K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3

:(((((((((((9ok

5 tháng 11 2018

Bài làm

“Thầy bói xem voi” là truyện ngụ ngôn có ý nghĩa phản ảnh những con người chỉ đánh giá sự vật, hiện tượng phiến diện, không có cái nhìn bao quát. Câu chuyện để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ, cần phải hoàn thiện bản thân mình hơn, đặc biệt trong cách nhìn nhận cuộc sống này. Truyện tạo ra tiếng cười hài hước, dí dỏm nhưng có ý nghĩa châm biếm, mỉa mai sâu cay.

Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” kể về câu chuyện xem voi của 5 ông thầy bói. Cả 5 ông đều có sự khiếm khuyết của bản thân mình nên đánh giá con voi chỉ từ một phía, mà từ đó đã nói lên được tổng thể con voi như thế nào. Đây là một cách đánh giá không đúng bản chất, chỉ đi vào 1 khía cạnh, quá cục bộ, địa phương. Và cuối cùng chính là cuộc ẩu đả của 5 ông thầy, vì ai cũng nhận phần đúng về phía bản thân mình.

Cả 5 ông thầy bói đều bị mù khi mỗi ông sờ vào một bộ phận của con voi và bắt đầu đánh giá. Ông thì sờ vòi, ông sờ chân, ông sờ đuôi, ông sờ tai, ông sờ ngà. Mỗi ông một bộ phận nên đưa ra đánh giá, nhận xét cũng hoàn toàn khác nhau. Thầy sờ ngà thì bảo nó “chần chẫn như cái đòn càn”, thầy sờ tai bảo “bè bè như cái quạt thóc”, thầy xem chân bảo “sừng sững như cái cột đình”, thầy sờ đuôi bảo “chun chun”. Các ông đã lấy cái cụ thể để miêu tả cái tổng thể, như vậy là hoàn toàn sai lầm. Những lời nhận xét của các ông thầy bói đều phiến điện và không có ai có thể đánh giá chính xác con voi có hình dáng như thế nào. Những đặc tính bên ngoài không thể nào có thể nói lên được con voi trong mắt mọi người như thế này. Như vậy, những lời đánh giá này của các ông thầy bói chỉ mang tính chất phiến diện, hoàn toàn không có căn cứ.

Và câu chuyện thêm hứng thú và đầy kịch tính khi ông thầy nào cũng muốn bảo vệ ý kiến của mình, không ai chịu thua ai. Chính vì sự khiếm khuyết trên cơ thể mà các ông thầy bói đã dẫn đến sự khiếm khuyết về suy nghĩ áp đặt cho con voi của mình. Những tranh luận đó hoàn toàn sai lầm nhưng không ai nhận sai. Đó chính là sự bảo thủ. Cuộc tranh luận kết thúc bằng ẩu đá, đánh lộn lẫn nhau gây nên sứt đầu mẻ trán của 5 ông thầy bói.

Như vậy câu chuyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” với sự phán xét phiến diện, không có căn cứ của 5 ông thầy bói đã giúp cho người đọc nhận ra nhiều điều trong cuộc sống này. Khi muốn đánh giá một sự vật, hiện tượng nào đó, hay là một con người cụ thể thì cần có cái nhìn tổng quát nhất để có thể không bỏ sót bất kì một khía cạnh nhỏ nào.

k hộ mk nhé !

3 tháng 11 2017

Bài làm

“Thầy bói xem voi” là truyện ngụ ngôn có ý nghĩa phản ảnh những con người chỉ đánh giá sự vật, hiện tượng phiến diện, không có cái nhìn bao quát. Câu chuyện để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ, cần phải hoàn thiện bản thân mình hơn, đặc biệt trong cách nhìn nhận cuộc sống này. Truyện tạo ra tiếng cười hài hước, dí dỏm nhưng có ý nghĩa châm biếm, mỉa mai sâu cay.

Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” kể về câu chuyện xem voi của 5 ông thầy bói. Cả 5 ông đều có sự khiếm khuyết của bản thân mình nên đánh giá con voi chỉ từ một phía, mà từ đó đã nói lên được tổng thể con voi như thế nào. Đây là một cách đánh giá không đúng bản chất, chỉ đi vào 1 khía cạnh, quá cục bộ, địa phương. Và cuối cùng chính là cuộc ẩu đả của 5 ông thầy, vì ai cũng nhận phần đúng về phía bản thân mình.

Đây thực sự là một câu chuyện có ý nghĩa giáo dục con người ta, cần phải có cái nhìn tổng thể trước khi đánh giá một việc gì đó.

22 tháng 11 2023

5 ông đi coi bói voi nhưng không thành còn đạp phải sit voi xem trong sit voi có gì thì một con voi con xuất hiện trong đống phân sau đó vào 5 ông chạy tới húp hết đống phân voi ông con nói nó còn nóng ăn mới ngon

8 tháng 11 2019

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ về nhân vật ếch và giúp ta có được những bài học bổ ích.
Chú ếch trong câu chuyện nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Các con vật sống cùng với ích dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể. Đó là một suy nghĩ sai lầm, song điều này rất dễ hiểu: ếch đã bao giờ bước ra khỏi cái miệng giếng đó đâu, nên nó không biết thế giới ngoài kia còn bao điều lo lớn là phải!
Nhưng không chỉ thiếu hiểu biết, chủ quan và kiêu ngạo, ếch còn là một kẻ không thức thời. Lần đầu tiên rời khỏi cái giếng nhà mình, đáng ra nó phải khiêm nhường học hỏi về thế giới mới. Nhưng không. Nó nghĩ cái nơi mới mẻ này cũng như cái giếng cạn của nó, vây nên đi lại nghênh ngang kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh. Việc ếch bị trâu đi qua giẫm bẹp cũng là điều dễ hiểu. Đó là hậu quả tất yếu của thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng. Giá ếch chịu khó để ý xung quanh thì đã không xảy ra tai hoạ. Nhưng tiếc thay, nó đã không biết thân biết phận như vậy thì nếu khống bị trâu giẫm, nó cũng sẽ găp phải một tai hoạ khác.
Câu chuyện về chú ếch ngốc nghếch đã mang lại cho người đọc nhiều bài học có ích trong cuộc sống. Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết về thế giới xung quanh. Khi sống lâu trong một môi trường khép kín, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo. Bởi vậy, chúng ta phải biết mở rộng các mối quan hệ bạn bè, thầy cô; biết "đi một ngày đàng" để "học một sàng khôn". Bên cạnh đó, sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia. Vì vây, dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết. Và khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi; tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.

18 tháng 11 2018

Truyền thuyết Sự tích Hổ Gươm đã thể hiện niềm tự hào vô bờ về lòng yêu nước, yêu hoà bình của dân tộc Việt Nam ta. Góp phần khẳng định truyền thống quý báu đó của dân lộc là "nhân vật" gươm thần trong tác phẩm.

Gươm thần nguyên là của Đức Long Quân. Ngài đã cho nghĩa quân mượn vì muốn nghĩa quân đánh thắng giặc. Long Quân là một trong những nhân vật thần kì do nhân dân sáng tạo ra. Bằng chi tiết Long Quân cho nghĩa quân Lê Lợi mượn gươm thần, tác giả dân gian đã chứng tỏ rằng cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn hợp chính nghĩa, lòng người, được nhân dân hết lòng ủng hộ. Khi đó, gươm thần trở thành hiện thân cho sự đồng thuận của thần và người đối với sự nghiệp đánh dẹp giặc Minh của nghĩa quân Lam Sơn (trên thân gươm còn nổi lên hai chữ "Thuận Thiên").

Cách thức gươm thần đến với Lê Lợi cũng rất đặc biệt. Vị chủ tướng của nghĩa quân Lam Sơn không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận sau ba lần quăng lưới vất vả mới nhận được lưỡi gươm dưới nước. Có thể nói, chi tiết này hàm ý nhắn nhủ: kháng chiến muốn thắng lợi phải biết kiên trì, nhẫn nại. Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với lưỡi gươm nhận được ở vùng biển của Thận thì "vừa như in". Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết, thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi. Mai chữ "Thuận Thiên" (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

Đến với Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, gươm thần đã phát huy sức mạnh thần kì của mình. Từ khi có gươm thần, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía. Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước.

Đất nước đã thanh bình, Long Quân cho Rùa Vàng lên đòi lại gươm. Khi ấy Lê Lợi đang dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, lưỡi gươm đeo bên mình Lô Lợi động đậy. Rùa Vàng nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua rút gươm nâng về phía Rùa Vàng, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống nước.

Là một "nhân vật" đặc biệt trong truyền thuyết nổi tiếng của văn học nước nhà song gươm thần thực sự mang những ý nghĩa sâu sắc, thấm thía.

10 tháng 11 2019

Truyện "Ếch ngồi đáy giếng" là một câu chuyện ngụ ngôn rất hỏm hỉnh và lý thú, mượn chuyện của loài vật để nói bóng gió, kín đáo về con người.

Câu truyện phản ánh cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp lại hay huênh hoang, khoác lác, luôn cho mình là đúng. Đồng thời khuyên mọi người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo.

Truyện tuy ngắn nhưng bố cục chia thành hai phần rõ rệt. Phần đầu kể về hoàn cảnh sống và trình độ hiểu biết ít ỏi của con ếch. Phần hai kể về hậu quả tai hại của thái độ chủ quan, cách nhìn nhận phiến diện, kiêu ngạo từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho con người.

Nội dung câu truyện được tóm tắt như sau: Vì sống lâu trong một cái giếng nhỏ hẹp nên ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung, còn nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to, nước giếng tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ, nó nhâng nháo đưa mắt nhìn lên bầu trời, chẳng thèm để ý gì đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

Tác giả dân gian đã khéo léo tưởng tượng ra bối cảnh của câu truyện và tâm lí nhân vật để người đọc có cái nhìn chính xác và trả lời câu hỏi: Tại sao con ếch lại có những suy nghĩ thiển cận như vậy?
Bởi ếch sống lâu dưới đáy một cái giếng nhỏ nên từ dưới giếng nhìn lên, nó chỉ thấy bầu trời bé xíu bằng cái miệng giếng. Ngày nào cũng thấy như vậy nên nó khẳng định bầu trời chỉ to bằng ngần ấy mà thôi.

Dưới giếng lâu nay cũng chỉ có một vài loài vật nhỏ bé tầm thường như nhái, cua, ốc… Mỗi khi ếch cất tiếng kêu "Ồm ộp" vang động khiến các loài vật khác đều hoảng sợ. Chi tiết này vừa có ý nghĩa hiện thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng. Giếng nhỏ lại sâu, khi có tiếng động thi âm vang rất lớn. Giống như ở nông thôn thời xưa, hễ nhà ai có việc gi thì cả xóm, cả làng đều biết. Làng lại xa vua, xa quan nên bọn cường hào ác bá tha hồ lộng quyền tác oai tác quái, nhũng nhiễu hành hạ, áp bức dân lành.

Trong cái thế giới quá nhỏ bé ấy, ếch tự cho mình là một vị chúa tể nên chẳng coi ai ra gì. Chưa bao giờ nó được biết thêm về một môi trường khác, một thế giới khác, cho nền tầm nhìn rất hạn hẹp, trình độ hiểu biết ít ỏi, nông cạn, thấp kém. Thế nhưng ếch lại chủ quan, kiêu ngạo, tự cho là mình tài giỏi hơn tất cả. Điều đó đã trở thành thói quen, tật xấu của nó.

Tác giả dân gian tạo tình huống bất ngờ xảy ra làm đảo lộn tất cả.

Sau một cơn mưa lớn, nước giếng đầy tràn, đẩy ếch ra bên ngoài. Hoàn cảnh sống của ếch thay đổi đột ngộtL, từ một phạm vi rất hẹp là đáy giếng tới một phạm vi rất rộng là không gian mênh mông. Lúc đầu, ếch cứ tưởng mặt đất cũng giống như đáy giếng kia, bầu trời trên đầu nó lúc này cũng chỉ là bầu trời mà nó đã quen nhìn qua miệng giếng bấy lâu nay và nó vẫn là chúa tể.
Nhưng mặt đất thì mênh mông mà bầu trài thì bát ngát.

Muốn tồn tại, ếch phải thay đổi cách nhìn nhận mọi thứ, cách sống của mình. Nhưng quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu "Ồm ộp".
Cơn mưa lớn chỉ làm thay đổi hoàn cảnh sống chứ không phải là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch mà nguyên nhân chính là thói kiêu ngạo, chủ quan của nó.

Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết tránh cách đánh giá, kết luận vội vàng phiến diện, nông cạn. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi tích lũy kinh nghiệm để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn sâu rộng; không nên chủ quan, kiêu ngạo vì sự chủ quan, kiêu ngạo sẽ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về bài học của câu truyện chớ nên tự biến minh thành "Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung".

10 tháng 11 2019

vậy còn Thầy bói xem voi đâu và bạn còn phải nêu những từ đó ra nửa!!

17 tháng 12 2020

sau khi học truyện ngụ ngôn "ếch ngồi đáy giếng", em rút ra bài học là : không nên huênh hoang, kiêu ngạo, ra oai.Khuyên con người ta phải mở rộng tầm hiểu biết của mình, vì tầm hiểu biết của chúng ta là vô cùng hạn hẹp và ít ỏi như những hạt cái li ti trên sa mạc so với kiến thức nhân laoij thì mênh mông. Sau bài học này em rút ra bài học không được chủ quan , kiêu ngạo vì chủ quan , kiêu ngạo sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường . Em sẽ chăm chỉ học tập để mở rộng tầm hiểu biết của mình .

8 tháng 11 2018

Bài 1

Mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng có cho mình một người bạn thân, em cũng vậy, em có rất nhiều bạn bè, ai em cũng yêu quý nhưng thân nhất với em là Hoa, cô bạn chơi với em từ ngày còn học mẫu giáo.

Em và Hoa là bạn chơi với nhau từ bé, nghe mẹ em bảo là chúng em thân nhau từ ngày học cùng mầm non. Tụi em đi đâu cũng có nhau, chơi gì cũng rủ nhau và chia sẽ với nhau tất cả mọi chuyện không hề có ý nghĩ giấu diếm gì. Hoa bằng tuổi em nhưng cao hơn em một chút, dáng người hơi gầy, nước da trắng nõn và có một mái tóc dài đen mượt, một mái tóc mà em luôn mơ ước. Nổi bật trên khuôn mặt trái xoan là đôi mắt đen lay láy, ai cũng bảo bạn có đôi mắt biết nói, là một đôi mắt đẹp lại sinh động. Nụ cười của Hoa đúng như tên gọi của bạn vậy, tươi như hoa, rực rỡ, tự nhiên và làm cho người khác dễ chịu. Phải nói rằng em rất tự hào khi có một người bạn thân như Hoa, bạn học rất giỏi lại ngoan ngoãn, tốt bụng và dịu dàng. Mỗi khi có bài không hiểu, Hoa đều kiên trì giảng lại cho em đến hiểu mới thôi, mẹ rất vui khi thấy em có một người bạn thân tốt bụng và ngoan như Hoa, mẹ không phải lo lắng em sẽ bị bạn bè xấu lôi kéo. Em và Hoa vô cùng thân thiết, như hình với bóng. Dù chúng em có rất nhiều bạn nhưng đối với cả hai, chỉ công nhận nhau là bạn thân. Vì thế mà chúng em luôn có thói quen chia sẻ cho nhau mọi điều, không giấu bất cứ niềm vui hay nỗi buồn nào trong lòng. Mọi tâm sự khi em được trút hết với Hoa, em thấy lòng mình nhẹ nhõm hẳn, rồi khi em được nghe Hoa tâm sự em lại thấy mình trở nên gần gũi với bạn thêm. Có một chuyện đã xảy ra với chúng em từ lâu mà làm em nhớ mãi. Hồi ấy, chúng em học lớp Ba, có một bạn mới chuyển tới lớp, cô xếp chỗ cho bạn đó ngồi cạnh em và em thấy mình và bạn đó chơi rất hợp nhau. Em và bạn ấy đã rất thân, đi đâu cũng cùng đi, chuyện gì cũng kể cho nhau nghe, cuối tuần còn rủ nhau đi chơi. Vì dành nhiều thời gian cho bạn mới nên em thất hẹn với Hoa nhiều lần vì nghĩ Hoa sẽ bỏ qua cho em. Hoa bỏ qua một lần, hai lần rồi bạn giận em. Lúc đầu, em còn thấy Hoa nhỏ mọn, em giận lại bạn, nhưng rồi, em đem chuyện này nói với mẹ, mẹ đã nói là em đã sai, em có bạn mới là bỏ Hoa chơi một mình trong khi Hoa là người bạn thân nhất của em, bạn giận cũng không có gì sai cả. Em hiểu ra vấn đề và chạy ngay sang nhà Hoa để xin lỗi, nhưng đến cửa, còn chưa kịp xin lỗi thì Hoa đã hiểu tất cả, bạn cười khì và tha thứ cho em. Từ lần đó, chúng em chơi với nhau còn thân thiết hơn trước và không ai mắc phải lỗi lầm như vậy nữa.

Em rất yêu quý Hoa, chúng em hứa với nhau sẽ là những người bạn thân mãi mãi.