K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11 2017

=> Đáp án D

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Những điểm nổi bật về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác của ông:

+ Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn hóa, văn học.

+ Thời đại: cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX.

+ Cuộc đời đầy thăng trầm: khi trong cảnh “màn lan trướng huệ”, kẻ phiêu bạt trong cảnh “mười năm gió bụi”, khi là người ẩn cư tại quê nhà, làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, làm chánh sứ sang Trung Quốc.

27 tháng 8 2023

- Gia đình: Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng. Chính điều này là cái nôi nuôi dưỡng tài năng văn học của Nguyễn Du.

- Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống.

1 tháng 7 2019

Hiện đại hóa: quá trình làm cho văn học thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại, đổi mới theo hình thức văn học phương Tây

Các nhân tố tạo điều kiện:

+ Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đưa đất nước phát triển tiến bộ

+ Sự góp phần của báo chí, ngành xuất bản dần thay thế chữ Hán, Nôm tạo điều kiện nền văn học Việt Nam hình thành, phát triển

- Qúa trình hiện đại hóa của văn học diễn ra:

+ Giai đoạn thứ nhất ( từ đầu TK XX tới năm 1920)

+ Giai đoạn thứ hai ( 1920 – 1930)

+ Giai đoạn thứ ba (1930- 1945)

⇒ Văn học giai đoạn đầu chịu nhiều ràng buộc của cái cũ, tạo nên tính chất giao thời văn học

b, Sự phân hóa của văn học Việt Nam:

+ Chia thành hai bộ phận: công khai và không công khai

+ Do đặc điểm của nước thuộc địa, chịu sự ảnh hưởng, chi phối của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc

+ Văn học công khai chia nhỏ: văn học lãng mạn và văn học hiện thực

+ Văn học không công khai có văn thơ cách mạng của chiến sĩ và người tù yêu nước

c, Nguyên nhân:

- Sự thúc bách của yêu cầu thời đại

- Chủ quan của nền văn học

- Cái tôi thức tỉnh, trỗi dậy

- Nhu cầu thưởng thức, văn chương trở thành hàng hóa

29 tháng 9 2017

- Pháp xâm lược, khai thác thuộc địa,.. cho nên cơ cấu xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc

- Văn hóa Việt Nam tiếp xúc với văn hóa phương Tây

- Báo chí và nghề xuất bản phát triển mạnh, chữ quốc ngữ dần dần thay thế chữ Hán, chữ Nôm, phong trào dịch thuật phát triển; lớp trí thức Tây học thay thế lớp trí thức Nho học, đóng vai trò trung tâm trong đời sống văn hóa thời kì này.

=> Đáp án cần chọn là: D

11 tháng 10 2021

Tham khảo:

Tự ti nghĩa là tự cho mình hèn kém không bằng người. Tự phụ là tự cho mình tài giỏi, tốt đẹp hơn người. Người có bệnh tự ti không dám nói to, sống âm thầm lặng lẽ, không dám nói lên tư tưởng, ý kiến của mình. Người có bệnh tự ti luôn luôn sợ hãi, sợ bị người đời chê về sự hèn kém của mình, lúc nào cũng sống trong vỏ bọc. Trước đám đông, người tự ti rụt rè, mặc cảm. Học thì phải hành, học thì phải hỏi thầy, hỏi bạn để hiểu sâu rộng những điều đã học. Nhưng vì tự ti nên không dám, hoặc ngại bày tỏ ý kiến của mình. Trên lớp trong giờ học, người tự ti thường không dám giơ tay phát biểu ý kiến. Nếu thầy cô có hỏi thì anh ta đỏ mặt đứng trơ ra hoặc chỉ nói lắp ba lắp bắp như đang bị hành tội. Người có bệnh tự ti thì dù phải cũng không dám nói, dù sai cũng không dám giải thích, lúc nào cũng sợ bị người cười chê. Học tập sẽ chậm tiến, làm ăn thì không có sáng kiến, thiếu năng động, thiếu tinh thần tự chủ, cầu tiến. Trái lại, với bệnh tự phụ càng không kém phần nguy hại. Người có bệnh tự phụ thường rất chủ quan, coi minh là tài giỏi, là thông minh, là nhất thiên hạ, hơn người một cái đầu. Vì thế, kẻ tự phụ kiêu căng, coi thường mọi người, không khiêm tốn học hỏi và công tác. Người thông minh hoặc có một ít thành tích dễ sinh lòng tự phụ, lúc nào cũng chủ quan tự mãn cho mình là tài giỏi, cổ nhân có câu: ‘Thiếu niên đăng khoa nhất bất hạnh dã' (tuổi trẻ mới đi thi một lần mà đã đỗ đạt đó là điều bất hạnh) vì dễ sinh kiêu căng, như ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung, phúc đâu chẳng thấy, họa đã sẵn chờ. Như vậy, tự ti và tự phụ đều là những tật xấu, làm méo mó nhân cách, làm sa đọa tâm hồn, kìm hãm bước tiến, làm chùn ý chí vươn lên của chúng ta, tác động tiêu cực đến việc học tập và công tác. Vì thế, chúng ta cần phải khiêm tốn không tự phụ, phải vững tin không tự ti, sống năng động, lạc quan cầu thị và yêu đời đế trở thành người lao động có tri thức trong xã hội hiện đại, văn minh.