K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 9 2016

  không hẳn vậy vì chú bé này bị nặng hơn người nhà giàu kia cho nên theo lẽ đương nhiên Tuệ Tĩnh phải chữa cho người nặng nhất rồi chứ ko phải ông chữa vì cậu ta là người nghèo

12 tháng 9 2016

phẩm chất của 1 nhà y đức ! 

Đọc bài văn viết về Tuệ Tĩnh trong SGK - tr.44 và trả lời các câu hỏi:a) Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?b) Chủ đề của câu chuyện trên có phải là ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh không?Em hãy tìm xem chủ đề của bài văn được thể hiện trực tiếp trong những câu văn nào? Gạch dưới...
Đọc tiếp

Đọc bài văn viết về Tuệ Tĩnh trong SGK - tr.44 và trả lời các câu hỏi:

a) Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?

b) Chủ đề của câu chuyện trên có phải là ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh không?

Em hãy tìm xem chủ đề của bài văn được thể hiện trực tiếp trong những câu văn nào? Gạch dưới những câu văn đó.

c) Tên (nhân đề) của bài văn thể hiện chủ đề của bài văn. Cho các nhan đề sau, em hãy chọn nhan đề nào thích hợp và nêu lí do:

-  Tuệ Tĩnh và hai người bệnh

-  Tấm lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh

-  Y đức của Tuệ Tĩnh

d) Các phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài văn thực hiện những yêu cầu gì của bài vàn tự sự.

1
2 tháng 11 2019

Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé nông dân bị gãy đùi đã thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người làm thầy thuốc

     + Hết lòng cứu chữa người bệnh, bệnh người nào nguy hiểm hơn sẽ được cứu trước

     + Cứu người bất kể người đó nghèo hay giàu.

⇒ Phẩm chất của người thầy thuốc nhân từ, công tâm

b, Chủ đề của câu chuyện Tuệ Tĩnh ca ngợi y đức của người thầy thuốc bản lĩnh, hết lòng yêu thương cứu giúp người bệnh, không vì bạc vàng mà quên đạo đức của người làm thầy.

- Câu văn thể hiện trực tiếp chủ đề:

     + “Anh về thưa với cụ rằng ta sẵn sàng đi, nhưng bây giờ thì phải chữa cho bé này trước vì chú nguy hơn”

     + “Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện cảm ơn”

c, Nhan đề thích hợp

- Y đức của Tuệ Tĩnh: nói tới tấm lòng yêu thương người bệnh và đạo đức của thâỳ Tuệ Tĩnh

- Ngoài ra có thể đặt một số nhan đề:

     + Thầy Tuệ Tĩnh

     + Hết lòng vì người bệnh

     + Người thầy thuốc có tấm lòng nhân hậu

d, Nhiệm vụ các phần trong chuyện:

- Mở bài : Giới thiệu về nhân vật Tuệ Tĩnh

- Thân bài : Kể sự việc thể hiện sự hết lòng của thầy thuốc giỏi, nhân từ

     + Việc người nhà quý tộc và con người nông dân đến nhờ chữa bệnh

     + Tuệ Tĩnh quyết định chữa cho con nông dân vì bệnh của chú nguy hiểm hơn

     + Vợ chồng người nông dân cảm tạ ơn của Tuệ Tĩnh

Kết bài : Nêu việc tiếp theo của Tuệ Tĩnh: Tiếp tục chữa bệnh cho nhà quý tộc

14 tháng 9 2018

không hẳn vậy vì chú bé này bị nặng hơn người nhà giàu kia cho nên theo lẽ đương nhiên Tuệ Tĩnh phải chữa cho người nặng nhất rồi chứ ko phải ông chữa vì cậu ta là người nghèo

14 tháng 9 2018

Chủ đề của bài văn là biểu dương tấm gương hết lòng vì người bệnh, không kể giàu - nghèo, sang - hèn của người thầy thuốc.

2 tháng 10 2018

a) Có. Chủ đề sẽ biến thành việc Tuệ Tĩnh chỉ lo cho bản thân, người giàu cứu trước, người nghèo cứu sau và không mảy may mạng sống của kẻ hèn kém.

b) Không. 

Hãy đọc bài " Tấm Lòng Thương Người Của Thầy Tuệ Tĩnh " sách giáo khoa ngữ văn tập 1 trang 44 rồi trả lời các câu hỏi sau : a) Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc ? b) Chủ đề là vấn đề chủ yếu , là ý chính mà người kể muốn thể hiện trong văn bản . Vậy chủ đề của câu chuyện trên đây có phải ca ngợi lòng...
Đọc tiếp

Hãy đọc bài " Tấm Lòng Thương Người Của Thầy Tuệ Tĩnh " sách giáo khoa ngữ văn tập 1 trang 44 rồi trả lời các câu hỏi sau :

a) Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc ?

b) Chủ đề là vấn đề chủ yếu , là ý chính mà người kể muốn thể hiện trong văn bản . Vậy chủ đề của câu chuyện trên đây có phải ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh không ? Em hãy tìm xem chủ đề của bài văn thể hiện trực tiếp trong những câu văn nào ? Hãy gạch dưới những câu đó .

c) Tên ( nhan đề ) thể hiện chủ đề của bài văn . Cho các nhan đề sau , em hãy chọn nhan đề nào thích hợp và nêu lí do :

- Tuệ Tĩnh và hai người bệnh .

- Tấm lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh .

- Y đức của Tuệ Tĩnh .

Em có thể đặt tên khác cho bài văn trên không ?

d) Các Phần Mở Bài , Thân Bài , Kết Bài trên đây thực hiện những yêu cầu gì của bài văn tự sự .

Giúp mik nhaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa !!!!!

1
18 tháng 9 2018

bạn tham khảo nha !

a) Sự việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi nói lên phẩm chất hết lòng thương người bệnh của ông: ai nguy hiểm thì chữa trước, không màng danh lợi.

b) Chủ đề của bài văn là ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh. Chủ đề này được thể hiện trong các câu: "hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh"; "Người ta giúp nhau lúc hoạn nạn, sao lại nói chuyện ân huệ”.

c) Cả ba tên truyện đều thích hợp, nhưng sắc thái khái nhau. Hai nhan đề sau đã chỉ ra khá sát. Tấm lòng" nhấn mạnh đến khía cạnh tình cảm của Tuệ Tĩnh, còn "y đức" là đạo đức nghề y, nói tới lương tâm nghề nghiệp của Tuệ Tĩnh. Nhan đề một nêu lên tình huô'ng phải lựa chọn, qua đó thể hiện phẩm chất cao đẹp của danh y.

d) Các phần:

- Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật, sự việc.

- Thân bài: kể diễn biến của sự việc

- Kết bài: kể kết cục của sự việc.

HAI MẸ CON VÀ BÀ TIÊN Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp liều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn. Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách: - Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này. Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường....
Đọc tiếp
HAI MẸ CON VÀ BÀ TIÊN Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp liều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn. Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách: - Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này. Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường. Vừa đi, cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc mang theo không đủ trả tiền Thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên. Cô bé nhặt tay nải lên. Miệng túi không hiểu sao lại mở. Cô bé thoáng thấy bên trong có những thỏi vàng lấp lánh. Cô mừng rỡ reo lên: “ Mình có tiền mua thuốc cho mẹ rồi!”. Ngẩng đầu lên, cô chợt thấy phía xa có bóng một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm. Cô bé đoán đây là tay nải của bà cụ. Cô bé nghĩ: “Tội nghiệp cho bà cụ, mất chiếc tay nải này chắc buồn và tiếc lắm. Mình không nên lấy của cụ”. Nghĩ vậy, cô bé bèn rảo bước nhanh đuổi theo bà cụ, vừa đi vửa gọi : - Bà ơi, có phải chiếc tay nải này là của bà để quên không? Bà lão cười hiền hậu: - Khen cho con hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử lòng con đấy thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con. Thế là người mẹ được chữa khỏi bệnh. Mẹ con họ lại sống hạnh phúc bên nhau. Dựa theo nội dung bài học, hãy khoanh vào câu trả lời đúng: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 2. Hai mẹ con cô bé sống trong hoàn cảnh như thế nào? A. Giàu có, sung sướng B. Nghèo khó, vất vả C. Bình thường, không giàu có cũng không thiếu thốn D. Hạnh phúc Câu 3. Khi mẹ bị bệnh năng, cô bé đã làm gì? A. Ngày đêm chăm sóc mẹ. B. Đi tìm thầy thuốc giỏi chữa bệnh cho mẹ. C. Nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ D. Tất cả những việc làm trên. Câu 4: Ai đã chữa bệnh cho cô bé? A. Thầy thuốc giỏi B. Bà tiên C. Bà lão tốt bụng D. Thầy lang Câu 5. Vì sao bà tiên lại nói: “Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà?” A. Vì cô bé trả lại tay nải cho bà. B. Vì cô hết lòng chăm sóc mẹ ốm, tìm người chữa chạy cho mẹ và lại không tham của rơi. C. Vì cô bé ngoan ngoãn, không tham của rơi. D. Vì cô bé hiếu thảo. Câu 6. Ý nghĩa câu chuyện là gì? A. Khuyên người ta nên thật thà. B. Khuyên người ta nên quan tâm chăm sóc cha, mẹ. C. Ca ngợi cô bé hiếu thảo và thật thà D. Ca ngợi cô bé là người tốt bụng Câu 7. Dấu ngoặc kép trong câu: Cô mừng rỡ reo lên: “ Mình có tiền mua thuốc cho mẹ rồi!” có tác dụng gì? A. Trích dẫn lời của tờ báo B. Chỉ lời nói được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật D. Đánh dấu lời nói gián tiếp của nhân vật Câu 8. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ tư Câu 9. Trong câu: “Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn.” có mấy từ láy? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 10. Trong câu “Ngẩng đầu lên, cô chợt thấy phía xa có bóng một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm.” có mấy cụm danh từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (1 điểm ) Xác định một cụm danh từ trong văn bản trên và phân tích cấu tạo Câu 2. (1 điểm) Xác định một cụm động từ trong văn bản trên và đặt câu với cụm động từ đó. Câu 3. (3 điểm) Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là gì? Em hãy viết một đoạn văn 3 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật cô bé trong câu chuyện.
1
10 tháng 12 2021

I . TRẮC NGHIỆM 

Câu 1 : C

Câu 2 : D

Câu 3 : A

Câu 4 : C

Câu 5 : A

Câu 6 : B

Câu 7 : A

Câu 8 : D

Câu 9 : C

Câu 10 : B

II . TỰ LUẬN 

Câu 1 : Chiếc tay nải 

Câu 2 : chữa bệnh . Bác sĩ đang chữa bệnh

Câu 3 : Hãy luôn giúp đỡ người xung quanh , họ sẽ trả ơn bạn và ai cũng sẽ yêu quý bạn .

Bài làm :

Cô bé có lòng tốt , biết giúp một bà tiên , khi chiếc tay nải bị rơi . Cô đã nhặt lên đưa cho bà cụ . Đó là lòng tốt của những người tốt như cô bé . Hãy nhớ rằng : Luôn luôn giúp đỡ người xung quanh , họ sẽ trả ơn bạn và ai cũng sẽ yêu quý bạn

13 tháng 4 2020

????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????

13 tháng 4 2020

Thể hiện ở chỗ : Kẻ thù (đồng nghĩa với cái chết) thì tàn bạo, hiểm độc mà chú bé của chúng ta trong trẻo, thơ ngây như một tiên đồng. Cái hồn nhiên thần thánh ở nhân vật là ở chỗ: trước họng súng của kẻ thù, em vẫn không biết giấu mình, cứ lồ lộ, không hề quan tâm đến hiểm hoạ bao vây. Bởi vậy, khi cái chết ập đến, câu thơ như có gì vỡ ra thật đau đớn, nghẹn ngào. Giọng trần thuật không còn ở dạng thông thường. Thay thế cho nó là một tiếng kêu thảng thốt cất lên. Tâm trạng của nhà thơ qua câu: "Thôi rồi, Lượm ơi!" chẳng những như người bước hụt mà còn có gì như bâng khuâng nửa mê nửa tỉnh. Cảm giác không tin là có thật, vì bé Lượm, vì chú tiên đồng làm sao có thể chết?
Nhưng sự thực đau xót "Một dòng máu tươi" lại không thể không tin. Chỉ có điều kẻ thù cướp đi mạng sống mà không giết được cái thanh thản, hồn nhiên của một tâm hồn thơm mùi đồng quê gặt hái.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầuMột hôm có một con Cáo ở đâu mà tới bắt chim Én ở đầu nhà chú bé. Con Én non nớt bị rơi xuống đất gãy cánh. Chú bé vội lao ra cứu con chim. Chú ôm ấp vỗ về con Én nhỏ, làm cho nó một cái tổ khác và chăm cho con Én ăn. Nhờ sự chăm sóc tận tình của chú bé, con Én đã khỏi đau…Mùa xuân tươi đẹp đã tới. Con Én nhỏ tìm về ngôi nhà đơn sơ nhưng đầm ấm tình thương của...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

Một hôm có một con Cáo ở đâu mà tới bắt chim Én ở đầu nhà chú bé. Con Én non nớt bị rơi xuống đất gãy cánh. Chú bé vội lao ra cứu con chim. Chú ôm ấp vỗ về con Én nhỏ, làm cho nó một cái tổ khác và chăm cho con Én ăn. Nhờ sự chăm sóc tận tình của chú bé, con Én đã khỏi đau…Mùa xuân tươi đẹp đã tới. Con Én nhỏ tìm về ngôi nhà đơn sơ nhưng đầm ấm tình thương của chú bé. Nó kêu lên thành tiếng mừng vui khi thấy chú bé đang ngồi đan sọt giữa sân. Đôi cánh Én chao liệng sà xuống và Én thả trước mặt chú bé một hạt bầu. Chú bé vùi hạt bầu xuống đất. Chẳng bao lâu hạt bầu đã nảy mầm thành cây. Cây bầu lớn nhanh như thổi, ra hoa, kết quả. Nhưng lạ chưa, quả bầu to khổng lồ, cả nhà chú bé mới khiêng về được một quả, khi bổ ra… Ôi! Thật kì diệu! Trong quả bầu đầy vàng bạc, châu báu và thức ăn ngon!

 (Truyện cổ tích Quả bầu tiên)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính  của đoạn trích

Câu 2. Xác định các cụm danh từ, cụm động từ trong câu văn được gạch chân

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích

Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

1
23 tháng 3 2022

1. PTBĐ: Tự sự.

2. CDT: sự chăm sóc tận tình của chú bé; Mùa xuân tươi đẹp

CĐT: đã khỏi đau; đã tới.

3. BPTT: Nhân hóa. => Tác dụng: Miêu tả Én có hành động như con người, nhớ người đã giúp đỡ mình, biết trả ơn; làm cho hình ảnh sinh động hơn; thể hiện quan niệm của dân gian... (HS phân tích, diễn giải thêm)

4. ND chính: Chú bé giúp đỡ Én con và được trả ơn.

BA CÔ TIÊN  Ngày xửa ngày xưa, có một chú bé mặc dầu tuổi đã lên sáu nhưng chú vẫn bé tí ti, chú chỉ bé vỏn vẹn bằng ngón tay cái của mọi người. Chính vì vậy ai cũng gọi chú bé là chú bé Tí Hon.        Nhà Tí Hon rất nghèo, bố mẹ chú phải đi làm thuê làm mướn cho nhà địa chủ, họ phải làm quần quật từ sáng sớm đến tối mịt mà vẫn không có tiền để có một cuộc sống no đủ. Tí Hon nhìn thấy bố mẹ vất vả...
Đọc tiếp

BA CÔ TIÊN

  Ngày xửa ngày xưa, có một chú bé mặc dầu tuổi đã lên sáu nhưng chú vẫn bé tí ti, chú chỉ bé vỏn vẹn bằng ngón tay cái của mọi người. Chính vì vậy ai cũng gọi chú bé là chú bé Tí Hon.

        Nhà Tí Hon rất nghèo, bố mẹ chú phải đi làm thuê làm mướn cho nhà địa chủ, họ phải làm quần quật từ sáng sớm đến tối mịt mà vẫn không có tiền để có một cuộc sống no đủ. Tí Hon nhìn thấy bố mẹ vất vả nên chú rất thương, chỉ muốn đi làm kiếm tiền để đỡ gánh nặng cho bố mẹ.

        Một hôm, Tí Hon nói với bố mẹ rằng chú muốn đi chăn trâu để phụ giúp gia đình. Bố mẹ chú thì thấy chú còn quá nhỏ, trong khi đó đàn trâu con nào cũng to lớn hơn chú gấp nhiều lần nên bố mẹ Tí Hon không cho chú đi. Nhưng với sự năn nỉ kiên trì của Tí Hon thì bố mẹ chú cũng đành bằng lòng cho chú đi chăn thử. Tí Hon mặc dù nhỏ bé nhưng chăn trâu rất giỏi, chú không để con trâu nào ăn hại lúa ngô của bà con trong vùng, con nào con nấy cũng ăn no căng cả bụng. Cả làng ai nấy cũng đều khen Tí Hon. Nhà địa chủ cũng rất ưng Tí Hon chăn trâu. Một hôm, cánh đồng làng không còn cỏ, Tí Hon phải dắt trâu lên trên núi để cho trâu kiếm cỏ ăn. Đang chăn trâu thì Tí Hon thấy có một bông hoa hồng to bằng chiếc nón nở trên cành cây. Tí Hon dắt trâu tới gần cây đó, cậu leo lên tai trâu rồi khẽ chuyển sang cành cây vào leo vào giữa bông hoa. Vào bông hoa Tí Hon thấy rất ngạc nhiên và thích thú vì bên trong bông hoa có ba cô tiên người cũng bé tí hon như cậu, một cô áo xanh, một cô áo vàng còn cô còn lại thì mặc áo đỏ. Ba cô tiên thấy tí hon thì vui mừng hỏi han rồi đem bánh kẹo ngon cho Tí Hon ăn. Tí Hon chưa ăn ngay mà lại bỏ số bánh kẹo các cô cho vào túi, thấy lạ nên ba cô tiên hỏi:

    - Kẹo chúng tôi cho, sao Tí Hon không ăn?

Tí hon đáp:

    - Tôi không ăn, tôi mang về cho bố mẹ tôi ăn, nhà tôi nghèo lắm, bố mẹ tôi thì vất vả, tôi thương bố mẹ tôi lắm.

Ba cô tiên cùng nói:

    - Tí Hon cứ ăn đi, chúng tôi còn nhiều kẹo bánh mà. Ăn xong chúng tôi sẽ giúp Tí Hon .

       Một lát sau, đợi trâu ăn no cỏ. Tí Hon và ba cô tiên nhỏ bé leo lên ngồi trên sừng trâu và cùng đàn trâu đi về. Về đến nhà Tí Hon, ba cô tiên thấy đúng như Tí Hon kể, nhà của cậu rất nghèo, gian nhà thì xác xơ, ba cô tiên bảo Tí Hon đi tìm bố mẹ của chú về.

      Ba cô tiên cầm bút thần vẽ một đám ruộng to, trên ruộng là những bông lúa nở chín vàng ươm như màu nắng, cô tiên áo xanh thì vẽ rất nhiều quần áo thật đẹp. Vừa vẽ xong thì tất cả ruộng, lúa và quần áo đều biến thành thật. Vừa lúc ấy Tí Hon và bố mẹ về đến nơi.

    - Ồ, nhà đẹp thế? Ruộng của ai tốt thế ? Áo quần ai nhiều thế ?

    Ba cô Tiên ở trong nhà bước ra chào bố mẹ Tí Hon và nói :

    - Chúng cháu làm giúp hai bác và Tí Hon đấy. Từ nay hai bác không còn nghèo nữa. Có ruộng cày, có nhà ở, có quần áo mặc. Rồi cô Tiên áo xanh lại cho Tí Hon một chiếc áo, mặc áo vào là lớn bổng lên.

    Bố mẹ Tí Hon mừng quá, quay lại định cám ơn thì ba cô Tiên đã biến thành ba con bồ câu trắng bay vù lên mây. Từ đấy, không ai trông thấy ba cô Tiên đâu nữa. Còn Tí Hon lúc này rất to lớn, khoẻ mạnh làm việc rất chăm chỉ, khéo léo chẳng kém gì ba cô Tiên hoa hồng.      (Theo NXB Kim Đồng)

1.     Văn bản Ba cô tiên thuộc thể loại truyện gì? Căn cứ vào dấu hiệu nào em xác định được như vậy? 

2.     Vì sao ba cô tiên trong truyện lại giúp đỡ cậu bé Tí Hon? 

3.     Em hãy suy đoán và giải nghĩa từ “năn nỉ” “vất vả”. 

4.     Câu văn in đậm sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng. 

5.     Em hãy chỉ ra một chi tiết kì ảo có trong truyện. Viết một đoạn văn khoảng 7 câu nêu cảm nhận của em về chi tiết kì ảo đó. 

6.     Qua câu chuyện trên, nhân dân ta muốn gửi gắm chúng ta lời khuyên gì? Trong gia đình, em đã (sẽ) thực hiện lời khuyên đó như thế nào?

1
19 tháng 3 2022

1. Truyện cổ tích.Em xác định được căn cứ vào những chi tiết kì ảo không có thật và các loại nhân vật trong câu chuyện.

2. Bởi vì cậu là một đứa con hiếu thảo,một người chăm chỉ và có trách nhiệm với công việc của mình.

3. Năn nỉ: xin xỏ ai đó về một điều gì đó

  Vất vả: chỉ làm việc nhiều, liên tục, mệt mỏi.

4. Điệp từ (từ có). Làm cho người đọc thấy rõ những thứ tuyệt vời mà ba cô tiên đã tặng cho Tí Hon.

5. Chi tiết kì ảo: xuất hiện các cô tiên 

6. Nhân dân ta muốn nói rằng bản thân chúng ta phải luôn ngoan ngoãn, biết ơn , hiếu thảo với bố mẹ.