K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

LS
Lich su
Giáo viên
8 tháng 9 2020

Yếu tố đã chi phối gần như toàn bộ quan hện quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 đến những năm 90 của thế kỉ XX là Chiến tranh lạnh.

1. Nguồn gốc:

- Từ liên minh chống phát xít, sau chiến tranh, hai cường quốc Liên Xô - Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh do:

+ Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Xô - Mĩ.

+ Nhưng cũng sau chiến tranh, Mĩ đã vươn lên thành một nước tư bản giàu mạnh nhất, vượt xa các nước tư bản khác, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử. Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.

2. Những sự kiện dẫn tới tình trạng Chiến tranh lạnh:

Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch, làm căng thẳng trong quan hệ giữa Mĩ, các nước phương Tây với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

* Phía Mĩ:

- Sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô là thông điệp của Tổng thống Truman ngày 12 – 3 – 1947 tại Quốc hội Mĩ. Thông điệp khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 USD cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô và các nước Đông Âu. Học thuyết Truman được công bố chính thức mở đầu chính sách chống Liên xô, khởi đầu chiến tranh lạnh.

- Hai là, tháng 6 – 1947, thông qua “kế hoạch Mácsan”, Mĩ viện trợ cho Tây Âu 17 tỉ USD, Mĩ giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, nhằm tập hợp các nước này vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu. Việc thực hiện “kế hoạch Mácsan” đã tạo nên sự phân chia đối lập về chính trị và kinh tế giữa Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

- Ba là, việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào ngày 4/4/ 1949. Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

* Phía Liên Xô: Để đối phó lại, Liên Xô và các nước Đông Âu đã:

- 1 – 1949, Liên Xô và các nước Đông Âu đã thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) để hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.

- Tháng 5 – 1955, Liên Xô và các nước Đông Âu đã thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava , một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.

- Như vậy, sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới.

7 tháng 10 2017

Nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô, hai phe TBCN- XHCN mà đỉnh cao là tình trạng Chiến tranh lạnh kéo dài tới hơn bốn thập kỉ. Chiến tranh lạnh gây nên tình trạng căng thẳng, đối đầu trong quan hệ quốc tế.

Đáp án cần chọn là: A

1 tháng 10 2018

- Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội và đã thu được những thành tựu bước đầu, song chưa đủ để thay đổi căn bản bộ mặt của châu lục này. Nhiều nước vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định và khó khăn: xung đột về sắc tộc và tôn giáo, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên; bệnh tật và mù chữ; sự bùng nổ dân số; đói nghèo, nợ nần và phụ thuộc nước ngoài,...

- Đây đều đã và đang là thách thức lớn đối với châu Phi. Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) thành lập T5/1963, đến năm 2002 đổi thành Liên minh châu Phi (AU), đang triển khai nhiều chương trình phát triển của châu lục. Con đường đi tới tương lai tươi sáng của châu Phi còn phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ.

14 tháng 4 2017

Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội và đã thu được những thành tựu bước đầu, song chưa đủ để thay đổi căn bản bộ mặt của châu lục này. Nhiều nước vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định và khó khăn: xung đột về sắc tộc và tôn giáo, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên; bệnh tật và mù chữ; sự bùng nổ dân số; đói nghèo, nợ nần và phụ thuộc nước ngoài,... Đây đều đã và đang là thách thức lớn đối với châu Phi. Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) thành lập T5/1963, đến năm 2002 đổi thành Liên minh châu Phi (AU), đang triển khai nhiều chương trình phát triển của châu lục. Con đường đi tới tương lai tươi sáng của châu Phi còn phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ.

14 tháng 4 2017

Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội và đã thu được những thành tựu bước đầu, song chưa đủ để thay đổi căn bản bộ mặt của châu lục này. Nhiều nước vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định và khó khăn: xung đột về sắc tộc và tôn giáo, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên; bệnh tật và mù chữ; sự bùng nổ dân số; đói nghèo, nợ nần và phụ thuộc nước ngoài,... Đây đều đã và đang là thách thức lớn đối với châu Phi. Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) thành lập T5/1963, đến năm 2002 đổi thành Liên minh châu Phi (AU), đang triển khai nhiều chương trình phát triển của châu lục. Con đường đi tới tương lai tươi sáng của châu Phi còn phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ.

Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/hay-trinh-bay-nhung-net-chinh-ve-su-phat-c84a12653.html#ixzz4eEQ1HXkt

5 giây cho 1 câu trả lời ^^
23 tháng 11 2018

Hình thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới - trật tự hai cực Ianta chi phối mọi mối quan hệ quốc tế.

23 tháng 11 2018

phát triển mối quan hệ hữu nghị hợp tác về kinh tế ,văn hóa ,xã hội,...trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và độc lập cảu các dân tộc

15 tháng 3 2021

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các đời tổng thống Mĩ bắt đầu từ Tru-man đã thi hành "chiến lược toàn cầu" phản cách mạng, nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị của Mĩ trên thế giới. Thực hiện chiến lược toàn cầu, Mĩ tiến hành "viện trợ" để lôi kéo, không chế các nước ; lập ra các khối quân sự ; chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược.
Trong việc thực hiện "chiến lược toàn cầu", Mĩ đã gặp nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu nhất là thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Mặt khác, Mĩ cũng thực hiện được một số mưu đồ như góp phần làm tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.
Sau khi Liên Xô bị sụp đổ, dựa vào ưu thế về quân sự, kinh tế, khoa học - kĩ thuật...
Các giới cầm quyền Mĩ ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới một cực do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế. Nhưng giữa tham vọng và khả năng thực hiện vẫn có khoảng cách không nhỏ.

26 tháng 1 2018

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các đời tổng thống Mĩ bắt đầu từ Tru-man đã thi hành "chiến lược toàn cầu" phản cách mạng, nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị của Mĩ trên thế giới. Thực hiện chiến lược toàn cầu, Mĩ tiến hành "viện trợ" để lôi kéo, không chế các nước ; lập ra các khối quân sự ; chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược..

- Trong việc thực hiện "chiến lược toàn cầu", Mĩ đã gặp nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu nhất là thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Mặt khác, Mĩ cũng thực hiện được một số mưu đồ như góp phần làm tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.

- Sau khi Liên Xô bị sụp đổ, dựa vào ưu thế về quân sự, kinh tế, khoa học - kĩ thuật... Các giới cầm quyền Mĩ ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới một cực do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế. Nhưng giữa tham vọng và khả năng thực hiện vẫn có khoảng cách không nhỏ.