K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bị khinh thường chứ sao>nhưng việc đó là của những người Vô lương tâm mà thôi??!!!!!

20 tháng 3 2019

hỏi vuyên dô quá! :) 

20 tháng 3 2019

giải thích rõ bạn ê

20 tháng 3 2019

bị thế nào ý

19 tháng 1 2022

Bạn cho bài đọc mình mới biết được chứ

19 tháng 1 2022

Bài đọc đâu?

10 tháng 8 2018

khó đấy nha

13 tháng 12 2017

Vì yêu thương, sự sẻ chia, giúp đỡ mọi người là điều tốt đẹp nhất và mỗi ngày là một món quà vô giá mà ta được ban tặng. Hãy sống với, sống vì những điều tốt điều tốt đẹp ấy. Tất cả rồi sẽ qua đi, chỉ còn lại là tình người . 

:)

Làm bạn nha !

13 tháng 12 2017

vì điều đó sẽ giúp những người kuyeets tật có niềm tin để sống hơn

27 tháng 1 2019

Chọn c) là ý đúng: Người dưới 16 tuổi được xem là trẻ em.

6 tháng 1 2022

Trong câu :" Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách tới trường." chủ ngữ là :

A. Trẻ em

B. Tất cả trẻ em 

C. Tất cả trẻ em trên thế giới

D. Khi một ngày mới bắt đầu tất cả trẻ em trên thế giới

6 tháng 1 2022

Câu C nhé

/HT\

8 tháng 8 2021

câu nào là câu ghép biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả 

a ,mặc dù bắc bị tan tật nhưng em vẫn cố gắng  trong học tập

B, vì hoàn cảnh khó khăn nên bạn phải bán hàng giúp mẹ 

c, nếu em là mầm non thì đang là ánh sáng 

d,nếu trời mưa sớm hơn thì ruộng đồng đã không bị hạn hán

* Hai kết quả đc ko ạ ?? *

8 tháng 8 2021

câu nào là câu ghép biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả 

a ,mặc dù bắc bị tan tật nhưng em vẫn cố gắng  trong học tập

B, vì hoàn cảnh khó khăn nên bạn phải bán hàng giúp mẹ 

c, nếu em là mầm non thì đang là ánh sáng 

d,nếu trời mưa sớm hơn thì ruộng đồng đã không bị hạn hán

o l m . v n

14 tháng 6 2018

Khi tôi viết những dòng này, thì không biết ngoài kia, ngoài cái xã hội xô bồ có còn những mảnh đời, những tấm thân bé nhỏ, ngây thơ phải chịu cảnh bị "bạo hạnh" nữa hay không? Sở dĩ tôi nói vậy là chỉ trong một thời gian ngắn, chưa đầy một tháng mà báo chí đã phanh phui 2,3 vụ "bạo hành trẻ em" gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần các em.

Nạn bạo hành, phần lớn tạo ra bởi chính từ những con người không có lương tâm, dã man mất hết đạo đức của một con người, và điều đáng nói, đáng xót xa hơn nữa; thủ phạm đã gây ra những cảnh bạo hành đó còn là cha là mẹ của các em, những bậc sinh thành đã không thương tiếc hành hạ trên chính thể xác và tinh thần của con mình, thật đáng hổ thẹn cho những bậc làm cha làm mẹ. Có rất nhiều lí do được những người này đưa ra trước cơ quan công an về hành vi dã man của mình. Âu! Đó cũng là lí do để phủ nhận hành vi, phủ nhận trách nhiệm của mình.

Có lẽ đây là lần đầu tiên dư luận lại có những động thái tích cực đồng loạt mạnh mẽ, có sự quan tâm đặc biệt, và tỏ thái độ gay gắt trước những hành vi đó. Họ trực tiếp đến thăm hỏi, động viên để thấy tận mắt, nhìn tận mặt những nạn nhân của nạn "bạo hành". Tất cả đều xót xa rơi nước mắt trước những thân thể bầm tím, xanh xao, đầy những vết thương, đó là hậu quả của những trận đòn vô cớ gây nên. Các đối tượng phạm tội khi bị cơ quan công an phát hiện hành vi "bạo hành" của mình thì viện đủ thứ lí do để rủ bỏ trách nhiệm như: "Nó lì quá, tôi đánh nó để dạy nó" (lời của hai vợ chồng chủ trại tôm ở Cà Mau nói), rồi còn ngỡ ngàng trước lời nói của một người mẹ: "tôi đánh nó vì nó giống cha nó", trớ trêu thay chỉ vì mâu thuẫn với người cha mà đành lòng hành hạ con trong một thời gian dài như thế; rồi còn có cảnh dở khóc, dở cười, chính người mẹ lại nhốt con vào chuồng chó để răn dạy. Thật đáng buồn cho bậc làm cha làm mẹ.

Một khi nhận thức của các em còn bồng bột và non nớt thì các em làm sao hiểu hết những gì đang xảy ra với chính bản thân mình. Có đi chăng nữa cũng là những cơn đau hằn lên qua những trận đòn. Các em đáng nhận được tình thương yêu, sự đùm bọc, một sự che chở đúng nghĩa, được cắp sách đến trường thì ngược lại, các em bị ngược đãi, bị ghẻ lạnh. Các em bị hành hạ một cách dã man với những thủ đoạn và những dụng cụ nghe qua thì không khỏi rùng mình: Roi tre, dây, chổi, thậm chí những con người mất nhân tính dùng cả nước sôi, thanh sắt nung nóng... Những hành vi "bạo hành" như thế thật đáng để lên án, thật đáng để trừng trị, để răn đe.

Việc đáng nói ở đây là lương tâm, là đạo đức chỉ được dùng như cái vỏ bọc để những người như vợ chồng chủ trại tôm ở (Cà Mau), bà mẹ có đứa con giống cha hay nhiều trường hợp khác chưa được ánh sáng công lí phát hiện để thực hiện hành vi thú đội lớp người của mình. Loài vật còn biết yêu thương nhau, đùm bọc nhau huống chi họ là một con người của xã hội văn minh, của một đất nước có pháp luật.

Khi xảy ra vụ việc, mà là những vụ được thực hiện trong một thời gian dài như thế mà không bị phát hiện, không bị xử lý, khi phát hiện thì các em đã trong tình trạng nghiêm trọng, do tâm lí sợ sệt, sợ bị liên lụy của người dân. Một sự lạnh lùng đến tàn nhẫn, sự im lặng là dung dưỡng cho cái xấu. Họ đâu biết sự vô tình của họ, lơ là trong công tác quản lí đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng như thế nào. Hằng ngày, các em vẫn phải chịu cảnh hành hạ, mà vẫn phải câm nín trong sự đau đớn của thể xác. Có thật hay không chuyện họ không hay, không biết gì về nạn bạo hành đó, hay họ cho rằng việc bình thường theo quan niệm của người Việt Nam "thương cho roi cho vọt" hay có sự phi lí nào trong cái không hay, không biết, không quan tâm đó.

Từ câu chuyện của bé Hào Anh (Đầm Dơi – Cà Mau), khi vụ việc bị phát hiện, cơ quan chức năng đến để giải cứu và đưa em đi bệnh viện thì chính vợ chồng thủ phạm (Giang - Thơm) đã dúi vào túi mẹ của bé Hào Anh 1.000.000 đồng đề nghị viết đơn bãi nại, nhưng không được cơ quan công an chấp nhận, và tiếp theo là 20.000.000 đồng chỉ để có một tấm đơn bãi nại của phía gia đình bé Hào Anh (theo báo công an ra ngày 08.05.2010). Hành vi của Giang - Thơm có thể được coi là một hành vi mà khi hai nhân cách đã không còn lương tâm, không còn biết suy nghĩ, và thua loài cầm thú, không thể chấp nhận dù bất kì lí do gì.

Ở nước ta "Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có từ năm 1991, trong đó nêu các quyền cơ bản của trẻ và nghiêm cấm bất kỳ hành vi nào gây tổn hại sức khỏe, tinh thần trẻ. Nghị định 114/2006/NĐ-CP quy định phạt tiền những kẻ lợi dụng, đánh đập hoặc xâm phạm thân thể, làm đau đớn thể xác và tinh thần trẻ em. Bộ luật Hình sự có điều 110 về tội hành hạ người khác trong đó quy định người nào đối xử tàn ác với trẻ em lệ thuộc mình thì có thể bị phạt tù đến ba năm". Nhưng thực tế, có rất ít vụ được xử phạt, có cũng chỉ là qua loa, mang nặng hình thức.

Luật phải thật đi vào đời sống người dân, phải thật nghiêm minh, xử phạt đúng người đúng tội. Có như thế thì mới làm giảm bớt nạn "bạo hành" đối với trẻ em đang có chiều hướng gia tăng. Để các em có thể sống trong niềm vui, trong tiếng cười của mọi người thân, của xã hội. Nếu không thì những vết thương thể xác tinh thần sẽ mãi theo các em đến suốt cuộc đời, và sẽ mãi là ác mộng đối với các em

14 tháng 6 2018

Khi nhắc tới môi trường học đường, ai ai cũng nghĩ đó là nơi học hỏi, trao dồi tri thức, đạo đức, tư tưởng giữa thầy cô và học sinh; đó là môi trường lành mạnh, an toàn… Nhưng trên thực tế thì không hoàn toàn như thế. Gần đây, tại một số trường, nạn bạo hành trong học đường đang diễn ra hết sức phức tạp, đa dạng và ngày càng gia tăng.

Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến vấn nạn bạo hành trong học đường? Và chúng ta cần làm gì để giúp môi trường học đường thoát khỏi vấn nạn này?

Trước khi bàn về vấn nạn trên, chúng ta cần tìm hiểu xem bạo hành là gì? Bạo hành là những hành động bạo lực và lời nói gây áp lực, tổn thương nặng nề lên người khác ở cả hai phương diện thể chất và tinh thần. Có nhiều hình thức bạo hành nhưng chúng ta có thể phân biệt thành hai loại: bạo hành bằng lời nói, bạo hành bằng hành vi. Và vấn nạn bạo hành trong học đường đang ngày càng gia tăng về số lượng cũng như mức độ nguy hiểm mang màu sắc xã hội đen đã khiến xã hội hoang mang và lo lắng.

Thật vậy, trong những năm gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài…), vấn nạn bạo hành trong học đường thường xuyên được đưa lên những trang đầu, những bản tin “nóng” trong ngày. Hành vi bạo hành này xảy ra giữa các thầy cô với nhau, giữa thầy cô và phụ huynh, nhưng nổi bật hơn cả là giữa thầy cô và học sinh, giữa học sinh với nhau. Và hiện tượng này xảy ra ở hầu hết các cấp học: từ trường mầm non, tiểu học đến các trường trung học phổ thông, thậm chí cả đại học. Mới đây, ở một số trường mầm non, những cô bảo mẫu đã ép trẻ em ăn bằng những hành vi vô cùng tàn độc như đánh, tát, bắt trẻ ăn lại những gì mình ói ra, dán băng keo lên miệng để bé ngưng khóc, nhấn đầu trẻ vào thùng nước để hù dọa… Ôi! Những hành vi thật đáng lên án… Những hành vi bạo lực đó làm những em bé ngây thơ, vô tội, hiếu động trở nên trầm cảm, sợ hãi trước mọi người, mọi vật xung quanh. Còn ở những cấp học cao hơn, một số thầy cô đánh đập, mạt sát, mắng chửi học sinh là “ngu quá”, “lì như trâu”, “đầu óc bã đậu”… và làm nhục học sinh trước mặt bạn bè vì những sự thiếu xót vốn có của tuổi học trò như: viết sai chính tả, làm toán sai, đi học trễ… Thật đáng buồn vì những phương pháp phi sư phạm trong môi trường sư phạm… Và nghiêm trọng hơn nữa đó là hành vi bạo hành của học sinh. Khi bị thầy cô nhắc nhở, kỷ luật, nhiều học trò đã có hành vi trả đũa thầy cô thật vô lễ và bạo lực như một nam sinh đánh thầy chảy máu đầu, nữ sinh tát cô giáo dạy nhạc ở trường trung học cơ sở Ngô Chí Quốc (thành phố Hồ Chí Minh) hay học trò hành hung giáo viên đến mức phải đi cấp cứu ở trường trung học phổ thông Tôn Đức Thắng (tỉnh Ninh Thuận)… Không dừng lại ở đó, chỉ vì những lí do hết sức đơn giản như: “ra oai”, nhìn nhau, va quẹt nhau trong giờ chơi, ghen tuôn… các học sinh sẵn sàng gây gỗ, xích mích với nhau. Và khi có xích mích xảy ra, thay vì chọn phương pháp hòa giải, học sinh lại chọn “nắm đấm” và biến trường học thành chốn giang hồ mang đậm màu sắc bạo lực. Thường những vụ xô xát, ẩu đả này không dừng lại ở hai đối thủ mà còn nghiêm trọng hơn là kéo theo phe phái, băng nhóm với đủ loại hung khí nguy hiểm trong tay. Với những hung khí nguy hiểm đó, các học sinh đã hành hung bạn mình, thậm chí còn gây ra án mạng. Bạo lực không chỉ xuất hiện ở các nam sinh mà hiện nay còn xuất hiện ở cả nữ sinh. Cư dân mạng gần đây đang xôn xao bởi một video clip quay cảnh đánh nhau của hai nhóm học sinh nữ (cỡ năm đến sáu bạn) với những màn đấm đá vào đầu, vào bụng; túm tóc; xé áo… trên hè phố sau giờ học. Đáng buồn hơn nữa, một số học sinh đi ngang qua không biết can ngăn mà còn hò reo, cổ vũ, kích động… và lấy điện thoại ghi hình lại. Và hậu quả sau những cuộc ẩu đả đó thường rất nghiêm trọng. Với những nạn nhân là đau về thể xác và vết thương khó bề liền xẹo về tinh thần. Với gia đình là không khí căng thẳng, sự đau đớn khi con cái bị thương tích, thậm chí mất mạng. Với nhà trường là cảm giác nặng nề, bất an luôn bao trùm.

Đứng trước thực trạng trên, nhiều người vẫn tự hỏi do đâu mà vấn nạn bạo hành trong học đường lại trở nên bùng phát và nghiêm trọng đến như vậy? Và qua cuộc sống hằng ngày, ta có thể nhận thấy được nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên.

Đầu tiên, đó là việc lạm dụng phương pháp “thương cho roi cho vọt” của một số giáo viên và phụ huynh. Họ cứ nghĩ rằng phải đánh, chửi, mắng… mới là dạy, mới làm học sinh sợ, ngoan ngoãn và vâng lời. Nhưng trên thực tế, giáo viên đánh học sinh tới mức gãy tay, bầm mặt… là sai nguyên tắc sư phạm. Bởi vì trẻ em trong giai đoạn đi học là thời kỳ phát triển, hình thành nhân cách và thể chất nên những hành vi bạo lực như trên dễ tác động xấu đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ. Những hành vi “bạo lực” đó dễ làm trẻ bị ức chế, trầm cảm, tự ti, lãnh đạm với cuộc đời, nghiêm trọng hơn là trở thành những phần tử xấu gây nguy hiểm cho xã hội.

Kế đến, đó là áp lực của nền kinh tế thị trường. Điều đó khiến cho con người trở nên sống thực dụng. Họ đặt vật chất, danh vọng, tiền tài, quyền lực lên trên những thứ khác. Chính vì thế, việc giáo dục trong nhà trường cũng bắt đầu xuất hiện nhiều điều tiêu cực. Chương trình giáo dục chỉ lo trau dồi kiến thức mà không chú trọng giáo dục đạo đức, nhân bản. Việc coi trọng bằng cấp, điểm số, thành tích khiến cho học sinh bị quá tải và chịu nhiều áp lực nên chúng dễ bị căng thẳng, rối loạn tâm lí và dễ đưa ra những hành động thiếu kiểm soát, quá khích. Còn một số giáo viên thì thiếu tâm huyết với nghề nghiệp, với công việc “trồng người” thiêng liêng. Vì thế, họ khuyết những yếu tố cần thiết của một nhà giáo như: lòng nhân ái, sự kiên nhẫn… Trong tình trạng khiếm khuyết như thế, họ làm sao có thể sáng tạo? làm sao có thể đổi mới phương pháp giáo dục? làm sao có đủ kiên nhẫn dùng tình thương yêu mà giáo dục học trò?…

Còn ở gia đình, cha mẹ cũng mải mê bươn chải, lo chu cấp đời sống vật chất cho con cái mà xem nhẹ việc quan tâm, giáo dục đạo đức, lòng yêu thương, bác ái… cho chúng. Và họ phó mặc việc giáo dục con cái cho nhà trường. Vì thế, mối liên kết, sự phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường trở nên lỏng lẻo. Và với áp lực học hành, với bản tính bốc đồng, khó tự chủ bản thân và muốn khẳng định bản thân, học sinh dễ dàng bị kích động, bị bạn bè xấu lôi kéo đánh lộn và gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và người khác.

Và những ảnh hưởng của xã hội cũng có những tác động không nhỏ đến các bạn học sinh, sinh viên. Trong thời đại internet, công nghệ đang phát triển không ngừng và cái tốt – cái xấu thì lẫn lộn, những trào lưu xã hội, những bộ phim, game, tin tức bạo lực dễ dàng lan tràn khắp nơi và khiến cho học sinh, sinh viên dễ tiêm nhiễm và làm theo những hành vi bạo lực đó… Và tất cả những nguyên nhân trên đang góp phần làm cho vấn nạn bạo lực trong học đường không ngừng gia tăng.

Vấn nạn bạo hành trong học đường là vấn đề nan giải, đã gây đau đầu cho nhiều nhà chức trách. Tuy nhiên, chúng ta sẽ đẩy lùi được vấn nạn này nếu ngành giáo dục và các ngành liên quan, gia đình, xã hội, chính thầy cô giáo và mỗi học sinh ý thức, nhận thức được tác hại, mức độ nguy hiểm của vấn nạn này và quyết tâm đẩy lùi nó. Cụ thể là, ngành giáo dục cần cải cách chương trình học và thi cử cho hợp lí, đổi mới phương pháp giáo dục để học sinh giảm tải được áp lực học hành nhưng vẫn phát triển toàn diện về đức dục và trí dục. Bên cạnh đó, họ cần huấn luyện, đào tạo thật tốt đội ngũ giáo viên và nâng cao nhận thức của người thầy về nghề nghiệp thiêng liêng của mình, công việc đào tạo những mầm non tương lai của đất nước. Và họ cần tuyên truyền rộng rãi luật Chăm sóc, bảo vệ trẻ em Việt Nam và Công ước quốc tế về quyền trẻ em cho giáo viên, học sinh và phối hợp với các cơ quan chức năng khác xử lí nghiêm minh các hành vi bạo lực trong học đường.

Về phía gia đình, cha mẹ cần phải phối hợp với nhà trường một cách chặt chẽ với nhà trường để quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ, khuyên bảo… con cái sống có trách nhiệm, yêu thương đối với bản thân và mọi người xung quanh. Và cha mẹ cần phải luôn sống mẫu mực để nêu gương và giáo dục trẻ về cách đối nhân xử thế, lòng vị tha, các kỹ năng sống… Từ đó, những người trẻ mới cảm nghiệm được những điều tốt đẹp đó mà sống yêu thương bạn bè, thầy cô; sẵn sàng tha thứ, hòa giải, xin lỗi khi có xích mích, hiểu lầm và biết suy nghĩ, đắn đo trước khi muốn làm một điều gì.

Còn đối với xã hội, mọi người cần phải đề cao và tuyên dương những gương sống tốt, sẵn sàng xả thân vì cộng đồng; tôn vinh và phát huy truyền thống hiếu hòa của dân tộc. Song song đó, mọi người cần phải khơi dậy tinh thần đấu tranh không khoan nhượng với các hành vi bạo lực, nhất là trong học đường. Có như thế, môi trường học đường mới trở thành một nơi tốt đẹp, lành mạnh để trao đổi, học hành và đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước.

Tóm lại, cuộc sống ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt. Chúng kéo theo nhiều áp lực khiến cho một số người dễ nổi nóng và đưa ra những hành động nông nổi, thiếu kiềm chế và bạo lực. Và môi trường học đường cũng bị ảnh hưởng một cách sâu đậm, vấn nạn bạo hành xảy ra ngày càng tăng và ở mức độ ngày càng nguy hiểm giữa các giáo viên, học sinh với nhau, thậm chí giữa giáo viên và học sinh. Chính vì thế, chúng ta không thể để vấn nạn này tiếp tục leo thang thêm nữa. Chúng ta cần cùng nhau đoàn kết lại và quyết tâm đẩy lùi bạo lực trong học đường để môi trường học đường trở nên an toàn, thân thiện mà học hành, nghiên cứu.

6 tháng 10 2019

* Phân tích tên thành các bộ phận:

- Liên hợp quốc

- Ủy ban / Nhân quyền / Liên hợp quốc

- Tổ chức / Nhi đồng / Liên hợp quốc

- Tổ chức / Quốc tế / về bảo vệ trẻ em

- Liên minh / Quõc tế / Cứu trợ trẻ em

- Tổ chức / Ân xá / Quốc tế

- Tổ chức / Cứu trợ trẻ em / của Thụy Điển

- Đại hội đồng / Liên hợp quốc

* Cách viết hoa:

- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó!

- Bộ phận thứ ba là tên địa lí nước ngoài (Thụy Điển - phiên âm theo âm Hán việt — viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó (viết như viết tên riêng Việt Nam).