K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 4 2019

Vì truyện kiều là một câu chuyện (có cốt truyện , nhân vật, tình huống) được diễn tả bằng thơ và viết bằng chữ Nôm

31 tháng 1 2017

Chọn đáp án: B

7 tháng 1 2019

Tóm tắt truyện thơ Truyện Kiều – Nguyễn Du

Thúy Kiều sinh ra trong gia đình trung lưu, có cuộc sống êm đềm bên cha mẹ và hai em là Vương Quan và Thúy Vân. Trong cuộc du xuân, Thúy Kiều gặp Kim Trọng và đem lòng yêu mến và tự ý thề nguyền, đính ước với chàng. Sau đó gia đình Kiều gặp tai vạ, Kiều phải bán mình chuộc cha, còn Kim Trọng thì về Liêu Dương chịu tang chú nên không hay tin tức của Kiều.

Kiều bị Mã Giám Sinh và Tú Bà, những kẻ buôn người xảo trá, đẩy vào lầu xanh, ép nàng phải tiếp khách. Ở đây, Kiều gặp Thúc Sinh và được chàng cứu ra, Thúc Sinh chưa kịp lấy Kiều làm vợ lẽ thì Hoạn Thư bắt Kiều về hầu hạ. Kiều trốn thoát, nhưng rồi lại rơi vào lầu xanh lần hai. Ở đây, Kiều được Từ Hải, anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất cứu thoát, giúp Kiều báo ân báo oán. Kiều vì nghe lời dụ dỗ của Hồ Tôn Hiến khiến Từ Hải chết, nàng bị Hồ Tôn Hiến ép hầu rượu và gả cho tên thổ quan. Vì đau xót, Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử và được sư Giác Duyên cứu giúp. Nhờ sư Giác Duyên, Kim Kiều hội ngộ.

4 tháng 2 2019

Từ “hoa” trong “lệ hoa” được sử dụng theo nghĩa chuyển, chỉ giọt lệ của người con gái đẹp như Thúy Kiều

14 tháng 7 2019

- Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển.

- Tuy nhiên không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa, vì nghĩa chuyển này của từ hoa chỉ là nghĩa chuyển lâm thời, nó chưa làm thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển.

8 tháng 5 2021

- Tên gọi: “Đoạn trường tân thanh” có nghĩa là “Tiếng kêu mới dứt ruột”, “Tiếng kêu mới xé lòng”. Nhưng nhân dân ta quen gọi là “Truyện Kiều”

- Đây là tác phẩm tiêu biểu được viết bằng chữ Nôm.

- Tác phẩm gồm 3254 câu thơ lục bát.

- Nguyễn Du sáng tác dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân ở Trung Quốc

- “Truyện Kiều” gồm 3 phần:

   + Phần 1: Gặp gỡ và đính ước

   + Phần 2: Gia biến và lưu lạc

   + Phần 3: Đoàn tụ

8 tháng 5 2021

Cốt truyện xoay quanh một gia đình Vương Viên ngoại đời Minh Trung Quốc. Vương Viên ngoại sinh được 3 người con là : Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quan. Hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân đều được xem là những chuẩn mực về cái đẹp.  Thúy Kiều được coi là một trong mỹ nhân với tài sắc vẹn toàn khiến “hoa ghen, liễu hờn”, không những thế tài sắc cũng hơn người “thông minh vốn sẵn tính trời”.Nhân ngày hội Đạp Thanh Thúy Kiều với em gái đi chơi xuân và vô tình gặp Kim Trọng. Mối tình Kim – Kiều chớm nở “tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Cả hai hứa hẹn thề nguyền dưới trăng “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”. Sau đó Kim Trọng phải về Liễu Dương hộ tang chú, gia đình Thúy Kiều gặp tai biến. Không còn cách nào Kiều đành phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha. Thúy Kiều quỳ xuống xin em gái  Thúy Vân hãy thay mình tiếp nối chuyện tình với Kim Trọng. Rồi theo Mã Giám Sinh về Lâm Truy. Tuy nhiên Kiều đã mắc lừa Sở Khanh bị Tú Bà bắt tiếp khách ở lầu xanh lần thứ nhất. Kiều được Thúc Sinh chuộc làm vợ lẽ. Hoạn Thư đánh ghen, Kiều bỏ trốn khỏi nhà và rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh bắt đầu cuộc đời trôi nổi ở lầu xanh lần hai. Tại đây, Kiều được Từ Hải cứu và thành vợ Từ Hải. Kiều bắt đầu báo ân báo oán. Sau đó Kiều và Từ Hải mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Từ Hải chết còn Kiều bị bắt gả cho viên thổ quan. KHông chịu được tủi nhục Kiều nhảy xuống sông Từ Đường tự tử nhưng được cứu rồi đi tu.

LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGAI. YÊU CẦU CẦN ĐẠT1. Kiến thức :- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất...
Đọc tiếp

LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức :

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

2. Năng lực :

- Đọc - hiểu văn bản truyện thơ .

- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ trong đoạn trích.

3. Phẩm chất:

- Trân trọng trước vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng.

- Biết yêu thương giúp đỡ người khó khăn và hoạn nạn, trung thực

II. Phiếu hướng dẫn học sinh tự học

NHIỆM VỤ CỦA HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Chuyển giao nhiệm vụ

-Đọc chú thích SGK T112 sau đó trả lời các thông tin về TG, TP (Phần này không cần trả lời vì đã tìm hiểu tuần 7)

H.S đọc lại 14 câu thơ đầu và trả lời

nhân vật Lục Vân Tiên được khắc hoạ trong những tình huống đánh cướp được miêu tả qua những h/ả, chi tiết vào phiếu học tập số 1

 

 

I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH

1. Tác giả

2. Tác phẩm  Truyện Lục Vân Tiên

3. Văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

* Vị trí:

* Bố cục:

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Nhân vật Lục Vân Tiên

a. Lục Vân Tiên đánh cướp

Phiếu học tập 1

Nội dung

Chi tiết

Nhận xét

-Hoàn cảnh

 

 

 

 

- Điều kiện

 

 

 

-Hành động

 

 

 

-Lời nói

 

 

 

-Mục đích:

 

 

 

- Nhận xét về tính cách nhân  vật LVT

 

 

NHIỆM VỤ CỦA HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Chuyển giao nhiệm vụ

HS: Đọc đoạn thơ từ trang 110,111 tìm  những lời nói của Lục Vân Tiên  với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp, từ đó nhận xét về tính cách của LVT qua phiếu học tập 2:

 

b. Lục Vân Tiên trò chuyện với Kiều Nguyệt Nga

 

 

Phiếu học tập 2

Câu thơ, chi tiết thể hiện lời nói của

Lục Vân Tiên

Nhận xét về tính cách của LVT

 

 

 

 

 

 

 

 

NHIỆM VỤ CỦA HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Chuyển giao nhiệm vụ

HS: Nhân vật Kiều Nguyệt Nga được miêu tả  qua những phương diện (cử chỉ, hành động...) nào ? Từ đó nhận xét chung về KNN

Hoàn thành phiếu học tập 3

 

2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga

 

 

Kiều Nguyệt Nga

Chi tiết

Nhận xét

Lời nói

 

 

 

 

 

 

Cử chỉ

 

 

 

 

Tính cách

 

 

0
26 tháng 9 2021

Câu 1: Trích trong đoạn "Chị em Thúy Kiều". Câu đầu tiên nằm trong đoạn 2 (4 câu) tả Thúy Vân, câu thứ hai nằm trong đoạn 3 (6 câu) tả sắc của Thúy Kiều.

Câu 2: Câu đầu về Thúy Vân, câu sau về Thúy Kiều.

Tham khảo:

Câu 3:

Giống : Đều miêu tả những nét đẹp chung của mỗi người rồi mới đến vẻ đẹp riêng của họ

Khác : 

- Về hình thức : 4 câu đầu dành cho Thúy Vân, 12 câu còn lại miêu tả về Thúy Kiều

- Về cách miêu tả : qua cách miêu tả, tác giả đã đoán được số phận của họ

+ Thúy vân : Khuôn trăng đầy đặn là gương mặt ngời sáng, tròn như vầng trăng. Theo quan niệm người xưa, người con gái có gương mặt như vậy là hạnh phúc sau này. Không chỉ vậy, nhan sắc của Thúy Vân còn đến thiên nhiên phải khiêm nhường

+ Thúy kiều : Đôi mắt như làn nước mùa thu, tuy trong những nhìn vào thì nổi bật sự u buồn. Thiên nhiên không khiêm nhường nhưng lại ghen bộc lộ rõ những bản tính của con người. Nhờ vậy, ta thấy được những sự bất hạnh trong cuộc đời của nàng, khúc đàn của nàng cũng đã bộc lộ điều đấy.

Câu 4:

Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang một vẻ đẹp sắc sảo mặn mà cả về cả tài lẫn sắc. Chỉ khắc họa đôi mắt nàng Kiều, Nguyễn Du đã mở ra cho bạn đọc thấy cả một thế giới tâm hồn phong phú của nàng. Đôi mắt ấy, trong trẻo, sâu thẳm như nước mùa thu "làn thu thủy”:, lông mày mượt mà, tươi tắn, thanh thanh như dáng núi mùa xuân "nét xuân sơn”. Vẻ đẹp ấy Khiến tạo hóa phải ghen hờn “hoa ghen”, “liễu hờn”. Đây là những cảm xúc tiêu cực, thể hiện tâm lí oán trách, muốn trả thù, sự ghen ghét đố kị của tao hóa. Không chỉ đẹp, Kiều còn có đủ tài cầm kì thi họa, trong đó nổi bật nhất là tài đàn. Nàng tự mình sáng tác khúc nhạc mang tên "Bạc mệnh" khiến người nghe xúc động. Vẻ đẹp của Kiều đã đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến. Tất cả biểu hiện của sự đa sầu, đa cảm, của một tâm hồn tinh tế và lãng mạn, một tâm hồn phong phú. Nguyễn Du đã rất ưu ái khi miêu tả chân dung Thúy Kiều. Nàng tiêu biểu cho số phận của người phụ  nữ “hồng nhan bạc phận”. Vì vậy trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã hơn một lần thốt lên “Hồng nhan quen thói má hồng đánh ghen”; người con gái ấy, càng đẹp, càng tài lại càng truân chuyên.

 

 

18 tháng 8 2022

Câu 1: Trích trong đoạn "Chị em Thúy Kiều". Câu đầu tiên nằm trong đoạn 2 (4 câu) tả Thúy Vân, câu thứ hai nằm trong đoạn 3 (6 câu) tả sắc của Thúy Kiều.

Câu 2: Câu đầu về Thúy Vân, câu sau về Thúy Kiều.

Tham khảo:

Câu 3:

Giống : Đều miêu tả những nét đẹp chung của mỗi người rồi mới đến vẻ đẹp riêng của họ

Khác : 

- Về hình thức : 4 câu đầu dành cho Thúy Vân, 12 câu còn lại miêu tả về Thúy Kiều

- Về cách miêu tả : qua cách miêu tả, tác giả đã đoán được số phận của họ

+ Thúy vân : Khuôn trăng đầy đặn là gương mặt ngời sáng, tròn như vầng trăng. Theo quan niệm người xưa, người con gái có gương mặt như vậy là hạnh phúc sau này. Không chỉ vậy, nhan sắc của Thúy Vân còn đến thiên nhiên phải khiêm nhường

+ Thúy kiều : Đôi mắt như làn nước mùa thu, tuy trong những nhìn vào thì nổi bật sự u buồn. Thiên nhiên không khiêm nhường nhưng lại ghen bộc lộ rõ những bản tính của con người. Nhờ vậy, ta thấy được những sự bất hạnh trong cuộc đời của nàng, khúc đàn của nàng cũng đã bộc lộ điều đấy.

Câu 4:

Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang một vẻ đẹp sắc sảo mặn mà cả về cả tài lẫn sắc. Chỉ khắc họa đôi mắt nàng Kiều, Nguyễn Du đã mở ra cho bạn đọc thấy cả một thế giới tâm hồn phong phú của nàng. Đôi mắt ấy, trong trẻo, sâu thẳm như nước mùa thu "làn thu thủy”:, lông mày mượt mà, tươi tắn, thanh thanh như dáng núi mùa xuân "nét xuân sơn”. Vẻ đẹp ấy Khiến tạo hóa phải ghen hờn “hoa ghen”, “liễu hờn”. Đây là những cảm xúc tiêu cực, thể hiện tâm lí oán trách, muốn trả thù, sự ghen ghét đố kị của tao hóa. Không chỉ đẹp, Kiều còn có đủ tài cầm kì thi họa, trong đó nổi bật nhất là tài đàn. Nàng tự mình sáng tác khúc nhạc mang tên "Bạc mệnh" khiến người nghe xúc động. Vẻ đẹp của Kiều đã đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến. Tất cả biểu hiện của sự đa sầu, đa cảm, của một tâm hồn tinh tế và lãng mạn, một tâm hồn phong phú. Nguyễn Du đã rất ưu ái khi miêu tả chân dung Thúy Kiều. Nàng tiêu biểu cho số phận của người phụ  nữ “hồng nhan bạc phận”. Vì vậy trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã hơn một lần thốt lên “Hồng nhan quen thói má hồng đánh ghen”; người con gái ấy, càng đẹp, càng tài lại càng truân chuyên.hehe