K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Những bài văn bất hủ của học sinh(8)Đề: Tả cây chuối.Trước cửa nhà em có một cây chuối. Rễ của nó cắm sâu xuống lòng đất. Sáng nào em cũng vun đất cho cây, trưa em vun đất cho cây, chiều em cũng vun đất cho cây. Quả của nó sum suê, rụng cả xuống đất.Đề: Tả con bò.Giữa trưa hè nóng nực, em thấy con bò kéo xe trên phố, mồ hôi chảy ròng ròng. Em học tập con bò tính cần cù chăm...
Đọc tiếp

Những bài văn bất hủ của học sinh(8)

Đề: Tả cây chuối.

Trước cửa nhà em có một cây chuối. Rễ của nó cắm sâu xuống lòng đất. Sáng nào em cũng vun đất cho cây, trưa em vun đất cho cây, chiều em cũng vun đất cho cây. Quả của nó sum suê, rụng cả xuống đất.

Đề: Tả con bò.

Giữa trưa hè nóng nực, em thấy con bò kéo xe trên phố, mồ hôi chảy ròng ròng. Em học tập con bò tính cần cù chăm chỉ.

Đề: Tả cây bàng.

Sân trường em có một cây bàng trồng đã 3 năm cao 3 mét, nặng 2 kg, tán xoè như một cái ô.

Đề: Tả mái đình.

Hôm nay cô giáo cho chúng em về làng quê chơi, đầu làng có cái mái đình cong cong, khi chúng em đến mái đình rung rinh chào đón chúng em.

Đề: Tả về người mẹ.

Mẹ em rất dễ thương, mắt mẹ em như hai hòn bi ve, mái tóc mẹ em đen nhánh, má mẹ em mũm mĩm.

Đề: Tả con đường đến trường.

Nhà em cách trường không xa, hàng ngày em đều đi trên con đường nhỏ ấy. Những ngày nắng thì không sao nhưng cứ đến mùa mưa thì nước ngập lên tận bẹn.

Đề: Tả vườn rau muống.

Nhà em có một vườn rau muống. Chiều chiều mẹ em lại bắc thang lên hái lá về nấu canh.

Đề: Tả con gà.

Con gà nhà em mới nở trông đến là xinh đẹp, cái đầu nó to như một nắm tay, còn mình nó to như hai nắm tay.

Đề: Tả một thắng cảnh.

Tuần trước, bố mẹ em cho em đi thăm rừng Cúc Phương. Rừng Cúc Phương toàn là hoa cúc phương.

2

có 1 ko 2

1 tháng 3 2018

LIKE

Trong câu thơ trên có các từ chỉ hình tượng :

- Gầy guộc, mong manh => từ tượng hình gợi tả dáng vóc của người.

- Kham khổ, cần cù => từ tượng hình gợi tả trạng thái của con người.

hk_ tốt

30 tháng 9 2018

Chọn đáp án: A

     giúp với em cần gấp ạKIẾN VÀ VE SẦU Ngày xưa, Kiến và Ve Sầu là đôi bạn rất thân. Chúng cùng ở với nhau trên một cành cây khô. Thời ấy, thức ăn trên mặt đất còn thừa thãi nên ngày ngày chúng ăn xong lại rong chơi, tối lại cùng nhau ngủ trên cành cây. Một đêm, trời bỗng dưng nổi cơn mưa bão, cây cối ngả nghiêng. Nước trút xuống như thác. Cành cây khô bị gãy, văng đi rất xa, văng cả đôi bạn thân xuống...
Đọc tiếp

 

 

 

 


 giúp với em cần gấp ạ

KIẾN VÀ VE SẦU Ngày xưa, Kiến và Ve Sầu là đôi bạn rất thân. Chúng cùng ở với nhau trên một cành cây khô. Thời ấy, thức ăn trên mặt đất còn thừa thãi nên ngày ngày chúng ăn xong lại rong chơi, tối lại cùng nhau ngủ trên cành cây. Một đêm, trời bỗng dưng nổi cơn mưa bão, cây cối ngả nghiêng. Nước trút xuống như thác. Cành cây khô bị gãy, văng đi rất xa, văng cả đôi bạn thân xuống đất. Chúng phải cố sống cố chết bám lấy rễ cây để khỏi bị nước mưa cuốn đi. Sáng hôm sau, trời lại quang đãng. Kiến và ve đều ướt lướt thướt, mình mẩy đau như dần. Kiến bỗng nảy ra một ý nghĩ: Phải làm tổ để tránh mưa gió. Kiến bàn bạc với Ve Sầu, Ve Sầu mỉm cười: Chúng ta từ trước tới giờ vẫn sống trên cành cây. Gió bão năm thì mười họa mới có một lần, hơi đâu mà làm tổ cho mệt xác. Nhưng Kiến vẫn lo gió bão. Nó tìm môt gốc cây khá chắc để làm nhà, ngày ngày nó đi tìm mùn lá, đem lên xây đắp một kiểu nhà mới. Dưới ánh nắng hè gay gắt, công việc làm rất vất vả, nhưng Kiến không nản lòng. Còn Ve Sầu đã không làm với bạn thì chớ, lại còn chế nhạo bạn. Tài liệu Nhóm Ngữ văn 8 THCS Vạn Phúc Nhiệm vụ học tập ôn tập phần Đọc hiểu 3 Mặc cho bạn chế giễu, Kiến cứ hì hục ngày này sang ngày khác và một tháng sau thì ngôi nhà xinh xắn đã hoàn thành. Nó nghĩ thương Ve Sầu, ngày nắng đêm sương, nên tha thiết mời Ve Sầu về cùng ở. Lúc đầu, vì không bỏ sức lao động ra, Ve Sầu cũng thấy ngượng ngùng thế nào ấy. Nhưng thấy Kiến khẩn khoản, mà ngôi nhà thì xinh xắn quá, nên nó cũng đồng ý. Ve ở cùng Kiến, Ve Sầu chẳng chịu làm gì. Đến bữa thì đi kiếm ăn, ăn xong lại nằm hát nghêu ngao, mặc cho Kiến một mình hì hục quét dọn, xếp đặt nhà cửa cho ngăn nắp. Kiến thường lo lắng đến mùa đông tháng giá, thức ăn khó kiếm, nên bàn với Ve Sầu: Chúng ta đã có nhà ở rồi, nhưng chúng ta còn phải kiếm thức ăn để dành, khi mưa rét khỏi phải nhịn đói. Ve Sầu nói: Thức ăn khối ra đấy, tích trữ làm gì cho mệt xác. Kiến bực mình, để mặc Ve Sầu ở nhà ca hát, ngày ngày xuống đất kiếm mồi. Chẳng bao lâu, nhà Kiến đầy ăm ắp thức ăn dùng trong cả mùa đông chưa chắc đã hết. Nhưng trong khi Kiến đi tìm mồi, Ve Sầu ở nhà một mình thấy buồn, đi múa hát với đàn bướm, tối lại về nhà ngủ. Một hôm, trời tối đã lâu, Kiến nóng lòng chờ bạn mà không thấy bạn về. Sáng sớm hôm sau, Kiến đi tìm Ve Sầu, nghe thấy Ve Sầu đang nghêu ngao trên cành lá, Kiến bò tới: Anh đi đâu mà cả đêm hôm qua không về nhà? Về đi thôi. Về mà xem, nhà rất nhiều thức ăn. Ta không lo gì mùa đông tháng giá nữa. Ve Sầu đã không về thì thôi, lại còn mắng bạn: Anh ngu lắm. Thức ăn đầy rẫy thế này tội gì mà hì hục cho mệt xác. Anh xem tôi có chết đâu. Thôi từ nay anh mặc tôi. Ai lo phận nấy. Kiến buồn bã ra về. Ít lâu sau, lá rừng dần dần ngả màu vàng, chỉ hơi có gió nhẹ là thi nhau rụng tới tấp. Trời trở rét. Mưa tầm tã suốt ngày, gió bấc thổi từng cơn. Rét thấu xương. Ve Sầu không có chỗ trú, ướt như chuột lột, run như cầy sấy. Ve Sầu ngượng quá, không dám lại nhà Kiến nên lần mò đến nhà Ong xin ăn. Nó vừa lò dò đến cửa thì Ong tưởng ve vào ăn cướp vội xông ra đốt. Ve Sầu đau quá, vừa chạy, vừa kêu khóc ầm ĩ. Bị Ong đốt nên mắt Ve Sầu lồi ra, mũi sưng vù lên và vì quá đói bụng nên bụng ve tuy to nhưng rỗng tuếch. (Truyện ngụ ngôn La Phông ten Kiến và Ve Sầu TruyenDanGian.Com ) Câu 1 :chỉ ra và phân tích tình huống truyện của văn bản trên Câu 2 : câu chuyện đem đến cho bài học gì ? viết đoạn văn 3-5 câu bàn luận về bài học đó viết bài văn kể lại một chuyến tham quan di tích lịch sử mà em đã từng đi ( lăng bác ) ko chép mạng

2
NG
18 tháng 9 2023

Tham khảo
Câu 1: 
* Tình huống truyện: Bắt nguồn từ việc là Bác ve sầu nằm lười nhác, nhấm nháp những giọt mật ong. Thì lúc đó bác Kiến đang mệt mỏi vác gạo và cuộc nói chuyện của bác ve sầu và bác Kiến về việc tích lũy lương thực để đến mùa đông.

 

* Phân tích tình huống truyện:

 

- Đây là một tình huống truyện mang một ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc vì thông qua cái sự đối nghịch giữa hai hình ảnh của hai nhân vật "kiến" và "ve sâu" để răn dạy, khuyên nhủ mỗi người đọc về cách sống.

- Sử dụng sự đối lập giữa hai hình tượng nhân vật để tạo nên bài học nhân văn, ý nghĩa. 

- Qua tình huống truyện mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tác giả muốn gửi gắm những thông điệp, bài học tới mỗi người đọc và thể hiện sâu sắc tủ tưởng của văn bản:

 

+ Cần phải có kể hoạch, tính toán kỹ lưỡng cho mọi việc.

 

+ Cần phải học cách tiết kiệm trong cuộc sống.

 

+ Cần phải chủ động trong mọi tình huống, mọi công việc, không nên quá chờ đợi quá lâu rồi mời thực hiện một điều gì đó. 

 

+ Cần phải học cách lắng nghe và tiếp thu như những ý kiến, lời khuyên của người khác.

 

+ Phải có cái nhìn bao quát hơn với những điều trong cuộc sống, để qua đó nhìn thấy được những điều tốt đẹp mà bản thân nên học tập theo.

 

+ Phê phán những con người lười biếng, tầm nhìn nông cạn,.... Đồng thời cả ngợi và tôn vinh sự chăm chỉ, biết tính toán trong mọi việc, luôn chủ động trong mọi hoàn cảnh,....

NG
18 tháng 9 2023

Tham khảo
Câu 2:
Kì nghỉ hè vừa qua, nhà trường đã tổ chức cho học sinh chúng em đi thăm quan lăng Bác. Đây cũng là lần đầu đầu tiên chúng em được ra Hà Nội và đến thăm lăng nên chúng em ai cũng háo hức. Trên xe chúng em đã đồng thanh hát bài "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng", không khí vô cùng hào hứng và vui vẻ. Khi đặt chân đến lăng Bác em đã rất bất ngờ, nơi đây rộng lớn và uy nghiêm hơn rất nhiều so với hình ảnh em đã xem trên báo đài, ti vi. Với sự hướng dẫn của thầy cô giáo, chúng em được xếp thành hai hàng rồi lần lượt đi vào trong lăng. Chuyến đi đã mang đến cho em rất nhiều những trải nghiệm thú vị, chúng em thêm yêu mến, biết ơn Bác Hồ hơn vì những công lao to lớn của Bác dành cho non sông, dân tộc.

Hiện nay trên thế giới , động đất đựơc xem là một hiện tượng thiên nhiên nhiên nguy hiểm luôn đe dọa sự sống của con người. Nhất là những vùng có tâm chấn động đất thường xảy ra trên thế giới . Động đất là gì?        Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter) do sự dịch chuyển các mảng thạch quyển hoặc các...
Đọc tiếp

Hiện nay trên thế giới , động đất đựơc xem là một hiện tượng thiên nhiên nhiên nguy hiểm luôn đe dọa sự sống của con người. Nhất là những vùng có tâm chấn động đất thường xảy ra trên thế giới .

 

Động đất là gì?

  

     Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter) do sự dịch chuyển các mảng thạch quyển hoặc các đứt gãy ở dưới mặt đất và truyền qua các khoảng cách lớn. Một chấn động đơn độc thường kéo dài không quá vài giây, những trận động đất nghiêm trọng nhất cũng chỉ kéo dài tối đa là 3 phút.

Nguyên nhân dẫn đến động đất

Nguyên nhân nội sinh

    Động đất do sụp lở các hang động ngầm dưới mặt đất và động đất do các vụ trượt lở đất đá tự nhiên với khối lượng lớn (loại động đất này thường chỉ làm rung chuyển một vùng hẹp và chiếm khoảng 3% tổng số trận động đất thế giới).

   Động đất do núi lửa, chủ yếu liên quan với các hoạt động phun nổ của núi lửa (loại động đất này không mạnh lắm – chiếm khoảng 7%).

    Động đất kiến tạo (chiếm 90%) liên quan với hoạt động của các đứt gãy kiến tạo, đặc biệt là các đứt gãy ở rìa các mảng thạch quyển, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm; liên quan đến hoạt động macma xâm nhập vào vỏ trái đất làm phá vỡ trạng thái cân bằng áp lực có trước của đá vây quanh làm đá phát sinh ứng suất và khi bị đứt vỡ thì xảy ra động đất; liên quan đến sự biến đổi tướng đá từ dạng tinh thể này sang dạng tinh thể khác gây co rút và dãn nở thể tích đá làm biến đổi lớn về thể tích cũng gây ra động đất.

 

Nguyên nhân ngoại sinh: gồm động đất do thiên thạch va chạm vào trái đất.

      Nguyên nhân nhân sinh: động đất xảy ra do hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt đặc biệt là các vụ thử hạt nhân, nổ nhân tạo dưới lòng đất hoặc tác động của áp suất cột nước của các hồ chứa nước, hồ thủy điện.

Mức độ nguy hiểm của động đất

     Động đất là một nguyên nhân gây ra sóng thần. Khi xảy ra động đất ở trong lòng đại dương, sức địa chấn đẩy khối nước khổng lồ lên cao. Trong khoảng mấy trăm km2 khối nước bị đẩy lên cao rồi rơi xuống, tạo ra những đợt sóng lớn tràn qua các đại dương rồi đổ bộ vào đất liền. Đôi khi động đất còn khiến núi lửa hoạt động, thậm chí là những núi lửa đã tắt từ lâu. Do lòng đất bị nứt ra tạo cơ hội cho nhũng dòng magma phun trào. Những hiện tượng này khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra những tai họa không lường.Vì động đất xảy ra rất bất ngờ cũng như tính chất nguy hiểm của nó, trong khi chúng ta không thể làm gì để ngăn chặn nó, nên cách duy nhất để đối phó là làm sao để giảm đến mức tối đa thiệt hại mà động đất gây nên.

Độ lớn của động đất

      Độ lớn của động đất M hay còn gọi là độ Richter. Hình dung về độ richter như sau:

 

Từ 1 - 2: Không nhận biết được.

Từ 2 - 4: Có thể nhận biết nhưng thường không gây thiệt hại.

Từ 4 - 5: Mặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể.

Từ 5 - 6: Nhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng nứt.

Từ 6 - 7: Nhà cửa bị hư hại nhẹ.

Từ 7 - 8: Động đất mạnh phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc lún sụt trên mặt đất.

Từ 8 - 9: Nhà cửa đổ nát, nền đất bị lún sâu đến 1m, sụp đổ lớn ở núi kèm theo thay đổi địa hình trên diện rộng.

Trên 9: Rất hiếm khi xảy ra.

Những trận động đất có M > 7 không xảy ra khắp mọi nơi mà thường tập trung ở những vùng nhất định, gọi là đới hoạt động địa chấn mạnh.

Tác hại của động đất

     Tác động trực tiếp của các trận động đất là rung cuộn mặt đất, gây ra hiện tượng nứt vỡ, làm sụp đổ các công trình xây dựng, gây sạt lở đất, lở tuyết. Mức độ nghiêm trọng của nó dựa trên cường độ, khoảng cách tính từ chấn tâm, và các điều kiện về địa chất, địa mạo tại nơi bị ảnh hưởng.

    Động đất cũng thường gây ra hỏa hoạn khi chúng phá hủy các đường dây điện và các đường ống khí.

    Các trận động đất xảy ra dưới đáy biển có thể gây ra lở đất hay biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần (những đợt sóng lớn tràn qua các đại dương rồi đổ bộ vào đất liền). Đôi khi động đất còn khiến núi lửa hoạt động, thậm chí là những núi lửa đã tắt từ lâu...

 

   Trên thế giới đã xảy ra nhiều trận động đất lớn, gây thiệt hại khủng khiếp về người và tài sản. Nhật Bản là một trong những quốc gia thường xuyên xảy ra động đất với các mức độ lớn nhỏ, khác nhau.

 

 

1.xác định thể loại:

2. Mục đích của văn bản:

3.Chỉ ra cấu trúc VB và nêu nội dung từng phần trong cấu trúc :

-sapo :

 -Mở đầu:

-Phần nội dung.

-Phần kết thúc:

4. Xác định cách trình bày TT của đoạn văn sau và cho biết cơ sở nhận biết của cách trình bày đó : “ Động đất là một nguyên nhân gây ra sóng thần. Khi xảy ra động đất ở trong lòng đại dương, sức địa chấn đẩy khối nước khổng lồ lên cao. Trong khoảng mấy trăm km2 khối nước bị đẩy lên cao rồi rơi xuống, tạo ra những đợt sóng lớn tràn qua các đại dương rồi đổ bộ vào đất liền. Đôi khi động đất còn khiến núi lửa hoạt động, thậm chí là những núi lửa đã tắt từ lâu. Do lòng đất bị nứt ra tạo cơ hội cho nhũng dòng magma phun trào. Những hiện tượng này khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra những tai họa không lường.Vì động đất xảy ra rất bất ngờ cũng như tính chất nguy hiểm của nó, trong khi chúng ta không thể làm gì để ngăn chặn nó, nên cách duy nhất để đối phó là làm sao để giảm đến mức tối đa thiệt hại mà động đất gây nên.”

-cách trình bày :

  Trình bày theo mức độ quan trọng:

 

5. Chỉ ra cách sử dụng từ ngữ/ngôn ngữ trong văn bản:

-dùng từ ngữ

-Dùng các

6. Chỉ ra PTPNN và hiệu quả/tác dụng có trong VB:

- Chỉ ra:

-Hiệu quả:

 7.Xác định các TT cơ bản có trong VB

8. Ở nước có động đất không? ở vùng nào? Thường xảy ra với bao nhiêu M

9. xác định kiểu đoạn văn và dấu hiệu nhận biết về kiểu ĐV mà em đã xác định của phần trích sau  ( ĐV ở câu hỏi 4)

-kiểu Đv :

- vì :

0
Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên…Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân… Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.Và...
Đọc tiếp

Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên…

Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân… Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.

Và rồi hạt mầm mọc lên.

Hạt mầm thứ hai bảo:

– Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.

Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.

Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.

1: xác định ptbđ chính? ngôi khể trong văn bản trên?

2: chỉ ra yếu tố miêu tả biểu cảm? cho biết nội dung của văn bản trên

0
Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên…Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân… Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.Và...
Đọc tiếp

Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên…

Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân… Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.

Và rồi hạt mầm mọc lên.

Hạt mầm thứ hai bảo:

– Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.

Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.

Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.

1: xác định ptbđ chính? ngôi khể trong văn bản trên?

2: chỉ ra yếu tố miêu tả biểu cảm? cho biết nội dung của văn bản trên

0