K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 6 2021

Tham Khảo !

 

Sáng nay, trong tiết Văn, chúng em được học về truyền thuyết Thánh Gióng, người anh hùng nhỏ tuổi đã lập nên kỳ tích quét sạch giặc Ân xâm lược ra khỏi bờ cõi nước ta. Giọng kể truyền cảm, sinh động của cô giáo Hương đã đưa chúng em vào thế giới đầy những hình ảnh huyền ảo, phi thường. Hình tượng đẹp đẽ của Thánh Gióng đã để lại trong tâm trí em một ấn tượng sâu đậm có sức cuốn hút lạ lùng. Đến đêm, trước khi đi ngủ, em giở sách ra đọc lại truyện một lần nữa và ao ước rằng giá như mình vươn vai một cái cũng trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt như Thánh Gióng. Ao ước cháy bỏng ấy đã theo em vào cả giấc mơ ..

 

Em đang đi giữa một vùng quê yên bình, đầy hoa thơm cỏ lạ. Những ngôi làng được bao bọc bằng lũy tre đằng ngà, thân vàng óng, lá xanh rì rào trước ngọn gió xuân hây hẩy. Dọc đường, ao chuôm nối tiếp nhau thành dãy, mặt nước lung linh soi bóng mây trời. Mỗi hình ảnh đều gợi lại chiến công của Thánh Gióng. Dòng người đông đúc đang hối hả kéo nhau về đền thờ Thánh Gióng. Tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã, náo nức cả một vùng.

Em ngước mắt lên nhìn bầu trời xanh thăm thẳm. Ồ kìa! Lạ chưa! Có một đám mây ngũ sắc giống hệt hình người đang cưỡi ngựa. Đám mây hạ thấp dần, thấp dần và em không tin vào mắt mình nữa. Trước mặt em là Thánh Gióng đầu đội mũ sắt, mặc áo giáp sắt, cưỡi trên lưng ngựa sắt… hiển hiện trên bãi cỏ xanh. Thánh Gióng vui vẻ cất tiếng chào:

– Chào cậu bé! Ta là Thánh Gióng. Ta đã nhận được lời nguyện cầu của cậu. Cậu có muốn ta giúp gì chăng?

Sự ngạc nhiên tột độ đã nhanh chóng biến thành niềm vui mừng khôn xiết. Em vội vàng bày tỏ:

– Thưa ngài! Em và các bạn chỉ ao ước làm sao vươn vai một cái trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt như ngài. Xin hỏi ngài bí quyết để điều đó biến thành hiện thực.

Thánh Gióng cười lớn, tiếng cười vang động không gian

– Ồ! Ta hiểu! Tuổi thơ bao giờ cũng có những ước mơ đẹp lạ thường! Ngày xưa, ta cũng vậy. Chính sự tồn vong của đất nước trước nạn ngoại xâm đã khơi dậy trong ta sức mạnh thần kì. Chính dân làng đã góp gạo nuôi ta lớn nhanh như thổi để đi đánh giặc. Sức mạnh của ta là sức mạnh lòng yêu nước của toàn dân. Việc ta vươn vai một cái trở thành tráng sĩ tượng trưng cho khát vọng chiến thắng quân thù. Ta thay mặt nhân dân trừng trị đích đáng lũ giặc ngông cuồng, dám xâm phạm vào giang sơn gấm vóc của tổ tiên.

Còn bây giờ, trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, con người không cần phải khổng lồ về thể xác nhưng phải khổng lồ về ý chí và trí tuệ. Một trí tuệ sáng suốt, một nghị lực phi thường trong một thân thể khỏe mạnh là những điều rất cần thiết cho cuộc sống ngày nay. Đó là những lời tâm huyết mà ta muốn nói. Cậu bé hãy suy nghĩ kỹ xem có đúng không. Nếu đúng thì hãy làm theo và ta cũng nói trước rằng đó là cả quá trình phấn đấu lâu dài và gian khổ đấy! Ta chúc cậu mai sau trở thành người có đức, có tài hữu ích cho đất nước! Thôi, chào cậu! Ta đi đây!

Thánh Gióng dứt lời, ngựa sắt hí vang, bốn vó từ từ nhấc khỏi mặt đất. Cả người lẫn ngựa bay càng lúc càng cao, rồi mờ dần, mờ dẫn giữa những đám mây trắng như bông.

Em bàng hoàng tỉnh giấc. Ôi! Thì ra là một giấc mơ! Một giấc mơ lạ lùng! Tiếng nói của Thánh Gióng vẫn văng vẳng đâu đây. Em thấm thía lời khuyên chí tình của ngài. Đúng là chỉ có thể bằng con đường học tập, rèn luyện và phấn đấu không ngừng thì chúng ta mới biến được những ước mơ đẹp đẽ thành hiện thực.

8 tháng 6 2021

Tham khảo nha em:

Trời đã về khuya, mọi vật bắt đầu chìm vào trong giấc ngủ, chỉ còn nghe thấy tiếng dế kêu ri ri ngoài vườn. Em vẫn không tài nào ngủ được bởi không khí hội Gióng vẫn còn âm ỉ trong người. Ngồi tựa lưng vào bậu cửa, em mơ màng nhớ lại bầu không khí sôi động của đám rước ban chiều.

Đang thả hồn theo mây gió thì bỗng đâu một vầng sáng xuất hiện khiến em hoa cả mắt. Đằng sau vầng sáng đó là một cánh cửa mờ ảo được tạo bằng sương và khói, vẫn chưa hết ngạc nhiên thì vẳng lại từ sau cánh cửa là tiếng ngựa hí vang xen lẫn tiếng binh khí chạm vào nhau nghe sắc lạnh. Tò mò, em bước chân vào trong làn khói sương và ngạc nhiên thấy trước mắt em là một quang cảnh vô cùng hỗn loạn. Xác giặc chất thành đống, những tên còn sống đang toán loạn tìm đường tháo chạy. Từ đằng xa một tráng sĩ thân hình cao lớn vạm vỡ, oai phong lẫm liệt đang vung roi sắt đánh giết quân thù. Lại gần hơn nữa thì thấy rõ hơn con ngựa tráng sĩ đang cưỡi không phải ngựa thật mà là một con ngựa sắt miệng còn đang phun lửa về phía kẻ thù. Trận đánh đang hồi ác liệt thì bỗng đâu roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre bên đường quật vào giặc tơi bời. Ngây người trước cảnh tượng cực kì hùng tráng ấy, em không thốt nên lời.

 

Ước mơ gặp Thánh Gióng đã có trong em từ lâu bởi em luôn xem Ngài là thần tượng của mình. Giờ đây khi tận mắt được trông thấy Ngài hùng dũng giết giặc, em không khỏi không cảm động. Bạo dạn, em tiến lại gần Ngài và cất tiếng hỏi hết sức cung kính.

– Ngài có phải Thánh Gióng – ạnh hùng của làng Phù Đổng, người có công đánh đuổi giặc Ân trong truyền thuyết?

Nhìn em một hồi, Thánh Gióng đáp, giọng sang sảng:

– Đúng vậy. Nhìn ngươi rất lạ, chắc không phải người nơi đây?

– Ngài nói đúng, cháu là người của tương lai ngàn vạn năm sau. Nhưng cháu cũng là “con Rồng cháu Tiên” giống như nhân dân nước Việt, là con cháu của Ngài…

– Ra là vậy. Thế ngươi gặp ta có chuyện gì?

– Thưa, cháu rất ngưỡng mộ tài năng phi thường của Ngài, cháu cũng muốn mình có thể vươn vai thành “Thánh Gióng”. Ngài chỉ cho cháu bí quyết có được không?

Nghe ước muốn ngây ngô của em, Thánh Gióng cười vang. Tiếng cười của Ngài làm những bụi tre gần đó rung lên. Xong Ngài nói:

– Cháu yêu, ta rất vui khi thấy cháu quý mến ta, nhưng quả thật ta không có bí quyết nào để nói cho cháu. Có chăng thì đó chính là tình yêu thương và đùm bọc của nhân dân làng Gióng nói riêng và nhân dân Lạc việt nói chung với ta. Cháu thấy đấy, nếu không nhờ cơm gạo, áo quần,tình yêu thương,… của bà con chòm xóm thì ta đâu có thể dễ dàng vươn vai thành tráng sĩ như bây giờ. Và nếu không có ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt trợ giúp thì ta thật khó khăn khi đánh đuổi giặc Ân. Chiến thắng vẻ vang này không phải công sức của mình ta. Nó là kết quả của tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân Đại Việt. Cháu nhìn xem, thanh roi sắt cứng cáp là thế ấy vậy mà đánh mãi cũng phải gãy, nhưng bó tre thân thuộc kia sao lại bền đến vậy? Bởi nó không chỉ có một mình, nó có sự gắn kết của nhiều cây tre. Đoàn kết và yêu thương chính là sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù.

Nghe người anh hùng làng Gióng tâm sự, em cảm thấy mình hiểu ra nhiều điều và càng khâm phục Ngài hơn. Em đang định hỏi tiếp thì Ngài đã thúc ngựa hí vang và phóng vút đi. Vẳng lại bên tai chỉ còn tiếng chào từ biệt. Thế rồi cả người và ngựa từ từ bay lên trời, nhìn từ xa vẫn còn thấy một vệt sáng le lói lẫn vào trong mây khói…

Bỗng có ai đó lay em rồi có tiếng mẹ gọi:

– Dậy đi con! Lên giường mà ngủ chứ! Ngồi đây khéo cảm lạnh bây giờ.

Em mở mắt, choàng tỉnh giấc. Hoá ra tất cả chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ rất thú vị. Giấc mơ đã giúp em hiểu hơn về người anh hùng làng Gióng và hiểu hơn về “bí quyết” vươn vai Phù Đổng của Thánh Gióng nói riêng và của dân tộc Việt Nam ta nói chung trong những năm tháng đánh giặc cứu nước cũng như xây dựng xã hội mới sau này.

5 tháng 12 2018

Sắp xếp thứ tự kể các sự việc chính ở truyện theo trình tự thời gian: Con Rồng cháu Tiên-> Thánh Gióng-> Bánh chưng bánh giầy-> Sơn Tinh, Thủy Tinh.

+ Các sự việc chính cần kể được ở mỗi truyện:

1. LLQ và Âu Cơ kết duyên vợ chồng đẻ ra bọc trăm trứng, nở trăm con, chia con cai quản địa phương, lập ra nước Văn Lang bắt đầu các thời Vua Hùng. Người Việt Nam tự hào về nguồn gốc đẹp đẽ, cao quý “Con Rồng cháu Tiên”.

2. Đến thời Vua Hùng thứ 6, giặc Ân xâm lược, cậu bé làng Gióng ra đời, lớn lên kì lạ… vươn vai thành tráng sĩ… đánh tan giặc rồi bay về trời… Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương… đó là Thánh Gióng- người anh hùng chống giặc ngoại xâm trong mơ ước của nhân dân.

3. Sang đời Hùng Vương thứ 7, vua chọn người con nối ngôi. Lang Liêu làm bánh chưng, bánh giầy… Được truyền ngôi. Chàng là người anh hùng sáng tạo văn hóa- phong tục tập quán tốt đẹp ấy còn được gìn giữ và lưu truyền đến muôn đời.

4. Tới thời Hùng vương thứ 18, sơn tinh ,thủy tinh đều muốn lấy Mị nương làm vợ. Trận giao tranh của học rất ác liệt. cuối cùng Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh hằng năm dâng nước đánh ghen nhưng đều thất bại. Sơn Tinh là hình ảnh người anh hùng trị thủy và ước mơ chế ngự thiên nhiên của người xưa

6 tháng 12 2018

Hùng Vương ngày xưa có 4 câu chuyện đáng nhớ nhất. Đó là những câu chuyện về sự tích con người, anh hùng đánh giặc cứu nước, sự tích bành chưng bánh giầy, cuộc đánh nhau giữa 2 vị thần. Sau đây là bài kể ngắn gọn của mình:

1. Con Rồng Cháu Tiên:LLQ và ÂC kết duyên thành vợ chồng, sinh ra bọc trăm trứng, nở ra trăm con, chia con cai quản các phương, lập nước là Văn Lang, bắt đầu thời Vua Hùng. Về sau, người VN tự hào về nguồn gốc đẹp đẽ, cao quý của mình.

2. Thánh Gióng: đến đời Hùng Vương thứ 6, giặc Ân xâm lược, cậu bé làng gióng ra đời, lớn lên kì lạ. Khi nghe có người rao tìm người tài đi đánh giặc, cậu biết nói biết cười. Nhân dân nuôi cậu khôn lớn cho tới khi sứ giả đem vũ khí tới, cậu vươn vai thành tráng sĩ quất ngựa phi thẳng đến nơi có giặc. Sau khi đánh tan lũ giặc Gióng cùng ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn lập đền thờ và phong cho Gióng là Phù Đổng Tiên Vương.

3. Bánh Chưng Bánh Giầy: sang đời vua Hùng thứ 7, vua chọn người nối ngôi.Lang Liêu được thần báo mộng và dạy cho cách làm bánh. Sau khi suy nghĩ, chàng đã làm ra 2 loại bánh. Đó là bánh chưng, bánh giầy và chàng được truyền ngôi. Từ đấy, người Việt Nam ta đã làm Bánh chưng Bánh giầy vào ngày tết.

4. Sơn Tinh Thủy Tinh: tới thời Hùng Vương thứ 18, Sơn Tinh, Thủy Tinh đều muốn lấy Mị Nương làm vợ. Trận đánh của họ rất ác liệt. Cuối cùng Sơn Tinh thắng trận. Thủy Tinh hàng năm dâng nước lên đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại. Do đó tạo nên cảnh lũ lụt hàng năm xảy ra ở nước ta.

( Chúc bạn thành công

Soạn bài: THÁNH GIÓNG (Truyền thuyết) I. VỀ THỂ LOẠI (Xem trong bài Con Rồng, cháu Tiên). II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Truyền thuyết Thánh Gióng có nhiều nhân vật (bố mẹ, dân làng, vua, sứ giả...) nhưng nhân vật chính là Thánh Gióng. Nhân vật này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng có tính chất kì ảo: sinh ra khác thường (bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai); thụ thai đến mười hai...
Đọc tiếp

Soạn bài: THÁNH GIÓNG (Truyền thuyết)

I. VỀ THỂ LOẠI

(Xem trong bài Con Rồng, cháu Tiên). II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Truyền thuyết Thánh Gióng có nhiều nhân vật (bố mẹ, dân làng, vua, sứ giả...) nhưng nhân vật chính là Thánh Gióng. Nhân vật này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng có tính chất kì ảo: sinh ra khác thường (bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai); thụ thai đến mười hai tháng; ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cười; khi giặc đến thì bỗng dưng biết nói và lớn nhanh như thổi, sức khoẻ vô địch; đánh tan giặc lại bay về trời. 2. Các chi tiết đặc biệt trong truyện thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất. tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Thứ hai, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là một chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Thứ ba, bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Thứ tư, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc. Thứ năm, Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí.. Thứ sáu, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi. 3. Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại. Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc. 4*. Sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện Thánh Gióng là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt: Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn, có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Đã lên ba tuổi, cậu chẳng biết nói cười. Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Sau khi ăn hết "bảy nong cơm, ba nong cà" do bà con gom góp mang đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gãy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc. Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm lập hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa. 2. Lời kể: Khi kể cần chú ý: câu chuyện hầu hết được tái hiện lại qua lời người kể chuyện. Tuy nhiên, lời người kể qua các giai đoạn, các tình tiết cũng có giọng điệu khác nhau. - Đoạn mở đầu kể chậm, rõ (lời dẫn chuyện). - Đoạn tiếp theo (từ "Bấy giờ có giặc Ân" đến "những vật chú bé dặn"): giọng kể nhanh thể hiện tình hình đất nước nguy cấp. - Đoạn thứ ba ("Càng lạ hơn nữa" đến "mong chú giết giặc, cứu nước"): kể bằng giọng ngạc nhiên, về việc chú bé lớn nhanh kì lạ. - Đoạn kể Thánh Gióng đánh giặc, sau đó bay thẳng lên trời: giọng kể nhanh, thể hiện niềm cảm phục. - Đoạn cuối kể bằng lời dẫn chuyện, giọng trầm (chú ý ngữ điệu lặp cấu trúc: "Người ta kể rằng" và "Người ta còn nói" thể hiện niềm tự hào). 3. Nhân vật Thánh Gióng gắn với nhiều hình ảnh đẹp và để lại nhiều ấn tượng. Trong đó có lẽ hình ảnh Gióng “bỗng nhiên cất tiếng gọi mẹ…” để đòi đi đánh giặc và hình ảnh Gióng oai hùng khi xông trận có thể xem là những hình ảnh đẹp và ấn tượng nhất của nhân vật này. 4. Hội thi thể thao của các nhà trường hiện nay sở dĩ được mang tên là Hội khoẻ Phù Đổng là vì những người tổ chức mong muốn thế hệ trẻ hôm nay phát huy được sức mạnh và tinh thần của Thánh Gióng năm xưa.
4
7 tháng 4 2017

copy trên mạng p ko vậy?

7 tháng 4 2017

hâm à, trang riêng của họ đó ,copy j hở bà !!!

14 tháng 4 2017

Câu này mình làm rồi.hehe

9 tháng 3 2018

1,Một kết thúc được coi là có hậu khi kết cục là cái thiện chiến thắng được cái ác, người tốt thì gặp may mắn, kẻ ác thì bị trừng phạt. Cuối chuyện con người được sống hạnh phúc và luôn có một tương lại tươi sáng.

Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê. Truyện cổ tích có thể được phân biệt với truyện dân gian thần thoại khác như truyền thuyết (thường liên quan đến niềm tin vào tính xác thực của các sự kiện được mô tả)[1] cũng như các câu chuyện về bài học đạo đức, bao gồm truyện ngụ ngôn về động vật.

Vậy truyển cổ tích sáng tác ra nhằm thể hiện ước mơ, khát vọng của con người, tầng lớp yếu kém, người lao động, hay phải chịu cái thiệt thòi, luôn được yêu thương bảo vệ bởi cái thiện, được chiến thắng cái ác. Vậy nên trong những câu chuyện cổ tích thì thường có một kết thúc có hậu để thỏa mãn khát vọng của mình

Câu 1: Truyện Thánh Gióng không nhằm giải thích hiện tượng nào? A. Có một làng được gọi là làng Cháy. B. Thánh Gióng bay về trời. C. Có nhiều ao hồ liên tiếp ở huyện Gia Bình. D. Tre đằng ngà có màu vàng óng. Câu 2: Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyền thuyết Thánh Gióng? A. Đứa bé lên ba không biết nói, không biết cười cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân. B. Người anh hùng Thánh...
Đọc tiếp

Câu 1: Truyện Thánh Gióng không nhằm giải thích hiện tượng nào?

A. Có một làng được gọi là làng Cháy.
B. Thánh Gióng bay về trời.
C. Có nhiều ao hồ liên tiếp ở huyện Gia Bình.
D. Tre đằng ngà có màu vàng óng.

Câu 2: Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyền thuyết Thánh Gióng?

A. Đứa bé lên ba không biết nói, không biết cười cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân.
B. Người anh hùng Thánh Gióng hy sinh sau khi dẹp giặc Ân xâm lược.
C. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đã phải liên tiếp chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước.
D. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre mà đánh giặc.

Câu 3: Chi tiết Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai biến thành một tráng sĩ trong truyện Thánh Gióng thể hiện:

A. Sức vươn dậy mãnh liệt của dân tộc trước họa xâm lăng.
B. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta được thần linh phù hộ.
C. Khả năng siêu phàm của Thánh Gióng
D. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chính nghĩa và tất thắng.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây nói đúng nhất về nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng?

A. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng từ hình ảnh những người anh hùng có thật thời xưa.
B. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng dựa trên truyền thống tuổi trẻ anh hùng trong lịch sử và từ trí tưởng tượng bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của nhân dân.
C. Thánh Gióng là một cậu bé kì lạ chỉ có trong thời kì đầu dựng nước.
D. Thánh Gióng là nhân vật do nhân dân tưởng tượng hư cấu nên để thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên.

Câu 5: Trong truyện Thánh Gióng, chi tiết cậu bé Gióng cất tiếng nói đầu tiên khi nghe sứ giả truyền tìm người đánh giặc, cứu nước thể hiện:

A. Truyền thống tốt đẹp yêu nước, chống ngoại xâm đã thấm sâu vào mọi người dân đất Việt, không phân biệt tuổi tác lớn bé.
B. Gióng là một cậu bé thông minh đĩnh ngộ, có nhiều năng lực phi thường.
C. Gióng đã tìm được cơ hội để thực hiện sự nghiệp cứu nước, cứu dân, lưu danh cùng sử sách.
D. nhân dân ta luôn đề phòng và sẵn sàng chiến đấu chống trả mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ tổ quốc.

Câu 6: Vì sao truyện Thánh Gióng được xếp vào thể loại truyền thuyết?

A. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xưa.
B. Đó là câu chuyện được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác.
C. Đó là câu chuyện liên quan đến các nhân vật lịch sử.
D. Đó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.

Câu 7: Trong truyện Thánh Gióng, Gióng đã yêu cầu nhà vua sắm sửa cho mình những vật dụng gì để đi đánh giặc?

A. Một áo giáp sắt, một đội quân tinh nhuệ và một chiếc roi sắt.
B. Một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một áo giáp sắt.
C. Một con ngựa sắt, một áo giáp sắt cùng một đội quân tinh nhuệ.
D. Một áo giáp sắt, một đội quân tinh nhuệ, một cái roi sắt.

Câu 8: Tác phẩm Thánh Gióng thuộc thể loại truyện dân gian nào?

A. Cổ tích. B. Thần thoại. C. Truyền thuyết. D. Ngụ ngôn.

Câu 9: Nhân vật Gióng trong truyện Thánh Gióng xuất hiện vào đời Hùng Vương thứ mấy?

A. Đời Hùng Vương thứ mười sáu.
B. Đời Hùng Vương thứ tám.
C. Đời Hùng Vương thứ sáu.
D. Đời Hùng Vương thứ mười tám.

Câu 10: Truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rõ quan niệm gì của nhân dân? Chọn câu trả lời đúng:

A. Quan niệm về tình đoàn kết gắn bó.
B. Quan niệm về người anh hùng xuất thân từ nhân dân.
C. Quan niệm về nguồn gốc làm nên sức mạnh.
D. Quan niệm về sức mạnh của vũ khí giết giặc.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây nói đúng nhất về nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng?

A. Thánh Gióng là nhân vật do nhân dân tưởng tượng hư cấu nên để thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên.
B. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng dựa trên truyền thống tuổi trẻ anh hùng trong lịch sử và từ trí tưởng tượng bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của nhân dân.
C. Thánh Gióng là một cậu bé kì lạ chỉ có trong thời kì đầu dựng nước.
D. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng từ hình ảnh những người anh hùng có thật thời xưa.

5
25 tháng 10 2017

#1.B

#2.C

#3.A

#4.B

#5.A

#6.D

#7.B

#8.C

#9.C

#10.A

#11.B

25 tháng 10 2017

Câu 1: Truyện Thánh Gióng không nhằm giải thích hiện tượng nào?

A. Có một làng được gọi là làng Cháy.
B. Thánh Gióng bay về trời.
C. Có nhiều ao hồ liên tiếp ở huyện Gia Bình.
D. Tre đằng ngà có màu vàng óng.

Câu 2: Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyền thuyết Thánh Gióng?

A. Đứa bé lên ba không biết nói, không biết cười cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân.
B. Người anh hùng Thánh Gióng hy sinh sau khi dẹp giặc Ân xâm lược.
C. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đã phải liên tiếp chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước.
D. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre mà đánh giặc.

Câu 3: Chi tiết Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai biến thành một tráng sĩ trong truyện Thánh Gióng thể hiện:

A. Sức vươn dậy mãnh liệt của dân tộc trước họa xâm lăng.
B. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta được thần linh phù hộ.
C. Khả năng siêu phàm của Thánh Gióng
D. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chính nghĩa và tất thắng.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây nói đúng nhất về nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng?

A. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng từ hình ảnh những người anh hùng có thật thời xưa.
B. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng dựa trên truyền thống tuổi trẻ anh hùng trong lịch sử và từ trí tưởng tượng bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của nhân dân.
C. Thánh Gióng là một cậu bé kì lạ chỉ có trong thời kì đầu dựng nước.
D. Thánh Gióng là nhân vật do nhân dân tưởng tượng hư cấu nên để thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên.

Câu 5: Trong truyện Thánh Gióng, chi tiết cậu bé Gióng cất tiếng nói đầu tiên khi nghe sứ giả truyền tìm người đánh giặc, cứu nước thể hiện:

A. Truyền thống tốt đẹp yêu nước, chống ngoại xâm đã thấm sâu vào mọi người dân đất Việt, không phân biệt tuổi tác lớn bé.
B. Gióng là một cậu bé thông minh đĩnh ngộ, có nhiều năng lực phi thường.
C. Gióng đã tìm được cơ hội để thực hiện sự nghiệp cứu nước, cứu dân, lưu danh cùng sử sách.
D. nhân dân ta luôn đề phòng và sẵn sàng chiến đấu chống trả mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ tổ quốc.

Câu 6: Vì sao truyện Thánh Gióng được xếp vào thể loại truyền thuyết?

A. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xưa.
B. Đó là câu chuyện được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác.
C. Đó là câu chuyện liên quan đến các nhân vật lịch sử.
D. Đó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.

Câu 7: Trong truyện Thánh Gióng, Gióng đã yêu cầu nhà vua sắm sửa cho mình những vật dụng gì để đi đánh giặc?

A. Một áo giáp sắt, một đội quân tinh nhuệ và một chiếc roi sắt.
B. Một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một áo giáp sắt.
C. Một con ngựa sắt, một áo giáp sắt cùng một đội quân tinh nhuệ.
D. Một áo giáp sắt, một đội quân tinh nhuệ, một cái roi sắt.

Câu 8: Tác phẩm Thánh Gióng thuộc thể loại truyện dân gian nào?

A. Cổ tích.

B. Thần thoại.

C. Truyền thuyết.

D. Ngụ ngôn.

Câu 9: Nhân vật Gióng trong truyện Thánh Gióng xuất hiện vào đời Hùng Vương thứ mấy?

A. Đời Hùng Vương thứ mười sáu.
B. Đời Hùng Vương thứ tám.
C. Đời Hùng Vương thứ sáu.
D. Đời Hùng Vương thứ mười tám.

Câu 10: Truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rõ quan niệm gì của nhân dân? Chọn câu trả lời đúng:

A. Quan niệm về tình đoàn kết gắn bó.
B. Quan niệm về người anh hùng xuất thân từ nhân dân.
C. Quan niệm về nguồn gốc làm nên sức mạnh.
D. Quan niệm về sức mạnh của vũ khí giết giặc.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây nói đúng nhất về nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng?

A. Thánh Gióng là nhân vật do nhân dân tưởng tượng hư cấu nên để thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên.
B. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng dựa trên truyền thống tuổi trẻ anh hùng trong lịch sử và từ trí tưởng tượng bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của nhân dân.
C. Thánh Gióng là một cậu bé kì lạ chỉ có trong thời kì đầu dựng nước.
D. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng từ hình ảnh những người anh hùng có thật thời xưa.

*Mk lm sai thì đừng có ném đá nha*

Câu 4/ Vì sao truyện Thánh Gióng được xếp vào thể loại truyền thuyết? A. Đó là câu chuyện dân gian kể về các anh hùng thời xưa B. Đó là câu chuyện dân gian liên quan đến các nhân vật lịch sử C.Đó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo liên quan đến sự thật lịch sử C. Đó là câu chuyện dân gian được kể truyền miệng từ đời này sang đời khác. Câu 5. Chi tiết nào dưới đây không liên...
Đọc tiếp

Câu 4/ Vì sao truyện Thánh Gióng được xếp vào thể loại truyền thuyết?

A. Đó là câu chuyện dân gian kể về các anh hùng thời xưa

B. Đó là câu chuyện dân gian liên quan đến các nhân vật lịch sử

C.Đó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo liên quan đến sự thật lịch sử

C. Đó là câu chuyện dân gian được kể truyền miệng từ đời này sang đời khác.

Câu 5. Chi tiết nào dưới đây không liên quan đến hiện thực lịch sử?

A. Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng.

B. Bây giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta

C. Từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi

D. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng

Câu 6. Truyện Thánh Gióng không nhằm giải thích hiện tượng nào sau đây?

A. Tre đằng ngà có màu vàng óng C. Có nhiều ao, hồ để lại

B. Thánh Gióng bay về trời D. Có một làng được gọi là làng Cháy

Câu 7. Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyền thuyết Thánh Gióng?

A. Đứa bé lên ba không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân.

B. Tráng sĩ Thánh Gióng hi sinh sau khi dẹp giặc Ân xâm lược

C. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre giết giặc

D. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đã phải liên tiếp chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước

Câu 8. Truyện Thánh Gióng phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta?

A. Vũ khí hiện đại để giết giặc

B. Người anh hùng đánh giặc cứu nước

C. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng

D. Tình làng nghĩa xóm

Câu 9. Truyện Thánh Gióng được coi là biểu tượng gì của tinh thần dân tộc?

A. Đoàn kết một lòng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước

B. Sức mạnh thần kì của tinh thần và hành động yêu nước

C. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sang chống giặc ngoại xâm

D. Sức mạnh trỗi dậy phi thường khi vận nước lâm nguy

Câu 11. Tại sao tác giả dân gian lại để cho Gióng bay về trời khi chiến thắng:

A.Thể hiện sự vô tư, đức hi sinh và tính vị tha. Làm việc nghĩa không hề tính đến sự trả ơn của người nhận. Đ S

B. Gióng sinh ra để đánh giặc; giặc tan không còn gì làm, không còn lí do để ở lại. Đ S

C. Một hình thức thần thánh hóa nhân vật, con người mà nhân dân yêu quý, kính trọng. Đ S

Câu 12. Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì?

A.Thể hiện quan điểm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng đánh giặc. Đ S

B. Là biểu tượng của lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi và tinh thần sẵn sàng chống xâm lược của nhân dân ta. Đ S

C. Bài học giữ nước cùng những kinh nghiệm chiến đấu quý giá. Đ S

D. Đề cao chiến thắng cuộc kháng chiến chống giặc Ân của dân tộc ta dưới thời đại Hùng Vương. Đ S

Câu 14. Trong các chi tiết sau, đâu là chi tiết không có yếu tố tưởng tượng kì ảo?

A. Bà lão đặt chân lên vết chân to và mang thai

B. Đứa bé vươn vai thành tráng sĩ

C. Bà con làng xóm góp gạo nuôi chú bé

D. Ngựa sắt hí vang phun lửa

2
6 tháng 4 2020

4. C

5. C

6. B

7. D

8. B

9. D

11. C

12. A

14. C

Chị nghĩ những câu này dễ, em nên tự làm á, tại chị học lâu rồi, trả lời theo trí nhớ thôi nha

8 tháng 4 2020

Câu 4/ Vì sao truyện Thánh Gióng được xếp vào thể loại truyền thuyết?

A. Đó là câu chuyện dân gian kể về các anh hùng thời xưa

B. Đó là câu chuyện dân gian liên quan đến các nhân vật lịch sử

C.Đó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo liên quan đến sự thật lịch sử

C. Đó là câu chuyện dân gian được kể truyền miệng từ đời này sang đời khác.

Câu 5. Chi tiết nào dưới đây không liên quan đến hiện thực lịch sử?

A. Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng.

B. Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta

C. Từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi

D. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng

Câu 6. Truyện Thánh Gióng không nhằm giải thích hiện tượng nào sau đây?

A. Tre đằng ngà có màu vàng óng

C. Có nhiều ao, hồ để lại

B. Thánh Gióng bay về trời

D. Có một làng được gọi là làng Cháy

Câu 7. Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyền thuyết Thánh Gióng?

A. Đứa bé lên ba không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân.

B. Tráng sĩ Thánh Gióng hi sinh sau khi dẹp giặc Ân xâm lược

C. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre giết giặc

D. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đã phải liên tiếp chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước

Câu 8. Truyện Thánh Gióng phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta?

A. Vũ khí hiện đại để giết giặc

B. Người anh hùng đánh giặc cứu nước

C. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng

D. Tình làng nghĩa xóm

Câu 9. Truyện Thánh Gióng được coi là biểu tượng gì của tinh thần dân tộc?

A. Đoàn kết một lòng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước

B. Sức mạnh thần kì của tinh thần và hành động yêu nước

C. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sang chống giặc ngoại xâm

D. Sức mạnh trỗi dậy phi thường khi vận nước lâm nguy

Câu 11. Tại sao tác giả dân gian lại để cho Gióng bay về trời khi chiến thắng:

A.Thể hiện sự vô tư, đức hi sinh và tính vị tha. Làm việc nghĩa không hề tính đến sự trả ơn của người nhận.

B. Gióng sinh ra để đánh giặc; giặc tan không còn gì làm, không còn lí do để ở lại.

C. Một hình thức thần thánh hóa nhân vật, con người mà nhân dân yêu quý, kính trọng.

Câu 12. Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì?

A.Thể hiện quan điểm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng đánh giặc. Đ S

B. Là biểu tượng của lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi và tinh thần sẵn sàng chống xâm lược của nhân dân ta. Đ S

C. Bài học giữ nước cùng những kinh nghiệm chiến đấu quý giá. Đ S

D. Đề cao chiến thắng cuộc kháng chiến chống giặc Ân của dân tộc ta dưới thời đại Hùng Vương. Đ S

Câu 14. Trong các chi tiết sau, đâu là chi tiết không có yếu tố tưởng tượng kì ảo?

A. Bà lão đặt chân lên vết chân to và mang thai

B. Đứa bé vươn vai thành tráng sĩ

C. Bà con làng xóm góp gạo nuôi chú bé

D. Ngựa sắt hí vang phun lửa

26 tháng 2 2017

Câu 1 :

- Một kết thúc được coi là có hậu khi kết cục là cái thiện chiến thắng được cái ác, người tốt thì gặp may mắn, kẻ ác thì bị trừng phạt. Cuối chuyện con người được sống hạnh phúc và luôn có một tương lại tươi sáng.

- Nhân dân ta thích kết thúc có hậu vì nó thể hiện quan niệm "ở hiền gặp lành ,gieo gió gặp bão,....Chỉ có như vậy thì ,mới thỏa mãn lòng của nhân dân ta : Người bất hạnh luôn được hưởng hạnh phúc ,cái ác , cái xấu thì bị trừng trị thích đáng.

26 tháng 2 2017

Câu 2 :

- Tiếng đàn kì diệu ẩn chứa nhiều ý nghĩa.

+ Trước hết đó là tiếng đàn tượng trưng cho tình yêu. Nhờ tiếng đàn mà công chúa khỏi câm và nhận ra ân nhân của mình.

+ Tiếng đàn thần ấy còn là đại diện cho công lí: Thạch Sanh được giải oan. Lí thông bị vạch tội.

+ Không chỉ vậy, đó còn là tiếng đàn nhân đạo, yêu chuộng hòa bình.

+ Tiếng đàn đó có thể cảm hóa con người, đẩy lùi chiến tranh.

+ Tiếng đàn khẳng định tài năng, tâm hồn, tình cảm của chàng dũng sĩ có tâm hồn nghệ sĩ.

- Niêu cơm thần cũng là một chi tiết tưởng tượng giàu ý nghĩa.

+ Niêu cơm có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy làm quân sĩ 18 nước chư hầu lúc coi thường, chế giễu,nhưng sau đó phải ngạc nhiên, khâm phục.

+ Cùng với tếng đàn kì diệu, niêu cơm thần đã cảm hóa hoàn toàn kẻ thù và để lại lòng khâm phục trong lòng họ. Vì thế niêu cơm thần tượng trưng cho tình thương, lòng nhân ái, ước vọng đoàn kết, và tư tưởng yêu hòa bình của nhân dân ta.

+ Ngoài ra, hình ảnh đó còn mang ước mơ lãng mạn về sự no đủ của cư dân nông nghiệp Việt Nam.

+ Nếu có được niêu cơm “ăn hết lại đầy” thì lao động của con người sẽ đỡ vất vả hơn, mọi nười sẽ đều được no đủ, hạnh phúc.