K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2018

Ngót hai mươi năm xa quê, tháng tám vừa qua tôi trở về thăm quê hương. Cái mốc thời gian 20 năm tuy không quá dài nhưng nó cũng đủ khiến lòng tôi nhớ thương ngày đêm da diết mỏi mòn…
Ngồi trên máy bay vượt qua cả ngàn km, sau 1h’45 phút tôi đã về tới sân bay Nội Bài Hà Nội…Xuống máy bay tôi và em trai vội đón taxi về Thanh Hóa…

Khi xe taxi chạy tiến dần vào đất quê hương, tôi đã nhờ bác tài xế chạy chậm dần và bắt đầu ngắm nhìn dòng sông, dãy núi và cánh đồng. Đã lâu lắm rồi tôi thèm được nhìn cây lúa và leo núi. Cái cảm giác bồi hồi, rưng rưng vui mừng tràn ngập trong lòng.

Xe tiến vào con đường làng, lòng tôi nôn nao hơn. Hai bên đường những đứa trẻ chăn trâu đôi mắt tròn xe nhìn thấy tôi ngồi trên xe chúng nhìn xa lạ ngỡ ngàng..Chúng không hề biết tôi là ai, tò mò chúng chạy theo xe cười vui rộn rã…Những cụ già, bà con thôn xóm nhìn thấy tôi, hầu như họ nhận ra tôi nhưng cũng có vẻ không chắc chắn cho tới khi xe taxi dừng ngay trước cổng nhà tôi. Khi bác tài xế vừa mở cánh cửa bước xuống tôi đã nghe bà con làng xóm xôn xao.. “Bà con ơi! Thằng Lâm con bố Sơn về rồi..”

Thế là làng trên xóm dưới, già trẻ, gái trai kéo nhau lại vây quanh chiếc xe. Em trai tôi phải loay hoay chào bà con một hồi mới bế tôi xuống xe lăn ngồi. Nhìn thấy tôi ngồi xe lăn các bà cụ, cô dì rưng rưng khóc ôm lấy tôi. Lúc ấy tôi chỉ biết nén lòng, cảm động trước tình cảm của bà con, anh em, bạn bè dành cho mình…

Thế rồi cả tối hôm đó cả làng lần lượt tới thăm hỏi tôi, những câu chuyện kể hoài không hết chẳng ai muốn về. Lòng tôi ấm áp vui sướng hạnh phúc vô cùng thức trắng đêm không ngủ.

Hai mươi năm rồi tôi xa gia đình, ngày tôi về mẹ mừng rỡ nghẹn ngào. Tôi biết mẹ vẫn buồn nhưng mẹ vẫn nở môi cười giấu nỗi đau trong lòng để tôi vui. Mẹ biết tôi đã lâu rồi không được ăn những món mà tôi thích ăn (xôi đồ đậu xanh, cháo hành, bánh trôi nước, gà xào sả ớt, cháo lươn, canh rau má…). Mẹ bảo mỗi ngày mẹ sẽ nấu từng món khoái khấu của tôi cho tôi ăn. Nhìn mẹ đôi mắt thâm quầng, tóc pha sương, bàn tay chai sơn mà lòng tôi nhói đau như dao cắt.

Và cha nữa nhìn thấy cha thân gầy, mắt hốc, trán nhăn nhúm, vất vả ngược xuôi suốt cả đời vì con cái mà chưa được ngày nghỉ ngơi. Tôi thương cha vô vàn, thấy mình thật có lỗi với cha mẹ.

Món quà tôi mang từ Sài Gòn về quê tặng gia đình, anh em cùng bạn bè là một tập thơ và một CD thơ ngâm của tôi. Mọi người cầm sách đọc miệt mài, mở đĩa nghe chăm chú, có người bật khóc, có người rưng rưng khoé mắt vì cảm động.

Bạn bè tôi bây giờ đã có gia thất, đứa đi làm ăn xa, đứa đi bộ đội, đứa đi lập nghiệp nơi xứ lạ. Thầy cô thì người chuyển công tác, người nghỉ hưu…Tôi chỉ gặp được ít người còn ở lại quê..Chợt nghe lòng man mác lâng lâng…

Sau 20 năm trở lại quê nhà, biết bao sự đổi thay… làng tôi đã có nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên, đường xá cũng đã bê tông hóa… Tôi cảm thấy lòng vui và được an ủi…

Ngày tôi đi chị gái tôi lấy chồng mới có một cu tí 2 tuổi giờ về chị đã ba cháu thật dễ thương. Ban đầu khi gặp tôi chúng lạ lẫm không dám lại gần, thằng em út tôi cũng vậy khi tôi đi nó mới 8 tuổi bây giờ nó đã thành một chàng trai 28 cao to. Nhìn thấy tôi nó cũng có vẻ ngượng ngùng là lạ.. Nhưng rồi những bữa cơm gia đình thân mật, những cuộc tâm sự đã khiến cả nhà thân thuộc gần gũi nhau hơn.

Thật sự tôi không thể cầm được cảm xúc khi thấy mỗi ngày bà con hàng xóm, anh em, bạn bè đến thăm. Họ nói đây là cây nhà lá vườn, rồi người thì bắt lên con gà, người thì mang tặng đôi bồ câu, người mang cho tôi cặp bưởi, nãi chuối, người mang cho tôi mấy quả na vừa chín cây…Ôi tình cảm họ dành cho tôi, một đứa con xa quê lâu ngày thật mặn mà tha thiết, ấm cúng…

Mỗi ngày khi hoàng hôn buông xuống tôi lại cùng em trai ra ngắm đồng lúa xanh, cánh cò, ngắm ngọn đồi chàm sau nhà xanh ngát, rồi đi vào thăm từng nhà anh em, bà con lối xóm..Nhà ai cũng đón tiếp tôi niềm nở, chuyện trò ân cần. Tôi vui lắm..

Mười lăm ngày trôi qua thật nhanh, tôi muốn níu thời gian lại mà không thể. Những ngày tôi về với quê hương, gia đình thật ý nghĩa, và thoả lòng mong đợi bao năm ròng rã…Cuộc hội ngộ nào rồi cũng chia ly, rồi cũng đến ngày tôi phải trở vào lại Sài Gòn. Lòng tôi nghẹn ngào quyến luyến, trước giờ lên xe cả làng tập trung ở nhà tôi tạm biệt, họ ôm tôi dặn dò giữ sức khoẻ và hẹn ngày trở lại. Thật lòng tôi không muốn xa quê hương, gia đình, làng xóm thêm nữa nhưng vì cuộc sống tôi đành nén lòng ngậm ngùi ra đi..

Tôi lên xe mọi người vẫy tay chào, trong đám đông tôi nhận ra mắt mẹ, chị tôi đang rơi lệ…Tôi tự nhủ lòng mình nhất định sẽ sống tốt và sẽ trở về quê hương nhiều lần nữa. Tạm biệt xứ Thanh yêu thương…Hẹn ngày mai ta trở lại bên Người…

27 tháng 11 2018

Bạn tham khảo bài này

Ngót hai mươi năm xa quê, tháng tám vừa qua tôi trở về thăm quê hương. Cái mốc thời gian 20 năm tuy không quá dài nhưng nó cũng đủ khiến lòng tôi nhớ thương ngày đêm da diết mỏi mòn…
Ngồi trên máy bay vượt qua cả ngàn km, sau 1h’45 phút tôi đã về tới sân bay Nội Bài Hà Nội…Xuống máy bay tôi và em trai vội đón taxi về Thanh Hóa…

Khi xe taxi chạy tiến dần vào đất quê hương, tôi đã nhờ bác tài xế chạy chậm dần và bắt đầu ngắm nhìn dòng sông, dãy núi và cánh đồng. Đã lâu lắm rồi tôi thèm được nhìn cây lúa và leo núi. Cái cảm giác bồi hồi, rưng rưng vui mừng tràn ngập trong lòng.

Xe tiến vào con đường làng, lòng tôi nôn nao hơn. Hai bên đường những đứa trẻ chăn trâu đôi mắt tròn xe nhìn thấy tôi ngồi trên xe chúng nhìn xa lạ ngỡ ngàng..Chúng không hề biết tôi là ai, tò mò chúng chạy theo xe cười vui rộn rã…Những cụ già, bà con thôn xóm nhìn thấy tôi, hầu như họ nhận ra tôi nhưng cũng có vẻ không chắc chắn cho tới khi xe taxi dừng ngay trước cổng nhà tôi. Khi bác tài xế vừa mở cánh cửa bước xuống tôi đã nghe bà con làng xóm xôn xao.. “Bà con ơi! Thằng Lâm con bố Sơn về rồi..”

Thế là làng trên xóm dưới, già trẻ, gái trai kéo nhau lại vây quanh chiếc xe. Em trai tôi phải loay hoay chào bà con một hồi mới bế tôi xuống xe lăn ngồi. Nhìn thấy tôi ngồi xe lăn các bà cụ, cô dì rưng rưng khóc ôm lấy tôi. Lúc ấy tôi chỉ biết nén lòng, cảm động trước tình cảm của bà con, anh em, bạn bè dành cho mình…

Thế rồi cả tối hôm đó cả làng lần lượt tới thăm hỏi tôi, những câu chuyện kể hoài không hết chẳng ai muốn về. Lòng tôi ấm áp vui sướng hạnh phúc vô cùng thức trắng đêm không ngủ.

Hai mươi năm rồi tôi xa gia đình, ngày tôi về mẹ mừng rỡ nghẹn ngào. Tôi biết mẹ vẫn buồn nhưng mẹ vẫn nở môi cười giấu nỗi đau trong lòng để tôi vui. Mẹ biết tôi đã lâu rồi không được ăn những món mà tôi thích ăn (xôi đồ đậu xanh, cháo hành, bánh trôi nước, gà xào sả ớt, cháo lươn, canh rau má…). Mẹ bảo mỗi ngày mẹ sẽ nấu từng món khoái khấu của tôi cho tôi ăn. Nhìn mẹ đôi mắt thâm quầng, tóc pha sương, bàn tay chai sơn mà lòng tôi nhói đau như dao cắt.

Và cha nữa nhìn thấy cha thân gầy, mắt hốc, trán nhăn nhúm, vất vả ngược xuôi suốt cả đời vì con cái mà chưa được ngày nghỉ ngơi. Tôi thương cha vô vàn, thấy mình thật có lỗi với cha mẹ.

Món quà tôi mang từ Sài Gòn về quê tặng gia đình, anh em cùng bạn bè là một tập thơ và một CD thơ ngâm của tôi. Mọi người cầm sách đọc miệt mài, mở đĩa nghe chăm chú, có người bật khóc, có người rưng rưng khoé mắt vì cảm động.

Bạn bè tôi bây giờ đã có gia thất, đứa đi làm ăn xa, đứa đi bộ đội, đứa đi lập nghiệp nơi xứ lạ. Thầy cô thì người chuyển công tác, người nghỉ hưu…Tôi chỉ gặp được ít người còn ở lại quê..Chợt nghe lòng man mác lâng lâng…

Sau 20 năm trở lại quê nhà, biết bao sự đổi thay… làng tôi đã có nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên, đường xá cũng đã bê tông hóa… Tôi cảm thấy lòng vui và được an ủi…

Ngày tôi đi chị gái tôi lấy chồng mới có một cu tí 2 tuổi giờ về chị đã ba cháu thật dễ thương. Ban đầu khi gặp tôi chúng lạ lẫm không dám lại gần, thằng em út tôi cũng vậy khi tôi đi nó mới 8 tuổi bây giờ nó đã thành một chàng trai 28 cao to. Nhìn thấy tôi nó cũng có vẻ ngượng ngùng là lạ.. Nhưng rồi những bữa cơm gia đình thân mật, những cuộc tâm sự đã khiến cả nhà thân thuộc gần gũi nhau hơn.

Thật sự tôi không thể cầm được cảm xúc khi thấy mỗi ngày bà con hàng xóm, anh em, bạn bè đến thăm. Họ nói đây là cây nhà lá vườn, rồi người thì bắt lên con gà, người thì mang tặng đôi bồ câu, người mang cho tôi cặp bưởi, nãi chuối, người mang cho tôi mấy quả na vừa chín cây…Ôi tình cảm họ dành cho tôi, một đứa con xa quê lâu ngày thật mặn mà tha thiết, ấm cúng…

Mỗi ngày khi hoàng hôn buông xuống tôi lại cùng em trai ra ngắm đồng lúa xanh, cánh cò, ngắm ngọn đồi chàm sau nhà xanh ngát, rồi đi vào thăm từng nhà anh em, bà con lối xóm..Nhà ai cũng đón tiếp tôi niềm nở, chuyện trò ân cần. Tôi vui lắm..

Mười lăm ngày trôi qua thật nhanh, tôi muốn níu thời gian lại mà không thể. Những ngày tôi về với quê hương, gia đình thật ý nghĩa, và thoả lòng mong đợi bao năm ròng rã…Cuộc hội ngộ nào rồi cũng chia ly, rồi cũng đến ngày tôi phải trở vào lại Sài Gòn. Lòng tôi nghẹn ngào quyến luyến, trước giờ lên xe cả làng tập trung ở nhà tôi tạm biệt, họ ôm tôi dặn dò giữ sức khoẻ và hẹn ngày trở lại. Thật lòng tôi không muốn xa quê hương, gia đình, làng xóm thêm nữa nhưng vì cuộc sống tôi đành nén lòng ngậm ngùi ra đi..

Tôi lên xe mọi người vẫy tay chào, trong đám đông tôi nhận ra mắt mẹ, chị tôi đang rơi lệ…Tôi tự nhủ lòng mình nhất định sẽ sống tốt và sẽ trở về quê hương nhiều lần nữa. Tạm biệt xứ Thanh yêu thương…Hẹn ngày mai ta trở lại bên Người…

14 tháng 3 2021

a) Mở bài

- Giới thiệu tác giả Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:

+ Thanh Hải là nhà thơ hiện đại Việt Nam trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

+ "Mùa xuân nho nhỏ" là một trong những bài thơ hay viết về mùa xuân, về khát vọng cống hiến cho đời của nhà thơ.

 

- Khái quát nội dung khổ thơ 4 và 5:

+ Hai khổ thơ 4 và 5 thể hiện rõ nhất ước vọng được hòa nhập hiến dâng cho cuộc đời, cho mùa xuân chung của dân tộc của tác giả.

b) Thân bài

* Khái quát về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được tác giả sáng tác trong khi nằm trên giường bệnh, trước khi mất ít lâu, trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách.

- Nội dung chính: Bài thơ là tiếng lòng, những tâm sự, suy ngẫm, mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của tác giả cho mùa xuân vĩ đại của đất nước.

* Phân tích khổ thơ thứ 4: Khát vọng hòa nhập, tự nguyện mang niềm vui đến cho cuộc đời

Ta làm con chim hót,

Ta làm một cành hoa.

Ta nhập vào hoà ca,

Một nốt trầm xao xuyến

- Điệp từ “ta làm” cùng với nhịp thơ dồn dập diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ:

+ muốn làm con chim hót : góp tiếng hót cho cuộc đời

+ muốn làm một cành hoa : góp chút sắc hương cho cuộc sống

 

-> Ước mong giản dị, đơn sơ để tô điểm cho vườn hoa mùa xuân muôn hương muôn sắc của đất nước.

+ một nốt trầm -> không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ “nhập” vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về.

- Đại từ “ta” dùng để khẳng định đó không chỉ là tâm niệm riêng của cá nhân nhà thơ mà còn là khát vọng chung của nhiều người.

-> Khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước, nguyện hi vinh cho sự phồn vinh của đất nước.

=> Đây là tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết.

* Phân tích khổ thơ thứ 5: Ước nguyện cống hiến chân thành không kể tuổi tác

"Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời"

- Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho cuộc đời mỗi con người, mỗi sự cống hiến -> Tác giả muốn góp chút công sức nhỏ bé của mình vào mùa xuân lớn của đất nước.

- Từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc.

 

-> Lẽ sống cống hiến lặng lẽ, khiếm tốn của nhà thơ, âm thầm lặng lẽ hiến dâng, chẳng phô trương, không cần ai biết đến.

"Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc."

- Điệp ngữ “dù là” : thái độ tự tin trước những khó khăn trở ngại của đời người

- "tuổi hai mươi", "khi tóc bạc" : ầm thầm cống hiến bất kể khi tuổi trẻ hay lúc về già.

-> Lời hứa, lời tự nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước.

=> Với niềm yêu đời tha thiết, tác giả vượt lên trên hoàn cảnh về bệnh tật mong muốn da diết được sống có ích bằng tất cả sức trẻ của mình. Ý thức về trách nhiệm với quê hương, đất nước, khát vọng được sống, được cống hiến trở thành một ý thức bất diệt trong tâm hồn tác giả.

* Đặc sắc nghệ thuật trong 2 khổ thơ:

- Sử dụng các từ láy, điệp từ hiệu quả

- Hình ảnh đẹp, giản dị

- Ngôn từ chính xác, tinh tế, gợi cảm

- So sánh và ẩn dụ sáng tạo

c) Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung của 2 khổ thơ.

- Cảm nhận của em về 2 khổ thơ.

14 tháng 3 2021

Tham khảo:

b,

I. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lí tưởng sống của thanh niên, học sinh hiện nay.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Lí tưởng sống là gì?

+ Lí tưởng là mục đích sống cao đẹp.

+ Lí tưởng sống cao đẹp là lí tưởng sống vì mọi người.

+ Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam trong những giai đoạn cách mạng vừa qua là sống chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

2. Bàn luận

- Vì sao con người cần sống có lí tưởng?

+ Có lí tưởng con người sẽ có hướng phấn đấu để vươn lên.

+ Lí tưởng sống cao đẹp là điều kiện để con người sống có ý nghĩa; giúp con người hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách.

- Suy nghĩ về những tấm gương có lí tưởng sống cao đẹp.

+ Nêu những tấm gương sống theo lí tưởng cao đẹp:

Những chiến sĩ chiến đấu và hi sinh cho công cuộc cách mạng giành độc lập tự do cho dân tộc.
Những con người ngày đêm âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước.
=> Tuy biểu biện khác nhau nhưng họ đều là những người biết sống vì hạnh phúc của con người..

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Soi vào họ, tuổi trẻ hôm nay phải biết tìm cho mình lí tưởng sống cao đẹp và quyết tâm thực hiện đến cùng lí tưởng của đời mình.

+ Mỗi người phải sống hết mình với vị trí mà mình đang đứng, với công việc mình đang đảm đương.

+ Lối sống vị kỉ, cá nhân, mục đích sống tầm thường là điều không thể chấp nhận được.

III. Kết bài

- Nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống cao đẹp đối với mỗi học sinh, thanh niên ngày nay

- Liên hệ thực tế bản thân (đã/ đang/ sẽ làm gì để thực hiện lí tưởng sống của mình)

c, 

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sự cống hiến của thế hệ trẻ hiện nay.

II. Thân bài:

a. Giải thích vấn đề nghị luận

- Cống hiến là gì?

- Thế hệ trẻ là tầng lớp nào?

b. Bàn luận về vấn đề nghị luận

- Cống hiến là lối sống tích cực mà thế hệ cần rèn luyện, tu dưỡng và trau dồi.

- Lối sống cống hiến của thế hệ trẻ thể hiện ở việc sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân phục vụ lợi chung, vì sự phát triển chung.

- Lối sống cống hiến sẽ giúp thế hệ trẻ khẳng định giá trị của bản thân và phát huy hết vai trò là rường cột, là những chủ nhân tương lai của đất nước.

- Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng để cống hiến hết mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (những thanh niên xung kích, những thầy cô giáo trẻ,...).

c. Lật lại vấn đề

- Hiện tượng một số thanh niên đã xao nhãng, quên đi trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp chung của dân tộc (ích kỷ, chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân...).

- Đó là những hiện tượng lệch lạc cần bị lên án, phê phán, chấn chỉnh, bài trừ.

III. Kết bài:

Bài học nhận thức và hành động đối với thế hệ trẻ đối với lối sống cống hiến.

7 tháng 11 2018

Cuộc sống đầy biến động . Những học sinh trường tôi đã chia tay nhau tái mái trường Thuận Thành yêu dấu này . Kể từ ngày đó một phần do bận việc cơ quan phần khác do công việc gia đình nên tôi chưa có dịp về thăm trường , thăm thầy , thăm cô.
Hôm ấy nhân chuyến đi công tác tôi xin phép cơ quan nghỉ ba ngày để có dịp thăm lại trường xưa bạn cũ. Đi cùng tôi còn có mấy đồng nghiệp trong tòa soạn . Đó là chuyến đi đầy xúc động của tôi trong suốt những năm công tác ở hà nội

Bánh xe lăn đều và nhan htreen con đường quen thuộc . Chỉ còn khoảng năm phút nữa là chúng tôi tới trường . Lòng tôi cứ bồn chộn rạo rực . Xe dừng lại ngay trước cổn gtruwonwfg. Cảnh trường khac sxuwa nhiều quá tôi gần như ko thể nhân jra. Thế là đã hai mươi năm kể từ khi chia tay , giờ tôi mới được trở lại đây nơi tôi đã từng có những kỉ niệm êm đẹp . CỎng tường này là này là nơi lũ học trò chung tôi vẫn đợi nhau . Tôi ngó nghiêng như ngóng chờ 1 điều gì đó ...Áp mặt vào những thanh sát của cánh cổng trường tôi nhìn xa xăm...Vẫn màu áo xanh hòa bình nhưng học sinh đang vui vẻ nô đua hồn nhiên trong sân trường làm tôi nhớ quá những lần đá cầu nhảy dây trốn tìm ....cùng các bạn . Nước mắt tôi ứa ra , họng tôi tắc nghẹn như có cái gì chặn ngang . Tôi không thể kìm nổi xúc động này . Thầy cô ơi .. tiếng gọi sao mà thân thương quá . Mong tìm lại những kỉ niệm ngày xưa , tôi bước vào , hàng vú sữa đã thay bằng hàng phượng vĩ nhưng tôi vãn người thấy đâu đây mùi hương quen thuộc, hè đến phượng nở đỏ rực cả một góc trời . Ve kêu râm ran .ve ve ...Tiếng ve gọi hè gọi cả những hồi ức ấo thơ đẹp đẽ . Tôi đi dạo một vòng quanh trường như dạo lại hững bài hát mà chúng tôi đã từng hát khi còn học dưới mái trường này . Tôi lẩm bẩm " hàng gế đá , xanh hàng cây góc sân trường , bạn thân hỡi ..." tôi dừng lại ko hát nữa nói đúng hơn là ko hát nổi..Xúc động !

Tôi ghét lại chỗ hàng liễu xanh rì , đó là nơi tôi và các thầy cô cùn gcacs bạn chụp bức hình cuối cùng " bức ảnh " tôi nghĩ trong dầu và chạy lại về phía phi cơ Tôi bới tung va li tìm kiếm bức ảnh.

Đây rồi ! mắt tôi sáng lên vui vẻ Tay tôi lướt trên bướt ảnh , lướt trên từng khuôn mặt nụ cười của thầy cô và các b ạn . nƯớc mắt trao dâng , cảnh vật xung quanh nhòa đi trước mắt tôi

Tôi chạy vào văn phfong , chẳng có ai ngoài Bác hiền bác bảo v ệ mà học sinh chúng tôi ngày xưa rất kính trọng và tin tưởng . Bác quý học sinh như con của mình . Bác dã già nhưng vẫn vui tính và nhanh nhẹn như ngày xưa . Hồi đó bố mẹ gởi tôi lên học và nhờ bác lo cơm nước cho tôi . Hằng ngày tôi nhổ tóc sâu cho bác . hai b ác cháu nói chuyện với nhau rất vui vẻ . Trong 2 năm học ở trường bác đã cho tôi ko ít những lời khuyên bổ ích và đún gđắn . Tôi tiến gần chỗ bác :

Bác...bác hiền ơi..>! tôi nghẹn ngào
Bác quay sang phía tôi , chăm chú nhìn
Trang...hã ?

Giọng bác run run , mát bác sáng ngời và mặt bác vui vẻ . Bác trách tôi:
Sao lâu rồi mày chẳng về đây với bác bác có bao nhiu chuyện mà chẳng biết kể với ai , bác cứ ngóng mày mãi \! THẾ Hôm nay có việc gì mà lại về đây

Cháu về thăm bác . Tôi đùa
Thăm bác ? lại xạo rồi Bác cười hiền hậu .

Sao bác biết ? tôi nũng nịu > Cháu đùa thôi . HÔm nay cơ quan phân tụi cháu về trường mình làm bài phóng sự về phong trào thi đua và học tập của trường
à ! ra thế >Bác cười
Mấy bác cháu tôi ngồi nói chuyện hồi lâu thật vui vẻ . Một lúc bác hiền bảo
Thôi mấy đứa ngồi nói chuyện bác phải lên đánh trống đây
BỌn tôi ngồi đùa 1 cách vui vẻ . nhác thấy xa có bo ngs người quen quen tôi tìm lại kí ức " cô huyền ' tôi nghĩ . Vẫn dáng người nhỏ nhắn tay hay đưa lên đầu và cả cách ôm cặp nữa . \ĐÚNG rồi tôi đứng bật dậy chạy lại phía cô ôm lấy cô thật chặt trông cô có vẻ xanh xao mệt mỏi :
Cô không khỏe ạ \! tôi thắc mắt
à...ừ ...! mấy hôm nay thời tiết oi bức cô hơi mệt

Tôi lúng túng hỏi

Thế cô uống thuố chưa à ? cô đừng quá sực cô à ! Cô nhfin tôi với con mắt trìu mến . 2 cô trò trò chuyện với nhau cả buổi sáng . CÔ hroi tôi nhìu về cuộc sống của tôi .CÁc thầ y cô khác trng trường cùng đến nhưng chảng còn ai , toàn giáo viên trẻ . Cô đứng lên nghiêm mặt
Trang!
Dạ! tôi bật dạy
Hôm nay là lần gặp mặt đầu tiên sau 20 năm của cô trò mình cô trò mình phải tâm sự với nhau thật nhiều chứ nhỉ cô vẫn cưng tôi như ngày nào toi hôm đó , tôi đưa đồng nghiệp vào nhà trọ rồi ngủ với cô , 2 cô trò nsoi chiện thâu đêm suốt sáng.

Đó là 1 chuyến công tác và là 1 chuyến thăm trường dầy xúc đọng cảu tôi . TÔI RA Về , tới chào mọi người nhưng tôi hứa với bác HIỀn và cô sẽ trở lại vào 1 ngày ko xa . chuyến đi nàu đã giúp tô đậm thêm những kỉ niêm về mọi người , về thầy cô và các bạn . Ngay ngày sau đó bài phòng sự về trường Thuận Thanh đã đc in ngay trên tờ báo nơi tôi làm việc

7 tháng 11 2018
Thảo và tôi là đôi bạn than từ nhỏ và bây giờ cũng vậy. Nhà tôi ở gần nhà Thảo nhưng rất ít khi sang nhà nhau chơi vì bận công việc. Một hôn khi nấu nướng xong xuôi, đang ngồi thư giãn trên sofa thì tôi nghe thấy tiếng gọi cửa:

-Dương ơi! Mở cửa cho tớ.

Nghe vậy, tôi vội vã chạy ra mở cửa, thì ra là Thảo. Tôi nói với nó:

-Ô! Cả thế kỉ mới thấy mày sang nhà tao chơi.

Thảo nói:

-Ừ thì… tao bậ công việc mà. Đúng rồi! Mấy tháng nay mày cũng có sang nhà tao chơi đâu.

Tôi ngập ngừng:

-Thì …thì tao cũng bận công việc như mày mà. Thế hôm nay sang đây có chuyện gì không?

Thảo tiu nghỉu:

-Ơ! Thế mày không thích tao sang chơi à?

- Làm gì có chuyện đấy! Mày sang tao vui lắm! Đợi tý tao vào lấy ít đồ ăn rồi nói chuyện.

Thế rồi tôi và Thảo ngồi nói chuyện một lúc lâu. Gần về Thảo như sực nhớ ra chuyện gì đó. Nó nói:

-À! Thế chủ nhật tuần này có về họp lớp không? Địa điểm nghe bảo là tại lớp mình đấy.

Nghe vậy, tôi trả lời luôn:

-Có! Phải đi chứ! Họp lớp mà không có tao thì gọi gì là họp lớp chứ?

Thảo nghe xong liền cười lớn:

-Tao biết ngay mà! Thế hôm ý mày lái ô tô đưa tao đi nhá?

Tôi nói:

-Ừ! Thế đến hôm ý gặp lại nha. Tạm biệt!

Sau khi Thảo về tôi rất hồi hộp. Lúc đó trong đầu tôi đặt ra hàng trăm câu hỏi: “ Không biết trường bây giờ như thế nào nhỉ ?; Các bạn xưa thì ra sao?; Các thầy cô giáo ngày xưa của mình còn dạy học ở đó nữa không?,…”Càng nghĩ tôi càng háo hức mong chờ đến ngày chủ nhật.

Cuối cùng ngày chủ nhật cũng đến, tôi lái ô tô đến nhà Thảo để đón nó. Gần đi đến trường, tôi cảm thấy nơi đây có một sự thay đổi rất lớn.Con đường bây giờ đã được mở rộng, khang trang hơn rất nhiều, cảnh vật cũng thay đổi không còn những ngôi nhà cổ kính, cây đa, lũy tre mà thay vào đó là những ngôi nhà cao tầng san sát nhau. Không chỉ vậy, ở giữa đường đi còn có cả bồn hoa trải dài. Thật là lạ lẫm quá ! Gần đến trường, tôi và Thảo gửi xe ở một gara rồi tự đi bộ đến trường như hồi chúng tôi còn là những cô cậu học sinh. Hai đứa vừa đi vừa ngắm khung cảnh bên đường. Nơi đây có vẻ nhộn nhịp hơn ngày xưa. Mải ngắm nhìn , chẳng biết từ lúc nào chúng tôi cũng sắp tới trường. Từ xa, ngôi trường như một người khổng lồ với những dãy nhà ba, bốn tầng sơn màu vàng, mái lợp đỏ nổi bật trên nền trơg trong xanh. Lòng tôi lại rộn rã, hồi hộp; bước chân chậm lại rồi dừng hẳn khi đứng trước cổng trường. Từ hổi hộp tôi chuyển sang ngỡ ngàng, ngay trướng cổng là một tấm biển chữ vàng to nổi bật trên nền đỏ “ Trường THCS Phạm Hồng Thái”; cánh cửa màu xanh là tự động mở ra như chào đón hai đứa chúng tôi vậy. Tôi và Thảo bước vào trong, lần này tôi kinh ngạc tới tột cùng, ngôi trường thay đổi nhiều quá. Trường được xây dựng ba dãy nhà chính xếp thành hình chữ U: hai dãy nhà học sơn màu vàng, bốn tầng; một dãy nhà giáo viên sơn màu xanh lá trông to đẹp hơn cả. Trên nóc mỗi tòa nhà là cờ đỏ sao vàng đang bay phấp phời trong những cơn gió nhè nhẹ. Đang mải miên man ngắm nhìn thì có một tiếng gọi rất quen thuộc:

-Dương! Thảo! Bên này nè.

Tôi và Thảo quay lại thì ra là các bạn ở lớp học cũ. Thế rồi hai đứa đi thẳng lên trên lớp ngày xưa mà cả lũ từng học. Vào đến nơi tôi không thể nhận ra các bạn của mình nữa rồi. Sau hai mươi năm, chúng nó thay đổi nhiều quá! Đứa nào đứa nấy trông cũng trưởng thành hơn xưa, không còn là bọn trẻ trâu hay quậy phá nhất trường nữa. Hình như hôm nay cả lớp tôi đều đến hợp lớp đầy đủ.

Thấy chúng tôi, Hà chạy ra kéo hai đứa vào rồi cả lại trò chuyện ríu rít hết cả lên. Ai cũng tranh thủ hỏi thăm sức khỏe của nhau, công việc lẫn gia đình. Nghe chúng nó kể mới biết giờ Giang đã là một bác sĩ trưởng khoa ở biện viện Việt Đức còn Phương Anh đã thực hiện được ước mơ của mình làm một nhà thiết kế thời trang, Ánh cũng là giáo viên dạy toán ở trường cấp ba,... Và tôi còn được biết cả một tin nữa đó là thầy giáo chủ nhiệm lớp tôi đã …qua đời trong một vụ tai nạn. Nghe xong tôi nghen ngào vô cùng. Ngày xưa chúng tôi đã bày bao trò nghịch ngơm khiến thầy phải đau đầu, thậm chí còn bị thầy hiểu trưởng khiển trách. Vậy mà giờ đây thầy đã đi xa thật rồi, tôi còn chưa kịp đến thăm thầy nữa. “Thầy ơi! Thầy hãy yên nghỉ. Chúng em sẽ mãi nhớ đến thầy.” Bỗng Ánh quay sang nói với tôi và Thảo:

-Này! Mày còn nhớ lần đầu tiên bọn mình viết bảng kiểm là khi nào không?

Thảo nhanh nhảu đáp:

-Nhớ! Cái hôm ấy con Dương trong lớp nằm ngủ có chịu làm văn đâu, thế là cô gọi nó lên bảng, nó mượn vở tao lên đọc. Xong, cô biết nó mượn vở tao nên lại gọi tao nên đọc, tao lại phải mượn vở của mày. Rồi cô lại gọi mày lên đọc thế là chuyện vỡ lẽ, ba đứa bị ghi vào sổ đầu bài...

Ánh nối tiếp lời Thảo:

-Đấy! Thế xong cả ba đứa về viết ba các bảng kiểm điểm. Nhục ơi là nhục! Tất là là tại cái Dương.

Chúng nó nói xong tôi ngượng ngùng:

-Ừ thì… lúc ấy là tại mắt tao nó nó cứ ngủ chứ…tao đâu có muốn. Mà chúng mày phải cảm ơn tao đấy, nếu không có cái vụ ấy thì bây giờ chúng mày làm gì có chuyện để kể.

Thế rồi cả lớp cười ồ lên. Giờ trong đầu tôi những kỉ niệm xưa cũ như dòng nước chảy xiết ùa về không cách nào ngăn cản được. Tôi nói:

-Vậy bọn mày còn nhớ những lần lớp quay bài lịch sử bị bắt phạt hay cái lần tao ngủ quên mà ra về hồi nào không hay, rồi những lần lén ăn quà trong lớp bị thầy cô phát hiện bắt mấy đứa phải đi nhặt rác cả buổi không?...Thật sự bây giờ tao đang cảm thấy nhứ lắm những giây phút ấy. Tao ước gì thời gian có thể quay trở lại để bọn mình còn được học chung với nhau và chúng ta sẽ không phải lo toan cho cuộc sống bộn bề này.

Tôi nói đến đây đứa nào cũng rưng rưng nước mắt. Giờ tôi mới hiểu rõ thế nào là trước những sự việc đã diễn ra ta mới hay những sự việc đó từng tồn tại. Thấy không khí lớp có vẻ trùng xuống, Thảo đứng lên nói với chúng tôi:

-Hay chúng ta đi tham quan xem trường có gì đổi mới không đi?

Cả lớp đứa nào cũng nén lại cảm xúc, đồng thanh:

-Ừ! Đi luôn.

Cả lớp chúng tôi vừa đi lại vừa nói cười rôm rả. Giờ tôi mới có cơ hội để ý kỹ hơn về trường. Trường đã xây dựng thêm khu bóng bàn, bong rổ cho học sinh và còn có tận những năm phòng máy tính rất hiện đại. Tôi thầm nghĩ: “ Học sinh bây giờ sướng thật chẳng như mình hồi xưa, cả trường có vỏn vẹn một cái phòng máy nên đứa nào cũng tranh nhau. Ghen tị thật!”. Sân trường giờ được trải nhựa, vẳng lặng chỉ thưa thớt vài bong học sinh vì đang là mùa hè mà. Tôi mỉm cười. Quay lại chẳng thấy lũ bạn đâu:“Bọn mày được đấy! Bỏ tao lại một mình”. Tôi đảo mắt nhìn quanh: “À! Thì ra bọn nó ở đằng kia” . Tôi chạy lại.

-Trời ơi! Cây phượng trồng từ hồi mới thành lập trường đấy á?! Sao bây giờ nó to vậy? Ngày xưa nó nhỏ có xíu, tao còn tưởng nó sẽ chết ấy chứ. – Ngọc kinh ngạc hét lên.

Đúng là thế thật. Cái cây bây giờ trông nó to lực lưỡng, thân cây ba bốn người ôm không xuể, tán lá che rập cả một góc sân trường rộng lớn. Và thật tình cờ khi dưới gốc cây lại là cái ghế đá mà cả lớp chúng tôi từng viết tên mình lên đó trước khi ra trường. Thật không ngờ là sau hai mươi năm thì nó vẫn còn. Thế là cả bọn lớp tôi lại kể lại những kỉ niệm ngày xưa với cái cây, với ghế đá. Tôi lại nghĩ : “Nhớ hồi chia tay lớp, cả lớp ai cũng nức nở, đến lúc ra đứng dưới cái cây phượng này chụp ảnh, đứa nào mắt cũng đỏ hoe thêm cả cái màu đỏ rực rỡ của lá phượng nữa. Trông thật buồn cười!”. Và chúng tôi đi tiếp. Dạo quanh các hành lang lớp học, giờ lớp nào, lớp nấy cũng khang trang hơn trước. Lớp được sơn màu trắng sáng, cánh cửa sổ sờn cũ ngày nào cũng đã được sơn màu xanh non, bàn ghế, bảng đen hầu như cũng được thay mới cả; lớp còn được lắp cả điều hòa, máy chiếu riêng.

-Này các cậu! Mọi thứ thay đổi hết rồi nhưng chắc chắn nó sẽ không thể xóa nhòa được những kỉ niệm của lớp mình phải không?- Liên nói

Cả lớp ai cũng cười gật đầu. Bỗng nhiên Mại ngồi sụp xuống phụng phịu:

-Bây giờ cơ sở vật chất tốt thật. Lớp còn được lắp điều hòa nữa. Nhớ lớp mình hồi xưa hơn 40 con người chỉ có 6 cái quạt trần. Nóng muốn chết. Không thể chấp nhận được.

Thấy Mai như vậy, Thảo mắng trêu:

-Bà không chấp nhận cái gì? Lớp đầu rồi mà vẫn như trẻ con. Giờ thời đại nó phát triển rồi. Cơ sở vật chất cũng phải phát triển theo chứ.

-Chẳng biết các cậu còn nhớ không?.Ngày xưa lớp mình bị hỏng cửa sổ mãi vẫn không được sửa thế là cái hôm bão về không đóng được cửa sổ, hôm sau lớp mình ướt nhẹp chẳng học được. Thế là thầy giáo phải đợi bật quạt hết một tiết cho lớp ráo rồi mới học. Nhớ lại mà vui thật. Cả tiết lớp mình được xả strees.- Hà cười tươi nhớ lại.

Và rồi thời gian trôi qua thật là nhanh, đã đến giờ cả bọn chúng tôi phải trở về với gia đình riêng của mình. Lúc chào tạm biệt cả bọn lại như những đứa trẻ hai mươi năm trước khóc thút thít không muốn rời.

Tôi và Thảo ngồi trên xe trở về với tâm trạng bồi hồi xao xuyến. Tuy đã lên xe trở về nhưng tôi vẫn không thể nào nguôi được hình ảnh của ngôi trường. Tôi cảm thấy giận mình quá, bao năm nay cuộc sống xô bồ đã khiến tôi quên đi ngôi trường thân thương này với thầy cô, bạn bè và những kỉ niệm sâu sắc trong đời học sinh. Tạm biệt mái trường cũ. Trong lúc này tôi lại nhớ đến một cuốn sách của bác Nguyến Nhật Ánh “ Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” nhưng rồi lại bỗng nhận ra:

Ngày đi, tháng chạy, năm bay

Thời gian nước chảy, chẳng quay được về
23 tháng 12 2016

tên bài này là j vậ bn

30 tháng 12 2016

Nếu biển khơi có sóng nổ sóng chìm khi dịu êm lặng lẽ lúc cuộn sóng trào dâng thì cuộc đời cũng có bao tình huống bất ngờ xảy ra,nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt để thử thách tình cảm con người.Truyện ngắn “Chiếc Lược Ngà” (1966) Của Nguyễn Quang Sáng cũng được xây dựng nên từ một tình huống éo le như thế để khắc sâu tình cha con thiêng liêng sâu nặng.Vang vọng suốt câu chuyện, suốt những quãng đời, suốt những cuộc đời ấy chỉ là một tiếng kêu, một tiếng kêu bình dị và thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗt con người: “Ba”

Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ,như bao nhiêu con người Việt Nam “tuốt gươm ko chịu sống quỳ” khác ông Sáu khoác ba lô lên đường kháng chiến,tạm biệt quê hương,gia đình và đứa con gái chưa tròn một tuổi.Giữa chiến trường bom rơi đạn nổ không thể gặp con,bao yêu thương nhung nhớ chất đầy trong trái tim người cha ấy. Ông trở về thăm nhà khi đứa con đã 8 tuổi. Ông vui mừng biết bao, xúc động biết bao, đến nghẹn lại, đến cả vết sẹo bên má cũng giật giật khi được gặp lại đứa con gái mà ngày đêm ông hằng nhớ thương. Đáp lại sự vồ vập mong chờ của người cha bé Thu lại tỏ ra ngờ vực,lạnh lùng lảng tránh ba.Qua việc xây dựng một cô bé gái gan góc t/g đã thể hiện bút pháp phân tích tâm lí đặc sắc.Trong tâm hồn ngây thơ của cô bé thì người cha chụp ảnh với mẹ nó ngày xưa mới là cha nó còn người đàn ông có vết sẹo dài trên má kia thì không phải,cha nó không có viết sẹo xấu xí đó nên nó nhất định không chịu gọi ông Sáu là cha.Khao khát đốt lòng ông Sáu là được gặp con được nghe con gọi ba, được sống trong tình ruột thịt ấm áp,có ba có con, có cả gia đình trong những phút giây ngắn ngủi.Vì thế ông tìm mọi cách vỗ về làm thân và bày tỏ tình cảm chân thật của mình nhưng đáp lại là sự hoảng sợ, căm ghét, xa lánh của con gái.Có một tình thế người đọc tưởng như cô bé 8 tuổi kia sẽ không thể ương ngạnh được nữa,nó sẽ phải gọi ba.Nồi cơm to đang sôi, mẹ thì không có ở nhà,nó cần sự giúp đỡ của người lớn,chỉ một tiếng ba bé Thu sẽ giải quyết được khó khăn ngoài tầm với của nó,nó sẽ phải gọi ba.Nhưng không !Dứt khoát là không! Người đàn ông có vết sẹo ấy không phải là ba nó,nó không gọi,nó tự lấy muôi múc nước, nó tự làm lấy công việc nguy hiểm và quá sức ấy.Chính điều ấy đã làm cho không chỉ người cha, bạn của người cha mà làm cho cả người đọc chúng ta đau lòng bởi còn gì đau xót hơn khi tình phụ tử thiêng liêng ấy của ông Sáu bị chính đứa con quyết chối bỏ.
Trong bữ cơm thân mật ấm áp của gia đình, ông Sáu ân cần gắp vào bát con gái cái trứng cá,Thu cầm đũa xoi và trong bát, tưởng cô bé đã nguôi ngoai rồi,nhưng thật bất ngờ nó hất tung cái trứng cá _món quà tình nghĩa của người cha ra khỏi bát cơm. Người cha mong ngày mong đêm để được gặp con,được nghe con gọi một tiếng cha, hết sức yêu thương chăm sóc con cũng không thể ngờ được có chuyện ấy. Đau xót, bất lực, thất vọng, tức giận ông đã đánh con gái.Tình huống đã lên đến cao trào,mọi chuyện rồi sẽ thế nào đây?Nhưng bị ba đánh,bé Thu không hề khóc lóc, van xin mà lặng lẽ rời khỏi mân cơm bỏ về nhà bà ngoại.Hành động ương ngạnh tưởng như đáng ghét ấy của Thu lại là biểu hiện tuyệt vời của tình thương yêu vô bờ mà nó dành cho ba nó,người trong tấm ảnh chụp với má nó.Trong sự ương ngạnh quyết liệt ấy còn ẩn chứa niềm kiêu hãnh trẻ thơ về tình phụ tử thiêng liêng mà không gì có thể mua chuộc hay đánh đổi.Chính tính cách kiên định dứt khoát ấy đã làm nên bản chất ngoan cường của cô giao liên sau này.

Bỏ về nhà bà ngoại, Thu được bà giảng giải cho vết sẹo dài trên má của ba.Lúc ấy nó mới vỡ lẽ ra Thì ra bom đạn chiến tranh tàm bạo đã làm cho người cha anh dũng của nó phải mạng viết sẹo dài trên má.Tình yêu thương cha của nó bây giờ còn có cả lòng hãnh diện và ngưỡng một nữa.Nhưng lúc nó vỡ lẽ ra thì ba nó phải đi mất rồi,ba nó lại phải xa mẹ con nó.Thu ân hận, day dứt,hối tiếc và cảm thấy có lỗi với ba nhiều lắm, “nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn.”Những cảm xúc của cô bé thật chân thực và sâu sắc.

Lại một ngày chia tay nữa, ông Sáu lại phải tạm biệt quê hương,gia đình và đứa con gái bây giờ đã 8 tuổi,tạm biệt để lên đường và cuộc chiến đấu mới. Đúng lúc không ai ngờ nhất, đúng lúc ông Sáu tưởng như đã hết hi vọng, đúng lúc ấy cô con gái đã cất lên tiếng kêu “ba “xé lòng,tiếng kêu xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người.”. Tiếng kêu mà ông Sáu đã mong chờ suốt những năm tháng xa cách, đã mong chờ suốt những ngày trở về bên con,cũng là “tiếng ba mà nó đè nén bao nhiêu năm nay”,giờ thì nó đã vỡ oà ra nhưng trong lòng người đọc như có cái gì nghẹn ắng lại.Không dừng lại ở đó nó còn bày tỏ tình cảm với người ba của nó một cách mãnh liệt,nồng nàn: “Nó hôn ba nó khắp mọi nơi.Nó hôn tóc, nó hôn cổ,hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa” Người cha không cầm nổ nước mắt vì sung suớng, vì cảm động và cũng vì cảnh ngộ éo le của mình, ông phải đi rồi.

Trong những ngày tháng chiến tranh gian khổ,khó khăn,thiếu thôn đủ thứ, ông Sáu vẫn không nguôi nhớ con và lại càng day dứt khi đã đánh con.”Nỗi khổ tâm cứ giày vò” ông.“Ba về !Ba mua cây lược cho con nghe ba” đó là mong ước đầu tiên của đứa con gái bé bỏng trong lúc cha con từ biệt vì thế ông đã cố công kiếm một chiếc ngà voi để làm lược cho con.Một phần là vì trong rừng không mua được lược mà vì lược cho con gái ông phải làm từ vật liệu quý như thế,chiếc lược do chính tay cha làm cho con gái.Chiếc lược gỡ rối tâm tư nhớ nhung và day dứt vì đánh con của ông. Đau lòng biết bao, kỉ vật đầu tiên ông làm cho con gái cũng chính là kỉ vật cuối cùng.Trong giờ phút đối mặt với thận chết thì phụ tử thiêng liêng vẫn sống trong lòng ông,kỉ vật ấy ông nhất định phải tặng cho con gái, phải giữ lời hứa với con.Chỉ khi người đồng đội hứa sẽ trao tận tay cho con ông mới nhắm mắt đi xuôi.

Với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đắc sắc,ngôn ngữ giản dị mộc mạc, xây dựng tình huống bất ngờ, éo le Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện 1 cách cảm động tình cha con thiêng liêng sâu nặng,giữa đạn bom khói lửa,sự sống và cái chết mong manh tình phụ tử thiêng liêng ấy không một thứ gì có thể tiêu diệt được mà nó lại càng bên bỉ hơn, sáng đẹp hơn lúc nào hết. “Tình cha ấm áp như vầng thái dương…”

27 tháng 11 2016

Bạn tham khảo nhé

Hè vừa qua tôi được về thăm quê nội, điều làm tôi vô cùng bất ngờ và sung sướng đó là được ngồi cạnh một người lính mà trước đây chính là người lái xe trong đội xe được Phạm Tiến Duật miêu tả trong bài thơ: Tiểu đội xe không kính năm đó.

Người lính của tiểu đội xe không kính năm đó bây giò đã già, mái tóc đã điểm bạc, ông bùi ngủi kể cho tôi nghe những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến, về những kỉ niệm của tiểu đội xe không kính huyền thoại.

Thời điểm đó cuộc kháng chiến của dân tộc ta vô cùng ác liệt, những con đường huyết mạch luôn được bảo vệ chặt chẽ, bom đạn của kẻ thù cũng tập trung bắn phá ở những nơi đây. Ngày đó chú làm nhiệm vụ lái xe vận chuyển lương thực vũ khí cho tiền tuyến và đi qua con đường Trường Sơn lịch sử.

Với sự đáng phá dữ dội của giắc Mĩ, những chiếc xe ấy đã bị tàn phá, mất kính, mất đèn, thậm chí mất cả mui xe. Bom đạn ác liệt, ngồi trên chiếc xe không được bảo vệ nhưng lúc đó trong người những chiến sĩ chúng tôi chỉ có ý chí chiến đấu, nên vẫn ung dung, thản nhiên. Không có vật chắn, các chú càng dễ dàng nhìn mọi vật xung quanh mình, nhìn trời, nhìn sao, và thấy yêu quê hương hơn, có tinh thần chiến đấu hơn.

Lái xe không có kính nên bụi bám đầy người, mỗi khi dừng lại, đồng đội nhìn nhau thấy người nào cũng trắng xóa thì cứ cười ha ha với nhau. Đến giờ đi, các chú lại ngồi lên những chiếc xe đó. Bom đạn ngày đêm vẫn dội trên đầu, ngay sát chân, sống chết rất mong manh nhưng những người chiến sĩ ấy vẫn luôn lạc quan, yêu đời, coi cái chết nhẹ nhàng, không có gì đáng sợ cả

Người chiến sĩ ấy đã kể cho tôi nghe trên những cung đường vận chuyển đó chú luôn được gặp những người bạn, những người đồng đội của mình. Có những người chỉ gặp một lần rỗi mãi mãi ra đi. Họ bắt tay nhau qua ô cửa kính để sưởi ấm tình đồng đội. Nhiều khi họ dùng bữa cơm cùng nhau bên bếp Hoàng Cầm với những cái bát,đôi đũa dùng chung,quây quần bên. Người chiến sĩ lặng người đi khi nhắc đến những kỉ niệm nghĩa tình ấy. Rồi những giây phút nghỉ ngơi trên chiếc võng đu đưa,kể cho nhau nghe sự ác liệt của những cung đường đã đi qua. Không chỉ kể những chuyện về tiểu đội xe của mình, người chiến sĩ còn cho tôi thấy được sự dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong. Nhiệm vụ của các cô là luôn đảm bảo cho những chuyến xe thông suốt.

Tôi hỏi người chiến sĩ rằng, các chú đi trên những chiếc xe trong hoàn cảnh như vậy mà các chú cứ đi phăng phăng được sao? Người chiến sĩ ấy đã nói một câu làm tôi thật sự xúc động. Các chú chạy phăng phăng để dành lại độc lập, chạy về miền Nam ruột thịt đang cần các chú ở phía trước. Tôi thấy những người lính lái xe khi ấy thật dũng cảm, học đã sống và chiến đấu hết mình vì tổ quốc. Chính ý chí và tinh thần của họ đã góp phần tạo nên thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.

Đã đến lúc người chiến sĩ ấy phải xuống xe, tôi chia tay chú trong niềm nuối tiếc và xúc động. Tôi rất khâm phục những người lính lái xe khi ấy, tôi sẽ tỏ lòng biết ơn họ bằng cách học tập thật tốt, để góp phần xây dựng và bảo vệ nước nhà ngày càng giàu mạnh.

29 tháng 11 2016

Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu cùa dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đả lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.

Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc - Nam

Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:

- Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe vân tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc - Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước... Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.

Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt cùa các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua dược thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt được thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.

Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.

Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.

 



 

25 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Sắp Tết rồi! Phải, sắp Tết! Đã hơn hai năm trôi qua, không có bà ở bên chăm sóc, vỗ về, bà chỉ hiện lên trong những dòng kí ức, trong trí tưởng tượng non nớt của tôi. Và năm nay sẽ là lần đầu tiên tôi đi tảo mộ bà. Trong tôi rộn lên bao nỗi niềm cảm xúc...

Chớm xuân! Trời đất, vạn vật choàng tỉnh khỏi giấc ngủ mùa đông, khoác tấm áo mới tươi tắn mừng xuân về. Những giọt nắng đầu tiên đã xuất hiện, rơi xuống con đường đất nâu sậm thành từng vùng nắng ấm áp, dìu dịu, làm tan đi cái lạnh lẽo, u ám vốn thấy ở mùa đông. Bên vệ đường, những bông lau, những vạt cỏ mới mọc, khẽ đưa mình trước làn gió thoảng, gợn sóng mềm mại. Trời đất như rộng thêm ra! Cái phong vị mùa xuân đang lan tỏa khắp nơi.

Đường vắng vẻ, mọi người rảo bước đi nhanh hơn. Còn tôi, tôi thấy mình thật lạ! Tôi đã rất muốn gặp, rất muốn thăm bà nhưng thực tình tôi không muốn bước chân vào khu nghĩa trang này, nó như cho tôi cái cảm giác phải tin là bà đã mãi đi xa vậy. Dòng suy nghĩ vẩn vơ, chân bước tiếp, rồi tự bao giờ tôi đã đứng trước nơi bà yên nghỉ. Mọi thứ xung quanh chọt mờ đi trước mắt tôi, tôi muốn dùng nước mắt như cố để phủ nhòa đi cái cảnh tượng trước mắt. Mẹ tôi đã chuẩn bị đầy đủ trong chiếc làn nặng trĩu những thứ cần thiết: nào nhang, hoa và cả đồ lễ nữa. Mẹ cùng chị sửa sang phần mộ chu đáo, cẩn thận, nhổ cỏ quanh bia đá. Đưa tôi mấy nén nhang thơm đã đốt sẵn, mẹ bảo hai chị em đi thắp nhang cho các ngôi mộ xung quanh. Mẹ tôi vẫn đang sửa cỗ. Xa xa nơi một góc nghĩa trang, một nhà đang hóa vàng và lục tục chuẩn bị ra về. Lũ trẻ nhà đó chạy lăng xăng đi trước, người lớn sửa soạn đi sau.

 

...Tôi giờ đang đứng lặng ở đây, trước mộ bà, chắp tay làm lễ như mẹ và chị tôi. Những kỉ niệm chọt ùa về với tôi thật rõ nét, tất cả chỉ như vừa mới qua thôi. Tôi nhớ những ngày bà bế tôi rong chơi khắp làng, nhớ cả hơi ấm đặc biệt của bà nữa. Quên sao được hình bóng bà chập chờn trên vách bếp mỗi sớm tinh sương, bà nấu những nồi chè nóng, nướng những củ khoai thơm phức cho chị em tôi. Lúc nào bà cũng dành cho tôi phần hơn, phần ngon. Tôi cũng là đứa thường hay thích chải tóc cho bà, mái tóc bà dài, xòa ngang lưng, lốm đốm những sợi bạc và thoang thoảng mùi sả thơm. Tôi nhớ khôn nguôi cái mùi hương nồng ấm làm cay cay sống mũi ấy! Tôi cũng biết rằng hồi đó tôi chỉ là đứa trò hậu đậu, vụng về, làm đâu đổ đấy. Nhưng bà chẳng bao giờ quở trách tôi, cũng chẳng bao giờ bảo tôi hậu đậu cả. Bà dạy tôi mọi thứ, bà cho tôi niềm tin ở những việc mình làm, cho tôi cả những niềm hạnh phúc lớn lao. Bây giờ, tôi đã khôn lớn hơn, đã bớt hậu đậu, vụng về thì tôi chẳng còn có dịp cho bà thấy những việc mình làm nữa. Bây giờ, ông cũng vẫn thường cho tôi những quả lộc nhưng cái cảm giác ngày xưa đã mãi không còn nữa, nó không phải là cảm giác thích thú, hớn hở khi được bà cho quà... Ngày trước, cứ mỗi đợt đông về, bà luôn nhắc tôi phái mặc áo cho ấm, sợ tôi ho và ốm, bà sợ tôi lạnh. Vậy mà bây giờ bà nằm đây, trong đất lạnh, cô đơn và trống trải. Bà có cảm nhận được không một mùa xuân ấm áp sắp về.

Một làn gió thoảng qua kéo tôi trở lại với thực tại, đưa tôi ra khỏi thế giới của tuổi thơ tràn ngập bóng bà. Chị và mẹ đang gọi tôi. Mẹ đang hóa vàng, những tro tiền giấy theo gió bay khắp cả một khoảng không trước mộ.

Tôi nhận ra ràng, bà đi thật rồi... Tôi trở về khi ánh hoàng hôn dán buông, cảnh vật nhuốm một màu vàng nhàn nhạt, ảm đạm. Tôi quay gót, ngước nhìn phía sau con đường vừa bước. Dường như tôi mong chờ một hình bóng ai đó hay một điều kì diệu làm phai bớt đi gam màu buồn này, có thể gạt đi trong tôi bao ý nghĩ miên man ùa về.

26 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Sắp Tết rồi! Phải, sắp Tết! Đã hơn hai năm trôi qua, không có bà ở bên chăm sóc, vỗ về, bà chỉ hiện lên trong những dòng kí ức, trong trí tưởng tượng non nớt của tôi. Và năm nay sẽ là lần đầu tiên tôi đi tảo mộ bà. Trong tôi rộn lên bao nỗi niềm cảm xúc...

Chớm xuân! Trời đất, vạn vật choàng tỉnh khỏi giấc ngủ mùa đông, khoác tấm áo mới tươi tắn mừng xuân về. Những giọt nắng đầu tiên đã xuất hiện, rơi xuống con đường đất nâu sậm thành từng vùng nắng ấm áp, dìu dịu, làm tan đi cái lạnh lẽo, u ám vốn thấy ở mùa đông. Bên vệ đường, những bông lau, những vạt cỏ mới mọc, khẽ đưa mình trước làn gió thoảng, gợn sóng mềm mại. Trời đất như rộng thêm ra! Cái phong vị mùa xuân đang lan tỏa khắp nơi.

Đường vắng vẻ, mọi người rảo bước đi nhanh hơn. Còn tôi, tôi thấy mình thật lạ! Tôi đã rất muốn gặp, rất muốn thăm bà nhưng thực tình tôi không muốn bước chân vào khu nghĩa trang này, nó như cho tôi cái cảm giác phải tin là bà đã mãi đi xa vậy. Dòng suy nghĩ vẩn vơ, chân bước tiếp, rồi tự bao giờ tôi đã đứng trước nơi bà yên nghỉ. Mọi thứ xung quanh chọt mờ đi trước mắt tôi, tôi muốn dùng nước mắt như cố để phủ nhòa đi cái cảnh tượng trước mắt. Mẹ tôi đã chuẩn bị đầy đủ trong chiếc làn nặng trĩu những thứ cần thiết: nào nhang, hoa và cả đồ lễ nữa. Mẹ cùng chị sửa sang phần mộ chu đáo, cẩn thận, nhổ cỏ quanh bia đá. Đưa tôi mấy nén nhang thơm đã đốt sẵn, mẹ bảo hai chị em đi thắp nhang cho các ngôi mộ xung quanh. Mẹ tôi vẫn đang sửa cỗ. Xa xa nơi một góc nghĩa trang, một nhà đang hóa vàng và lục tục chuẩn bị ra về. Lũ trẻ nhà đó chạy lăng xăng đi trước, người lớn sửa soạn đi sau.

 

...Tôi giờ đang đứng lặng ở đây, trước mộ bà, chắp tay làm lễ như mẹ và chị tôi. Những kỉ niệm chọt ùa về với tôi thật rõ nét, tất cả chỉ như vừa mới qua thôi. Tôi nhớ những ngày bà bế tôi rong chơi khắp làng, nhớ cả hơi ấm đặc biệt của bà nữa. Quên sao được hình bóng bà chập chờn trên vách bếp mỗi sớm tinh sương, bà nấu những nồi chè nóng, nướng những củ khoai thơm phức cho chị em tôi. Lúc nào bà cũng dành cho tôi phần hơn, phần ngon. Tôi cũng là đứa thường hay thích chải tóc cho bà, mái tóc bà dài, xòa ngang lưng, lốm đốm những sợi bạc và thoang thoảng mùi sả thơm. Tôi nhớ khôn nguôi cái mùi hương nồng ấm làm cay cay sống mũi ấy! Tôi cũng biết rằng hồi đó tôi chỉ là đứa trò hậu đậu, vụng về, làm đâu đổ đấy. Nhưng bà chẳng bao giờ quở trách tôi, cũng chẳng bao giờ bảo tôi hậu đậu cả. Bà dạy tôi mọi thứ, bà cho tôi niềm tin ở những việc mình làm, cho tôi cả những niềm hạnh phúc lớn lao. Bây giờ, tôi đã khôn lớn hơn, đã bớt hậu đậu, vụng về thì tôi chẳng còn có dịp cho bà thấy những việc mình làm nữa. Bây giờ, ông cũng vẫn thường cho tôi những quả lộc nhưng cái cảm giác ngày xưa đã mãi không còn nữa, nó không phải là cảm giác thích thú, hớn hở khi được bà cho quà... Ngày trước, cứ mỗi đợt đông về, bà luôn nhắc tôi phái mặc áo cho ấm, sợ tôi ho và ốm, bà sợ tôi lạnh. Vậy mà bây giờ bà nằm đây, trong đất lạnh, cô đơn và trống trải. Bà có cảm nhận được không một mùa xuân ấm áp sắp về.

Một làn gió thoảng qua kéo tôi trở lại với thực tại, đưa tôi ra khỏi thế giới của tuổi thơ tràn ngập bóng bà. Chị và mẹ đang gọi tôi. Mẹ đang hóa vàng, những tro tiền giấy theo gió bay khắp cả một khoảng không trước mộ.

Tôi nhận ra ràng, bà đi thật rồi... Tôi trở về khi ánh hoàng hôn dán buông, cảnh vật nhuốm một màu vàng nhàn nhạt, ảm đạm. Tôi quay gót, ngước nhìn phía sau con đường vừa bước. Dường như tôi mong chờ một hình bóng ai đó hay một điều kì diệu làm phai bớt đi gam màu buồn này, có thể gạt đi trong tôi bao ý nghĩ miên man ùa về.