K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 4 2016

Đà Nẵng có vị trí chiến lược quan trọng, là cảng nước sâu, rộng, tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng, thuận lợi cho kế hoạch “chiến tranh chớp nhoáng”.
Hậu phương Đà Nẵng là vùng đồng bằng Nam-Ngãi rộng lớn, có thể lợi dụng thực hiện âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
Đà Nẵng nằm trên trục GT Bắc-Nam, gần Huế, có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng.
Là nơi Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô, hy vọng được giáo dân ủng hộ.
Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858 ?
Ngay từ khi Pháp xâm lược, quan quân triều đình cùng nhân dân anh dũng chống giặc.
Quân dân ta anh dũng chống trả, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của giặc, khí thế kháng chiến sôi sục khắp nơi.
Cuộc kháng chiến của quân dân ta đã bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
Tại sao Pháp lại đánh Gia Định, chứ không đánh ra Bắc Kì ?
Gia Định xa Trung Quốc, tránh được sự can thiệp của nhà Thanh; xa kinh đô Huế, tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.
Gia Định và Nam Kỳ là vựa lúa lớn của Việt Nam, chiếm được Gia Định, coi như là chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế, gây khó khăn cho triều đình về lương thực.
Từ Gia Định có thể đánh sang Campuchia, làm chủ lưu vực sông Mê Kông.
Pháp phải hành động gấp, vì: Anh sau khi chiếm Singapo và Hương Cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn.
Nguyên nhân triều đình Huế ký với Pháp HƯ Nhâm Tuất ?
Nhân nhượng với Pháp, để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và giòng họ.
Rảnh tay ở phía Nam để đối phó với  phong trào nông dân khởi nghĩa ở phía Bắc.
Đánh giá HƯ Nhâm Tuất ?
Đây là một Hiệp ước cắt đất cầu hòa đầu tiên của triều đình Huế, mà theo đó ta phải chịu nhiều thiệt thòi, vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều đình, bước đầu nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp, tạo điều kiện cho Pháp xâm chiếm toàn bộ Việt Nam.
Nhận xét cuộc kháng chiến của nhân dân ta sau HƯ Nhâm Tuất ?
Từ sau 1862, cuộc kháng chiến của nhân dân mang tính độc lập với triều đình, vừa chống Pháp vừa chống phong kiến đầu hàng.
Cuộc kháng chiến của nhân dân gặp nhiều khó khăn do thái độ bỏ rơi, xa lánh của triều đình với lực lượng kháng chiến.
So sánh tinh thần chống Pháp của vua quan triều Nguyễn và của nhân dân từ 1858 – 1873 ?
Triều đình: tổ chức kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu, cùng nhân dân chống Pháp, gây cho địch nhiều khó khăn; song với đường lối kháng chiến nặng tính phòng thủ, thiếu chủ động, nhà Nguyễn ảo tưởng cầu hòa với Pháp, bạc nhược trước những đòi hỏi của thực dân Pháp; ngày càng xa rời cuộc kháng chiến của nhân dân, chống lại nhân dân.
Nhân dân ta chủ động đứng lên kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khi triều đình đầu hàng, nhân dân tiếp tục kháng chiến, bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo. Tuy thất bại, nhưng cuộc kháng chiến của nhân dân ta thể hiện lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, tinh thần đấu tranh bất khất của nhân dân ta.
 

30 tháng 4 2016

sao tra loi dai zay

hk vo đúng trọng tâm nữa chữ

 

Câu 1a. Từ năm 1858 đến năm 1884, triều đình nhà Nguyễn đã kí với  chính phủ Pháp những hiệp ước nào? Nêu nội dung chủ yếu của các hiệp ước đó.Tên Hiệp ước Nội dung chủ yếuHiệp ước Nhâm Tuất (1862)   :Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt,...
Đọc tiếp

Câu 1

a. Từ năm 1858 đến năm 1884, triều đình nhà Nguyễn đã kí với  chính phủ Pháp những hiệp ước nào? Nêu nội dung chủ yếu của các hiệp ước đó.Tên Hiệp ước Nội dung chủ yếu

Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)   :Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán; cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo...; bồi thường cho Pháp 288 vạn lạng bạc; Pháp sẽ "trả lại" thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.

Hiệp ước Giáp Tuất (1874)  :Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì, còn triều đình chính thức thừa nhận sáu tính Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

Hiệp ước Hác-măng (1883) :Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì. Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế. Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm. Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.

Hiệp ước Pa-tơ-nôt (1884)   :Nội dung cơ bản giống với Hiệp ước Hác-măng, chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn.

b. Nhân dân ta có thái độ như thế nào khi triều đình nhà Nguyễn kí những hiệp ước trên?

- Nhân dân ta đã phản đối mạnh mẽ việc triều đình nhà Nguyễn kí các hiệp ước đầu hàng, "quyết đánh cả Triều lẫn Tây"...

- Nhân dân không tuân thủ lệnh của triều đình, tiếp tục đẩy mạnh kháng chiến chống thực dân Pháp..

 

2
18 tháng 5 2019

b, Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp:

- Phong trào kháng chiến chống Pháp trong nhân dân các được đẩy mạnh hơn.
- Quan lại triều đình ờ các địa phương đã phản đối lệnh bãi binh => Là cơ sở để phái chủ chiến trong triều đình đẩy mạnh hoạt động

26 tháng 7 2021

b, Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp:

- Phong trào kháng chiến chống Pháp trong nhân dân các được đẩy mạnh hơn.
- Quan lại triều đình ờ các địa phương đã phản đối lệnh bãi binh => Là cơ sở để phái chủ chiến trong triều đình đẩy mạnh hoạt động

câu 6 em học rồi, tiếng việt 5 nhé, em 2k8.

câu trả lời cho câu 6 là " Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực"

hok tốt

k nhé

9 tháng 3 2019

mình cũng lớp 5 nè

8 tháng 5 2016

Câu 1:
- Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:
+ Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp.Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh đã nổ ra liên tiếp nhưng thất bại
+ Nguyễn Tất Thành không nhất trí với chủ trương,con đường cứu nước mà các bậc tiền bối đã lựa chọn
+ Nguyễn Tất Thành muốn sang Phương Tây tìm hiểu xem nước Pháp và nước khác làm như thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào mình.Tìm hiểu những bí ẩn đằng sau những từ :"Tự do - Bình đẳng - Bác ái"
- Sự khác biệt giữ hướng đi của người với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó:
+ Hướng đi của các nhà yêu nước chống Pháp trước đó là tìm đường cứu nước ở các nước tư bản phương Đông ;lấy Pháp,Nhật để cứu nước
+ Người đi sang phương Tây để tìm hiểu xem vì sao nước Pháp thống trị nước mình và thực chất các từ: "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" ,tìm ra con đường để tự cứu lấy nước mình..

22 tháng 4 2018

oaoaminh NGHI LA Phan CHU Nho TRANG148

8 tháng 4 2019

* Thái độ và hành động của triều đình Huế :
+ Ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì và ra lệnh bãi binh.
+ Do thái độ cầu hòa của triều đình --> Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì mà không tốn một viên đạn nào( t6.1867).
-Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú:
+ Bất hợp tác với giặc, một số bộ phận nhân dân kiên quyết đấu tranh vũ trang --> nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập ( Đồng Tháp Mười , Tây Ninh , Bến Tre..).
+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nuóc như Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu.
=> Thái độ thờ ơ,vô trách nhiệm khi đất nước bị xâm chiếm
*Thái độ của nhân dân ta:
- Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp :
+ Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm cỏ (12 - 1864).
+ Khởi nghĩa của Trương Định ờ Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.
- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi. liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau :
+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời : Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như : Trương Quyền, Nguyễn Trang Trực, Nguyễn Hữu Huân,...
+ Một hộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước : Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông...,
=> Yêu nước,quyết tâm không cho giặc xâm chiếm đất nước

8 tháng 4 2019

-Thái độ và hành động của triều đình Huế trong việc để mất 3 tỉnh miền Tây Nam Kì: 
+ Ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì và ra lệnh bãi binh. 
+ Do thái độ cầu hòa của triều đình --> Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì mà không tốn một viên đạn nào( t6.1867). 
-Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú: 
+ Bất hợp tác với giặc, một số bộ phận nhân dân kiên quyết đấu tranh vũ trang --> nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập ( Đồng Tháp Mười , Tây Ninh , Bến Tre..). 
+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nuóc như Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu.

hok tốt

nhớ tk

9 tháng 3 2020

Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Yên Thế là do nông dân

 A:muốn giúp vua cứu nước.

 B:muốn lật đổ vương triều nhà Nguyễn.

 C:bị vua quan phong kiến áp bức nặng nề.

 D:chống Pháp để bảo vệ cuộc sống tự do.

CHÚC BẠN HỌC TỐT

Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Yên Thế là do nông dân

 A:muốn giúp vua cứu nước.

 B:muốn lật đổ vương triều nhà Nguyễn.

 C:bị vua quan phong kiến áp bức nặng nề.

Đáp án D

 D:chống Pháp để bảo vệ cuộc sống tự do.

2 tháng 5 2016

1)Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất vì :
- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp, không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.
- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp.
-Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất
đã mất.

2)Hiệp ước năm 1884 có nội dung cỏ bản giống hiệp ước Hác –măng 1883,     chỉ sửa đổi về danh giới khu vực Trung Kì như trả lại các tỉnh Bình Thuận và Thanh- Nghệ- Tĩnh cho Trung Kì.

- Âm mưu xảo quyệt của thực dân Pháp là vừa đánh, vừa tìm cách mua chuộc, xoa dịu, lấy lòng vua quan phong kiến nhà Nguyễn

3)-Vì bác muốn xem cái van minh của pháp là gì để mang về cho đất nước và để giải phóng dân tộc

-Khác:Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước. 
+Người nhận xét về con đường cứu nước của các vị tiền bối lúc đó như sau: Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau", Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách thì chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương" 
+Các nhà yêu nước thời chống Pháp là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản. 
+Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây (nước Pháp) để tìm hiểu vì sao nước Pháp lại thống trị nước mình và thực chất của các từ "tự do bình đẳng, bác ái" để từ đó xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. 
+Cách làm của Người là chọn phương Tây, nơi được mệnh danh là có tư tưởng hòa bình, bác ái, Người đi vào cuộc sống của những người lao động, tìm hiểu họ và gắn kết họ lại với nhau. Người đề cao học tập và lí luận. Và ở đây Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng 10 Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản