K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2022

Trong cuộc sống ngày nay, sự hòa bình trong cuộc sống vẫn là điều quý giá và đáng được bảo vệ. Thật vậy, đối với sự phát triển ổn định và lâu dài của một xã hội, quốc gia, nhân dân thì sự bình yên là nền tảng của hạnh phúc, là gốc rễ của sự phát triển lâu dài, thịnh vượng. Trên thực tế, cuộc sống hòa bình của Việt Nam vẫn đã và đang được duy trì tốt bởi các lực lượng cảnh sát, dân quân, bộ đội và còn bởi chính những người dân bình thường khác nữa

Hòa bình là trạng thái không có xung đột, không có chiến tranh mà là sự bình yên, ổn định, đặt nền tảng cho sự phát triển lâu dài, bền vững của xã hội, đất nước. Ở Việt Nam, phần lớn tầng lớp nhân dân vẫn đang được hưởng sự bình yên và hạnh phúc đó. Trẻ em được đến trường, người lớn đi làm, nhà nhà vui vẻ, làm việc, thi đua và đóng góp cho sự phát triển đất nước. Tất cả đều bắt đầu từ sự hòa bình mà chúng ta được hưởng. Trên mảnh đất Việt Nam này, hiện nay ta không còn phải đối mặt với sự hiểm nguy của bom đạn, của sự hy sinh chết chóc nữa. Ta có thể tận hưởng sự mát mẻ của trận mưa rào ngày hè, tận hưởng tiếng chim hót sáng sớm và ngắm nhìn bông hoa mới nở. Tất cả đều là nhờ sự bình yên trong cuộc sống. Sự bình yên đó đượn gìn giữ bởi lực lượng công an, lực lượng bộ đội,... Họ đều đã và đang làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an ninh, duy trì sự bình an trong cuộc sống, để cho cuộc sống an tâm đi làm, đi học của mọi người. Công việc của họ dù vất vả nhưng đó là nhiệm vụ giữ gìn hòa bình cao quý, dù là nơi biển xa hay trên đất liền, ở biên giới. Hiện nay, trên nhiều quốc gia vùng Trung Đông vẫn còn những trận chiến tàn khóc, những trận đánh bom kinh hoàng đe dọa đến sự hạnh phúc và cuộc sống của nhân dân. Vì thế, bảo vệ và duy trì cuộc sống hòa bình là trách nhiệm và bổn phận của bất cứ của mọi nhân dân trên hành tinh này. 

Tóm lại, cuộc sống hòa bình là điều quý giá bậc nhất trên thế gian này. Chúng ta cần hành động vì một cuộc sống hòa bình trên thế gian này. 

 

 

13 tháng 3 2022

ghi "Tham khảo" vào nha em.

  BT2: Đọc ngữ liệu sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới:  “Hằng năm cứ vào cuối thu…….Hôm nay tôi đi học”.a. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Của ai? Xác định thể loại văn bản?b. Chỉ ra những phương thức biểu đạt đc sử dụng trong đoạn văn.c. Tìm câu mở rộng thành phần và xác định cụm C-V mở rộng thành phần trong câu đó.d. Tìm và xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Tôi...
Đọc tiếp

 

 BT2: Đọc ngữ liệu sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới:  “Hằng năm cứ vào cuối thu…….Hôm nay tôi đi học”.a. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Của ai? Xác định thể loại văn bản?b. Chỉ ra những phương thức biểu đạt đc sử dụng trong đoạn văn.c. Tìm câu mở rộng thành phần và xác định cụm C-V mở rộng thành phần trong câu đó.d. Tìm và xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong long tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.e. Câu văn “Hằng năm cứ vào cuối thu khi lá ngoài đường rụng nhiều và trên ko có những đám mây bang bạc, long tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” gợi cho em cảm xúc gì? 
0
a) Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích- Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam.(Huế)- Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).(Khởi nghĩa Nông Văn Vân)Trong đoạn văn trên ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy người ta cung cấp một kiến thức như thế nào? Hãy nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải...
Đọc tiếp

a) Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

- Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam.

(Huế)

- Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).

(Khởi nghĩa Nông Văn Vân)

Trong đoạn văn trên ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy người ta cung cấp một kiến thức như thế nào? Hãy nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải thích trong văn bản thuyết minh.

b) Phương pháp liệt kê

Phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất sự việc. (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

c) Phương pháp nêu ví dụ

Chỉ ra và nêu tác dụng của các ví dụ trong đoạn trích (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

d) Phương pháp dùng số liệu, con số

Đoạn văn (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1) cung cấp những số liệu, con số nào? Nếu không có số liệu, có thể làm sáng tỏ vai trò của cỏ trong thành phố không?

e) Phương pháp so sánh

Đọc câu văn (trang 128 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và cho biết tác dụng của phương pháp so sánh.

f) Phương pháp phân loại phân tích

Hãy cho biết bài Huế đã trình bày đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt nào?

1
1 tháng 1 2019

a, Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

   + Trong các câu văn trên người ta thường sử dụng nhiều từ "là. Sau từ đó người ta cung cấp tri thức về bản chất, đặc trưng của đối tượng.

   + Loại câu văn giải thích, định nghĩa trong thuyết minh có đặc điểm thường xuất hiện từ "là", đưa ra bản chất đối tượng.

b, Phương pháp liệt kê

Phương pháp liệt kê có tác dụng đưa ra hàng loạt số liệu, tính chất, đặc điểm của sự vật nào đó nhằm nhấn mạnh, khẳng định đối tượng cần thuyết minh làm rõ.

   + Đoạn Cây dừa Bình Định: liệt kê lợi ích từ tất cả các bộ phận của cây dừa đều hữu dụng.

   + Đoạn trích trong bài "Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 liệt kê hàng loạt tác hại của bao bì ni lông.

c, Phương pháp nêu ra ví dụ

- Nêu ví dụ là phương pháp thuyết minh có tính thuyết phục . Lấy dẫn chứng từ sách báo, đời sống để làm rõ điều mình trình bày.

   + Trong đoạn trích bài Ôn dịch, thuốc lá nêu ví dụ các nước phát triển xử phạt đối với người sử dụng thuốc lá.

d, Phương pháp dùng số liệu

- Phương pháp dùng số liệu là sử dụng những con số có tính định lượng để giải thích, minh họa, chứng minh cho một sự vật, hiện tượng nào đó.

e, Phương pháp so sánh

- Phương pháp so sánh trong văn thuyết minh là so sánh, đối chiếu một sự vật, hiện tượng nào đó trừu tượng, chưa thật gần gũi, còn mới mẻ với mọi người với những sự vật, hiện tượng thông thường, dễ gặp, dễ thấy.

f, Phương pháp phân loại, phân tích

- Áp dụng phương pháp phân loại, phân tích để làm rõ bản chất, đặc điểm của đối tượng, sự vật. Phương pháp này áp dụng với những đối tượng loại sự vật đa dạng, chia ra từng loại để trình bày.

25 tháng 12 2019

- Văn bản trên nói về rừng cọ quê tác giả về nỗi nhớ rừng cọ. Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự:

- Nêu khái quát về vẻ đẹp của rừng cọ

   + Rừng cọ trập trùng

- Miêu tả hình dáng cây cọ (thân, lá)

   + Thân cọ, búp cọ, cây non, lá cọ.

- Kỉ niệm gắn bó với cây cọ

   + Căn nhà núp dưới lá cọ

   + Trường học khuất trong rừng cọ

   + Đi trong rừng cọ

- Cuộc sống ở quê gắn bó với cây cọ

- Khẳng định nỗi nhớ về cây cọ

Trật tự sắp xếp như trên là hợp lí, không nên thay đổi

b, Chủ đề văn bản Rừng cọ quê tôi là: Rừng cọ quê tôi

c, Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn bộ văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Điều này thể hiện rõ nét trong cấu trúc văn bản.

“ Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô..................dời đổi.” Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính? Câu 2: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? Văn bản có chứa đoạn trích trên được viết theo thể loại nào? Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về thể loại của văn bản đó?Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn...
Đọc tiếp

“ Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô..................dời đổi.” 

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính? 

Câu 2: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? Văn bản có chứa đoạn trích trên được viết theo thể loại nào? Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về thể loại của văn bản đó?

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên bằng một câu văn 

Câu 4: Hai câu " Xưa nhà Thương đến vua bàn canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mà tự tiện chuyển dời?" xét theo mục đích nói, thuộc kiểu câu gì? Xác định mục đích nói của từng câu ?

Câu 5: Theo tác giả, việc dời đo của các vua nhà Thương, nhà Chu nhằm mục đích gì? Kết quả việc dời đô ấy ra sao

cứu mình với mn ơiiii :<<

2
15 tháng 4 2022

câu 1  - tác phẩm: '' chiếu đời đô''

- tác giả :Lia Công Uẩn

-thể loại :chiếu

- PTBĐ chính: Nghị luận 

câu 2 

ptbđ : nghị luận 

thể loại : chiếu( còn gọi là chiếu thư,chiếu mệnh ,chiếu chỉ , chiếu bản) là một thể loại văn cổ thường do nhà vua ban lệnh vào thời xưa.

câu 3 nd: những tiền đề ,cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô được Lí Công Uẩn đề ra.

câu 4 :- câu 1''xưa nhà ..dời đô.'' câu trần thuật . mục đích : kể, nêu lên những lần dời đô của các triều đại xưa .

-câu 2  ''phải đâu...'' câu nghi vấn. mục đích : dùng để khẳng định việc dời đô của các triều đại xưa là theo ý riêng của mình. ( phần này mk không biết có đúng không nữa)

câu 5 việc dời đô đc xem xét ko chỉ từ những bài học trong quá khứ ,mà còn dựa trên tình hình khách hiện tại . Lí Công Uẩn  xem xét lại vc đóng đô ở Hoa Lư cuả hai triều đại cũ vs 1 tinh thần phê phán tích cực . nhà đinh ,tiền lê ko chịu dời đô khỏi đất hoa lư gây nên nhiều hậu quả tai hại . hoa lư vón là vùng đồi núi có địa thế hiểm trở .hai triều đại trc do phải chống đỡ vs giặc ngoại xâm nên chọn hoa lư vì nó thích hợp vs vc phngf thủ và chiến đấu.nhưng khi đất nc đã thái bình , vc giữ nc đã tạm yên , vc dụng nc ở đồng bằng là xu thế tất yếu ,một yêu cầu cấp thiết của  thời đại đối vs người đứng  đầu đát nước. bằng con mắt nhìn xa trông rộng và khát vọng xây dựng củng cố sức mạnh dân tộc, lí công uẩn đã đi đến quyết định dời đô- một quyết định hết sức sáng suốt .

 cảm ơn cậu vì đã hỏi đề bài rất hay và hữu ích. 

15 tháng 4 2022

nịt