K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2021

lớp 1 không học văn ok ???

31 tháng 3 2020

Ai thế nào

k cho mình

31 tháng 3 2020

Chu nha trong nha em trong NHu the nao?

Chuc ban hok tot!!!!

Nho h cho Minh nha.

số của mình thích là số 3.4,5,6,7,8,9,2,1,0,10.

k mik nhek

3 tháng 9 2018

1 con gà bình thường có só chân = 2 + 0 = 0 + 2 = 1 + 1 = -2 + 4 = ...............................................

24 tháng 7 2019

Từ đồng nghĩa: vắng, vắng lặng, im lìm

26 tháng 7 2019

êm êm ,im  lìm , vắng lặng ,tơi bời

25 tháng 9 2021

Làm ơn đấy giúp mình đi mà mình sẽ tích hết 

25 tháng 9 2021

Hzzzz

17 tháng 9 2018

bn đổ keo vào r cứ nhào đi nhào lại là đc

Yunikonslime

Ăn trầu chọn lấy cau khô
Trèo lên Ba Dội (Rọi) có cô bán hàng
Cô bán hàng lòng cô buồn bã
Bóng xế chiều bóng ngả về tây
Đợi cô ba bẩy hai mốt năm nay


Ăn trầu mà có vỏ chay
Vôi kia có lạt (nhạt) cũng cay được mồm


Ăn trầu phải mở trầu ra
Phòng có thuốc độc hay là mặn vôi


Ăn trầu thì bỏ quên vôi
Ăn cau, bỏ hạt, nàng ơi hỡi nàng!


Đi đâu cho đổ mồ hôi
Chiếu trải không ngồi trầu để không ăn?


Đàn ông nông nổi giếng khơi
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu


Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng
Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng ?
- Trầu vàng nhá lẫn cau xanh
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời


Đêm năm canh năm vợ ngồi hầu
Vợ cả pha nước têm trầu chàng xơi
Vợ hai trải chiếu, chia bài
Vợ ba coi sóc nhà ngoài nhà trong.
Vợ tư trải chiếu quạt mùng
Vợ năm thức dậy trong lòng xót xạ
Chè thang, cháo đậu bưng ra
Chàng xơi một bát kẻo mà công lênh.


Đêm qua em nằm nhà ngoài
Em têm mười một, mười hai miếng trầu
Chờ chàng chẳng thấy chàng đâu
Để cau long hạt, để trầu long vôi
Trầu long vôi ắt đà trầu nhạt
Cau long hạt ắt đà trầu già
Mình không lấy ta ắt đà mình thiệt
Ta không lấy mình, ta biết lấy ai ?
Răng đen cũng có khi phai
Má hồng khi nhạt, tóc dài khi thưa
Tình đây tính đấy cũng vừa
Chàng còn kén chọn, lọc lừa ai hơn ?


Đêm qua mây kéo đen dầm
Thấy hai người ấy thì thầm với nhau
Tưởng rằng tính toán trầu cau
Ai hay tình vụn với nhau bao giờ!
Cước chú: tính toán Trầu cau là tính toán cưới hỏi

Đêm qua trăng sáng mập mờ
Em đi gánh nước tình cờ gặp anh
Vào vườn trẩy quả cau xanh
Bổ ra làm sáu trình anh xơi trầu
Trầu này têm những vôi tàu
Ở giữa đệm quế, đôi đầu thơm cay
Mời anh xơi miếng trầu này
Dù mặn dù nhạt, dù cay dù nồng
Dù chẳng nên đạo vợ chồng
Xơi năm ba miếng kẻo lòng nhớ thương


Đi về con cá lá rau
Mua gạo chợ Vực, mua trầu chợ Đông,
Lấy ai cũng lấy một chồng
Kiếm ăn ngày tháng no lòng thì thôi


Đôi bên hàng xứ xóm giãn ra
Để tôi đối địch với ba cô này
Được thời ăn đĩa trầu đầy
Thua thời cởi áo trao tay ra về.


Đón em anh hỏi đôi lời
Xuân thu ngoại cảnh mấy đời gặp nhau
Giận thời nói vậy em ơi
Khó thời tại vận mồ hôi tại trời
Có thương thì nói cho mau
Để anh dựng lễ trầu cau bỏ giềng.

Ước gì anh hóa ra vôi
Em hóa trầu lộc tốt tươi lại nồng


Ai bưng cau trầu đến đó
Xin chịu khó mang về
Em đang theo chân thầy gót mẹ
Để cho trọn bề hiếu trung


Anh thương em trầu hết lá lươn
Cau hết nửa vườn cha với mẹ nào hay
Dầu mà cha mẹ có hay
Nhứt đánh nhì đày, hai lẽ mà thôi
Gươm vàng để đó em ôi
Chết thì chịu chết, lìa đôi anh không lìa


Anh về cuốc đất trồng cau,
Cho em trồng ké dây trầu một bên
Mai sau trầu nọ lớn lên
Cau kia ra trái làm nên cửa nhà


Áo cưới chưa hết nếp tà
Cô dâu xách nón về nhà cô dâu.
Phải chăng cau đã chán trầu,
Đôi bờ đã gãy nhịp cầu sang sông


Bước qua vườn ớt hái trầu
Hỏi thăm lê lựu, mãng cầu chín chưa ?


Bắc thang lên hái ngọn trầu hương
Đó thương ta một, ta thương đó mười.


Bắc thang lên hái ngọn trầu vàng
Trầu em cao số muộn màng anh thương.


Bồng em mà bỏ vô nôi
Cho mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu
Mua vôi chợ Quán chợ Cầu
Mua cau Nam Phổ
Mua trầu chợ Dinh.
Chợ Dinh bán nón quan hai,
Bán thao quan mốt,
Bán quai năm tiền.
Xem thêm câu: "Ru em cho thét cho muồi"
Bữa cơm múc nước rửa râu
Hầu cơm, hầu rượu, hầu trầu, hầu tăm
Đêm đêm dắt cụ đi nằm
Than thân phận gái, ôm lưng lão già
Ông ơi, ông buông tôi ra
Kẻo người trông thấy, người ta chê cười


Ba phen trầu hổi cả ba
Phen này hổi nửa thiệt là số anh


Bánh cả mâm sao em kêu rằng bánh ít ?
Trầu cả chợ, sao em gọi là trầu không?
Trai nam nhi không đối đặng
Gái má hồng xin thử đối xem !


Bây giờ anh bắt tay nàng
Hỏi sao lá ngọc cành vàng xa nhau
Xa nhau ta mới xa nhau
Khi xưa ta vẫn ăn trầu một cơi


Bây giờ em mới hỏi anh
Trầu vàng nhá với cau xanh thế nào?
- Cau xanh nhá với trầu vàng,
Tình anh sánh với duyên nàng đẹp đôị


Bên anh dư đất trồng cau
Cho em xin miếng trồng trầu một bên.


Cơi trầu anh têm ra đây
Nhân duyên chưa đinh trầu này chưa ăn.


Cầu đây có gái bán hàng
Có đôi rùa đá có nàng bán cau
Mắt xanh tươi thắm môi trầu,
Miệng cười núm má cho cầu thêm xinh.


Cách nhau một bức rào thưa
Tay chùi nước mắt, tay đưa, miếng trầu.


Cái cốc ăn trầu đỏ môi
Có ai làm lẽ chồng tôi thì làm?


Cành đào lá liễu phất phơ
Đường đi khuất nẻo ai ngờ gặp nhau
Gặp nhau ăn một miếng trầu,
Còn hơn đám cưới mổ trâu ăn mừng.


Cau non khéo bửa cũng dầy
Trầu têm cánh phượng để thầy ăn đêm


Chăn đơn nửa đắp gối chiếc nửa hòng
Cạn sông lở núi ta đừng quên nhau
Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng ăn xôi đỏ dạ sầu đăm chiêu
Biết rằng thuốc dấu hay bùa yêu
Làm cho ăn phải nhiều điều xót xa
Làm cho quên mẹ quên cha
Làm cho quên cửa quên nhà
Làm cho quên cả đường ra lối vào
Làm cho quên cá dưới ao
Quên sông tắm mát, quên sao trên trời
Đất Bụt mà ném chim trời
Ông Tơ Bà Nguyệt xe dây nhợ nửa vời ra đâu
Cho nên cá chẳng bén câu
Lược chẳng bén dầu, chỉ chẳng bén kim
Thương nhau nên phải đi tìm
Nhớ nhau một lúc như chim lạc đàn
Trầu Cau Trong Ca Dao Vế trở về sau không giống với câu
Chăn đơn nửa đắp gối chiếc nửa hòng
Cạn sông lở núi ta đừng quên nhau
Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng ăn xôi đỏ dạ sầu đăm chiêu
Biết rằng thuốc dấu hay bùa yêu
Làm cho ăn phải nhiều điều xót xa
Làm cho quên mẹ quên cha
Làm cho quên cửa quên nhà
Làm cho quên cá dưới ao
Quên sông tắm mát, quên sao trên trời
Đất Bụt mà ném chim trời
Ông Tơ bà Nguyệt xe dây, xe nhợ nửa vời ra đâu!
Cho nên cá chẳng bén câu
Lược chẳng bén đầu, chỉ chẳng bén kim
Thương nhau nên phải đi tìm
Nhớ nhau một lúc như chim lạc đàn.
Trầu Cau Trong Ca Dao Vế trở về sau không giống với câu
Chạnh thương chạnh nhớ chạnh sầu
Vì ai nên nỗi cho trầu xa cau
Bắt cá, cá lội trên đàng,
Hái rau rau héo, hỏi sao mẹ dùng hả con?

23 tháng 4 2020

30 câu thì viết đến sáng mai à.

27 tháng 11 2021

Tham khảo!

Câu ca dao này tuy ngắn gọn nhưng súc tích, đã giúp chúng ta phần nào thấy được trách nhiệm của mình đối với cha mẹ, đồng thời câu ca dao cũng khuyên ta rằng sống ở đời phải luôn ghi nhớ và đền đáp công ơn của cha mẹ.

27 tháng 11 2021

mình cảm ơn bạn nhé 😊

Đi khắp Đông Tây, thật hiếm có ngôn ngữ nào chứa từ tượng hình và tượng thanh nhiều như Tiếng Việt. Tuy nhiên, dù Tiếng Việt đẹp bao nhiêu, dễ học, dễ nhớ bao nhiêu thì vẫn có không ít người Việt hay bị nhầm lẫn trong cách sử dụng từ.Dám cá rằng, không ít bạn trong chúng ta sử dụng những cặp từ này hàng ngày nhưng vẫn khó tránh khỏi sai sót. Hãy cùng xem đó là cặp từ gì và chia...
Đọc tiếp

Đi khắp Đông Tây, thật hiếm có ngôn ngữ nào chứa từ tượng hình và tượng thanh nhiều như Tiếng Việt. 

Tuy nhiên, dù Tiếng Việt đẹp bao nhiêu, dễ học, dễ nhớ bao nhiêu thì vẫn có không ít người Việt hay bị nhầm lẫn trong cách sử dụng từ.

Dám cá rằng, không ít bạn trong chúng ta sử dụng những cặp từ này hàng ngày nhưng vẫn khó tránh khỏi sai sót. Hãy cùng xem đó là cặp từ gì và chia sẻ xem bạn có hay dùng nhầm không nhé!

1. Chia sẻ hay chia xẻ

Hẳn nói đến cặp từ này, không ít bạn quả quyết "chia sẻ" mới là từ đúng bởi ít khi nhìn thấy ai dùng từ "chia xẻ" cả. Nhưng bạn có hay, hai từ này đều được sử dụng, mặc dù nghĩa của chúng có hơi khác nhau.

Từ "chia sẻ", "chia" có nghĩa là làm ra thành từng phần, từ một chỉnh thể; "sẻ" là chia bớt ra, lấy ra một phần. Do đó, "chia sẻ" có nghĩa là cùng chia với nhau để cùng hưởng, hoặc cùng chịu đựng. (ví dụ: Chia cơm sẻ áo, chia sẻ nỗi buồn).

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 1.
"Chia xẻ" – "chia" vẫn có nghĩa là làm nhỏ ra thành từng phần từ một chỉnh thể, trong khi đó "xẻ" nghĩa là chia, bổ, cắt cho rời ra theo chiều dọc, không để dính liền nhau nữa, hay có nghĩa là đào cái gì cho thông, thoát (VD: xẻ rãnh thoát nước).

Bởi vậy, có thể nói, hai từ "chia sẻ" và "chia xẻ" này cùng là động từ, có nghĩa gần giống nhau nhưng cách dùng từ khác nhau. Bạn nên chọn từ đúng trong mỗi trường hợp, chứ đừng cãi cố là không có từ "chia xẻ" nhé!

2. Giả thuyết hay giả thiết

Trời, từ này là cực hay nhầm lẫn luôn đó! Có người thì khăng khăng nói rằng, chỉ có "giả thuyết" mới đúng và dùng trong tất cả các trường hợp, người khác thì lại quả quyết - "giả thiết" mới thật chính xác. Và sự thật là... cả hai từ đều dùng được nhưng ở trong các trường hợp khác nhau.

Cụ thể, "giả thuyết" được sử dụng trong trường hợp muốn nêu luận điểm mới trong khoa học để giải thích một hiện tượng tự nhiên nào đó và tạm được chấp nhận, chưa được kiểm nghiệm, kiểm chứng.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 2.
Trong khi đó, "giả thiết" được dùng để chỉ điều cho trước trong một định lý hay một bài toán để căn cứ vào đó mà suy ra kết luận của định lý hay để giải bài toán. 

Một định nghĩa khác được đề cập trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê như sau: "giả thiết" - điều coi như là có thật, nêu ra làm căn cứ để phân tích, suy luận, giả định. Bởi vậy, hai từ "giả thiết" và "giả thuyết" đều đúng, chỉ là bạn nên chọn từ thật đúng trong mỗi trường hợp mà thôi.  

3. Độc giả hay đọc giả

Cần chỉ rõ rằng, "độc giả" là từ Hán Việt gồm hai chữ gốc Hán: "độc" mang ý nghĩa "đọc" hay "học" và "giả" mang ý nghĩa "người". Khi hai chữ đó được kết hợp với nhau, từ "độc giả" có nghĩa là "người đọc".

Trong từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê xuất bản năm 2000, trang 336 cũng có định nghĩa từ "độc giả" – đó là người đọc sách báo, trong quan hệ với tác giả, nhà xuất bản, cơ quan báo chí, thư viện.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 3.
Trong khi đó, từ "đọc giả" được một số người sử dụng với nghĩa "người đọc" hay "bạn đọc" – bao gồm "đọc" là một từ thuần Việt và "giả" là một chữ Hán Việt. Khi ghép hai từ này vào, ta sẽ nhận thấy một sự kết hợp không hợp lý.

Bởi vậy có thể khẳng định rằng, "độc giả" mới là từ đúng.

4. Chín mùi hay chín muồi

Theo định nghĩa của Hoàng Phê – trong Từ điển Tiếng Việt 2000 (trang 161) có đề cập "chín muồi" là (quả cây) rất chín, đạt đến độ ngon nhất. Đạt đến độ phát triển đầy đủ nhất, để có thể chuyển giai đoạn hoặc trạng thái. (VD: Điều kiện để chín muồi).

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 4.
Nhưng lại có rất ít từ điển đề cập đến từ "chín mùi". Ngay cả từ điển của Nguyễn Kim Thản (2005) cũng chỉ nêu "chín muồi" là…. chín mùi như một cách nói tắt.

Bởi vậy, có thể khẳng định, từ đúng ở đây phải là "chín muồi".

5. Tựu chung hay tựu trung

Trường hợp đúng ở đây phải là "tựu trung". Tuy nhiên, không ít người dùng "tựu chung" hàng ngày bởi họ cho rằng, nghĩa của "chung" trong "tựu chung" giống trong từ "chung quy".

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 5.
Thật ra, từ "tựu trung" - "tựu" có nghĩa là tới (tề tựu); trung: là ở giữa, trong, bên trong. "Tựu trung" có nghĩa là tóm lại, biểu thị điều sắp nêu ra là cái chung, cái chính trong những điều vừa nói đến. Ví dụ: Mỗi người nói một kiểu nhưng tựu trung đều tán thành cả.

6. Vô hình chung hay vô hình trung

Không ít người thường dùng từ "vô hình chung" thay cho từ "vô hình trung" bởi nghĩ từ "chung" có nghĩa là chung quy. Tuy nhiên, cách hiểu này không đúng.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 6.
Theo nghĩa Hán Việt, "vô hình trung" có nghĩa là "trong cái vô hình". Còn trong Từ điển Tiếng Việt có định nghĩa: "vô hình trung": tuy không có chủ định, không cố ý nhưng tự nhiên lại là (tạo ra, gây ra việc nói đến). Ví dụ: "Anh không nói gì, vô hình trung đã làm hại nó".

Trong khi đó, không có từ điển nào đề cập đến định nghĩa của từ "vô hình chung" cả. Vì thế, "vô hình trung" là từ đúng; còn "vô hình chung" là sai.

7. Nhậm chức hay nhận chức

Theo nghĩa Hán Việt, "nhậm" trong từ "nhậm chức" là gánh vác công vụ, nhiệm vụ; "chức" là chức trách, việc quan, bổn phận. "Nhậm chức" là giữ chức vụ, gánh vác, đảm đương chức vụ do cấp trên giao cho, hiểu đơn giản, cấp trên bổ nhiệm, cấp dưới nhậm chức.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 7.
Trong khi đó, từ "nhận chức" trong nghĩa Hán Nôm thì "nhận" là tiếp đón, chịu lấy, lĩnh lấy; nên "nhận chức" là nhận chức vụ, nhưng không diễn tả được trách nhiệm với chức vụ đó. Theo nghĩa Hán, "nhận" là nhìn, biết, chịu, bằng lòng nên "nhận chức" không có nghĩa.

Do đó, dù theo từ điển Hán Nôm, hay Hán Việt thì từ "nhận chức" đều không có nghĩa diễn tả được trách nhiệm đối với chức vụ. Do đó, từ đúng phải là "nhậm chức".

8. Chẩn đoán hay chuẩn đoán

Bạn cho rằng, chẩn đoán và chuẩn đoán là giống nhau ư? Nhưng sự thật là, trong này chỉ có một từ đúng mà thôi.

"Chẩn đoán" - "chẩn" có nghĩa là xác định, phân biệt dựa theo những triệu chứng, dấu hiệu có sẵn; "đoán" có nghĩa là dựa vào cái có sẵn, đã thấy, đã biết để tìm cách suy ra điều chủ yếu còn chưa rõ hoặc chưa xảy ra.

Như vậy, "chẩn đoán" có nghĩa là xác định bệnh, dựa theo triệu chứng và kết quả xét nghiệm (theo Từ điển Tiếng Việt). VD: Chẩn đoán bệnh có đúng thì điều trị mới có hiệu quả.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 8.
Trong khi đó, "chuẩn" trong từ "chuẩn đoán" lại không hề mang nghĩa như vậy. Từ "chuẩn" chỉ có nghĩa là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, hướng theo đó mà làm đúng; hay là cái được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội mà thôi.

Vì vậy, "chẩn đoán" mới là từ đúng.

9. Tham quan hay thăm quan

Nhiều người cho rằng, "tham quan" hay "thăm quan" giống nhau về nghĩa nên có thể sử dụng xen lẫn được. Nhưng sự thật là chỉ có 1 từ đúng thôi – và đó là "tham quan". Thử phân tách nghĩa các từ ra nhé!

Từ "thăm quan" được gắn nghĩa từ "thăm" - đến nơi nào đó bày tỏ sự quan tâm, hỏi han (đi thăm người ốm) hay xem xét để biết tình hình (thăm trường, lớp)… với từ "quan" – quan sát.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 9.
Trong khi từ "tham quan" (động từ) - theo gốc Hán thì "tham" có nghĩa là thêm vào; "quan" là quan sát, nhìn nhận. Do đó, "tham quan" nghĩa là đi tận nơi để quan sát, mở rộng hiểu biết và học hỏi kinh nghiệm.

Tuy nhiên, từ này đồng âm khác nghĩa với từ "tham quan" (danh từ) chỉ viên quan có tính tham lam. Bởi vậy, từ "tham quan" mới là từ chính xác.

10. Sát nhập hay sáp nhập

Nếu ai đó hỏi bạn từ "sát nhập" hay "sáp nhập" mới đúng. Bạn sẽ trả lời sao? Sự thật là gốc của 2 từ "sát nhập" và "sáp nhập" này bắt nguồn từ "sáp nhập" – một từ ngoại lai. Trong đó, "Sáp" có nghĩa là cắm vào, cài vào; còn "Nhập" nghĩa là vào, tham gia vào, đưa vào.

Do vậy, "sáp nhập" là nhập chung lại, gộp chung lại làm một. (Ví dụ: Sáp nhập ba xã làm một/ Công ty A sáp nhập vào công ty B). Với từ "sát nhập", từ "sát" là từ biến âm, biến thể dân gian của từ "sáp" mà ra. Từ "sát" trong tiếng Việt có nghĩa phái sinh từ từ "sáp". 

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 10.
Ngoài nghĩa gốc là cắm vào, cài vào thì còn có nghĩa là liền ngay bên cạnh, xích gần lại đến mức không còn khoảng cách. Đứng trên quan điểm đồng đại, nhiều người sử dụng hai từ "sáp nhập" và "sát nhập" y như nhau. Một vài cuốn từ điển tiếng Việt đề cập đồng thời hai từ "sáp nhập" và "sát nhập" với nghĩa tương tự nhau.

Tuy nhiên, theo ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quận – Trưởng Bộ môn Hán Nôm Khoa Văn học và khoa Ngôn ngữ - trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thì không nên sử dụng hai từ này giống nhau bởi nó không thật hợp lý.

Từ "sát" – tức là cạnh đến mức không còn khoảng cách, còn "sáp" nghĩa là cắm vào, cài vào; nếu sử dụng chung, nghĩa gốc của từ "sáp" không còn, từ đó, nghĩa của từ đã bị thay đổi. 

Hãy chia sẻ thêm về những cặp từ mà bạn hay nhầm lẫn qua bình luận ở dưới nhé!

 

 

0