu đời của con.Mẹ đã phải dành rất nhiều thời gian luôn bên con để cùng con đọc sách, nói chuyện, cười đùa, mẹ dạy con học chữ, dạy con học hát, dạy con đạo lí làm người. Với tâm tình dịu hiền, đảm đang, người mẹ dạy con mình nên người, biết sống theo đạo lí với bản chất lương thiện. Niềm hạnh phúc của người mẹ là mong muốn được nhìn thấy con mình trở thành những người hữu ích cho gia đình, quê hương và xã hội.Trong gia đình, thường thì người cha giáo dục con cái về chí hướng, sự nghiệp và nghị lực; còn người mẹ thường thiên về bồi dưỡng tâm hồn và tình cảm cho con. Nhờ công lao sinh thành, dưỡng dục của những người mẹ hiền, nhiều người con đã thành đạt, hiển vinh, nhiều người con đã thành những anh hùng, thậm chí đã trở thành thiên tài. Một văn hào đã từng nói: “ Không có phụ nữ thì không có người mẹ. Không có người mẹ thì không có các anh hùng”.Một gia đình có nề nếp, gia phong thì cha mẹ là tấm gương cho con cái noi theo. Trong đó, vai trò giáo dục con cái vẫn thuộc về người mẹ đúng như câu tục ngữ mà dân gian vẫn lưu truyền: “Phúc đức tại mẫu”. Dù trong mọi hoàn cảnh nào, mẹ vẫn luôn là người bao dung, che chở, dõi theo bước con đi. Trên bước đường thành công của ***** luôn là hậu phương, là chỗ dựa vững chắc nhất của con về mọi mặt. Mẹ luôn là bờ vai ấm áp để cho con tựa vào, mỗi lúc con vui mẹ vui cùng con, lúc buồn con sà vào lòng mẹ để được mẹ ôm ấp, vỗ về, động viên: ***** hãy mạnh mẽ lên và tiếp bước trên con đường tương lai. Những gì mẹ dành cho con, những gì mẹ dạy cho con sẽ là hành trang con mang theo suốt cuộc đời. Mẹ là người thầy đầu tiên và cũng là người thầy suốt đời của con.Ngày nay, vai trò của người mẹ càng được đề cao. Mẹ không chỉ là người mẹ hiền đảm đang, gìn giữ hạnh phúc gia đình mà còn là những nhà khoa học, những vị lãnh đạo, những cán bộ có năng lực…Chính vì thế, ảnh hưởng của người mẹ đối với việc giáo dục con cái cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực.

4)Sống ở đời, ai cũng hiếu, con người ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành là nhờ có cha mẹ. Không có cha mẹ sẽ không có chúng ta. Ngay từ khi sinh ra, ta đã phải chịu ơn mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. Theo thời gian, ta lớn lên là nhờ có dòng sữa ngọt ngào và miếng cơm manh áo mà cha mẹ đã phải đổ mồ hỏi sôi nước mắt mới mang lại được. Suốt tuổi thơ của ta, ta được cha mẹ nâng niu, chiều chuộng. Những bài học đầu tiên của cha và những lời ru của mẹ đã khiến cho tuổi thơ của ta trôi qua êm đềm. Ngay cừ những bước đi đầu tiên, mới chập chừng vào đời, ta đã có cha mẹ dìu dắt. Cha mẹ là những ngọn đèn mà suốt cuộc đời họ soi sáng con đường cho chung ta đi. Ngày ta thực sự trưởng thành có lẽ chính là ngày vui nhất trong đời cha mẹ. Mặc cho tuổi xuân của mình vùn vụt trôi qua, cha mẹ đã hi sinh cả cuộc đời mình cho con cái, để đánh đổi lấy những sợi tóc bạc ngày một nhiều thêm. Chính vì vậy mà để ghi nhớ đền đáp công lao to lớn của cha mẹ, ta luôn luôn phải hiếu thảo và vâng lời cha mẹ. Khi ở gần cha mẹ, ta phải làm cho cha mẹ vui lòng để bù đắp lại những ngày tháng vất vả mà cha mẹ đã nuôi nâng dạy dỗ ta. Suốt cuộc đời của mình, không lúc nào ta không kính trọng, biết ơn và thương yêu cha mẹ. Khi còn nhỏ, ta phải học tập chăm chỉ, ngoan ngoãn, không để cha mẹ buồn lòng. Khi cha mẹ đau ốm, ta sẽ luôn ở bên cha mọ và tận tình chăm sóc. Khi trưởng thành dù có di đâu, ta cũng luôn nhớ về cha mẹ, và ta phải giáo dục con cháu ta sau này luôn luôn ghi nhớ công ơn của ông bà. Có vậy thì ta mới thực sự là một người con hiếu thảo.
 

Mái trường là gia đình thứ hai và cũng là nơi lưu giữ những kỉ niệm khó phai. Ở ngôi nhà thứ hai này, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em coi nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những dấu ấn đáng nhớ nhất của mỗi con người.Suốt những năm tháng cắp sách tới trường chắc hẳn ai cũng sẽ có một ấn tượng sau sắc về thầy cô và mái trường. Thầy cô luôn là những người để lại...
Đọc tiếp

Mái trường là gia đình thứ hai và cũng là nơi lưu giữ những kỉ niệm khó phai. Ở ngôi nhà thứ hai này, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em coi nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những dấu ấn đáng nhớ nhất của mỗi con người.

Suốt những năm tháng cắp sách tới trường chắc hẳn ai cũng sẽ có một ấn tượng sau sắc về thầy cô và mái trường. Thầy cô luôn là những người để lại cho ta những kinh nghiệm về đời sống, và luôn vực ta đứng lên từ những nơi tối tăm hay đơn giản là cách giảng bài mà chúng ta không thể quên được còn mái trường là nơi lưu giữ những tình cảm thân thiết những cảm xúc của thời ấu thơ và em cũng không ngoại lệ.

Ngôi trường em nằm trong thôn  Đức Thắng. Ngôi trường này là nơi chứa chan bao nhiêu kỉ niệm buồn vui khó phai của tuổi học trò chúng em. Ngôi trường là nơi ánh sáng đẹp đẽ của tri thức được rộng mở đón những mầm non của đất nước. Thiên nhiên trường em thật sinh động. Tại đây đã có nhiều bác cổ thụ lâu đời, xum xuê đã chứng kiến bao nhiêu cảm xúc của nhiều lớp thế hệ. Các bác xà cừ, phượng vĩ giờ đây đã sù sì, bạc phếch. Còn có những loại cây khác như : sấu lúc lỉu những quả sấu xanh tươi vừa chua mà chát tượng trưng cho những lần chúng em vui, buồn, gục ngã mà khóc... Em rất thích sân trường em, nó thật rộng rãi, luôn rợp bóng mát cho chúng em vui đùa , chạy nhảy...

Em rất tự hảo về mái trường của mình, nó là một ngôi trường hiện đại và khang trang có ba tòa, hai tầng khép kín hình chữ U. Với những của kính sáng chiếu những tia nắng sớm ấm áp từ mặt trời. Cầu thang rộng rãi, những lớp học có nhiều bàn ghế sáng bóng. Trước mỗi của lớp học là có vài chậu cây, hoa rực rỡ sắc màu. Ai đến thăm trường cũng khen trường em đẹp, học sinh lễ phép, ngoan ngoãn. Hơn thế nữa ngôi trường này đã đưa em đến nguồn tri thức rộng lớn, bao la của nhân loại về tất cả các môn học, tự nhiên, xã hội. Nhà trường đã mang đến niềm tin, sức mạnh và nghị lực vươn lên trong cuộc sống để vững bước trên con đường làm người. Và em tin rằng nhà trường sẽ chắp cánh cho em bay đến những chân trời xa.

Từ khi lên học trường cấp hai người cô mà em hằng yêu mến là cô Giang dạy Toán. Em đã được cô dạy Toán từ năm lớp sáu đến  nay. Trước đó, thầy Cường dạy chúng em môn Toán và em cứ nghĩ rằng thầy là người dạy Toán tuyệt vời nhất cho đến khi cô giáo dạy Toán mới chuyển công tác về đây, và đó không ai khác chính là cô Giang. Cô ấy đã từng dạy Toán ở trường THCS Thượng Lan và bây giờ cô về đây dạy Toán trường em. Khi em còn học lớp 6E cô được nhà trường phân công dạy Toán lớp em, lúc đầu em nghĩ:” cô này chắc chẳng làm được cái gì cả” nhưng em đã lầm. Lần đầu tiên em nghe giọng nói của cô em như bị mê hoặc . Em vẫn nhớ giọng nói của cô cao, trong của cô cất lên mà đến bây giờ em vẫn nhớ cảm giác choáng ngợp của ngày hôm đó. Giọng nói đó khác hẳn với những người giáo viên khác. Giọng nói của cô làm em cảm giác ấm áp như lòng mẹ vỗ về đứa con thơ của mình. Lời nói đó làm chúng em cảm thấy như được sống trong tình yêu thương, quan tâm, dạy dỗ của cô để trở thành người có ích,  là một người chân chính, nhân văn trong xã hội.  Không những thế hình dáng của cô vô cùng đặc biệt, dáng cô mập mập, thấp thấp mà sao phong cách quá. Em vẫn nhớ, ngày hôm đó cô mặc một chiếc áo ngắn màu vàng, mặc quần leggins – đó là phong cách mà em thích, phong cách của những đứa trẻ tuổi teen qua đó thể hiện cô là một người phong cách, hợp thời trang. Mái tóc ngắn vàng của cô làm sao khiến em quên được. Đối với em có lẽ cô chính là cô giáo bước ra từ giấc mơ. Cô Giang rất vui tính, cô như người bạn của học sinh chúng em. Cô thường kể những trải nghiệm cuộc sống mà cô đã từng trải qua để giúp chúng em cảm thấy vui vẻ, thân thiện với nhau hơn và chúng em cảm thấy cô như “người bạn” của mình, cô rất hiểu tâm lí học sinh. Mặc dù cô vui tính là thế nhưng khi nào vào học hay ôn thi cô cực kì nghiêm túc. Cô Giang không chỉ là cô giáo chuyên Toán mà còn là một người hiểu biết nhiều. Cô biết nhiều kiến thức môn Văn,  Lý, Sinh hay thậm chí là môn  Lịch Sử. Chính vì thế nên chúng em và nhiều bạn ở trường Thượng Lan  gọi cô bằng một cái tên “super teacher”. Tình cảm cô trò của chúng em với cô vẫn rất thân thiết và những câu chuyện vui vẫn sẽ được kể cho đến khi... ngày lễ bế giảng cận kề. Sau đó em đã nhận ra rằng sắp phải xa bạn bè, xa thầy cô đặc biệt là người cô chúng em coi như là “người bạn”

Ngày Bế giảng đã tới, lòng em thấy bồi hồi, vừa vui mà vừa buồn. Vui là sắp được nghỉ hè, sắp được đi chơi,... Nhưng em cũng cảm thấy buồn khi phải xa các bạn, thầy cô và ngôi trường mến yêu của mình. Ngày hôm đó cả lớp em và nhiều lớp khác nữa nhất là khối chín các bạn đã khóc rất nhiều khiến thầy cô không cầm được nước mắt. Em thấy khinh ngạc thấy cây cối vẫn bình thường và nắng vàng vẫn trùm lên cảnh vật mà sao ngày lễ bế giảng tới gần quá. Ngày lễ Bế Giảng tới để chúng em phải chịu sự chia tay mái trường, chia tay những người mà mìh coi như người nhà . Không khí, cảm giác của mọi người ngày hôm đó chẳng có tiếng cười mà chỉ thấy những giọt nước mắt yêu thương rơi xuống chắc hẳn tình thầy trò sâu sắc lắm. Cho dù được nhận giấy khen giỏi mọi người vẫn ra về trong buồn bã. Có những bạn đã khóc òa lên khi phải chia tay thầy cô mình yêu thương trong ba tháng hè. Đối với các bạn ấy thì ba tháng hè dài như ba năm, ba năm không được nhìn thấy người thầy, người cô mình yêu thương quả là một khó khăn.

Thấm thoát trôi hai tháng hè đã trôi qua, khi em lên lớp 7 em đã làm quen được thêm nhiều bạn mới và tình cảm cô trò của cô đối với em đã như người mẹ thứ hai thật sự vậy. Có lần cô nói: “ Em đeo khuyên tai này không hợp với em, sao em không thử đeo kiểu giống cô?” và cô đã mang ra đôi khuyên tai tặng em. Em thấy vui lắm, nhưng khi cô nói ra giá trị của  nó em như sững lại, cái giá một trăm hai làm em thấy bối rối là có nên nhận không. Em biết từ chối món quà thầy cô tặng là không nên nhưng em không dám nhận một món quà nào đắt như thế. Khi em đưa đôi khuyên tai trả lại cô, sắc mặt cô như không còn vui nữa và từ hôm đó cô cũng không để ý đến em nhiều như trước nữa.  Em đã có một cô bạn thân là Linh, các bạn hay gọi bạn ấy với cái tên Linh Ku. Có vẻ như cô đã quan tâm đến Linh hơn. Điều đó làm em buồn lắm nhưng biết làm sao được vì cô đã cho Linh vào đội tuyển Toán của cô. Trái tim em như ngừng đập, đôi chân sững lại khi biết điều đó. Đêm đến, em đã khóc ướt gối : “sao cô không hiểu em thương cô như thế nào chứ, em thương cô như mẹ em vậy”. Và ngày gì đến thì cũng đến, vào hôm Khai Giảng em cố gắng nói rằng : “Em thương cô và không phải em chê quà cô tặng mà do nó quá dắt em không dám nhận” em nói với đôi mắt dơm dớm nước mắt. Cô cũng hiểu một phần nào đó những lời em nói nên cô đáp lại bằng lời nói trầm ấm: “Cô biết là em thương cô và cô cũng hiểu tại sao em không dám nhận, bản thân cô cũng chẳng thấy ngại gì, có lẽ là do em sợ rằng các bạn sẽ ghen tị hay như nào đó mà em không dám nhận, thôi không sao đâu cô cũng chẳng nghĩ gì đâu. Hãy bỏ qua hết và hãy để tình cảm cô trò quay lại thân thiết như xưa”. Nghe được câu nói đó của cô mọi buồn bã trong em đều tan biến hết, ngày hôm đó cả hai cô trò chúng em đều thấy rất vui, không còn sự buồn bã trong lòng nữa. Sau ngày hôm đó cô đã quan tâm đến em nhiều hơn và cũng giúp đỡ em về mặt tinh thần. Cảm ơn cô đã có mặt trong thanh xuân của em .

Từ những kỉ niệm trên em nhận ra một điều rằng : Ngoài bố mẹ ra thì chỉ có thầy cô là người quan tâm đến tương lai sau này của chúng ta, chúng ta hãy biết trân trọng nó, hãy trân trọng những khoảng thời gian vui vẻ với người cha, người mẹ thứ hai của mình.

0
10 tháng 9 2021

Tham khảo:

Đối với tôi đẹp và cảm xúc nhất đó là ngày khai trường đầu tiên trong cuộc đời, ngày bước vào lớp 1. Sáng sớm một buổi sáng se lạnh của mùa thu, mẹ gọi tôi dậy để chuẩn bị vệ sinh cá nhân và ăn sáng để đến trường. Hôm nay sao lạ lắm, tôi rất phấn khởi và cảm thấy nôn nao trong người chắc hẳn bởi vì sắp được đến lớp. Sau khi ăn sáng, mẹ mặc cho tôi một bộ quần áo trắng và chiếc cặp mới mới mẹ đã mua từ hôm trước. Mẹ chở tôi trên con đường làng uốn lượn, cảnh vật xung quanh sao hôm nay rất lạ chắc có lẽ tôi đã đi học. Đứng trường cổng trường khang trang, tôi bỗng lo sợ và có đôi chút lo lắng, mẹ xoa đầu và dặn dò vào lớp với các bạn, ngoan ngoãn nghe lời thầy cô giáo. Ngày đầu tiên đi học như vậy đó nhưng sẽ mãi là kỉ niệm đẹp nhất trong quãng đời học sinh và theo tôi suốt cuộc đời.

 

Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi.(1) Cô vừa đi vừa hỏi tôi:– Bây giờ em đã giải được những bài toán khó, đã làm được những bài luận dài rồi đấy. Vậy em còn yêu mến cô giáo cũ của em nữa không?Và khi xuống đến chân cầu thang, cô nói to với tôi:– Đừng quên cô nhé!Ôi! Cô giáo rất tốt của em, không, sẽ chẳng bao giờ, chẳng bao giờ em lại quên cô được! Sau này, khi em đã...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi.

(1) Cô vừa đi vừa hỏi tôi:

– Bây giờ em đã giải được những bài toán khó, đã làm được những bài luận dài rồi đấy. Vậy em còn yêu mến cô giáo cũ của em nữa không?

Và khi xuống đến chân cầu thang, cô nói to với tôi:

– Đừng quên cô nhé!

Ôi! Cô giáo rất tốt của em, không, sẽ chẳng bao giờ, chẳng bao giờ em lại quên cô được! Sau này, khi em đã lớn, em vẫn sẽ nhớ đến cô, và em sẽ tìm gặp cô giữa một đám học trò nhỏ. Mỗi bận đi ngang qua một trường học và nghe tiếng một cô giáo giảng bài, em sẽ tưởng chừng như nghe tiếng nói của cô. Em sẽ nhớ lại hai năm ngồi trong lớp học của cô, ở đó, em đã học được bao nhiêu điều bổ ích; ở đó, em đã bao nhiêu lần nhìn thấy cô mệt nhọc và đau đớn, nhưng luôn luôn theo dõi lớp học, luôn luôn yêu thương mọi người. Cô đã thất vọng khi thấy một em bé cứ cầm sai cây bút khi viết và không sao uốn nắn lại được; cô đã lo lắng cho chúng em đến biến sắc mặt khi các vị thanh tra vào lớp và hỏi bài chúng em; cô lấy làm sung sướng khi chúng em đạt được những kết quả xuất sắc. Lúc nào cô cũng có lòng tốt và dịu hiền như một người mẹ.

Không bao giờ, phải, không bao giờ em lại có thể quên cô được, cô giáo yêu quý của em!

(Theo Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả)

(Theo Nguyễn Tuân, Mõm Lũng Cú tột Bắc)

a) Trí tưởng tượng đã giúp người viết bày tỏ lòng yêu mến cô giáo như thế nào?

b) Việc liên tưởng từ Lũng Cú, cực bắc của Tổ quốc tới Cà Mau, cực Nam Tổ quốc đã giúp tác giả thể hiện tình cảm gì?

1
17 tháng 8 2017

Lập dàn ý cho bài văn viết về con vật nuôi

Dàn ý cho bài văn biểu cảm viết về con gà trống

Mở bài: Giới thiệu về con vật nuôi cho em nhiều cảm xúc, thân thiết gắn bó với em

Thân bài

- Miêu tả qua về con vật nuôi đó:

     + Hình dáng bên ngoài, màu lông, cân nặng, kích thước

     + Miêu tả chi tiết: Mắt, mũi, chân, thân mình, đuôi

- Nêu lai lịch, nguồn gốc của nó: do mua hay được tặng…

- Thói quen thường ngày của con vật, sở thích của con vật đó.

- Con vật nuôi gắn bó với em như thế nào? Kỉ niệm nào đáng nhớ với con vật nuôi đó

- Tình cảm của em dành cho con vật đó thế nào

Kết bài

Cảm xúc của em dành cho con vật đó

.........(các bn có thể tìm 1 câu ca dao nào đưa vào đây để ns phù hợp vs bài mk viết được ko)Đúng vậy, công ơn của thầy cô giáo rất to lớn và cũng không ai có thể kể hết được. Thầy cô không chỉ dạy cho chúng ta kiến thức bổ ích mà còn dạy cho chúng ta kĩ năng sống ,đạo đức làm người và thầy cô cũng như một người bạn quan tâm chia sẽ và đồng cảm. Đối với em người mà em nhớ...
Đọc tiếp

.........(các bn có thể tìm 1 câu ca dao nào đưa vào đây để ns phù hợp vs bài mk viết được ko)

Đúng vậy, công ơn của thầy cô giáo rất to lớn và cũng không ai có thể kể hết được. Thầy cô không chỉ dạy cho chúng ta kiến thức bổ ích mà còn dạy cho chúng ta kĩ năng sống ,đạo đức làm người và thầy cô cũng như một người bạn quan tâm chia sẽ và đồng cảm. Đối với em người mà em nhớ mà cũng chính là người để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất đó chính là cô giáo chủ nhiệm lớp em từ năm lớp 6 đến bây giờ.

Các bn , cho mk hỏi mk viết mở bài về Cô thế nào có được ko?? có cần bổ sung thêm ý j hok?? hay có chình sửa j cho hay ko?? giúp mk vs nhé

mk viết văn ko hay cho lắm (mk dốt văn lm) , mong mấy bn giúp mk nha

cảm ơn mấy bn nhìu lắm ^^

6
1 tháng 9 2016

ca dao: muốn sang thì bắc cầu kiều

    muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

tục ngữ:không thầy đố mày làm nên

theo mik chon  câu tục ngữ trên thì phù hợp vs nội dung MB của bn hơn

1 tháng 9 2016

Thật sự mjk ko thjk ca dao cho lắm, nếu mjk làm một bài văn câu đầu tiên trong bài văn đó chắc chắn phải là lời một bài hát, bài hát về thầy cô thì quá nhiều rùi nhỉ ^^ còn nếu là ca dao hay bài thơ thì bài đó phải là bài mjk thjk lắm mjk ms chọn thoy.

8 tháng 9 2016

Ai giúp vớiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiioaoagianroikhocroi

13 tháng 9 2017

Tình cảm gia đình là điều thiêng liêng nhất trong mỗi chúng ta. Ai cũng phải có một tổ ấm gia đình riêng của mình. Chỉ có những người kém may mắn mới không có gia đình, thậm chí là chẳng biết người thân của mình là ai. Vì thế ta cần giữ lấy tình cảm gia đình bởi vì tổ ấm gia đình là nơi ta có thể chia sẻ, có thể đoàn tụ lại với nhau. Ai mà không biết trân trọng điều đó thì họ có tình cảm gia đình cũng như không. Vì vậy, chúng ta hãy cố gắng xây đắp cho tình cảm gia đình thật vững chắc vì nó là chỗ dựa của chúng ta.

Chúc bạn học tốt!vui