K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 5 2021

Tham khảo: 

Lòng hiếu thảo là 1 trong số những yếu tố hình thành nên giá trị của mỗi con người,trong 1 xã hội văn minh lòng hiếu thảo sẽ là 1 trong số các yếu tố được đặt lên hàng đầu.Mặc dù xã hội hiện nay đã có nhiều thay đổi song chúng ta vẫn cần biết hiếu thảo,như chăm sóc ông bà,hiếu thảo với bố mẹ,biết kính trên nhường dưới.Khi biết hiếu thảo với những người trong gia đình dù đó chỉ thể hiện qua 1 hành động nhỏ nhưng cũng sẽ góp 1 phần nhỏ nào đó giúp nâng cao ý thức về vấn đề này của mỗi một con người.

24 tháng 5 2021

Tham Khảo

Hiếu thảo là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Lòng hiếu thảo là tấm lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc của bậc con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Lòng hiếu thảo được biểu hiện bằng những tình cảm, hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là sự lễ phép, kính trọng, cũng có thể là tình yêu thương, cảm thông sâu sắc, là sự cố gắng học tập và làm việc để đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ, ông bà. Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết hiếu thảo, biết yêu thương, trân trọng những người thân trong gia đình thì không chỉ tạo ra niềm vui, niềm hạnh phúc mà còn góp phần làm cho xã hội văn minh hơn. Thật vậy! Đấng sinh thành là những người đã đưa chúng ta đến với cuộc đời, nuôi dưỡng, bảo bọc và che chở cho ta bằng tất cả tình yêu thương. Vì vậy, hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con, người cháu trong gia đình. Chúng ta cần ý thức được điều này, sống và làm việc có trách nhiệm, luôn yêu thương, kính trọng bề trên, không ngừng cố gắng để đền đáp công ơn, tình cảm to lớn của cha mẹ. Bên cạnh đó, cần lên án, phê phán những hành động bất hiếu, vô cảm, thậm chí là đánh đập người thân của một bộ phận người trong xã hội hiện nay. Tóm lại, lòng hiếu thảo từ xưa đến nay vẫn luôn là đạo lý tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác, chúng ta cần biết giữ gìn và phát huy thật tốt truyền thống đạo lý đó.

25 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”

25 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Từ xưa đến nay lòng hiếu thảo luôn luôn là một truyền thống của dân tộc ta. Nếu theo nho giáo thì chữ Hiếu luôn đặt lên hàng đầu. Lòng hiếu thảo chính là sự kính trọng, biết ơn của mình đối với ông bà, cha mẹ. Hiếu thảo chính là sự thể hiện hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc về già. Những người đã có ơn với chúng ta. Cha mẹ là những người để mang nặng đẻ đau, nuôi nấng chúng ta lên người. Hiếu thảo chính là một truyền thống tốt của dân tộc ta đã được gìn giữ từ xưa đến nay. Sống hiếu thảo là một lối sống đẹp, luôn ghi nhớ những công ơn của ông bà, cha mẹ. Nhờ có lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong một gia đình, mọi người sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng cùng lòng biết ơn với các bậc sinh thành. Câu ca dao đã có câu

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

25 tháng 5 2021

# Tham_khảo

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

Lòng hiếu thảo là 1 trong số những yếu tố hình thành nên giá trị của mỗi con người,trong 1 xã hội văn minh lòng hiếu thảo sẽ là 1 trong số các yếu tố được đặt lên hàng đầu.Mặc dù xã hội hiện nay đã có nhiều thay đổi song chúng ta vẫn cần biết hiếu thảo,như chăm sóc ông bà,hiếu thảo với bố mẹ,biết kính trên nhường dưới.Khi biết hiếu thảo với những người trong gia đình dù đó chỉ thể hiện qua 1 hành động nhỏ nhưng cũng sẽ góp 1 phần nhỏ nào đó giúp nâng cao ý thức về vấn đề này của mỗi một con người.

 bn tham khảo nha! chúc bn học tốt !!!vui

26 tháng 6 2021

Tham khảo nha em, bài này chính chị viết và được đăng trên fanpage Hoc24 rồi ^^:

Đố kị là một tính xấu mà chúng ta nên tránh xa. Đố kị là gì? Là sự ghen ghét, khó chịu thể hiện qua hành động, lời nói, suy nghĩ khi thấy người khác có hoặc làm được. Sự đố kị luôn có trong mỗi con người chúng ta, một khi nó bộc phát sẽ khiến con người có những suy nghĩ, việc làm tiêu cực. Có thể nói ''đố kị là bản năng, loại bỏ đố kị mới là bản lĩnh'' là như vậy. Đố kị có những tác hại vô cùng lớn với xã hội. Trong môi trường học tập, đố kị ở học sinh là điều không hề hiếm thấy, nó sẽ dẫn đến những xung đột, tranh cãi không đáng có. Ở lứa tuổi học sinh, khi nhận thức còn nhỏ, nên phải loại bỏ sự đố kị, đó chắc hẳn là lí do khiến tổng thống Lincoln muốn nhà trường dạy cho con mình. Hay như trong chuyện cổ tích Thạch Sanh, vì muốn được nhận thưởng, được lấy công chúa... mà hết lần này đến lần khác Lý Thông bày mưu để lừa gạt Thạch Sanh để rồi cuối cùng lại nhận đắng cay. Trong công việc, khi nhìn thấy đồng nghiệp đạt thành tích, được mọi người yêu mến, chắc hẳn ai cũng có sự ghen tị, nhưng nếu là người tích cực, họ sẽ tìm cách cố gắng, chúc mừng, còn nếu là người tiêu cực, họ sẽ dùng thủ đoạn để chiếm được thành công, hãm hại người khác. Đối với bản thân chúng ta, khi đố kị với người khác, chỉ khiến ta thêm phần suy nghĩ tiêu cực và bị người khác ghét bỏ, bản thân em luôn dặn mình phải cố gắng, dù nhỏ nhưng không bao giờ được đố kị với người khác. Đố kị sẽ khiến cho ta mù quáng, suy nghĩ không tốt để rồi hành động, buông lời không tốt làm tổn thương người khác. Chúng ta hãy lên tiếng tố cáo, ngăn chặn sự đố kị, ngưỡng mộ, học tập theo những người giỏi hơn để lấy đó làm mục tiêu cố gắng cho bản thân.

26 tháng 6 2021

THAM KHẢO Ạ

Xã hội ngày càng phát triển, dường như cách sống thiêng về bản thân đang chiếm khá đông trong xã hội ngày nay. Vì chăm vén cho cuộc sống của bản thân mà có những người sẵn sàng chà đạp lên cuộc sống của người khác. Họ có lối sống ích kỷ, ganh ghét đố kỵ với những người xung quanh. Đố kỵ là lối sống chỉ biết nghĩ cho mình, luôn suy tính thiệt hơn, mà thờ ơ, thậm chí sẵn sàng chà đạp lên hạnh phúc của người khác để đạt được mục đích của mình. Đố kỵ là luôn soi mói, bực tức ganh ghét với những gì mà người khác đạt được. Đây là thói rất xấu làm ảnh hưởng đến nhân cách con người cũng như sự phát triển của xã hội. Vậy mà hiện nay, trong xã hội, dường như tồn tại khá nhiều những người có suy nghĩ lệch lạc như vậy. Họ ích kỷ và ganh ghét với ngay cả chính những người bạn bè thân thiết nhất của mình. Họ không muốn có người hơn mình, xuất sắc hơn mình nên luôn có cái nhìn không thiện cảm với những người hơn mình hay thậm chí không bằng mình. Những con người như vậy có đáng bị phê phán. Chính lối sống không đúng đắn của một bộ phận con người nên công việc mới không hiệu quả, xã hội mới không phát triển được. Thậm chí còn gây ra sự mất đoàn kết, hại nước. Những người này như những con sâu cần diệt trừ ngay để không ảnh hưởng đến lá xanh. Tóm lại, lối sống đố kỵ của một số người thật đáng lên án và chúng ta phải ra sức để khắc phục lối sống trên.

24 tháng 5 2021

Tham khảo:

Trong cuộc sống, lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hoàn thiện và phát triển nhân cách con người. Lòng biết ơn là tấm lòng tri ân, luôn ghi nhớ công ơn nuôi dạy, giúp đỡ của người khác với mình. Lòng biết ơn được biểu hiện ở cả trong suy nghĩ lẫn những hành động từ cụ thể đến lớn lao. Đó là suy nghĩ, thái độ trân trọng, kính mến, là hành động trả ơn, báo đáp công ơn của bản thân với những người có ơn với mình. Cụ thể, đất nước Việt Nam đã thể hiện lòng biết ơn của mình bằng những ngày lễ mang tính chất kỉ niệm, tưởng nhớ, ví dụ như ngày 20/11 là ngày để tất cả thế hệ học sinh cả nước tri ân đối với công lao dạy dỗ của thầy cô giáo, ngày 27/7 là ngày ghi nhớ công lao của thương binh liệt sĩ – những người đã hi sinh máu xương, cuộc đời của mình để bảo vệ Tổ quốc… Lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và là sợi dây để gắn bó tình cảm giữa người với người. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, có rất nhiều người đi ngược lại với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, có thái độ và hành động vô ơn, “ăn cháo đá bát”. Những hành vi này đều đáng bị lên án để họ có thể nhận thấy lỗi sai, từ đó thay đổi nhận thức, suy nghĩ một cách tích cực nhất.

TK#

Một trong những phẩm chất cần có nhất, làm nên thành công ở mỗi con người là lòng biết ơn. Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình với những người có công với dân tộc, đất nước. Đây không chỉ là một phẩm đức cao đẹp mà con là nét đẹp truyền thống quý báu của dân tộc ta. Lòng biết ơn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người. Chính lối sống có lòng biết ơn và hành động đền ơn đáp nghĩa làm cho cuộc sống của mỗi con người trở nên có ý nghĩa, con người có ý thức trách nhiệm hơn đối với bản thân, người thân và cộng đồng. Lòng biết ơn là ngọn nguồn của tình yêu nước, là nguồn sức mạnh xây dựng và bảo vệ đất nước ở mỗi con người. Thể hiện lòng biết ơn trong cuộc sống, chúng ta phải luôn ghi nhớ đến công ơn của người khác đối với mình. Làm những việc làm thể hiện sự biết ơn như: Cảm ơn, chăm sóc, thăm hỏi, giúp đỡ… Đồng thời, phê phán những hành động vô ơn, bội nghĩa diễn ra trong cuộc sống hằng ngày.

25 tháng 5 2021

Tham khảo:

Trong cuộc sống, lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hoàn thiện và phát triển nhân cách con người. Lòng biết ơn là tấm lòng tri ân, luôn ghi nhớ công ơn nuôi dạy, giúp đỡ của người khác với mình. Lòng biết ơn được biểu hiện ở cả trong suy nghĩ lẫn những hành động từ cụ thể đến lớn lao. Đó là suy nghĩ, thái độ trân trọng, kính mến, là hành động trả ơn, báo đáp công ơn của bản thân với những người có ơn với mình. Cụ thể, đất nước Việt Nam đã thể hiện lòng biết ơn của mình bằng những ngày lễ mang tính chất kỉ niệm, tưởng nhớ, ví dụ như ngày 20/11 là ngày để tất cả thế hệ học sinh cả nước tri ân đối với công lao dạy dỗ của thầy cô giáo, ngày 27/7 là ngày ghi nhớ công lao của thương binh liệt sĩ – những người đã hi sinh máu xương, cuộc đời của mình để bảo vệ Tổ quốc… Lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và là sợi dây để gắn bó tình cảm giữa người với người. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, có rất nhiều người đi ngược lại với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, có thái độ và hành động vô ơn, “ăn cháo đá bát”. Những hành vi này đều đáng bị lên án để họ có thể nhận thấy lỗi sai, từ đó thay đổi nhận thức, suy nghĩ một cách tích cực nhất.

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

27 tháng 2 2020

sóng vỗ. Qua hai câu mở bài này, tác giả còn muốn giới thiệu với mọi người về nghề nghiệp chính ở quê mình, đó là nghề ngư nghiệp.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Hai câu thơ tiếp theo như những dòng nhật kí tâm tình của Tế Hanh, nói về công việc thường nhật xảy ra ở ngôi làng ven biển này. Tiết trời ở đây
thật trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng
buồm, tiến ra biển cả.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: “hăng, phăng, vượt” và sử dụng nghệ thuật so sánh “chiếc thuyền
nhẹ” với “con tuấn mã”, làm gợi lên vẻ đẹp, sự dũng mãnh của con thuyền.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Ở hai câu tiếp theo này, nghệ thuật so sánh lại được sử dụng. “Cánh buồm” được so sánh với “mảnh hồn làng”, thể hiện tình yêu quê hương luôn
tiềm tàng trong con người Tế Hanh.
Được sử dụng một lần nữa, động từ, tính từ mạnh: “giương, rướn, bao la” đã cho ta thấy một vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào của cánh buồm vi vu
trong gió biển.