K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hä vµ tªn:…………………………………..………….; Líp:………..…; Trêng:…………………………………….KiÓm tra: 45’; M«n: TiÕng ViÖt.§iÓm Lêi nhËn xÐt cña gi¸o viªnI/ §Ò bµi:1/ Các thành ngữ: ăn đơm nói đặt, ăn ốc nói mò, hứa hươu hứa vượn có liên quan đến phương châm hội thoại nào? A.Phương châm về chất. B. Phương châm về lượng. C. Phương châm lịch sự. D. Phương châm quan...
Đọc tiếp

Hä vµ tªn:…………………………………..………….; Líp:………..…; Trêng:…………………………………….KiÓm tra: 45’; M«n: TiÕng ViÖt.§iÓm Lêi nhËn xÐt cña gi¸o viªnI/ §Ò bµi:1/ Các thành ngữ: ăn đơm nói đặt, ăn ốc nói mò, hứa hươu hứa vượn có liên quan đến phương châm hội thoại nào? A.Phương châm về chất. B. Phương châm về lượng. C. Phương châm lịch sự. D. Phương châm quan hệ.2/ Trong những câu sau, câu nào không vi phạm phương châm hội thoại? A. Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học. B. Ngựa là một loài thú có bốn chân. C. Thưa bố, con đi học. D. Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh.3/ Nói giảm, nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng. B. Phương châm cách thức. C. Phương châm lịch sự. D. Phương châm quan hệ.4/ Để không vi phạm các phương châm hội thoại, cần phải làm gì? A. Nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp. B. Hiểu rõ nội dung mình định nói. C. Biết im lặng khi cần thiết. D. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau. 5/ Thế nào là cách dẫn trực tiếp?A. Thuật lại lời nói hay ý ngĩ của người hoặc nhân vật có sự điều chỉnh thích hợp. B. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó trong dấu ngoặc kép.C. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó trong dấu ngoặc đơn.D. Thay đổi toàn bộ nội dung và hình thức diễn đạt trong lời nói của một người hoặc một nhân vật.6/ Lời trao đổi của các nhân vật trong các tác phẩm văn học thường được dẫn bằng cách nào? A. Gián tiếp B. Trực tiếp. C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai.7/ Nhận định nào nói đầy đủ nhất các hình thức phát triển từ vựng tiếng Việt? A. Tạo từ ngữ mới B. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. C. Thay đổi hoàn toàn cấu tạo và ý nghĩa của các từ cổ. D. A và B đúng.8/ Trong tiếng Việt, chúng ta dùng từ mượn của ngôn ngữ nào nhiều nhất? A. Tiếng Anh B. Tiếng Pháp C. Tiếng Hán D. Tiếng La-tinh9/ Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt? A. Tế cáo B. Hoàng C. Niên hiệu D. Trời đất10/ Thế nào là thuật ngữ? A. Là những từ ngữ được dùng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động và mang sắc thái biêủ cảm. B. Là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. C. Là những từ ngữ được sử dụng trên báo chí để cung cấp thông tin về các lĩnh vực trong đời sống hằng ngày. D. Là những từ ngữ dùng trong các văn bản hành chính của các cơ quan nhà nước. 11/ Nhận định nào nói đúng nhất đặc điểm của thuật ngữ?A. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm. B. Thuật ngữ không có tính biểu cảm.C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. 12/ Muốn sử dụng tốt vốn từ của mình, trước hết chúng ta phải làm gì?A. Phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.B. Phải biết sử dụng thành thạo các kiểu câu chia theo mục đích nói.C. Phải nắm được các từ có chung một nét nghĩa.D. Phải nắm chắc các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu.13/ Nói "một chữ có thể diễn tả rất nhiều ý" là nói đến hiện tượng gì trong tiếng Việt?A. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ B. Đồng âm của từ C. Đồng nghĩa của từ D. Trái nghĩa của từ 14/ Trong các câu sau câu nào sai về lỗi dùng từ?A. Khủng long là loại động vật đã bị tuyệt tự.B. "Truyện Kiều" là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguiyễn Du.C. Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật.D. Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần. 15/ Nghĩa của yếu tố "đồng" trong "đồng thoại" là gì?A. Giống B. Cùng C. Trẻ em D. Kim loại

giải hộ vs

0
5 tháng 12 2018

Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của nhà báo Lê Anh Trà

31 tháng 1 2022

Đó là văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" của nhà văn Lê Anh Trà.

26 tháng 11 2018

Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của nhà báo Lê Anh Trà

10 tháng 2 2022

- Đó là văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh"

- Của tác giả Lê Anh Trà.

24 tháng 8 2018

Bài học từ phong cách đạo đức của Hồ Chí Minh:

- Nói được Hồ Chí Minh: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và nét đẹp trong lối sống giản dị, thanh cao của Người

- Học hỏi sự giản dị trong: lối sinh hoạt (ăn, ở, mặc…), tác phong làm việc

- Sự thanh cao trong nhân cách: thường xuyên học tập, nuôi dưỡng tâm hồn

- Người có đức tính khiêm tốn, chân thành, cởi mở… Bác hi sinh tất cả, quên mình lo cho dân cho nước

→ Tỏ lòng yêu mến, biết ơn Bác Hồ, phán đấu rèn luyện theo gương Bác

18 tháng 5 2021

1) Tả cảnh ngụ tình là miêu tả cảnh vật để miêu tả tâm trạng. Bức tranh thiên nhiên không chỉ là bức tranh tả cảnh mà còn là bức tranh tả tâm trạng.

2)                                                Buồn trông cửa bể chiều hôm,

                                          Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

                                                 Buồn trông ngọn nước mới xa,

                                          Hoa trôi man mác biết là về đâu ?

                                               Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

                                        Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

                                              Buồn trông gió cuốn mặt dềnh, 

                                       Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

                                       

18 tháng 5 2021

1. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm (ngụ) tâm trạng. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh chỉ là phương tiện, còn mục đích chủ yếu là miêu tả, biểu đạt tâm trạng.

2. Chép thuộc những câu thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc trong đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích (tám câu cuối).

“Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buồn trông ngọn nước mới xa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"

 

3

Tám câu thơ cuối tác phẩm " Kiều ở lầu Ngưng Bích " là tám câu thơ hay thể hiện tâm trạng đau buồn của Kiều và dự cảm của nàng trước tương lai đầy sóng gió. Tám câu thơ thực chất là bức tranh tứ bình , một bức tranh đẹp nhưng ảm đạm u sầu bởi cảnh vật dường như đã nhuốm màu tâm trạng . Hai câu đầu tiên là bức tranh cửa bể lúc hoàng hôn. Giữa không gian bao la mênh mông vào một chiều hoàng hôn, Kiều hướng ánh nhìn của mình ra xa và cảm thấy nhớ quê hương, một nỗi buồn trào dâng da diết .Hình ảnh “con thuyền” gợi cho nàng một sự cô đơn. Kiều đang nhớ gia đình, nàng không biết bao giờ mới được trở về đoàn tụ cùng gia đình của mình nữa đây . Nhìn cánh buồm lẻ loi trôi nỗi giữa sóng nước , Kiều nghĩ đến thân phận mình cũng đang bị dòng đời đưa đẩy. Đến hai câu tiếp theo là cảnh hoa trôi mặt nước . Điệp từ “Buồn trông” đã gợi âm điệu buồn mênh mang, nỗi buồn ấy càng nhân lên khi nàng nhìn thấy cánh hoa trôi lênh đênh vô định.Từ “trôi” chỉ sự vận động nhưng ở thế bị động, những cánh hoa trôi mặc sóng nước vùi dập như chính số phận Kiều. Hai câu tiếp là cảnh nội cỏ rầu rầu . Từ “rầu rầu” được nhân hóa chỉ màu sắc của cỏ , một màu u buồn, ảm đạm . Màu xanh nhợt nhạt héo hắt của cảnh vật chính là ẩn dụ cho tương lai mờ mịt vô vọng của Kiều . Kiều tuyệt vọng, mất phương hướng, đây vừa là tâm trạng vừa là cảnh ngộ của Thúy Kiều hiện tại mà dù muốn hay không nàng cũng không thể thay đổi được . Kết lại đoạn thơ là hai câu cuối : cảnh giông bão sóng gió và niềm dự cảm tương lai . Hình ảnh dữ dội xuất hiện: “gió cuốn mặt duyềnh” là ước lệ cho sóng gió cuộc đời đang bủa vây, cuốn lấy Kiều, những tai ương sắp ập đến đời nàng. Cùng với đó , nghệ thuật nhân hóa “sóng kêu” gợi cho người đọc hình dung Kiều chới với giữa cái bất tận sục sôi trong lòng Kiều . Câu thơ cuối : “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” là ẩn dụ cho tiếng sóng lòng của nhân vật. Đó là tiếng sóng của buồn đau sợ hãi, dự cảm sóng gió dường như đang tiến đến rất gần Kiều. Có thể thấy, tám câu thơ là bức tranh tứ bình đầy tâm trạng của nhân vật, qua đó cho thấy tâm trạng buồn chán , bất lực của nhân vật, đồng thời là  minh chứng cho câu nói bất hủ của Nguyễn Du : " Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" .

  Chú thích : Hai câu được gạch chân lần lượt là câu ghép và câu có lời dẫn trực tiếp

Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào?Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du. Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa “Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc “Truyện Kiều”, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với cách sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc...
Đọc tiếp

Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào?

Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du. Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa “Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc “Truyện Kiều”, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với cách sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc đến câu thơ ông viết ông đã “ở trong ruộng bãi để học câu hát hay của người trồng dâu”. Đó không phải là một câu nói bóng, mà đó là một tâm sự, một kế hoạch học chữ, hay là nói theo cách nói của chúng ta ngày nay: Nguyễn Du đã đi vào học lời ăn tiếng nói của nhân dân, cơ sở sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ thiên tài đã dựa thẳng vào đấy.

   Xin kể hai ví dụ. Câu thơ Nguyễn Du có chữ “áy” (cỏ áy bóng tà…). Chữ “áy” ấy, tài giỏi đến độ dù người ta không hiểu nghĩa, nó cũng hiện lên sự ảm đạm. Cho tới năm trước, có dịp đi Thái Bình, về huyện Thái Ninh, tôi được biết chữ “áy” là tiếng vùng quê đấy. Quê vợ của Nguyễn Du ở Thái

Bình, Nguyễn Du đã ở lâu đất Thái Bình, “cỏ áy” có nghĩa là cỏ vàng úa. Tiếng “áy” ở Thái Bình đã vào văn chương “Truyện Kiều” và trở thành tuyệt vời.

   Ví dụ nữa, ba chữ “bén duyên tơ” ở “Truyện Kiều”. Thông thường, ta hiểu “bén duyên” có thể gần gũi với câu tục ngữ ”Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. Nhưng không phải. Trong nghề ươm tơ, lúc tháo com tằm lấy tơ thì người ta ngâm tằm vào nồi nước nóng, rồi đem guồng ra, vớt tơ lên quay vào guồng, người nhà nghề gọi là “tơ bén”. Nếu chỉ viết “bén duyên” không thì còn có thể ngờ, chứ “bén duyên tơ” thì rõ ràng Nguyễn Du của chúng ta đã nghe, học và sáng tạo trên cơ sở công việc của người hái dâu chăn tằm. Nguyễn du đã trau dồi ngôn ngữ, đêm ngày mài giũa chữ nghĩa kì khu biết chừng nào!

(Theo Tô Hoài, Mỗi chữ phải là một hạt ngọc, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Sđd)

1
25 tháng 7 2019

- Ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du không phải có sẵn mà là biết học lời ăn tiếng nói của quần chúng

- Trau dồi vốn từ ngoài việc hiểu chính xác nghĩa để dùng còn phải làm giàu vốn từ bằng cách viết thêm từ mới.

Tôi nhớ lúc nhỏ có lần phạm lỗi, mẹ phạt quỳ úp mặt vào tường suốt hai tiếng đồng hồ. Khi đi làm về, nghe mẹ kể lại, ba đã gọi tôi đến và nói: Trở thành người như thế nào là tự do của con. Trở thành người tốt hay người xấu là tự do tuyệt đối của con. Con có toàn quyền lựa chọn cho cuộc đời mình. Ba mẹ yêu thương con không phải vì con mà vì con là con của ba mẹ, bởi vậy kể cả khi con trở...
Đọc tiếp
Tôi nhớ lúc nhỏ có lần phạm lỗi, mẹ phạt quỳ úp mặt vào tường suốt hai tiếng đồng hồ. Khi đi làm về, nghe mẹ kể lại, ba đã gọi tôi đến và nói: Trở thành người như thế nào là tự do của con. Trở thành người tốt hay người xấu là tự do tuyệt đối của con. Con có toàn quyền lựa chọn cho cuộc đời mình. Ba mẹ yêu thương con không phải vì con mà vì con là con của ba mẹ, bởi vậy kể cả khi con trở thành một người xấu, một kẻ dối trá hay thậm chí trộm cắp, thì tình yêu của ba mẹ dành cho con vẫn không thay đổi. Nhưng ba muốn con biết rằng ba mẹ sẽ rất hạnh phúc và tự hào nếu con trở thành một người chính trực và biết yêu thương. Đó là lý do đầu tiên để tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương. Thậm chí, tôi chỉ cần một lý do đó mà thôi. Kinh Talmud viết: Khi ngươi dạy con trai mình, tức là ngươi dạy con trai của con trai ngươi. Bởi thế, hiển nhiên là tôi cũng sẽ nói với con tôi những lời ba tôi đã nói. [....] Ai cũng có thể dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau khi đi qua quãng đường ngập nước. Nhưng thật đặc biệt khi cậu học những điều đó từ chính cha mình. (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn... )a) Tìm và nêu tác dụng của lời dẫn trực tiếp trong những câu sau: Kinh Tamud viết:Khi ngươi dạy con trai mình, tức là ngươi dạy con trai của con trai ngươi. Bởi thế, hiển nhiên là tôi cũng sẽ nói với con tôi những lời ba tôi đã nói.b) Theo em, cần làm gì để trở thành người chính trực và biết yêu thương?
0
14 tháng 1 2018

a, - Tuyệt (dứt, không còn gì): tuyệt chủng ( không còn chủng loại, giống loài), tuyệt giao ( không ngoại giao), tuyệt tự (không có người nối dõi), tuyệt thực (nhịn ăn)…

- Tuyệt (cực kì, nhất): tuyệt mật (cực kì bí mật), tuyệt tác (tác phẩm đẹp nhất), tuyệt trần (nhất trên đời), tuyệt phẩm (sản phẩm tuyệt vời),…

11 tháng 8 2021

Em tham khảo:

1. 

Những câu thơ trên tả vẻ đẹp của Thuý Kiều sau khi ngợi ca vẻ đẹp của Thuý Vân. Từ “càng” nhấn mạnh vẻ “sắc sảo mặn mà” ở Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân. Vân là em nhưng được nói đến trước thì ra bởi tác giả muốn lấy Vân làm nền cho vẻ đẹp nổi bật của nàng. “Sắc sảo” và “mặn mà” đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Nhắc đến nét đẹp của mĩ nhân xưa, ta thường nghĩ đến vẻ liễu yếu đào tơ tha thướt. Bởi vậy, sự "sắc sảo mặn mà" của nàng hẳn là điều đặc biệt. Sử dụng hai từ láy đầy sức gợi "sắc sảo", "mặn mà" tác giả như muốn khắc sâu vào tâm trí người đọc vẻ đẹp nổi bật "khác thường" này của người con gái Vương Thuý Kiều. Nàng là người con gái sắc sảo, mặn mà bán mình để chuộc cha và em, nàng rơi vào thế đường cùng không lối thoát. Bên cạnh đó, nhan sắc của nàng được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt “làn thu thuỷ" ý chỉ đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người. Nhưng làn nước mùa thu cũng gợi những thoáng buồn u ẩn nên điều đó còn thể hiện một tâm hồn tinh tế, có phần đa mang. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, khác với Thuý Vân, chúng lại báo trước một cuộc đời dông bão bị ghen ghét, đố kị, vùi giập.
- Câu bị động: Nàng bán mình để chuộc cha với em và rơi vào thế đường cùng không lối thoát

Từ láy: lanh lợi, sắc sảo

 

9 tháng 10 2023

ghi 1 làm 2 ?