K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2020

Nêu một số hoạt động của mĩ thuật Việt Nam trong thời kì này.

* Giai đoạn 1 (từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930):

- Giai đoạn chịu nhiều ảnh hưởng của nghệ thuật Trung Hoa và Pháp. Hội họa chưa có gì đáng kể ngoài vài tác phẩm của họa sĩ Lê Văn Miến

- 1901 : xây dựng trường Mĩ nghệ Thủ Dầu Một.

- 1913 : trường Mĩ nghệ Trang trí và Đồ họa Gia Định.

- 1925 : trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương.

* Giai đoạn 2 (từ năm 1930 đến năm 1945):

- Hình thành phong cách nghệ thuật đa dạng với nhiều chất liệu khác nhau.

- Chất liệu sơn dầu và sơn mài được sử dụng chủ yếu.

- Tác phẩm tiêu biểu: (1943) Thiếu nữ bên hoa huệ; (1944) Hai thiếu nữ và em bé của Tô Ngọc Vân; (1943) Em Thúy của Trần Văn Cẩn ...

* Giai đoạn 3 (từ năm 1945 đến năm 1954):

- Chủ yếu vẽ tranh cổ động và kí họa.

- Đề tài phản ánh không khí toàn quốc kháng chiến, toàn dân kháng chiến.

- 1952 thành lập trường Mĩ thuật kháng chiến.

- Tác phẩm tiêu biểu: Trận tầm vu của Nguyễn Hiêm, Bác Hồ với các em thiếu nhi của Diệp Minh Châu…

17 tháng 10 2017

thcs yt ? =))

17 tháng 10 2017

?

16 tháng 2 2019

Mĩ thuật Việt Nam thế kỉ XIX đến năm 1954 phát triển qua 3 giai đoạn:
+) Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930: - Đặc điểm:
+ Chịu ảnh hưởng của mĩ thuật Trung Hoa và Pháp.
+ Hội họa chưa có gì đáng kể.
- thành tưu mĩ thuật:
+ 1901 thành lập trường mĩ nghệ thủ dầu một.
+ 1913 trường mĩ nghệ trang trí và đồ họa Gia Định.
+ 1925 Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương.
+ Tác phẩm tiêu biểu: Bình Văn và cụ Tú Mền ( Lê Văn Miếu),...
+) Từ năm 1930 đến năm 1945: - Đặc điểm:
+ Hình thành phong cách nghệ thuật đa dạng với nhiều chất liệu khác nhau.
+ Chất liệu sơn dầu và sơn mài được sử dụng chủ yếu.
- thành tưu mĩ thuật:
+ 1943 Thiếu nữ bên hoa huệ (Tô Ngọc Vân); Chơi ô ăn quan (Nguyễn Phan Chánh), Em Thúy (Trần Văn Cẩn),...
+) Từ năm 1945 đến năm 1954: - Đặc điểm:
+ Chủ yếu vẽ tranh cổ động và kí họa.
+ Đề tài phản ánh không khí toàn quốc kháng chiến, toàn dân kháng chiến.
- thành tưu mĩ thuật:
+ 1952 thành lập trường mĩ thuật kháng chiến.
- Tác phẩm tiêu biểu: Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ phủ (Tô Ngọc Vân), Bát nước (Sỹ Ngọc), Bác Hồ với các cháu thiếu nhi (Diệp Minh Châu),...

Nếu bn muốn vẽ mô phỏng thì bn phải tự vẽ chứ lị, nếu vẽ trên đây thì sao mà bn nộp đc?

21 tháng 3 2020

dùng máy tính vẽ trong paint xog gửi lên.

17 tháng 6 2020

- Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh (1892-1984)
+ Ngày sinh: 21 tháng 7 năm 1892 tại thôn Tiền Bạt, xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà nay là phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
+ Mất ngày: 22 tháng 11 năm 1984
+ Năm 1922 ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm thuộc trường Quốc học Huế
+ Năm 1925, Ông là sinh viên khóa đầu tiên trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương
+ Là người chuyên vẽ tranh Lụa.
+ Các tác phẩm tiêu biểu:
Trước 1945 : Chơi ô ăn quan, Em cho chim ăn, Lê đồng, Rửa rau cầu ao...
Sau 1945: Em bé tẩm dầu, (1946), Phá kho bom giặc (1947), Lội suối (1949), Sau giờ trực chiến (1967)...
+ Năm 1996, Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VH-nghệ thuật.

- Họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906-1954)
+ Bút danh: Tô Tử, Ái Mỹ
+ Ngày sinh: 15 tháng 12 năm 1906 tại Hà Nội
+ Ngày mất: 17 tháng 6 năm 1954 trong một cuộc dội bom của Pháp tại Km41, Ba Khe, Sơn La.
+ Năm 1926, ông thi đỗ vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, thuộc thế hệ đầu tiên của trường, tốt nghiệp khóa 2 năm 1931
+ Các tác phẩm chính:
Trước 1945: ông chuyên vẽ các thị nữ đài các như Thiếu nữ bên hoa sen, Thiếu nữ bên hoa huệ, Hai thiếu nữ và em bé, Thiếu phụ ngồi bên tranh tam đa, Bên hoa...
Sau 1945: ông chuyển sang vẽ các chiến sĩ Vệ quốc đoàn, những ông già nông thôn chất phác... như Bác Hồ làm việc tại Bắc Bộ phủ, Nghỉ đêm bên đồi, Con trâu quả thực, Hai chiến sĩ, Nghỉ chân bên đường..
+ Năm 1996, Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VH-nghệ thuật.

- Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung (1912-1977):
+ Sinh năm 1912 tại làng Xuân Tảo, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm (nay là phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm) Hà Nội.
+ Năm 1934, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
+ Tham gia đoàn quân Nam tiến khi toàn quốc chống thực dân Pháp xâm chiếm lần 2.
+ Các tác phẩm tiêu biểu: Du kích tập bắn, làm kíp lựu đạn, khai hôi, Bài ca Nam tiến...
+ Năm 1996, Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VH-nghệ thuật.

- Nhà điêu khắc-Họa sĩ Diệp Minh Châu (1919-2002)
+ Ngày sinh: 10 tháng 2 năm 1919 tại Nhơn Thạnh, Bến Tre.
+ Ngày mất: 12 tháng 7 năm 2002
+ Năm 1945, tốt nghiệp trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương
+ Các tác phẩm tiêu biểu: Thiếu nhi ba miền Trung, Nam, Bắc là bức tranh ông vẽ bằng máu chính mình trên lụa.
Trước 1945: Trăng thu, Nhớ mong, Hương sắc, Văn Miếu, ...
Sau 1945: Phong cảnh Đồng Tháp Mười, Lớp học bình dân trong lán ven rừng, Du kích qua làng, Võ Thị Sáu,..
+ Năm 1996, Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VH-nghệ thuật.

~~~ Học tốt~~~Phạm Quốc Hiếu

10 tháng 1 2019

họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906-1954) Sinh tại Hà Nội,quê ở làng Xuân Cầu,xã Nghĩa Trụ ,huyện Cao Giang ,tỉnh Hưng Yên. ông tốt nghiệp trường Cao đẳng mĩ thuật Đông Dương năm 1931và là Hiêụ trưởng đầu tiên của trường mĩ thuật kháng chiến mở ở khu Việt Bắc. Ông là 1 trong những họa sĩ nổi tiếng của nền mĩ thuật VN hiện đại. trước Cách mạng tháng Tám , ông chuyên vẽ tranh các thiếu nữ thị thành đài các. những tác phẩm mĩ thuật nổi tiếng của ông ở thời này: thiếu nữ bên hoa huệ, hai thiếu nữ và em bé ...sau Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến , ông chuyển sang vẽ tranh về những sĩ vệ quốc đoàn , những ông già nông thôn chất phác,những cô thôn nữ dân tộc thùy mị, xinh đẹp.ông đã tự chiến thắng cái cũ ngay trong chính con người mình để đi theo cách mạng .những sáng tác của ông ở giai đoạn này là:nghỉ chân bên đồi và nhiều kí họa về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp . Năm 1954, trên đường công tác trong chiến dich Điện Biên Phủ , ông đã hi sinh.năm 1996, Nhà nước truy tặng ông Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học -nghệ thuật VD:nghỉ chân bên đồi (Tô Ngọc Vân) chơi ô ăn quan (Nguyễn Phan Chánh)

MÌNH CẦN GẤP 1. Họa sĩ sinh năm 1910 mất năm 1994 là một họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam, được mệnh danh là một trong bộ tứ danh họa hàng đầu của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam: nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn. Ông cũng là người chỉnh sửa mẫu phác thảo Quốc huy Việt Nam thành dạng hoàn chỉnh như ngày nay. 2. Là khu lăng mộ và là một trong những di tích quan trọng thuộc Khu di tích lịch sử Quốc...
Đọc tiếp

MÌNH CẦN GẤP

1. Họa sĩ sinh năm 1910 mất năm 1994 là một họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam, được mệnh danh là một trong bộ tứ danh họa hàng đầu của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam: nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn. Ông cũng là người chỉnh sửa mẫu phác thảo Quốc huy Việt Nam thành dạng hoàn chỉnh như ngày nay.

2. Là khu lăng mộ và là một trong những di tích quan trọng thuộc Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt nhà Trần ở Đông Triều, nơi thờ tự và tế lễ của các vua Trần và là trung tâm tín ngưỡng quan trọng dưới thời Trần, Lê, Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

3. Tìm chữ còn thiếu trong cụm từ sau “Thiếu nữ bên …………”. Đây là một tác phẩm nổi tiếng của họa sĩ Tô Ngọc Vân. (để điền vào ô chữ)

4. Là một nhà chính trị Đại Việt, sống vào thời cuối triều Lý đầu triều Trần trong lịch sử Việt Nam, Thái Sư của triều nhà Lý

5. Ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược……………được xem là một trong những trang sử hào hùng nhất của người Việt Nam, và cũng là chiến công tiêu biểu của vương triều nhà Trần. (Tìm từ điền vào chỗ trống ứng với ô chữ)

6. Bức tranh trình bày một bãi tập quân sự chói chang ánh nắng miền Trung. Những du kích trong các động tác bò, trườn, ngắm bắn, chỉ huy... một không gian khẩn trương đầy quyết tâm: con người không phụ thuộc vào thiên nhiên khô ran nóng bỏng hắt đến từ mặt đất đến bầu trời. Tên tranh là gì?

7. Người đi đầu của hội hoạ Việt Nam, được Pháp đào tạo tại Pháp nhưng khi học xong ông trở về phục vụ cho cách mạng Việt Nam

8. Tranh vẽ bằng chất liệu lụa, vẽ các em bé đang chơi một trò chơi dân gian, tranh đượcsáng tác năm 1931

9. Chất liệu mới được nhập từ nước ngoài và rất được các họa sĩ ưa chuộng trong giai đoạn từ cuối TK XIX- 1954

10. Tranh vẽ người cháu gái 8 tuổi của họa sĩ, bức tranh được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất cũng như là một trong những đại diện tiêu biểu của tranh chân dung Việt Nam thế kỷ 20. Bức tranh đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.

11. Vị hoàng đế thứ 9 và cũng là cuối cùng của triều đại nhà Lý, trị vì từ năm 1224 đến năm 1225. Bà là nữ hoàng duy nhất của thời phong kiến Việt Nam,

12. Là tên gọi được ngành sử học chính thống tại Việt Nam hiện nay dùng để chỉ việc phong trào Việt Minh tiến hành khởi nghĩa chống Đế quốc Nhật Bản, buộc Đế quốc Việt Nam (bị xem là chính phủ bù nhìn do Đế quốc Nhật Bản thành lập và bảo hộ) bàn giao chính quyền trung ương và các địa phương và buộc Bảo Đại (vua cuối cùng của nhà Nguyễn) phải thoái vị trong tháng 8 năm 1945.

13. Ngày 3/2/1930 nước ta ra đời tổ chức gì?

14. Họa sĩ - nhà điêu khắc quê ớ Bến Tre (được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VH-NT năm 1996)

15. Là loại hình nghệ thuật tạo nên những tác phẩm nghệ thuật ba chiều được tạo ra bằng cách tạo hình hoặc kết hợp vật liệu như kim loại, đá, thủy tinh, hoặc gỗ. Vật liệu cũng có thể được sử dụng như đất sét, dệt may, nhựa, polyme và các kim loại nhẹ nhàng hơn.

16. Là một tác phẩm tranh sơn dầu được sáng tác khoảng năm 1898 tới 1905. Bức tranh mô tả một buổi dạy học của thầy đồ và học trò với gam màu tối là chủ đạo, tranh được xem là bức tranh sơn dầu đầu tiên của Hội họa Việt Nam, tác phẩm hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

17. Họa sĩ sinh năm 1912 mất năm 1977 là một họa sĩ của Việt Nam, ông đã để lại nhiều tác phẩm rất nổi tiếng trong nghệ thuật Việt Nam thế kỷ XX. Hiện nay, ông được mệnh danh là "Người con của Hà Nội"

18. Là họa sĩ được đánh giá là người có công đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu sơn dầu ở Việt Nam. Ông còn được xem là một trong những họa sĩ lớn của hội họa Việt Nam, nằm trong "bộ tứ" nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn

19. Là một loại hình hội họa đặc biệt, những bức tranh không chỉ chứa đựng các yếu tố như tạo hình, tính nghệ thuật mà chúng còn mang những thông điệp vô cùng lớn lao về cách mạng, lịch sử, được sử dụng để tuyên truyền

20. Bài hát của nhạc sĩ Minh Beta là dự án cộng đồng vừa ra mắt đã được Bộ Y tế kiểm duyệt, đồng ý về nội dung để đưa vào các chương trình tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 của VN

21. Giai đoạn 3 từ năm 1945 đến năm 1954 là giai đoạn mĩ thuật cách mạng Việt Nam phát triển rực rỡ nhất vì các hoạ sĩ sáng tác bằng cả khối óc và cả …………….. (tìm từ còn thiếu để điền vào ô chữ )

22. Loại hình vẽ tranh theo tập trung điểm nhấn vào khuôn mặt, đặc tả diện mạo, biểu cảm, hình dáng của nhân vật.

23. Năm khởi đầu của triều đại nhà Trần

24. Năm trường Cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương được thành lập

0