K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 8 2020

Bài làm

1) Ở miền quê Bình Định,một trong những nơi là 'quê hương' của dừa.Dừa như người bạn tất yếu của nơi đây mà ai cũng thấy quen nhiều .Dừa như là tất cả nguồn sống của người dân Bình Định .Có lẽ rừng dừa là người bạn tâm tình của người bản xứ.Dừa mọc nhiều như cây trong rừng.Nơi đâu cũng thấy dừa,nơi đâu cũng thấy những dáng cây cao cây thấp.Và hơn hết nơi đâu cũng có bóng dừa phủ.Dừa mọc ven sông,những cây dừa cao hơn những ngôi nhà.Làm người ta liên tưởng như người mẹ bao bọc lấy ngôi nhà ấy.Thơ mộng làm sao kể cho hết.Dừa mọc ven bờ ruộng,bóng dáng nông dân ngồi dưới gốc cây hưởng mát.Dừa leo sườn đồi,thấp thoáng như xanh xanh trên nền trời chiều.Dừa dọc bờ biển,trên bãi cát trắng là những thân dừa cong cong.Đi hoài đi mãi đâu đâu cũng có bóng dừa.Bóng dừa xiêm thấp thấp,trên cây lủng lẳng vài ba 'đứa con'.Qủa tròn tròn,nước ngòn ngọt làm người ta cứ mãi vẩn vơ hương vị ấy.Dừa nếp lơ lửng giữa trời mà đung đưa theo nhịp gió.Qảu vàng vàng xanh xanh,mơn mởn ....

21 tháng 5 2018

a. Thành phần biệt lập: "kể cả anh" => là thành phần phụ chú.

b. Thành phần biệt lập: "dừa xiêm...mơn mởn" => là thành phần phụ chú.

Đoạn văn sau sử dụng phương thức biểu đạt nào?Từ lâu, dừa sáp nổi là đặc sản nổi tiếng của huyện Cầu Kè. Theo những người cao niên trong làng thì dừa sáp được trồng vào giữa thế kỉ XX do sư cả chùa Chợ đến Cam-pu-chia mua về. Nhìn bề ngoài thì cây dừa sáp cũng giống cây dừa ta. Sở di dừa được gắn với tên dừa sáp là vì cơm của nó vừa mềm, vừa xốp lại dẻo như bột đã...
Đọc tiếp

Đoạn văn sau sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Từ lâu, dừa sáp nổi là đặc sản nổi tiếng của huyện Cầu Kè. Theo những người cao niên trong làng thì dừa sáp được trồng vào giữa thế kỉ XX do sư cả chùa Chợ đến Cam-pu-chia mua về. Nhìn bề ngoài thì cây dừa sáp cũng giống cây dừa ta. Sở di dừa được gắn với tên dừa sáp là vì cơm của nó vừa mềm, vừa xốp lại dẻo như bột đã được nhào sệt, đồng thời lại có màu đùng đục của sáp. Đặc biệt cơm dừa chiếm gần trọn cả gáo.

Thời gian trước, người ta thưởng thức dừa bằng cách nạo cơm dừa rồi bỏ vào li đã có sẵn đá rồi sau đó cho sữa bò vào. Ngày nay, người ta bỏ cơm dừa vào máy xay sinh tố có chứa sữa đá ở trong đó. Vị lạnh của đá được xay nhuyễn làm cho vị thơm ngon của dừa trộn sữa toát ra hết rồi lan tỏa khắp miệng để lại sư vị tuyệt vời trên đầu lưỡi. Có lẽ nhờ hương vị tuyệt hảo của mỗi trái dừa sáp có giá cao gấp 10 lần dừa thường.

A. Tự sự và nghị luận

B. Tự sự và miêu tả

C. Miêu tả và biểu cảm

D. Thuyết minh và miêu tả

1
25 tháng 4 2017

Chọn đáp án: D.

- Phương pháp liệt kê nhằm làm nổi bật những công dụng tuyệt vời của cây dừa trong cuộc sống của con người.

Vì vậy, có thể nói cây dừa như một người bạn thân thiết gắn bó với đời sống hằng ngày là như thế đấy.

chọn em  với ạ

8 tháng 5 2021

Các phép liên kết văn bản chủ yếu được sử dụng là:

​- Phép lặp: "cây dừa" ở câu (1) và (2) và câu cuối.

- Phép liên tưởng:

+ Tất cả đều nằm trong trường: công dụng của dừa, để nói về sự gắn bó của dừa đối với con người.

+ Tác giả thuyết minh công dụng của dừa từ: thân, lá, cọng, gốc, cùi, sọ, vỏ dừa. => Tất cả đều nằm trong trường liên tưởng đến cây dừa.

(1)             Cây dừa xanh toả nhiều tàuDang tay đón gió, gật đầu gọi trăngThân dừa bạc phếch tháng nămQuả dừa- đàn lợn con nằm trên cao. (2)              Đêm hè hoa nở cùng saoTàu dừa- chiếc lược chải vào mây xanhAi mang nước ngọt, nước lànhAi đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa...(Trích Cây dừa- Trần Đăng Khoa)Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì?Câu 2 (0.5 điểm). Xác định phương thức...
Đọc tiếp

(1)             Cây dừa xanh toả nhiều tàu

Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao.

 

(2)              Đêm hè hoa nở cùng sao

Tàu dừa- chiếc lược chải vào mây xanh

Ai mang nước ngọt, nước lành

Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa...

(Trích Cây dừa- Trần Đăng Khoa)

Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì?

Câu 2 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của khổ thơ.

Câu 3 (0.5 điểm). Đối tượng trữ tình được nhắc đến trong đoạn trích là gì?

Câu 4 (0.5 điểm). Chép lại câu thơ có sử dụng thành phần biệt lập trong khổ (2) và cho biết đó là thành phần biệt lập gì?

Câu 5 (1.0 điểm). Chỉ ra hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ (1) và cho biết tác dụng của chúng?

Câu 6 (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích.

2
10 tháng 8 2021

1.Thể thơ lục bát

2.Phương thúc biểu đạt chính miêu tả

3.Đối tượng trữ tình được nhắc đến là cây dừa

4. Câu thơ đó là: Tàu dừa- chiếc lược chải vào mây xanh

Thành phần phụ chú

5.Biện pháp so sánh:Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao ;Tàu dừa- chiếc lược chải vào mây xanh

Biện pháp nhân hóa: Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

Tác dụng:

+)Làm cho cách diễn đạt trở nên sinh động và hấp dẫn

+)Làm cho cây dừa trở nên có hồn

6. Miêu tả từng bộ phận của cây dừa

10 tháng 8 2021

1. Thể thơ lục bát

2. PTBD: Biểu cảm

3. Là cây dừa

4. Câu thơ: ''Tàu dừa-chiếc lược chải vào mây xanh''

TPBL phụ chú

5. BPTT: Nhân hóa (Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng) , so sánh (Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao)

Tác dụng: Làm cho cây dừa và quả dừa trở nên sinh động và có hồn hơn, cho thấy sự quan sát tỉ mỉ và tinh tế của tác giả với cây dừa

6. NDC: Đoạn thơ miêu tả chi tiết về cây dừa, làm cho chúng trở nên sinh động và đáng yêu hơn

25 tháng 8 2018

1. MỞ BÀI
Giới thiệu về cây dừa

2. THÂN BÀI

  • Hình dáng
  • Thân dừa: cao, nhẵn, màu nâu sẫm
  • Tàu dừa: to và rộng
  • Quả dừa: bên ngoài cùng là lớp vỏ dày, tiếp đến là lớp cùi trắng tinh và nước dừa trong mát
  • Một số loại dừa: dừa xiêm, dừa nếp...



Công dụng:

  • Thân dừa làm máng
  • Lá dừa dùng để gói bánh, lợp nhà, làm dây bện
  • Nước dừa là đồ uống giải khát, cùi dừa làm bánh kẹo, ép lấy dầu
  • Ý nghĩa của cây dừa trong đời sống
  • Những rặng dừa tạo nên khung cảnh nên thơ, yên bình
  • Quả dừa xuất hiện trong mâm ngũ quả của người miền Nam


3. KẾT BÀI
Nêu cảm nghĩ về cây dừa

25 tháng 8 2018
“Dừa xanh sừng sững giữa trời
Đem thân mình hiến cho đời thủy chung”

Cây dừa từ lâu đã gắn bó và trở thành một phần máu thịt của con người Việt Nam. Trong muôn vàn loại cây trái trên dải đất hình chữ S, dừa vẫn có những đặc điểm rất riêng để lại nhiều dấu ấn trong trái tim mỗi người. Nhắc đến dừa, ta cũng nghĩ ngay đến Bến Tre- nơi được mệnh danh là xứ dừa: “Thấy dừa thì nhớ Bến Tre/ Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười”.

Dừa là loài cây ưa nắng và mưa nhiều. Đó là lí do vì sao ta hay bắt gặp dừa ở các bờ biển nhiệt đới. Dừa chỉ có một thân, thân dừa màu nâu sẫm, có thể cao tới 30 m. Thân dừa hứng nắng phơi sương nhiều nên dường như có màu bạc phếch của thời gian. Dừa có nhiều tàu lá, to và rộng, trông mỗi tàu lá như một chiếc lược đang chải tóc cho mây trời. Quả dừa mọc thành từng chùm, mỗi chùm lên đến hàng chục trái. Lớp vỏ bên ngoài màu xanh, nhẵn nhụi, bao bọc lấy gáo cứng. Tiếp đó là lớp cùi dừa mềm mịn, trắng tinh béo ngậy và nước dừa trong mát, ngọt lịm. Nhìn những chùm dừa sai trái lúc lỉu như đàn lợn con chen chúc đang nằm trên con.

Có nhiều loại dừa nhưng phổ biến nhất là dừa xiêm xanh được trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long. Dừa xiêm thân thấp lè tè nhưng trái không hề thua kém những loại dừa khác. Dừa dứa có mùi thơm như lá dứa, dừa nếp trái vàng xanh mơn mởn, dừa lửa trái to, vỏ xanh hồng.

Cây dừa có rất nhiều lợi ích trong đời sống con người. Thân dừa dùng làm máng nước hoặc để sản xuất đồ mĩ nghệ. Lá dừa phơi khô có thể gói bánh, lợp nhà, làm giỏ đựng đồ hay làm chổi dừa. Xơ dừa làm dây thừng, chão rất bền. Hiện nay, người ta tái chế vỏ và sơ dừa làm nguồn nhiên liệu hoặc phân bón. Nhiều công dụng nhất phải kể đến trái dừa. Trong bài “Cây dừa”, Trần Đăng Khoa có viết: “Ai mang nước ngọt, nước lành/ Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa”. Nước dừa là thức uống giải khát bổ dưỡng, cung cấp nhiều khoáng chất và vitamin cho cơ thể. Kẹo dừa có nguyên liệu chính là nước cốt dừa pha hương vị lá dứa, sầu riêng hoặc socola. Đây là món đồ ngọt rất thông dụng ở Việt Nam. Mứt dừa được làm từ sợi dừa thái mỏng sên với đường. Vào dịp Tết, mỗi gia đình Việt Nam đều có một đĩa mứt dừa để mời họ hàng, bạn bè. Cùi dừa già thì được ép khô để lấy dầu dừa. Phần cùi dừa ăn được có thể dùng ở dạng tươi hay sấy khô trong một số món ăn.

Không chỉ thế, dừa còn có ý nghĩa trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam. Từng rặng dừa nối tiếp nhau vươn lên mạnh mẽ như đang dang tay đón lấy gió trời. Dừa gọi gió đến cùng reo vui, xua đi cái nắng hè oi bức. Dừa hay được trồng ở bờ biển. Dừa xanh, cát trắng, nắng vàng tạo nên khung cảnh thật tươi mát, nên thơ, yên bình, đã trở đi trở lại rất nhiều lần trong thi ca nhạc họa và in đậm trong trái tim mỗi người. Dừa còn là một trong những loài xuất hiện trên mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Nam. Dưới gốc dừa xanh mát, nhân dân ta đã sống bình yên bao đời, trải qua bao thế hệ, đánh giặc và làm lụng, dừa vẫn mãi tươi tốt, che chở cho cuộc sống của con người.

Những cây dừa đã tạo nên hình dáng của quê hương, xứ sở. Đối với những người con xa xứ, hình ảnh cây dừa gợi nhắc về quê hương yêu dấu với bao niềm bâng khuâng và tự hào.