K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

tham khảo nhé bạn

Rừng mưa Amazon (tiếng Bồ Đào Nha Brasil: Floresta Amazônica hay Amazônia; tiếng Tây Ban Nha: Selva Amazónica hay Amazonía) hay rừng nhiệt đới Amazon, gọi tắt là Rừng Amazon, là một khu rừng lá rộng đất ẩm ở lưu vực Amazon của Nam Mỹ. Khu vực này, được gọi là Amazonia hoặc Lưu vực Amazon bao gồm một diện tích 7 triệu km² (1,7 tỷ mẫu Anh), trong đó rừng mưa chiếm 5,5 triệu km² (1,4 tỷ mẫu Anh). Khu vực này nằm trong lãnh thổ của 9 quốc gia: chủ yếu là Brasil (với 60% rừng mưa), Peru (13 %), và phần còn lại thuộc Colombia, Venezuela,Ecuador, Bolivia, Guyana, Surinam cùng Guyana thuộc Pháp. Các bang hoặc tỉnh của 4 quốc gia được đặt tên Amazonas theo tên khu rừng này. Rừng mưa Amazon chiếm hơn 50% rừng mưa còn lại của Trái Đất và bao gồm một dải rừng mưa nhiệt đới lớn nhất và phong phú nhất về loài trên thế giới.

Rừng mưa Amazon là một khu bảo tồn thiên nhiên trên thế giới. Đó là khu dự trữ sinh quyển cho loài người. Chính vì vậy sự bảo tồn các loài động vật quý hiếm và các loại tài nguyên, nhất là nguồn tài nguyên sinh vật tại khu vực này nhằm bảo vệ sự tồn tại và phát triển của thế giới loài người.

chúc hok tốt

5 tháng 5 2018

- rừng amazon là 1 khu rừng nhiệt đới . là 1 khu rừng có lượng mưa lớn nhất thế giới .rừng amazon lằm ở nam mỹ . lưu vực amazon bao gồm 1 diện tích 7 triệu km\(^2\). khu vực này nằm trong lãnh thổ của 9 cuốc gia . khu rừng amazon là 1 khu bảo tàng thiên nhiên của thế giới

k mình nhé

6 tháng 5 2018

Rừng Amazon là 1 khu rừng lá rộng đất ẩm ở khu vực Amazon của Nam Mỹ.khu rừng Amazon bao gồm một diện tích 7 triệu km² trong đó rừng mưa chiếm 5,5 triệu km² .Rừng mưa Amazon chiếm hơn 50% rừng mưa còn lại của Trái Đất và bao gồm một dải rừng mưa nhiệt đới lớn nhất và phong phú nhất về loài trên thế giới.Rừng mưa Amazon là một khu bảo tồn thiên nhiên trên thế giới. Đó là khu dự trữ sinh quyển cho loài người. Chính vì vậy sự bảo tồn các loài động vật quý hiếm và các loại tài nguyên, nhất là nguồn tài nguyên sinh vật tại khu vực này nhằm bảo vệ sự tồn tại và phát triển của thế giới loài người.

chúc bn hok tốt!

6 tháng 5 2018

Rừng nhiệt đới Amazon là rừng lớn nhất trên thế giới, bao phủ đa phần lưu vực sông Amazon, chủ yếu tại Brazil và trải rộng ra một số nước láng giềng. Tổng diện tích của rừng là chừng 4 triệu km vuông. Tuy nhiên, khoảng 14% diện tích rừng Amazon đã bị chặt phá, và tình trạng phá rừng vẫn tiếp tục với tốc độ khoảng 20 ngàn km vuông một năm.

6 tháng 5 2018

Rừng nhiệt đới Amazon là rừng lớn nhất trên thế giới, bao phủ đa phần lưu vực sông Amazon, chủ yếu tại Brazil và trải rộng ra một số nước láng giềng. Tổng diện tích của rừng là chừng 4 triệu km vuông. Tuy nhiên, khoảng 14% diện tích rừng Amazon đã bị chặt phá, và tình trạng phá rừng vẫn tiếp tục với tốc độ khoảng 20 ngàn km vuông một năm.Khí hậu tại khu vực Amazon là nóng và rất ẩm. Trời mưa hàng ngày, thường mưa bất chợt và tích tụ nhiệt độ trên mặt đất.Người Amazon bản địa sống theo lối “du canh du cư”, có nghĩa là họ sống tại một nơi, trồng trọt mùa màng tại đó, và khi đất bạc màu thì họ chuyển đi nơi khác. Lối sống này không làm hại tới rừng, vì rừng tự khôi phục.

hok tốt nha!

6 tháng 5 2018

 Như ta biết, thông qua quá trình quang hợp, cây cối hấp thụ khí CO2 có trong không khí, giữ lại carbon (C) để nuôi cây và nhả ra ôxy (O2). CO2 là loại khí mà con người thải ra với số lượng lớn. Khi cây cối ít đi, khí CO2 sẽ tăng lên trong bầu khí quyển và tạo nên tấm màn CO2 bao phủ trái đất, ngăn chặn nhiệt độ thoát khỏi Trái Đất, gây nên “hiệu ứng nhà kính” sinh hiện tượng “ấm nóng toàn cầu”. 
Rừng Amazôn được gọi là "lá phổi" của Trái Đất vì có diện tích lớn tới 5,5 triệu km² - rừng lớn nhất trên bề mặt hành tinh này, có chức năng hấp thụ khí thải (CO2). Nếu chức năng này bị suy giảm, khí thải không được hấp thụ sẽ thoát lên và làm dày thêm tấm màn CO2 đang bao phủ Trái Đất làm Trái Đất nóng nhanh, huỷ hoại môi trường sống của con người. Theo tính toán thì Rừng Amazon có khả năng hấp thu tới 90 tỷ tấn carbon (C) mỗi năm, một lượng đủ để tăng tốc độ nóng của bầu khí quyển Trái Đất lên 50%. 

Về Rừng Amazon cần nhấn mạnh rằng đó là rừng nguyên sinh nhiệt đới lớn nhất thế giới và là nơi cư ngụ của 30% động vật và thực vật trên trái đất. 
Lưu vực Amazon rộng 7 triệu km², trong đó rừng chiếm 5,5 triệu km², nằm trong 9 quốc gia: Brazil, Colombia, Peru, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Suriname và Guiana thuộc Pháp. Rừng Amazon chiếm hơn 50% diện tích rừng thế giới, giàu tài nguyên thực vật và các loài động vật quý hiếm, được xem là khu bảo tồn thiên nhiên của thế giới. 
Rừng và sông Amazon còn là một bảo tàng thiên nhiên nhiệt đới kỳ vĩ lớn nhất thế giới. Có rất nhiều động - thực vật kỳ lạ đến kinh ngạc tại Amazon mà loài người vẫn chưa khám phá hết. Mọi sinh vật ở đây sống đều phụ thuộc vào nhau, sự sống diễn ra rất khắc nghiệt. 
Trong rừng có trên bốn vạn giống cây thuộc loại cao to, trong đó có trên 12.000 giống cây thuộc loại đặc hữu, nấm dại ở rừng cũng rất nhiều. Nhiệt độ Amazon rất nóng và ẩm nên các loại hạt dưới mặt đất nảy mầm bất cứ khi nào ánh nắng chiếu được xuống mặt đất rừng. Nổi bật và quyến rũ nhất ở đây có lẽ là loài lan tím sống trên những thân cây đại mộc của rừng. Kinh ngạc hơn khi rừng Amazon là nơi sinh sống của khoảng 1/3 các loài động vật trên trái đất. Sống trên mặt đất thì có báo đốm châu Mỹ, heo vòi, chuột túi, kiến cắt lá…; còn sống trên những tán rừng xanh tươi rậm rạp là khỉ hú, khỉ nhện, trăn, vẹt, ếch độc sọc vàng...; nhưng độc đáo nhất có lẽ là sự sống dưới nước với loài cá sấu mõm nhọn, rùa, rắn…và cả loài cá Piranha…chỉ dài 20-40cm nhưng…ăn thịt người rất nguy hiểm… 

Việc bảo vệ rừng nói chung và Rừng Amazon nói riêng đã và đang là một thông điệp của thời đại gửi tới con người.

17 tháng 12 2017

Biển có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của các nước có biển nói riêng và của thế giới nói chung. Một số nước và vùng lãnh thổ đã lợi dụng thế mạnh về biển đạt trình độ phát triển kinh tế rất caoThế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là ‘‘Thế kỷ của đại dương‘‘, bởi cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo được trên đất liền, sẽ bị cạn kiệt sau vài ba thập kỷ tới. Trong bối cảnh đó, các nước có biển, nhất là các nước lớn đều vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt để khai thác và khống chế biển.Biển và đại dương là những kho nước vô tận, cung cấp cho các lục địa một lượng hơi nước rất lớn, sinh ra mây mưa để duy trì cuộc sống của con người, sinh vật trên Trái Đất và có tác dụng điều hoà khí hậu.Biển và đại dương còn là những kho tài nguyên, thực phẩm vô cùng quý giá.

25 tháng 12 2017

Rừng và cây trực tiếp hoặc gián tiếp đều ảnh hưởng tới cuộc sống của con người, động vật và thực vật. Càng ngày con người càng nhận thức được tầm quan trọng của môi trường sống và đã có nhiều hoạt động tác động tích cực lên hệ sinh thái rừng và cây trồng, nhưng sự suy thoái của rừng vẫn đang tiếp tục diễn ra với một tốc độ đáng lo sợ. Để góp phần bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng, ở nước ta từ lâu đã có tục lệ đẹp "Mùa xuân là Tết trồng cây"...

Thực tế đã chứng minh cây có vai trò quan trọng trong việc cải thiện nguồn nước. Các khu rừng trồng làm giảm hiện tượng sụt lở và xói mòn đất. Sự che phủ của rừng và cây ở đầu nguồn góp phần tích cực bảo vệ, cân bằng nước cho sản xuất nông nghiệp. Cây cối thường được trồng trong các đô thị hoặc làng xã để làm giảm bụi, giảm ô nhiễm không khí và bảo vệ các công trình xây dựng lịch sử. Nhiều loài cây cũng đã được trồng để lấy dược liệu và lá, cành, vỏ cây rừng được thu hái để làm thuốc chữa bệnh. Cây Nim (Agadirachta) thường được trồng gần nhà để chống muỗi. Cây Mô-rin-ga thường được trồng xen với cây khác để thanh lọc nước. Cây che bóng và là nơi ẩn nấp cho người, gia súc khi đang làm việc trên các cánh đồng. Đây là một cách làm rẻ tiền, đơn giản để làm giảm sự nóng bức trên đồng ruộng.

Không có cây thì không có rừng, nhưng rừng không phải chỉ là một tập hợp của những cây rừng. Mỗi một khu rừng là một hệ sinh thái có ảnh hưởng qua lại, chứa đựng bên trong hàng triệu sinh vật sống khác nhau, có nhiều loài trong đó cho đến nay khoa học vẫn chưa mô tả hoặc chưa khám phá được.

Rừng và cây có ảnh hưởng tích cực đối với môi trường ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng diện tích rừng bị phá hoại, sự suy thoái của rừng vẫn đang diễn ra ở mức độ rất cao. Theo điều tra mới đây của Tổ chức Lương - Nông thế giới (FAO), rừng bị tàn phá là do: Thiếu lương thực và nghèo đói do tốc độ gia tăng dân số, chiến tranh, thảm hoạ khí hậu; Nhiều quốc gia thiếu trách nhiệm, không có biện pháp để bảo vệ rừng; Không quản lí được việc khai thác rừng; Không rõ ràng về quyền sử dụng đất đai, pháp luật và hệ thống thuế liên quan; Thiếu hiểu biết và ý thức trách nhiệm; Thiếu cơ chế chính sách, quyền hạn, phương pháp để thực hiện chính sách; Quan tâm quá yếu đến việc phát triển nông thôn dựa vào sự tham gia của người dân.

Để bảo vệ rừng và sự đa dạng tài nguyên rừng, các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã xây dựng các chiến lược phát triển rừng, trong đó bảo vệ nghiêm ngặt rừng quốc gia và các khu bảo tồn tự nhiên. Bất kì khách du lịch nào đến tham quan khu vực này đều phải chấp nhận và chịu sự kiểm soát của viên chức nhà nước. Đa dạng sinh học là khía cạnh quan trọng nhất trong khu vực này với mục đích là giữ gìn hệ sinh thái cho thế hệ con cháu mai sau.

Tại Việt Nam, theo Chiến lược phát triển rừng, đến năm 2020, diện tích rừng cần phát triển là 16 triệu ha (gồm cả rừng cao su), rừng sản xuất hơn tám triệu ha và rừng phòng hộ cùng với rừng đặc dụng gần tám triệu ha. Việt Nam nằm sát biển mà hai phần ba diện tích thuộc vùng đồi núi nhiều và lại trong vùng nhiệt đới nên không thể xây dựng lâm phận quốc gia bằng khoảng gần 70% diện tích như Nhật Bản hiện nay. Nguyên nhân bởi nước ta vẫn là một nước nông nghiệp và mật độ số dân của Việt Nam hiện rất cao. Quỹ đất quốc gia còn phải ưu tiên để làm nhiều việc khác, như xây dựng đô thị, sản xuất lương thực,... và xây dựng khu công nghiệp. Nếu chỉ dừng lại như vậy thì không thể tạo được đột phá trong việc xây dựng lâm phận quốc gia. Vấn đề quan trọng là hơn tám triệu ha rừng sản xuất ấy sẽ làm thâm canh khoảng bốn triệu ha (hơn hai triệu ha rừng tự nhiên và 1,5 triệu ha rừng trồng thâm canh) ở vùng trọng điểm để cung cấp gỗ, tre,... làm hàng xuất khẩu, sản xuất bột, giấy,... và tạo ra một số mặt hàng đặc sản rừng. Trong gần tám triệu ha rừng còn lại, thì sẽ có khoảng sáu triệu ha rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng hộ môi trường và khoảng hai triệu ha rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và khu di tích lịch sử.

Theo ý kiến của các nhà khoa học lâm nghiệp, cần tập trung xây dựng các khu rừng phòng hộ trọng điểm quốc gia (khoảng ba triệu ha), như rừng phòng hộ đầu nguồn thủy điện. Trong hai triệu ha rừng đặc dụng thì tập trung xây dựng hệ thống vườn quốc gia (Tam Đảo, Phong Nha - Kẻ Bàng,...), các khu bảo tồn có đặc trưng nhiệt đới cao và khu di tích lịch sử trọng điểm, không dàn trải. Đây chính là điểm đột phá, tránh lãng phí trong đầu tư lâm nghiệp và là con đường hợp lí để nâng cao năng suất lao động, năng suất rừng,...

Đối với công tác xây dựng rừng, cần phải làm có trọng tâm, trọng điểm, có hiệu quả, vì hiện nay chúng ta không còn ở giai đoạn phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nữa. Cần khẩn trương xây dựng các khu rừng công nghiệp thâm canh gồm cả rừng tự nhiên có năng suất, chất lượng tốt, đáp ứng mục tiêu sản xuất đồ gỗ và làm nguyên liệu để chế biến ván nhân tạo, giấy, bột giấy. Hàng hóa đặc sản rừng thì trồng, tạo ra và chế biến, tìm thị trường cho sản phẩm quế, hồi, sa nhân, thảo quả, trầm, mật rắn, mật ong,… Ai cũng biết rừng là ngôi nhà tự nhiên của các loài chim muông. Thiếu đi rừng, muông thú sẽ lang thang để rồi rơi vào tay những người thợ săn. Theo báo cáo mới nhất của UICN, có 16.306 loài bị đe dọa biến khỏi bề mặt trái đất, nhiều hơn con số 16.118 loài công bố năm ngoái. Loài khỉ Orang-outan đảo Sumatra, Indonesia, hiện chỉ còn 7.300 con. Trong vòng 75 năm qua, số lượng orang-outan ở đây đã giảm đi hơn 80%. Giống chim vẹt đảo Maurice chỉ có thể tìm thấy duy nhất ở vùng Đông - Nam đảo Maurice. Tại đây, một chương trình bảo tồn giống vẹt quý này đã được tiến hành ráo riết. Nạn tàn phá rừng là nguyên chính gây nên sự hiếm hoi của loài chim này. Hay ngay như trong đất nước ta, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những chú voi trên tivi, sách báo hay trong các vườn thú, vườn quốc gia. Nhưng bạn có biết, Việt Nam hiện nay chỉ còn khoảng 100 - 110 con voi? Tất nhiên, có những con số ở đây bạn thấy còn nó rất lớn. Nhưng hãy thử nghĩ lại một chút. Đó là con số của cả một quốc gia, thậm chí của cả một thế giới thì có còn lớn nữa không? Đây là những con số thật sự đáng tiếc!

Mà không chỉ với các loài động thực vật, nếu mất đi rừng, sẽ xảy ra hiện tượng lũ lụt, xói mòn, xói lở đất. Người nông dân vất vả cả năm trời được có hai vụ lúa. Vậy mà chỉ một lần lũ về là cuốn sạch mất một vụ rồi. Thử hỏi nỗi khổ tâm ấy ai thấu? Hay dải đất miền Trung thân thương của Tổ quốc năm nào cũng phải chịu khổ vì nước lũ, các hộ dân khó mà tạo được cuộc sống ổn định. Như thế có thiệt thòi hay không? Vâng, xin nói lại rằng tôi và rất nhiều người ở đây chưa từng tham gia chặt phá rừng. Nhưng chúng ta có dám chắc rằng chúng ta chưa từng dùng những sản phẩm của rừng xanh? Có những nhu cầu cơ bản quan trọng, nhưng lại có những nhu cầu chỉ để thoả mãn mục đích cá nhân. Hầu hết mọi người đều ưa dùng đồ gỗ hơn, nhất là những loại gỗ quý. Vậy thì tại sao không từ bỏ một chút lợi ích cá nhân mà cứu lấy môi trường này - ngôi nhà chung của tất cả chúng ta?

Rừng là lá phổi xanh của thế giới. Trong mỗi chúng ta, có ai có thể sống thiếu phổi? Cũng như vậy, chúng ta không thể sống thiếu rừng, thiếu cây xanh

28 tháng 11 2017

                     Chủ đề xanh đồi trọc                                                   Những năm gần đây rừng - tai sản chung đã bị mọi người phá hoại. Nếu không có rừng thì lũ lụt .Lở đất đã cướp đi mạng sống của hàng triệu người .Vì vậy em muốn mọi người chung tay trồng cây gây rừng.

28 tháng 11 2017

phủ kín rừng trọc nghĩa là trồng cây vào rừng ít cây ý

10 tháng 4 2018

Người phụ nữ mà tôi yêu thương kính trọng nhất đó chính là mẹ. Mẹ là người mang nặng đẻ đâu ra tôi luôn che chở đùm bọc cho tôi
Tiếng mẹ ru là một điều hồi ấu thơ nhớ mai trong khi nằm trong chiếc nôi nhỏ: Ầu ơ thương ..... ví dầu.

'Cả đời mẹ vẫn theo con
Nắng mưa sương gió mãi còn đeo mang
Muối dưa nghịch cảnh trái ngang
Thơm tho trong sạch đàng hoàng yên vui."
đúng vậy cho dù tôi có lớn đến đâu thì tôi vẫn luôn là một đứa trẻ luôn được mẹ mình bao bọc chở che. Tình mẫu tử thật thiêng liêng và quý giá biết từng nào , bây giờ tôi mới hiểu rằng mẹ luôn là người đẹp nhất, thời gian ơi xin đừng làm tổn thương mẹ nhé!

Cái này mình ko copy mạng đâu
hay thì nhớ l ike nha 
 

10 tháng 4 2018

Nếu hỏi rằng em yêu ai nhất thì em sẽ trả lời là “mẹ”. Mẹ là người nuôi nấng em đến bây giờ, mẹ dạy cho em cách ăn, cách mặc, cách chào hỏi lễ phép. Hôm nay là ngày chủ nhật, gia đình em lại được thưởng thức tài nấu bếp của mẹ. Một bữa ăn thật ngon sắp bắt đầu đây. Để chuẩn bị bữa tối nhanh hơn, em cũng giúp mẹ vài việc lặt vặt.

Mẹ em năm nay đã bốn mươi tuổi, nhưng trông mẹ còn trẻ lắm. Mẹ có chiều cao khiêm tốn nhưng hợp với dáng người cân đối của mẹ. Mẹ thường mặc những bộ quần áo hợp thời trang và lịch sự khi đi làm. Ở nhà, mẹ mặc những bộ đồ thun thoải mái để dễ làm việc nhà. Tuy vậy, khi đi làm và ở nhà mẹ đều chọn những chiếc áo màu nóng tôn lên làn da trắng hồng, nõn nà. Hôm nay, sau khi đi chợ về. Khuôn mặt trái xoan của mẹ lấm tấm những giọt mồ hôi trông thật đẹp. Nó càng rực rỡ hơn nhờ đôi mắt đen hai mí chớp chớp của mẹ. Đôi mắt ấy không còn đẹp như trước nữa, nó đã xuất hiện những vết chân chim và vết quầng thâm đen. Nhưng đôi mắt ấy vẫn biết khóc, biết cười, biết yêu thương và dạy bảo con cái, đôi mắt ấy vẫn toát lên nghị lực, mạnh mẽ vì chồng vì con, vì gia đình của mẹ. Tuy khá mệt nhưng mẹ vẫn tươi cười với chúng em bằng đôi môi đỏ hồng ấm áp. Đôi môi ấy dạy em cái tốt, cái xấu, đôi môi ấy đã đưa em vào giấc ngủ bằng những câu chuyện cổ tích thần kỳ hay bài hát ru ấm áp, hiền dịu. Mẹ xách giỏ vào nhà, chia thức ăn vào từng rổ rồi rửa sạch sẽ. Mẹ nhờ em vo gạo thật kỹ rồi đặt vào nồi cắm điện. Trong khi đó, mẹ cẩn thận cắt từng lát thịt. Rồi mẹ rửa rau, em phụ mẹ lặt rau, lặt lá úa, cọng sâu.

Từng cọng rau được bàn tay gầy gầy, xương xương của mẹ lặt một cách nhanh, khéo. Bàn tay ấy đã làm biết bao công việc khó khăn cực nhọc. Bây giờ, cơm cũng đã chín, mẹ dùng đũa khuấy lên cho tơi, dễ ăn. Khuôn mặt của mẹ lúc này đỏ bừng vì nóng. Tuy vậy, nó vẫn xuất hiện nụ cười thật tươi. Mẹ bắc bếp lên chiên thịt, xào rau, nấu canh. Mẹ nấu thế nào mà mùi thơm lan khắp mọi nơi. Bữa tối cũng đã xong. Em phụ mẹ lấy bát, đũa ra bàn. Một bữa ăn tối ngon miệng bắt đầu. Cả nhà quây quần bên nhau thật ấm cúng. Ai cũng khen thức ăn ngon không chê vào đâu được. Lúc này, em chợt nhìn thấy một nụ cười hạnh phúc trên khuôn mặt lấm tấm mồ hôi của mẹ, một nụ cười mới đẹp làm sao.

Tấm lòng yêu thương chồng con của mẹ thật bao la, bây giờ em mới hiểu phần nào tấm lòng bao la ấy. Em sẽ cố gắng học giỏi, vâng lời thầy cô, ba mẹ để đền đáp công ơn nuôi dưỡng của mẹ. Ôi! Người mẹ hiền yêu dấu của em.

......................................................................................................................................................................................................................

CHÚC BN HOK TỐT!

7 tháng 6 2020

giúp mk với

28 tháng 3 2018

Nguyệt quế! Ôi loài cây thân thương! Chắc mọi người ai cũng thắc mắc tại sao tôi lại coi nó như một loài cây thân thương đúng không? Vì đây là loài cây có ý nghĩa với tôi rất nhiều. Cây nguyệt quế được trồng ở đầu ngõ là kỉ niệm của nội tôi. Nguyệt quế thân gỗ, to bằng ngón chân cái có nhiều cành to bằng chiếc đũa, hoặc chỉ to bằng cọng rơm màu nâu xám. Mỗi nhánh cây bằng chiếc tăm dài có từ bảy đến chín lá hình thoi màu xanh thẫm mượt bóng, nhất là sau một đêm mưa. Cành lá sum sê, xoè tán rất đẹp trông cứ như một chiếc ô xanh xinh xinh căng lên. Đến mùa hoa nở, từng chùm hoa trắng phau tỏa hương thơm ngào ngạt dưới ánh trăng rằm. Khi còn bé, mỗi khi qua nhà nội chơi là tôi và lũ em đều chạy lại và ngắm nghía cây một cách say sưa và nói về đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Có khi chúng tôi lại lặng yên ngồi bên cây nghe nội tôi kể về những kỉ niệm của nội về thời chiến tranh khốc liệt. Giờ nội tôi cũng không còn nữa nhưng nguyệt quế vẫn còn đó và luôn gợi nhớ chúng tôi về nội mãi.

28 tháng 3 2018

Bài làm

     Ông em ở dưới quê có trồng một vườn cây, nhưng em thích nhất là những cây cam. Cây cam này có độ cao là hơn một mét rưỡi. Lá cây màu xanh nhạt, nhẵn bóng. Quả cam tròn, to bằng quả bóng tennis. Vỏ quả có màu vàng cam, khi chưa chín, quả cam có màu xanh nhạt. Cuống của quả cam dài chừng ba xăng - ti - mét, nhỏ thon. Khi mẹ em dùng dao bổ quả cam ra, một mùi thơm phức tỏa ra khắp nhà, em thấy ruột cam có màu vàng đậm, những múi cam tròn trông rất hấp dẫn nhưng rất ít hạt. Khi ăn vào, cam có vị ngọt và mát. Em muốn cây cam ở nhà ông em lớn nhanh và kết trái để ngày nào em cũng được ăn. Em rất thích ăn cam. 

31 tháng 1 2018

Linh là người bạn gái thân nhất lớp của tôi. Cô ấy không những là một người xinh đẹp, dịu dàng mà cô ấy còn là người rất chăm chỉ, học giỏi. Cô ấy không cao cũng không thấp. Dáng người nhỏ nhắn, dễ thương Mái tóc đen dài búi cao trên khuân mặt trái xoan cân đối. Chiếc miểng nhỏ, xinh xinh như cánh lá sen hồng. Nhất là đôi môi ấy lúc nào cũng nở nụ cười tỏa nắng làm siêu lòng bất cứ ai nhìn vào. Cô ấy rất hòa đồng với mọi người nên cả lớp ai cũng yêu quý cô ấy.
Câu ghép là câu in đậm.

31 tháng 1 2018

Linh là người bạn gái thân nhất lớp của tôi. Cô ấy không những là một người xinh đẹp, dịu dàng mà cô ấy còn là người rất chăm chỉ, học giỏi. Cô ấy không cao cũng không thấp. Dáng người nhỏ nhắn, dễ thương Mái tóc đen dài búi cao trên khuân mặt trái xoan cân đối. Chiếc miểng nhỏ, xinh xinh như cánh lá sen hồng. Nhất là đôi môi ấy lúc nào cũng nở nụ cười tỏa nắng làm siêu lòng bất cứ ai nhìn vào. Cô ấy rất hòa đồng với mọi người nên cả lớp ai cũng yêu quý cô ấy.