K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2019

Hội An, một trong những đô thị cổ xưa nhất của Việt Nam, có bề dày lịch sử khoảng năm trăm năm, xứng đáng được nghiên cứu thật sâu sắc về bản chất, lịch sử, khảo cổ học, văn hóa, các hoạt động kinh tế xã hội,… Đô thị cổ Hội An chiếm một khoảng không gian chừng hai cây số vuông, thật nhỏ so với đô thị Gia Định bề thế, chỉ có bề dày lịch sử khoảng năm trăm năm, thật mỏng hơn nhiều so với Thăng Long – Hà Nội với hàng ngàn năm văn hiến, không có các quần thể di tích lịch sử đồ sộ và phong cảnh hữu tình như cố đô Phú Xuân – Huế, thế mà làm sao vùng đất cổ xưa này lại có sức vẫy gọi kỳ lạ đến như thế, không những đối với người dân mọi miền đất nướcViệt Nam mà cả đối với các du khách và các nhà nghiên cứu ở nhiều quốc gia của các châu lục trên thế giới.
Hội An khác với các đô thị cổ trong nước ở chỗ, mặc dù trải qua khoảng bốn trăm năm với chức năng của một trung tâm ngoại thương nhưng vẫn duy trì được cho đến tận nay một tổng thể với hàng ngàn di tích lịch sử mang những nét đặc thù của nghệ thuật kiến trúc đô thị Việt Nam. Đô thị cổ Hội An là một bằng chứng sinh động về sự hình thành và phát triển của các đô thị Việt Nam qua các thời đại, mang tính phổ quát của đô thị phương Đông nhiệt đới gió mùa. Đô thị cổ Hội An là một tập hợp các loại hình kiến trúc đô thị cổ với một cơ cấu cư dân còn nguyên vẹn. Sự nguyên vẹn trong kiến trúc đô thị đó vẫn được bảo tồn ở ba bình diện: hình thái đô thị, đơn vị không gian kiến trúc tức khu phố cổ và từng công trình kiến trúc riêng lẻ. Đặc biệt, trong chính các ngôi nhà cổ hình ống đã được xây dựng cách đây hàng trăm năm, các thế hệ con cháu đời sau vẫn tiếp tục sống nối tiếp thế hệ cha ông của họ.
Đô thị cổ Hội An là như vậy, một thành phố đang sống, hiếm thấy trên hành tinh chúng ta. Bởi vậy, ngày nay đi giữa phố phường của các khu phố cổ, người ta cảm thấy lòng mình ấm cúng, cái xa xưa và cái hiện tại hòa quyện vào nhau trong cuộc sống hiện nay và trong tâm hồn của mỗi người dân nơi đây.
Để hiểu rõ hơn về đô thị cổ Hội An, chúng ta cùng nhìn lại quá khứ, tìm hiểu về quá trình hình thành, phát triển và suy thoái của đô thị này. 
NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN
1. Tình hình thế giới và khu vực có những chuyển biến có tác động đến sự hình thành và hưng khởi của đô thị cổ Hội An
Sau các cuộc Phát kiến địa lí (cuối thế kỷ XV – đầu thế kỷ XVI) giao lưu thương mại trên thế giới đã phát triển nhanh chóng. Thương nhân Châu Âu đã mở rộng và thúc đẩy hơn nữa các hoạt động buôn bán với các nước phương Đông, trong đó khu vực Đông Nam Á và Đại Việt cũng là một điểm đến của các thương nhân Châu Âu.
Cùng thời gian này thương nhân các nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản cũng đẩy mạnh hoạt động buôn bán với các khu vực trong đó có các nước Đông Nam Á. Năm 1576, nhà Minh bãi bỏ hải cấm, cho thương nhân xuất dương ra nước ngoài. Nhưng vẫn cấm giao dịch với Nhật một số mặt hàng, chủ yếu là nguyên liệu. Tình hình đó, đã dẫn đến việc Mạc Phủ cấp hộ chiếu cho các thuyền buôn, gọi là “Châu Ấn thuyền” vào năm 1592 để mở rộng quan hệ mậu dịch với các nước Đông Nam Á và những hàng của Trung Quốc ở thị trường này [2; 28], làm cho tình hình buôn bán các nước phương Đông sôi động hẳn lên.
Trước tác động của nền thương mại thế giới, đã hình thành nhiều trung tâm buôn bán bên bờ biển đông nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng hàng hóa với khối lượng lớn. 
Bối cảnh thế giới và khu vực đã tạo điều kiện cho việc buôn bán giữa Đại Việt với các nước bên ngoài phát triển. Đây cũng là cơ sở cho sự hình thành và hưng khởi của các đô thị của Đại Việt, trong đó có đô thị Hội An.
2. Với vị trí thuận lợi đô thị cổ Hội An có điều kiện phát triển
Đô thị cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. Phía Đông Đô thị cổ Hội An nối với biển Đông qua cửa Đại. Phía Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Tây giáp huyện Điện Bàn. Thông qua sông Thu Bồn, đô thị cổ Hội An nối với kinh đô Trà Kiệu, với khu thờ tự Mỹ Sơn ở thượng lưu, và thông qua các đường sông, đường bộ, nối với núi rừng giàu lâm thổ sản miền Tây. Hội An ở giữa vùng đồng bằng giàu có của xứ Quảng và giữ vị trí đầu mối giao thông thuận lợi với các thị trường trong nước và với hệ thống hàng hải quốc tế. Nhà buôn người Pháp Pierre Poivre đến Hội An và ghi lại: “Cảng thì sâu, tàu bè được an toàn. Nó rất thuận lợi đối với các thương nhân… Đường vào cảng này không khó đi, đó là một con sông lớn chảy qua tỉnh Chăm và bắt nguồn từ các vùng núi ở Lào” [2; 50-51].
Hội An là cửa ngõ của Đàng Trong, cũng như của Đại Việt thông thương với thế giới bên ngoài. “Hội An và các cảng kề cận khác đều nằm ở rìa bắc của mạng lưới hàng hải quốc tế và đóng vai trò trung gian giữa vùng biển Đông Á và Trung Hoa…, chúng đóng vai trò trung gian kép giữa vùng biển Đông Nam Á và Trung Hoa, cũng như giữa Nhật Bản và Trung Hoa” [2; 29]. Nhờ ở vào vị trí địa lý thuận lợi nên hàng hoá từ bốn phương trong nước tụ về thương cảng Hội An. Rồi lại chính từ thương cảng này, hàng hoá trong nước với những sản phẩm nổi tiếng như tơ, tằm, gốm, sứ, trầm hương, yến sào,… được thuyền buôn các nước chuyển tải đến nhiều nước Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á và một số nước phương Tây. 
Hàng hoá nước ngoài cũng từ Hội An được toả khắp mọi miền đất nước. Thương thuyền của Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Philippin, Indonesia, Malaysia,… và một số nước Châu Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp thường xuyên qua lại buôn bán. 
Với vị trí thuận lợi, Hội An trở thành một trung tâm giao lưu kinh tế rộng lớn, một đô thị - thương cảng có tầm cỡ quốc tế. 
3. Chính sách phát triển kinh tế ở Đàng Trong của các chúa Nguyễn
Có thể khẳng định rằng, kinh tế công - thương nghiệp Đàng Trong giai đoạn từ thế kỷ XVII – XVIII phát triển một cách mạnh mẽ. Có nhiều nguyên nhân đưa đến sự phát triển này, nhưng chúng ta không thể không kể đến một nguyên nhân quan trọng và chủ yếu là do chủ trương mở cửa, giao lưu buôn bán với nước ngoài của chính quyền Đàng Trong. Thế kỉ XVII – XVIII, các chúa Nguyễn một mặt ra sức củng cố chính quyền Đàng Trong mặt khác cũng rất chú trọng phát triển kinh tế, đề ra những chính sách mở cửa giao lưu buôn bán. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán giữa Đàng Trong với các quốc gia bên ngoài, thu hút một số lượng lớn các thương nhân ở nhiều nước trên các khu vực khác nhau tập trung buôn bán. Sử cũ đã xác nhận về tác dụng của chính sách cai trị cởi mởi của các chúa Nguyễn trong cuối thế kỷ XVII: “Chợ không hai giá, không có chộm cướp. Thuyền buôn các nước đến, nhiều Trấn trở nên một nơi đô hội lớn” [2; 30]. Đây là một tiền đề, một cơ sở quan trọng góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển hưng khởi của các đô thị trong đó có đô thị cổ Hội An.
4. Sự phát triển của kinh tế Đàng Trong trong giai đoạn thế kỷ XVI – XVIII
Nhờ mở cửa quan hệ buôn bán với nước ngoài mà kinh tế Đàng Trong trong những thế kỷ XVI – XVIII có bước phát triển mạnh mẽ. 
Về nông nghiệp, xứ Quảng nằm trong khu vực nhiệt đới ôn hòa và trên một vùng đất đai màu mỡ, nhờ đó mà nông nghiệp sản xuất được quanh năm, cung cấp được các nông sản nhiều về số lượng và tốt về chất lượng; đồng thời, các sản vật lấy từ rừng và biển cũng dồi dào. 
Về thủ công nghiệp, kinh tế thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp dân gian đều phát triển mạnh. Đối với sản xuất thủ công nghiệp nhà nước, chúa Nguyễn lập nhiều xưởng đóng thuyền, đúc súng ở các nơi. Trong thời gian này, các Chúa Nguyễn đã cho đóng được nhiều loại thuyền lớn chuyên trở được khối khối lượng hàng hóa lớn. Ngành đóng thuyền phát triển là một trong những cơ sở cho nền thương mại biển phát triển. Mặt khác, để đáp ứng được nhu cầu đóng thuyền, đúc súng, các chúa Nguyễn ở Đàng Trong cũng phải nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài. Vì vậy, đây cũng là một trong những cơ sở tạo điều kiện cho thương cảng Hội An thêm nhộn nhịp.
Bên cạnh sản xuất thủ công nghiệp nhà nước, thủ công nghiệp dân gian cũng rất phát triển, với những nghề nghiệp đa dạng, phong phú như: nghề làm gốm, sành, sứ, kéo tơ, dệt lụa, trạm trổ, làm đá, làm mộc, đúc chuông,… Trong các mặt hàng thủ công nghiệp, tơ lụa và đồ gốm sứ là những mặt hàng nổi tiếng nhất, có giá trị xuất khẩu cao. Giáo sư khảo cổ học Nhật Bản Hasabe Gakuji đã viết: “Các tàu buôn (Nhật Bản) đến Việt Nam mua tơ sống, hàng lụa, hương liệu và các tạp hóa, đồng thời còn mua một khối lượng đồ gốm sứ Việt Nam. Điều này có thể chứng minh bằng nhiều di vật còn nguyên vẹn hiện nay còn giữ ở Nhật Bản” và “Vào khoảng thế kỷ XVII, trong gia đình các thương gia giàu có và gia đình các phái Trà đạo đều còn giữ các đồ sứ Việt Nam”
Sự phát triển của thủ công nghiệp ở Đàng Trong thế kỷ XVII – XVIII, đã cung cấp những mặt hàng đa đạng cho các trung tâm kinh tế, trong đó có đô thị Hội An, là cơ sở quan trong cho sự phát triển của đô thị này.
Bên cạnh sự phát triển của thủ công nghiệp, thế kỉ XVI – XVIII, thương nghiệp của Đàng Trong cũng phát triển nhộn nhịp và rộng khắp, cả nội thương và ngoại thương.
Trước hết, là sự phát trển của hệ thống chợ, tạo điều kiện cho việc trao đổi buôn bán giữa các vùng miền được dễ dàng và trở nên tấp nập hơn. Mặt khác, việc buôn bán với thương nhân nước ngoài đã phát triển và mở rộng hơn hẳn so với những thế kỉ trước. Bên cạnh các thương nhân Châu Á quen thuộc còn có sự xuất hiện của các thương nhân Nhật Bản và Phương Tây, mặc dù chưa nhiều, chưa đều đặn và liên tục, nhưng đã đánh dấu thời kì Đại Việt đi vào luồng giao lưu buôn bán quốc tế. 
Trên dọc bờ biển của Đàng Trong trong giai đoạn này có hàng trục bến cảng vệ tinh cho Hội An hoạt động tích cực như Thanh Hà (thuộc Thuận Hóa), Cửa Hàn, Kỳ Hà, Tân Châu, Đề Gi, Hàm Thủy (Nước Mặn),… đã đóng góp nguồn hàng đa dạng cho cảng thị Hội An để xuất khẩu ra nước ngoài hay bán ra cho Đàng Ngoài hoặc để lưu thông trong nội bộ Đàng Trong 
Sự đa dạng của các mặt hàng nông nghiệp, thủ công nghiệp và sự phát triển của thương mại là cơ sở quan trọng cho sự ra đời và phát triển của đô thị cổ Hội An. 
5. Tiền đề lịch sử cho sự ra đời và phát triển của đô thị cổ Hội An 
Vùng đất Thuận Quảng có một lịch sử phát triển lâu dài. Trong suốt thời kỳ "tiền Hội An", nơi đây từng tồn tại hai nền văn hóa lớn. Đó là văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Champa. Di chỉ đầu tiên của văn hóa Sa Huỳnh là phố Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi bị cát vùi lấp, được các nhà khảo cổ người Pháp phát hiện. Chỉ riêng trong khu vực thành phố Hội An đã phát hiện được hơn 50 địa điểm là di tích của nền văn hóa này, phần lớn tập trung ở những cồn cát ven sông Thu Bồn cũ. Đặc biệt, sự phát hiện hai loại tiền đồng Trung Quốc thời Hán, những hiện vật sắt kiểu Tây Hán... đã minh chứng ngay từ đầu Công nguyên, nơi đây đã bắt đầu có những giao dịch ngoại thương. Tiếp sau nền văn hóa Sa Huỳnh, từ thế kỷ II đến đến thế kỷ XV, dải đất miền trung Việt Nam là lãnh thổ của vương quốc cổ Chăm Pa.
Trải qua nhiều cuộc chiến tranh, vương quốc Champa bị Đại Việt đẩy dần về phía Nam. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông đem quân chinh phạt Champa, chiếm kinh đô Vijaya. Vua Lê lấy đất Vijaya nhập vào Chiêm Động, Cổ Lũy, lập một đạo mới gọi là đạo Quảng Nam [8; 133]. Vùng đất Hội An trở thành lãnh thổ của Đại Việt từ đó. 
Năm 1985, trong Hội thảo Khoa học về Hội An lần thứ nhất, GS Trần Quốc Vượng cho rằng đã có một Chiêm cảng thời đại Champa là thời đại vàng son thứ nhất của Hội An. Vấn đề này được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Đến năm 1990, đã xác định có một Lâm Ấp phố nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn [2; 44]. Những dấu tích đền tháp Chăm còn lại, những giếng nước Chăm, những pho tượng Chăm, những di vật của người Đại Việt, Trung Hoa, làm sáng tỏ giả thuyết nơi đây từng có một Lâm Ấp Phố với một cảng biển là Đại Chiêm phát triển hưng thịnh. 
Đô thị cổ Hội An nằm ở Hạ Lưu sông Thu Bồn, nơi đây đã từng là một Lâm Ấp phố với cảng biển Đại Chiêm của vương quốc cổ Champa. Như thế, ta có thể khẳng định tiền thân của Hội An là cảng Đại Chiêm – thương cảng quan trọng của Champa. 
Yếu tố lịch sử là cơ sở quan trọng cho sự ra đời và phát triển của đô thị cổ Hội An.

Sự phát triển của kinh tế hàng hoá đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và hưng khởi của đô thị.

Vào các thế kỉ XVI – XVIII, nhiều đô thị mới hình thành ở miền Bắc và miền Nam. Khu cư dân Thăng Long cũng phát triển với tên Kẻ Chợ gồm 36 phố phường và 8 chợ.

Một thương nhân nước ngoài đã mô tả : “Các phố ở Kẻ Chợ đều rộng, đẹp và lát gạch từng phần...” Một thương nhân khác nói thêm : “Tất cả những vật phẩm khác nhau bán trong thành phố này đều được dành riêng cho từng phường...”

Phố Hiến (phía nam thị xã Hưng Yên ngày nay) ra đời và phát triển phồn thịnh. Nhân dân có câu ‘Thứ nhất Kinh Kì, thứ nhì Phố Hiến ”. Theo người phương Tây mô tả, bấy giờ Phố Hiến có khoảng 2000 nóc nhà.

Hội An là thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong (trên đất Quảng Nam ngày nay), phát triển chủ yếu ở các thế kỉ XVII - XVIII.

Giáo sĩ Bo-ri đã viết : “Hải cảng đẹp nhất, nơi mà thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán là hải cảng thuộc tỉnh Các-ci-am (Quảng Nam)... Thành phố đó lớn lắm, đến nỗi người ta có thể nói nó có 2 thị trấn, một của người Trung Quốc và một của người Nhật Bản.”

18 tháng 3 2019

cảm ơn bạn nhưng cái này ở trên học 24h cũng có rồi

9 tháng 3 2019

tra mạng giùm mk nha

9 tháng 3 2019

Trong mảng sách Lịch sử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến, bên cạnh những đề tài có tính chất tổng hợp, xuyên suốt lịch sử Thăng Long - Hà Nội lại có những công trình tập trung khắc họa, đào sâu những lát cắt, những thời kỳ lịch sử cụ thể trên diễn trình nghìn năm hình thành và phát triển của Thủ đô. Đề tài “Thăng Long - Kẻ Chợ thời Mạc - Lê Trung hưng” do PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ chủ biên là một trong số đó. Cuốn sách tập trung mô tả và phân tích toàn diện các mặt đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa của Thăng Long - Kẻ Chợ thời Mạc - Lê Trung hưng (1527-1789).  Với quan điểm tiếp cận của tác giả (cố gắng nghiên cứu khai thác từ nhiều khía cạnh và góc nhìn một thực thể xã hội đã mất qua những dấu vết còn tồn đọng, nhằm phục dựng lại thực thể lịch sử đó trong mức độ trung thực có thể với độ sai biệt nhỏ nhất) công trình sẽ giúp người đọc có được những nhận thức chân xác và sinh động về mảnh đất Thăng Long - Kẻ Chợ. Cùng với các đề tài khác thuộc mảng sách Lịch sử trong Dự án Tủ sách, công trình sẽ góp phần tái diện lại một diện mạo đầy đủ, toàn diện về lịch sử của Thủ đô nghìn năm tuổi qua các chặng đường lịch sử.

10 tháng 3 2019

Bạn có thể lên gg tìm nhé!

Có rất nhiều uế

Học tốt !

19 tháng 3 2019

Là cùng một địa điểm

19 tháng 3 2019

Thăng Long là Hà Nội

Kẻ Chợ cx là Hà Nội

=> cả hai tên này đều là 1

Tương truyền, Lý Thường Kiệt sáng tác bài thơ trong một trận quân ta chiến đấu chống quân Tống xâm lược. Tác giả không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là một nhà thơ nổi tiếng.

   Cuối năm 1076, mấy chục vạn quân Tống hai hai tên tướng Quách Quỳ và Triệu Tiết cầm đầu sang cướp nước ta. Quân ta dưới quyền chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã chiến đấu dũng cảm, chặn chân chúng lại ở phòng tuyến bên sông Như Nguyệt. Truyền thuyết kể rằng một đêm nọ, quân sĩ nghe văng vẳng trong đền thờ Trương Hồng và Trương Hát (hai tướng quân của Triệu Quang Phục đã hi sinh vì nước) có tiếng ngâm bài thơ này. Điều đó ý nói thần linh và tổ tiên phù hộ cho quân ta. Bài thơ đã góp phần khích lệ binh sĩ quyết tâm đánh tan quân giặc, buộc chúng phải rút lui nhục nhã vào tháng 3 năm 1077.

   Từ trước đến nay, người ta thường cho rằng vị tướng Lý Thường Kiệt làm bài thơ này chỉ với mục đích động viên khí thế binh sĩ của mình. Tất nhiên là thế, nhưng câu thứ tư ('Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm') lại rõ ràng là lời cảnh cáo quân giặc. Thì ra đối tượng nghe thơ không chỉ là quân ta mà còn là quân địch. Chính vì thế mà bài thơ được coi là một văn bản địch vận nhằm lung lay ý chí chiến đấu của đối phương.

   Tác giả khẳng định: Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.

   Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.

   Bài thơ lưu lại từ xưa không có tựa đề. Các sách thường lấy mấy từ Nam quốc sơn hà trong câu đầu làm tựa đề cho bài thơ (Dịch là Sông núi nước Nam):

 Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. 

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

   Câu thứ nhất nêu lên chân lí: Sông núi nước Nam vua Nam ở. Lẽ ra phải nói là dân Nam ở thì đúng hơn nhưng thời bấy giờ, vua đại diện cho quốc gia, dân tộc. Chân lí ấy thật đơn sơ, hiển nhiên nhưng nhân dân ta phải gian khổ đấu tranh bao đời chống giặc ngoại xâm mới giành lại được.

   Từ khi nước nhà có chủ quyền cho đến năm 1076, dân tộc Đại Việt đã nhiều lần khẳng định chân lí ấy bằng sức mạnh quân sự của mình. Lũ giặc phương Bắc quen thói hống hách, trịch thượng, luôn nuôi tham vọng cướp nước nên chúng khăng khăng không chấp nhận.

   Ý nghĩa câu thơ không dừng lại ở đó. Tác giả xưng danh là nước Nam với chủ ý gạt bỏ thái độ khinh miệt coi nước ta là quận huyện vẫn tồn tại trong đầu óc lũ cướp nước bấy lâu nay. Đặt nước mình (Nam quốc) ngang hàng với (Bắc quốc). Xưng vua Nam (Nam đế) cũng là bác bỏ thái độ ngông nghênh của bọn vua chúa phương Bắc hay tự xưng là thiên tử (con trời), coi thường vua các nước chư hầu gọi họ là vương. Các từ nước Nam, vua Nam vang lên đầy kiêu hãnh, thể hiện thái độ tự hào, tự tôn cùng tư thế hiên ngang làm chủ đất nước của dân tộc Việt. Đó không phải là lời nói suông. Chiến dịch tấn công ào ạt của quân ta vào căn cứ của quân cướp nước mấy tháng trước đó là một bằng chứng hùng hồn. Do đó, chân lí nói trên càng có cơ sở thực tế vững chắc.

   Ngày ấy, triều đình nhà Tống lấy cớ ta dám quấy nhiễu vùng biên ải nên phải "dấy binh hỏi tội". Đầu năm 1076, quân ta đã tiêu diệt các căn cứ lương thảo, vũ khí, quân đội... nhằm chuẩn bị cho cuộc xâm lược của kẻ thù ngay bên đất chúng. Cho nên Lý Thường Kiệt nhắc lại chân lí này để quân dân nước Nam đang chiến đấu nắm chắc thêm lưỡi gươm giết giặc, mặt khác để vạch trần bộ mặt phi nghĩa của quân thù và đánh mạnh vào tinh thần chúng.

   Câu thứ hai: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Vằng vặc sách trời chia xứ sở) khẳng định chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trên sách trời. Sách trời đã chia cho vua Nam có riêng bờ cõi.

   Người xưa quan niệm rằng các vùng đất đai dưới mặt đất ứng với các vùng sao trên trời. Nước nào có vua nước đó. Điều đó là do thiên định nên thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh khiến cho chân lí nêu ở câu trên càng tăng thêm giá trị.

   Câu thơ thứ ba: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm? (Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?) là câu hỏi nghiêm khắc đối với binh tướng giặc. Chủ quyền độc lập của nước Nam không chỉ là chuyện của con người mà còn là chuyện vằng vặc (rõ ràng, minh bạch) trên sách trời, không thể chối cãi, ai cũng phải biết, phải tôn trọng. Vậy cớ sao quân giặc kia lại dám xâm phạm tới? Câu hỏi thể hiện thái độ vừa bực tức vừa khinh bỉ của tác giả. Bực tức vì tại sao tướng sĩ của một nước tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời? Khinh bỉ vì coi chúng là nghịch lỗ, tức lũ giặc cướp ngỗ ngược, ngang tàng. Gọi chúng là nghịch lỗ tức là tác giả đã đặt dân tộc Việt Nam vào tư thế chủ nhà và tin rằng có đủ sức mạnh để bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền độc lập.

   Tác giả tăng cường sức khẳng định cho chân lí hiển nhiên đã nêu ở trên bằng nghệ thuật đối lập giữa cái phi nghĩa của lũ giặc dữ với cái chính nghĩa của nước Nam và sự phân chia minh bạch ở sách trời.

   Câu thứ tư: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Chúng mày nhất định phải tan vỡ), ý thơ vẫn tiếp tục thể hiện thái độ khinh bỉ quân giặc và niềm tin sắt đá vào chiến thắng tất yếu của quân ta.

   Ở trên, tác giả gọi quân xâm lược là giặc, là nghịch lỗ thì đến câu này, ông gọi đích danh như có chúng trước mặt: chúng mày. Cách xưng hô không khác gì người trên với kẻ dưới hàm ý coi thường, đồng thời nghiêm khắc cảnh cáo chúng: nhất định phải tan vỡ. Y như là sự việc đã sắp đặt trước, chỉ chờ kết quả. Kết quả sẽ ra sao? Đó là chúng mày không chỉ thua, mà thua to và thất bại thảm hại. Mười vạn quân giặc do hai tướng giỏi chỉ huy, quân ta đâu phải dễ đánh bại nhưng vì hành động của chúng phi nghĩa nên tất yếu chúng sẽ bại vong. Ngoài ý cảnh cáo giặc, câu thơ còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh quân dân ta trên dưới đồng lòng và một niềm tự hào cao vút.

   Câu thơ nguyên văn bằng chữ Hán: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư có nghĩa là: Rồi xem, chúng bay sẽ tự chuốc lấy phần thất bại thảm hại. Thất bại ghê gớm của giặc là điều không thể tránh khỏi bởi chúng là kẻ dám xâm phạm tới điều thiêng liêng nhất của đạo trời và lòng người.

   Một lần nữa, chân lí về chủ quyền độc lập rất thuận lòng người, hợp ý trời của nước Nam đã được tác giả khẳng định bằng tất cả sức mạnh của lòng yêu nước, căm thù giặc.

   'Bài thơ thần' ra đời trong một hoàn cảnh cụ thể và nhằm vào một mục đích cụ thể. Cuộc đối đầu giữa quân ta và quân địch trước phòng tuyến sông Như Nguyệt đang ở thế gay go ác liệt. Để tăng thêm sức mạnh cho quân ta và đánh một đòn chí mạng vào tinh thần quân địch, bài thơ ấy đã vang lên đúng lúc và được lan truyền nhanh chóng. Có thể tưởng tượng rằng lúc ấy quân dân ta như được hun đúc trong ánh lửa thiêng liêng, máu sôi lên và khí thế giết giặc ngùn ngụt ngất trời.

   Tính chân lí của bài thơ có giá trị vĩnh hằng bởi nó khẳng định chủ quyền độc lập của nước Nam là bất khả xâm phạm. Tác dụng to lớn, mạnh mẽ của bài thơ không chỉ bó hẹp trong hoàn cảnh lúc bấy giờ mà còn kéo dài vô tận. Hơn mười một thế kỉ, quân xâm lược phương Bắc cố tình thôn tính nước ta nhưng dân tộc ta đã đồng lòng đứng lên chiến đấu đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi để bảo vệ chủ quyền ấy.

   Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lý Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó.

   Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan tham vọng xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam.

4 tháng 12 2021

Tham Khảo 
Con người Việt Nam ta từ lâu đã được bạn bè năm châu ngưỡng mộ bởi những đức tính tốt đẹp. Một trong số đó phải kể đến đó chính là sự tử tế. Sự tử tế chính là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Đồng thời, đó còn là thái độ, cách cư xử lịch sự với mọi người. Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện nay có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta sống tử tế, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn, điều này làm lan tỏa thông điệp “cho và nhận” trong xã hội ngày càng được lan tỏa hơn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Một thực trạng dễ dàng nhận thấy là trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lạnh lùng, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại có những người sống có cách hành xử thô lỗ, kém tinh tế,… những người này cần bị phê phán, chỉ trích. Là công dân của đất nước nghìn năm văn hiến với những truyền thống tốt đẹp, chúng ta hãy sống và làm theo lẽ phải để giữ gìn những phẩm chất tốt đẹp vốn có mà ông cha ta đã gây dựng.

4 tháng 12 2021

Thank you bạn nhé! Mà mik mới gởi sao bạn làm nhanh thế?