K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5 2019

- Đầu tháng 10-1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta.

+ Đạo thứ nhất: do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo hướng Lạng Sơn.

+ Đạo thứ hai: do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.

- Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.

- Ngày 8-10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.

- Sau khi Liễu Thăng chết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chấn chỉnh đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.

- Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang xong cũng bị tiêu diệt, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.

~Study well~

#Seok_Jin#


 

cái đó lên mạng mà tìm chứ bạn

 khỏi cần phải lên đây

hok tốt

15 tháng 10 2018

Em thích trận đánh ở triều đại nhà Ngô. (trận chiến Bạch Đằng giang)

nguyên nhân: năm 931, Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán, giành lại quyền từ chủ cho người Việt ở Tĩnh hải quân,từ xưng là Tiết độ sứ. Năm 937, Đình Nghệ bị nha tướng Kiều Công Tiễn giết hạ để cướp ngôi Tiết độ sứ. Con rể và một tướng khác của Đình Nghệ là Ngô Quyền bèn tập hợp lực lượng ra đánh Công Tiễn để trị tội phản chủ.Kiều Công Tiễn sợ hãi bèn sang cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán là Lưu Nghiễm nhân cơ hội đó bèn quyết định đánh Tĩnh hải quân lần thứ 2.Lưu Nghiễm cho rằng Dương Đình Nghệ qua đời thì Tĩnh hải quân không còn tướng giỏi,bèn phong con trai thứ chín là Lưu Hoằng Tháo làm "Bình Hải tướng quân" và "Giao chỉ vương" thống lĩnh thủy quân cuộc chiến từ đây mà bắt đầu.

Diễn biến:Vào một ngày cuối mùa đông năm 938,trên sông Bạch Đằng, vùng cửa biển và hạ lưu, cả một đoàn binh thuyền do Hoằng Tháo chỉ huy vừa vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng. Quân Nam Hán thấy quân Ngô Quyền chỉ có thuyền nhẹ, quân ít tưởng có thể ăn tươi nuốt sống liền hùng hổ tiến vào.Ngô Quyền ra lệnh cho quân bỏ chạy lên thượng lưu,quân Nam Hán đuổi theo.Đợi đến khi thủy triều xuống,ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh.Thuyền chiến lớn của Nam Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết.Lúc đó Ngô Quyền mới tung quân ra tấn công dữ dội.

Kết quả:Quân ta thắng lớn

Ý nghĩa:Đánh dấu sự chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam,nối lại quốc thống cho dân tộc.

HOK TỐT

15 tháng 12 2018

Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

15 tháng 12 2018

Nếu bạn muốn đăng những câu hỏi không liên quan đến Toán, Văn và Tiếng Anh thì vào trang H.vn nhé ^^

16 tháng 10 2018

-Trong trận đánh của triều đại nhà ngô, Đinh Tiền Lê, Lý, em thích nhất là trận chiến trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền

a, Nguyên nhân

-Năm 938, quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ 2.

b, Diễn biến

-Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến của quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy đã tiến vào vùng biển nước ta.

-Ngô Quyền đã cho một đoàn thuyền nhẹ ra khiêu chiến, nhử địch, tiển sâu vào bãi cọc ngầm.

-Nước triều rút, Ngô Quyền dốc toàn lực lượng, đánh quật trở lại

c, Kết Quả

-Trận chiến trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi

d, Ý nghĩa

-Kết thúc hơn 1000 năm phong kiếm phương Bắc đô hộ, khẳng định lền đọc lập lâu dài của tổ quốc.

k cho mik nha. Chúc bạn học tốt!

27 tháng 3 2019

– Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu là một cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài lớn vào giữa thế kỷ 18. Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc (Bắc Giang, Bắc Ninh), uy hiếp kinh thành Thăng Long rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hóa, Nghệ An. Hữu Cầu (quận He) vì nhà nghèo nên đi làm cướp, sau theo Nguyễn Cừ khởi nghĩa, được Cừ yêu quý gả con gái là Nguyễn Thị Quỳnh cho. Khi Nguyễn Cừ bị bắt, Nguyễn Hữu Cầu đem thủ hạ về giữ núi Đồ Sơn và đất Vân Đồn.

– Năm 1743, quận He giết được Thủy Đạo đốc binh là Trịnh Bảng, tự xưng làm Đông Đạo Thống Quốc Bảo Dân Đại Tướng Quân, thanh thế lừng lẫy. Sau đó bị Hoàng Ngũ Phúc đem binh đến vây ở núi Đồ Sơn, Hữu Cầu phá vây ra, về đánh lấy thành Kinh Bắc. Trấn phủ là Trần Đình Cẩm và Đốc đồng là Vũ Phương Đề đánh thua ở Thị Cầu phải bỏ ấn tính mà chạy; ở Thăng Long được tin ấy triều đình rất lo lắng. 


 

27 tháng 3 2019

Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu là một cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài lớn vào giữa thế kỷ 18. Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc (Bắc Giang, Bắc Ninh), uy hiếp kinh thành Thăng Long rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hóa, Nghệ An. Hữu Cầu (quận He) vì nhà nghèo nên đi làm cướp, sau theo Nguyễn Cừ khởi nghĩa, được Cừ yêu quý gả con gái là Nguyễn Thị Quỳnh cho. Khi Nguyễn Cừ bị bắt, Nguyễn Hữu Cầu đem thủ hạ về giữ núi Đồ Sơn và đất Vân Đồn.

– Năm 1743, quận He giết được Thủy Đạo đốc binh là Trịnh Bảng, tự xưng làm Đông Đạo Thống Quốc Bảo Dân Đại Tướng Quân, thanh thế lừng lẫy. Sau đó bị Hoàng Ngũ Phúc đem binh đến vây ở núi Đồ Sơn, Hữu Cầu phá vây ra, về đánh lấy thành Kinh Bắc. Trấn phủ là Trần Đình Cẩm và Đốc đồng là Vũ Phương Đề đánh thua ở Thị Cầu phải bỏ ấn tính mà chạy; ở Thăng Long được tin ấy triều đình rất lo lắng. 



 

9 tháng 11 2018

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC TỐNG (1075-1077)

Phòng tuyến như nguyệt
Lược đố trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt

GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076-1077)
1 Kháng chiến bùng nổ.
* Chuẩn bị :
- Sau khi rút quân khỏi thành Ung Châu, Lý Thường Kiệt cho quân bố phòng:
+ Cho quân mai phục ở biên giới.
+ Cử Lý Kế Nguyên giữ vùng biển Quảng Ninh để chặn quân thủy.
+ Xây dựng phòng tuyến Sông Cầu (sông Như Nguyệt), do Lý Thường Kiệt chỉ huy gồm cả quân thủy và quân bộ.
Phòng tuyến sông Cầu xây dựng ở bờ Nam sông Như Nguyệt (sông Cầu), đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Trung Quốc vào Thăng Long, phòng tuyến dài 100 km được đắp bằng đất cao, vững chắc. Được ví như chiến hào tự nhiên, khó vượt qua.
Diễn biến:
Cuối năm 1076 quân Tống tấn công nước ta bằng 2 cánh quân thủy bộ:
- Quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy gồm 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu. Quân thủy do Hòa Mâu dẫn đầu.
- Quân bộ vượt ải Nam Quan vào Lạng sơn bị Thân cảnh Phúc chặn đánh phải dừng lại ở bờ bắc sông Như Nguyệt, chờ quân thủy tiếp viện, nhưng quân thủy đã bị Lý kế Nguyên đánh bại.

Lược đồ đường tiến công của quân Tống
Lược đồ đường tiến công của quân Tống (Mũi tên màu xanh)

2.Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.
- Chờ mãi không thấy thủy quân đến, Quách Qùy cho đóng bè 2 lần vượt vượt sông,bị ta phản công, đẩy lùi chúng về bờ bắc
- Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý Thường Kiệt cho người vào đền bên sông ngâm bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”.
- Thất vọng, Quách Quỳ ra lệnh “Ai còn bàn đánh sẽ bị chém” và chuyển sang củng cố phòng ngự. Quân Tống mệt mỏi, lương thảo cạn dần, chán nản, bị động
- Cuối xuân năm 1077, quân Lý Thường Kiệt, bất ngờ tấn công đánh mạnh vào trại giặc, quân Tống thua to, tuyệt vọng phải chấp nhận giảng hòa và rút quân.
Ý nghĩa:
- Cuộc chiến ở Như Nguyệt là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm.
- Nền độc lập tử chủ của Đại Việt được củng cố.
- Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Tinh thần đoàn kết các dân tộc, tinh thần yêu nước, quyết chiến, quyết thắng của nhân dân ta.
- Tinh thần chủ động, tích cực trong chiến lược, chiến thuật của vua tôi nhà Lý, tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt.
Cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt:
- Tiến công thành Ung Châu để tự vệ.
- Chủ động xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt để chận địch vào Thăng Long.
- Phòng thủ để địch chán nản và mệt mỏi.
- Chủ động giảng hòa để giữ danh dự cho nhà Tống.
Ý nghĩa lịch sử của kháng chiến chống Tống:
Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi:
- Độc lập được giữ vững
- Đem lại cho nhân dân niềm tự hào sâu sắc.
- Lòng tin tưởng ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.
- Nhà Tống không xâm lược dù tồn tại mấy trăm năm.

9 tháng 11 2018

Quân Tống: thế bị động\(\rightarrow\)mệt mỏi

Quân ta : +Cuối 1077 Lý Thường Kiệt  mở cuộc tấn công 10 phần chết

               + Giải hòa vs quân Tống

tóm tắt là vậy nhưng cũng đủ đó 

5 tháng 4 2019

Câu 1

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

- Sử học: Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

- Địa lí: Có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

5 tháng 4 2019

Câu 2

-Tình hình Bắc Hà rối loạn vua Lê mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp, sau đó Chỉnh lộng hành ra mặt chống lại Tây Sơn.

-Năm 1788 Nguyễn Huệ ra Bắc Hà lần 2 diệt Nhậm, được các sĩ phu giúp đỡ, nhanh chóng thu phục Bắc Hà

-1786 – 1788 Nguyễn Huệ lật đổ vua Lê chúa Trịnh giải phóng đất đai, đặt cơ sở cho sự thống nhất đất nước.

Sau khi đánh tan 5 vạn quân xâm lược Xiêm, các thủ lĩnh Tây Sơn tính việc tiêu diệt nốt họ Trịnh ở Đàng Ngoài.
Bấy giờ quân Trịnh đang đóng ở Phú Xuân, kiêu căng, sách nhiễu, khiến dân chúng rất căm giận. Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, tiến quân vượt đèo Hải Vân đánh thành Phú Xuân. Tháng 6 - 1786, quân Tây Sơn kéo đến trước thành Phú Xuân. Nhờ nước sông lên cao, thuyền của Tây Sơn tiến sát thành, cùng bộ binh giáp chiến với quân Trịnh. Quân Trịnh bạc nhược, bị tiêu diệt nhanh chóng. Thừa thắng, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong. 
Từ đây, Nguyễn Huệ quyết định tiến thẳng ra Đàng Ngoài. Ông nêu danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh" và kêu gọi nhân dân hưởng ứng.
Ngày 21 - 7 - 1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long. Chúa Trinh bị dân bắt và nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 năm đi đây sụp đổ. Nguyễn Huệ vào Thăng Long, giao chính quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê.
Cùng với việc tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, việc quá' Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài đã phá bỏ ranh giới sông Gianh, Luỹ Thầy, tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nửa đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước.