K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

* Từ "bổi hổi, bồi hồi" là từ láy. Từ này có nghĩa là "lòng dạ không yên" trong một ngữ cảnh buồn rầu hay phiền muộn .

- Tác giả sử dụng :

+ Biện pháp nói quá để nói về nỗi nhớ khiến cho tác giả đứng ngồi không yên.

+ Biện pháp so sánh : Vật với vật nhằm tác dụng nhấn mạnh nỗi nhớ thương, như 2 vật gắn liền không thể tách rời như lửa với than -> Thấy được sự gắn kết tình thương, nỗi nhớ của tác giả và người mà tác giả hướng tới.

=> Hai biện pháp này đã làm câu thơ trở nên sinh động, giàu hình ảnh hơn, thể hiện được nỗi nhớ thương vô cùng, mong đợi một ngày trở về

* Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, chúng ta thường nói:

- Nói ngọt lọt đến xương. => ẨN DỤ CHUYỂN ĐỔI CẢM GIÁC

- Nói nặng quá. => ẨN DỤ CHUYỂN ĐỔI CẢM GIÁC

Ví dụ :

Ở bầu thì tròn , ở ống thì dài => Ẩn dụ phẩm chất

* Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh “rắn như thép, vững như đồng/ cao như núi, dài như sông/ chí ta lớn như biển Đông trước mặt”.
=> Tác dụng: Tác giả muốn khẳng định dân tộc ta “đi tới” với một khí thế ngất trời, vững chãi, một lực lượng hùng hậu và sức chiến đấu dẻo dai không bao giờ vơi đi ý chí.

2 tháng 7 2019

Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày chúng ta nói:

-Nói ngọt lọt đến sương => Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

-Nói nặng quá => Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

VD:

Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài => Ẩn dụ phẩm chất

Giọng hò nghe dịu ngọt => Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Tìm và nêu tác dụng của phép so sánh trong đoạn thơ sau:

Ta đi tới trên dường ta bước tiếp

Rắn như thép, vững như đồng

Đội ngũ ta trùng trùng, điệp điệp

Cao như núi, dài như sông

Chí ta lớn như biển đông trước mặt

Biện pháp so sánh: Rắn như thép, vững như đồng/Cao như núi,dài như sông/Chí ta lớn như biển đông trước mặt

Tác dụng: Tác giả muốn khẳng định dân tộc ta ''đi tới'' với 1 khí thế ngất trời, vững chãi, 1 lực lượng hùng hậu và sức chiến đấu dẻo dai không bao giờ vơi đi ý chí

a) Từ "bổi hổi, bồi hồi" là từ láy. Từ này có nghĩa là "lòng dạ không yên" trong một ngữ cảnh buồn rầu hay phiền muộn

b)

- Biện pháp so sánh được sử dụng nhiều trong ca dao, tạo nên hai vế, cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Biện pháp so sánh tu từ giúp cho việc nhận thức đặc điểm các sự vật, hiện tượng, khắc hoạ một cách cụ thể các trạng thái tình cảm trừu tượng, khó đong đếm, khó diễn đạt như các trạng thái nhớ, thương yêu, giận hờn, trách móc : + Nhớ ai bổi hổi bồi hồi, Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.
17 tháng 1 2022

a) Từ bổi hổi, bồi hồi là từ láy toàn bộ.
b) Từ này có nghĩa là 'lòng dạ không yên' trong một ngữ cảnh buồn rầu hay phiền muộn.
c) Biện pháp so sánh: Vật với vật nhằm tác dụng nhấn mạnh nỗi nhớ thương, như 2 vật gắn liền không thể tách rời là lửa với than -> Thấy được sự gắn kết tình thương, nỗi nhớ của tác giả và người mà tác giả hướng tới.
=> Làm cho câu thơ trở nên sinh động, giàu hình ảnh hơn, thể hiện được nỗi nhớ thương, mong đợi của tác giả.

 

Bài 1: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:

“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này ”.

(Trích Ngữ văn 7- Tập I)

Câu 1: Những câu văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Văn bản đó thuộc thể loại gì ? Câu 2: Hãy chỉ ra một từ láy có trong những câu văn trên. Xét về cấu tạo, từ láy đó thuộc kiểu từ láy nào ?

Câu 3: Tại sao người anh lại nói “tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.” ?

Câu 4. Qua văn bản mà em vừa xác định, theo em, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì ?

Bài 2: . Đọc kỹ bài ca dao sau:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng, con ơi!”

Câu 1: Bài ca dao trên thuộc chủ đề nào? Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong bài ca dao là gì?

Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng chủ yếu trong bài ca dao? Em hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy. Tìm các từ láy trong bài ca dao và phân loại.

Câu 3: Em có biết bài ca dao nào khác cũng có nội dung tương tự như bài ca dao trên? Hãy chép lại bài ca dao đó.

Câu 4: Từ nội dung bài ca dao trên, kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết 1 đoạn văn ngắn ( 8- 10 câu )nêu cảm nhận của em về vai trò của gia đình đối với mỗi con người. Trong đoạn văn có sử dụng từ láy, từ ghép – chỉ rõ 1 từ láy và từ ghép.

1

1. Nội dung: nỗi đau đớn cua hai anh em Thành và Thủy trước khi chia tay.

2. 

Quan hệ từ: và, mà, như, của.

Đại từ: chúng tôi, tôi

1. Tìm hiểu chung: tập trung vào các nôi dung sau :  a. Khái niệm ca dao, dân ca   b. Phân biệt ca dao – dân cac. Những chủ đề thường gặp trong ca dao, dân ca  d. Thể loại, PTBĐ( tự suy nghĩ )  2. Đọc, hiểu văn bản :  a. Chủ đề “Những câu hát về tình cảm gia đình” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 1 trong Công cha như núi…ghi lòng con ơi !”  - Bài ca dao là lời của ai? Nói với ai? Nói về điều...
Đọc tiếp

1. Tìm hiểu chung: tập trung vào các nôi dung sau :  a. Khái niệm ca dao, dân ca   b. Phân biệt ca dao – dân cac. Những chủ đề thường gặp trong ca dao, dân ca  d. Thể loại, PTBĐ( tự suy nghĩ )  2. Đọc, hiểu văn bản :  a. Chủ đề “Những câu hát về tình cảm gia đình” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 1 trong Công cha như núi…ghi lòng con ơi !”  - Bài ca dao là lời của ai? Nói với ai? Nói về điều gì?  - Tác giả dân gian đã sử dụng phép tu từ đặc sắc nào khi nói về công lao của cha mẹ trong lời hát ru ?  - Em hiểu như thế nào về những hình ảnh so sánh đặc sắc và ẩn dụ trong bài ca dao này ?( diễn giải cách hiểu của mình về những hình ảnh so sánh…)  - Qua những hình ảnh so sánh đó, tác giả dân gian muốn khẳng định điều gì ?  - Em hiểu như thế nào về nghĩa của cụm từ Cù lao chín chữ trong câu cuối bài ca dao?  - Như vậy qua lời hát ru của tác giả dân gian, cha mẹ muốn nhắn nhủ tới con cái điều gì ?  - Em hãy tìm đọc những bài ca dao khác có nội dung tương tự với bài ca cao này   - Em có suy nghĩ gì về chữ “hiếu” của đạo làm con trong xã hội ngày nay?  (  trình bày suy nghĩ của mình bằng đoạn văn ngắn. Chú ý trình bày cả những hiểu biết về mặt tích cực và thậm chí cả những mặt tiêu cực của vấn đề này tùy theo hiểu biết của các MN.)  b. Chủ đề “ Nhưng câu hát về tình yêu quê hương, đát nước, con người” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 4 “ Đứng bên ni đồng , ngó bên tê đồng …nắng hồng ban mai !”  - Hai dòng thơ đầu bài ca dao số 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ đó trong việc miêu tả như thế nào ( gợi ra được vẻ đẹp gì của cánh đồng )  - Hai dòng cuối bài ca dao, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào ? Nêu tác dụng của phép tu từ ấy?  - Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ láy trong câu ca cuối bài ?  - Bài ca dao này là lời của ai ? Người ấy muốn thể hiện tình cảm gì với quê hương, đất nước ?

7

Mình giỏi văn nhưng mình ko biết bài này

Sorry 

Nhưng mình sẽ cố gắng

20 tháng 9 2021

SAO THẤY TRẢ LỜI MÀ CHẲNG THẤY GÌ

Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho các đề sau:a. Nhân dân ta thường khuyên nhau:Anh em như chân với tayRách lành đùm bọc, dở hay đỡ đầnHãy giải thích câu ca dao đó?b. Ca dao xưa có câu:Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giànHãy giải thích câu ca dao đó?c. Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải...
Đọc tiếp

Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho các đề sau:
a. Nhân dân ta thường khuyên nhau:
Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Hãy giải thích câu ca dao đó?
b. Ca dao xưa có câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Hãy giải thích câu ca dao đó?
c. Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:
“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-
ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ
quốc”
Em hiểu câu nói trên như thế nào? Theo em, khi ngồi trên ghế nhà trường, ta nên
thể hiện tình yêu quê hương, đất nước như thế nào?
d. Bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân có đoạn:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Em hãy giải thích ý nghĩa những câu thơ trên và nêu rõ vai trò, tác dụng của tình
yêu quê hương, đất nước đối với cuộc sống tâm hồn của mỗi con người?
e. Chủ tịch Hổ Chí Minh có nói: Đoàn kết là sức mạnh vô địch. Em hiếu thế
nào là đoàn kết? Tại sao đoàn kết lại có sức mạnh vô địch ? Em phải làm gì để

6

thực hiện lời dạy đó ?
f. Tục ngữ xưa có câu :
Đất rắn trồng cây khẳng khiu,
Những người thô tục nói điều phàm phu.
Em hãy giải thích câu tục ngữ đó và nêu giá trị của nó trong việc nhắc nhở
thanh thiêu niên xây dựng phong cách sống văn minh trong thời đại ngày nay
g. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Hãy giải thích và làm rõ ý nghĩa của câu tục ngữ trên bằng một số bài học bổ
ích mà Dế Mèn (nhân vật chính trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài)
học được trong quá trình phiêu lưu đó đây.
h. Giải thích về sức mạnh của niềm tin
i. Giải thích câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề”
j. Giải thích câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".
k. Bác Hồ dạy chúng ta: “Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là việc
nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”. Em hiểu lời dạy trên
đây của Bác như thế nào?
l. Ông cha ta thường nói: “Có học phải có hành” Em có ý kiến gì về lời dạy tren

0
Câu 1: "Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang... Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng".(Vũ Tú Nam)Xác định, phân tích giá trị các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn trên để thấy được những cảm nhận...
Đọc tiếp

Câu 1: 

"Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang... Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng".

(Vũ Tú Nam)

Xác định, phân tích giá trị các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn trên để thấy được những cảm nhận của nhà văn Vũ Tú Nam về mưa xuân.

Câu 2 :

Nhà thơ Tố Hữu có đoạn thơ sau:

"Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa"

Em hãy làm rõ nội dung của đoạn thơ trên qua 3 tác phẩm sau đây: "Đêm nay Bác không ngủ" Minh Huệ , "Cảnh khuya" và "Rằm tháng riêng" Hồ Chí Minh

2
3 tháng 10 2017

cau 1: Câu hỏi của Hoàng thị hà - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến

cau 2 : 

 Làm rõ nội dung đoạn thơ
=> Đoạn thơ thể hiện tình cảm lo lắng cho dân,cho nước và tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác.
2. Làm rõ nội dung đoạn thơ qua 3 tác phẩm:
a. Tâm trạng lo lắng trăn trở cho vận mệnh đất nước, cho cuộc sống của người dân
- Nhiều đêm không ngủ để suy nghĩ việc nước:
"Lặng yên bên bếp lửaVẻ mặt Bác trầm ngâm""Bác vẫn ngồi đinh ninhChòm râu im phăng phắc"
=> Các từ láy gợi lên hình ảnh Bác trong đêm khuya ngồi một mình đang lặng lẽ tập trung cao độ để suy nghĩ về việc nước.
"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủChưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
=> Nghệ thuật so sánh khắc hoạ hình ảnh Bác nhiều đêm trằn trọc không ngủ vì vận mệnh của nước nhà.
"Giữa dòng bàn bạc việc quân"
=> Hình ảnh thơ vừa đẹp, lãng mạn khắc hoạ hình ảnh Bác vừa mang tâm hồn thi sĩ, vừa mang cốt cách chiến sĩ. Giữa bức tranh nên thơ đầy ắp ánh trăng Bác và các cán bộ đang bàn việc nước. Câu thơ toát lên một phong thái ung dung lạc quan của Bác.
- Lo lắng cho cuộc sống của người dân:
"Bác thương đoàn dân công..........................................Làm sao cho khỏi ướt."
"Người cha mái tóc bạc......................................Bác nhón chân nhẹ nhàng."
=> Hình ảnh Bác hiện lên lo lắng cho từng giấc ngủ của đoàn dân công, đi dém chăn cho từng chiến sĩ... Những câu thơ mang tính hiện thực gợi lên hình ảnh Bác cao cả với tấm lòng yêu thương mênh mông, gần gũi như người cha.
b. Tình yêu thiên nhiên tha thiết:
Tình yêu trăng:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xaTrăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Hai câu thơ như một bức tranh quả đúng thật là "thi trung hữu hoạ". ánh trăng lồng vào lá cổ thụ tạo nên những mảng tối đậm nhạt, đen, trắng ... gợi nên cảnh chập chùng nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối. Nghệ thuật điệp từ tạo nên một bức tranh hoà hợp, quấn quýt, ấm áp.
=> Với những chi tiết, hình ảnh chọn lọc, đặc biệt việc sử dụng ba từ "xuân" trong một câu thơ tác giả đã cho ta thấy một bức tranh thiên nhiên đầy sắc xuân lung linh, huyền ảo, tràn ngập ánh sáng... Dù bận trăm công ngàn việc song lúc nào Bác vẫn dành cho trăng một tình cảm đậm sâu tha thiết. Các câu thơ giúp ta hiểu thêm những rung động nhạy cảm, tinh tế trước cái đẹp và tâm hồn thanh cao trong sáng của Bác.

3 tháng 10 2017

Câu 1 :

- Xác định được các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn: 

     +  Từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm.

+ Biện pháp tu từ:

Nhân hóa: mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang; hoa xoan nhớ nhung.

So sánh: mặt đất như muốn thở dài.

- Phân tích: 

+ Mưa được cảm nhận như là sự bâng khuâng gieo hạt, những hạt mưa xuân từ bầu trời xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng, đem đến cho đất trời một sự nồng ấm.

+ Mặt đất đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng, chờ đợi. Có lẽ sự chờ đón đó rất lâu rồi nên mặt đất thở dài, xốn xang, bổi hổi.

+ Hoa xoan rụng được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung.

* Một loạt từ láy nói về tâm trạng, cảm xúc con người kết hợp biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa để diễn tả cảnh vật, thiên nhiên đất trời lúc mưa xuân: làn mưa xuân nhẹ, mỏng, đáng yêu, đem đến hơi thở, sự sống cho thiên nhiên đất trời của mùa xuân. Mưa xuân được cảm nhận hết sức tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà văn Vũ Tú Nam

23 tháng 8 2017

" Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp
Rắn như thép, vững như đồng
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển Đông trước mặt ! "

tác giả sử dụng chủ yếu là nghệ thuật so sánh “rắn như thép, vững như đồng/ cao như núi, dài như sông/ chí ta lớn như biển Đông trước mặt”. Tác dụng: tác giả muốn khẳng định dân tộc ta “đi tới” với một khí thế ngất trời, vững chãi, một lực lượng hùng hậu và sứcchiến đấu dẻo dai không bao giờ vơi đi ý chí.

23 tháng 8 2017

Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng biện sách so sánh đó là:
(1)Rắn như thép, vững như đồng.
và:
(2)Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!

Tác dụng: tác giả muốn khẳng định dân tộc ta “đi tới” với một khí thế ngất trời, vững chãi, một lực lượng hùng hậu và sức chiến đấu dẻo dai không bao giờ vơi đi ý chí.

Chúc bạn học tốt:))vuivui

VỚI TƯ CÁCH LÀ GIÁM KHẢO CUỘC THI GIỎI VĂN . MK SẼ RA ĐỀ THI NHƯ SAU . CÁC BẠN LÀM NHA ! DÀNH CHO LỚP 7 Câu 1: ( 2,0 điểm) Cho đoạn văn sau:“…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ...
Đọc tiếp

VỚI TƯ CÁCH LÀ GIÁM KHẢO CUỘC THI GIỎI VĂN . MK SẼ RA ĐỀ THI NHƯ SAU . CÁC BẠN LÀM NHA ! DÀNH CHO LỚP 7 vui

Câu 1: ( 2,0 điểm)

Cho đoạn văn sau:

“…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người  phục vụ…”

(Ngữ văn 7 – Tập 2, NXB Giáo dục)

a) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ – vị mở rộng trong câu: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…”

c) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như  thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống” .

d) Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

Câu 2: (3,0 điểm)

Từ văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh, em hãy viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu lên công dụng của văn chương, trong đoạn văn có sử dụng câu rút gọn.(Chỉ rõ câu rút gọn đó).

Câu 3: (5,0 điểm)

Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Em hiểu như thế nào về lời dạy của Bác Hồ đối với chúng ta qua hai dòng thơ trên?

……………….Hết……………

4
19 tháng 11 2016

Câu 1: ( 2,0 điểm)

Cho đoạn văn sau:

“…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi ***** một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…”

(Ngữ văn 7 – Tập 2, NXB Giáo dục)

a) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Trả lời : _ Đoạn văn trên được trích trong văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ “

_ Tác giả là Phạm Văn Đồng

b) Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ – vị mở rộng trong câu: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…”

Trả lời : “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác( C )/ quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…”( V)

c) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống” .

_ Phép liệt kê : + Con ng của Bác , đời sống của Bác

+ Bữa cơm , đồ dùng , cái nhà , lối sống

_ Tác dụng : liệt kê nh chi tiết để lm sáng tỏ Bác là con ng sống giản dị , điều đó đc mọi ng kính trọng , tin yêu .

d) Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

Bác Hồ giản dị trong đời sống , trong việc ăn uống , chứng tỏ Bác rất quý trọng thành quả lao động của mọi người .

24 tháng 6 2016

ừm 

Trần Việt Hà lớp mấy vậy

1. phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật so sánh đặc sắc trong câu thơ Tíêng suối trong như tiếng hát xa bằng việc đối chiếu với câu thơ: Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai2. phân tch bức tranh thiên nhiên và bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh trong bài thơ Cảnh khuya:3. Hãy đặt câu với mỗi từ bác có các nghiã sau đây:bác1: anh chị của cha hay mẹ mìnhbác2:...
Đọc tiếp

1. phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật so sánh đặc sắc trong câu thơ Tíêng suối trong như tiếng hát xa bằng việc đối chiếu với câu thơ:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

2. phân tch bức tranh thiên nhiên và bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh trong bài thơ Cảnh khuya:

3. Hãy đặt câu với mỗi từ bác có các nghiã sau đây:

bác1: anh chị của cha hay mẹ mình

bác2: gạt bỏ quan niệm ý kiến của người khác bằng lí lẽ của mình

bác3: làm chín thức ăn mặn bằng cách đun nhỏ lửa và quấy cho đến khi sền sệt

4. tìm từ đồng âm với từ canh và từ sao trong đoạn thơ sau:

Canh bốn canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

5. trong câu chuyện sau đây có mấy từ là? hãy giải thích nghĩa của mỗi từ là

Ông chủ hiệu chuyên giặt là quần áo treo biển: " Giặt là hấp". Một người qua đường bình luận: " giặt là tốt chứ sao lại là hấp?". chủ tiệm nghe thấy liền phân bua:

- Ông này hay thật! Là là là chứ không phải là là

6. phân tích va trò chủ yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn thơ sau:

-Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi rừng núi trông theo bóng Người...

4
24 tháng 10 2016

2)

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con ngườ

 

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác -Hồ hơn.

 

26 tháng 10 2016

3. - Bác tôi mới đi chợ về.

- Cậu ta đã đưa ra lí lẽ để bác bỏ ý kiến của tôi.

- Ko bt.

5. Có 9 từ là

Là 1,2,5,7,9: là, ủi quần áo
Là 3,6,8: giới từ

4. - từ đồng âm với canh: canh (bát canh), canh (canh gác),...

- Ko bt