K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11 2023

Người thầy đầu tiên ca ngợi người thầy Đuy-sen với những tâm huyết, sự tận tụy và tình cảm mà thầy dành cho học sinh của mình, đặc biệt là An-tư-nai. Đuy-sen là một người thầy tuyệt vời, không chỉ vận động các học sinh tới trường, thầy còn tự tay cõng các em nhỏ qua suối, không quản thời tiết lạnh buốt hay bị những kẻ cưỡi ngựa châm chọc. Nhờ sự kiên trì và hết lòng bảo vệ, thầy Đuy-sen đã giúp An-tu-nai có cơ hội lên thành phố tiếp tục việc học hành. An-tư-nai rất yêu quý thầy Đuy-sen nhưng do hoàn cảnh, thầy trò phải xa cách rồi bật tin nhau. Mấy chục năm sau, An-tư-nai đã là một viện sĩ, trở về thăm làng và gặp lại người thầy đầu tiên của minh trong một tình huống rất éo le. Bà đã viết thư nhờ người hoạ sĩ đồng hương kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen như một hành động chuộc lỗi.

13 tháng 3 2023

Đoạn văn có giới thiệu được nhan đề và tác giả của văn bản:

- Nhan đề: “Con muốn làm một cái cây”.

- Tác giả: Võ Thu Hương

22 tháng 12 2023

Carlo Nobix là một cậu bé đầy kiêu hãnh về xuất thân giàu có và người cha quyền quý của mình. Trong một lần xích mích với Betty - con của một người bán than cậu đã nói rằng "Bố mày là đồ bạn tiện". Betty tức giận và về kể lại cho bố. Sau đó bố của Betty đã đến trường phàn nàn với thầy giáo và đúng lúc bố của Carlo đến nơi. Sau khi biết được câu chuyện, bố Carlo đã nghiêm khắc bắt con trai mình nói lời xin lỗi. Carlo bắt buộc phải lặp lại lời xin lỗi. Rôi bố của Carlo bắt tay một cách nồng nàn với bố của Betty. Đồng thời ông yêu cầu thầy giáo để hai đứa trẻ ngồi cạnh nhau. Sau một lúc do dự, ông hàng than tiến tới lấy đôi bàn tay chuối hột vuốt tóc ông Carlo rồi đi thẳng. Thầy giáo dặn những đứa trẻ vừa rồi chính là bài học hay nhất trong năm.

4 tháng 1 2023

Tham khảo :

Ai-tơ-ma-tốp là nhà văn người Cư-rơ-gư-dơ-xtan. Một trong những tác phẩm xuất sắc của ông là “Người thầy đầu tiên”. Nổi bật trong truyện là nhân vật thầy giáo Đuy-sen.

Qua lời kể của nhân vật “tôi”, thầy Đuy-sen hiện lên là một con người nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc. Chính thầy Đuy-sen là người đã biến một vùng đất hoang tàn thành trường học. Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến trường với sự tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?”

Thầy Đuy-sen còn là một người giàu lòng yêu thương, luôn thấu hiểu trái tim trẻ thơ. Ở lần gặp gỡ đầu tiên, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học. Khi biết hoàn cảnh của An-tư-nai, thầy đã an ủi một cách thật chân thành: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”. Cũng chính thầy Đuy-sen đã khơi dậy khao khát được đi học của An-tư-nai.

Không chỉ là người trực tiếp giảng dạy, thầy Đuy-sen còn luôn quan tâm đến cuộc sống của học sinh. Mỗi khi đi học, các em học sinh đều phải lội qua một con suối. Đến mùa đông, nước băng lạnh buốt khiến các em không thể lội qua được nữa. Để giúp học sinh có thể đến lớp, thầy Đuy-sen đã bế các em qua suối, lưng thì cõng, tay thì bế để các em nhỏ có thể an toàn tới trường học. Ngay cả khi bọn nhà giàu ngu xuẩn, bộ mặt láo xược lên mặt chế giễu, cười cợt, thầy vẫn lạc quan kể chuyện vui cho học sinh quên đi mọi sự. Những lúc rảnh rỗi, thầy còn lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suốt để bước qua cho khỏi bị ướt chân. Khi An-tư-nai bị ngã ở suối, thầy đỡ An-tư-nai lên lên bờ, lót chiếc áo choàng cho An-tư-nai ngồi, còn mình thì vẫn tiếp tục công việc. Đối với An-tư-nai, thầy Đuy-sen giống như một người thân, thậm chí cô bé con mong muốn thầy trở thành anh trai của mình.

Như vậy, nhân vật thầy Đuy-sen hiện lên trong văn bản “Người thầy đầu tiên” là một con người một con người đáng ngưỡng mộ và yêu mến.

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên VIP
5 tháng 1 2023

Tham khảo dàn ý sau kết hợp với những phần mà các bạn hỗ trợ nhé!

1. Mở bài
- Giới thiệu tác phẩm và nhân vật.
- Nêu khái quát ấn tượng về nhân vật An-tư-nai.
2. Thân bài
* Phân tích đặc điểm nhân vật An-tư-nai:
- Là người cô bé có tâm hồn trong sáng, tấm lòng nhân hậu, lương thiện.
- Luôn biết ơn, trân trọng tình cảm của thầy.
* Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Nhân vật hiện lên qua nhiều điểm nhìn.
- Tính cách được thể hiện rõ nét qua lời nói, hành động.
* Nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật:
Qua nhân vật, tác giả thể hiện tấm lòng thương yêu, trân trọng tới những số phận bất hạnh, biết vươn lên trong cuộc sống.
3. Kết bài
- Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.

3 tháng 4 2021
Từ nhiều nơi trong cả nước, đồng bào viết thư đề nghị Bác không cần ra ứng ở một tỉnh nào, nhân dân cả nước đồng thanh nhất trí cử Bác vào Quốc hội. Trước tình cảm tin yêu đó của nhân dân, Bác viết một bức thư ngắn cảm tạ đồng bào và đề nghị đồng bào để Bác thực hiện quyền công dân của mình: "Tôi là một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nên tôi không thể vượt khỏi thể lệ của Tổng tuyển cử đã định. Tôi ra ứng cử ở Hà Nội nên cũng không thể ra ứng cử ở nơi nào nữa. Xin cảm tạ đồng bào đã có lòng yêu tôi và yêu cầu toàn thể đồng bào hãy làm tròn nhiệm vụ người công dân trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới". Sau ngày hoà bình lập lại, có lần Bác đi thăm một ngôi chùa cổ, vị sư chủ trì ra đón và khẩn khoản xin Bác đừng cởi dép khi vào trong chùa. Bác không đồng ý và lặng lẽ làm đúng những quy định như khách thập phương đến lễ chùa. Trên đường từ chùa về, khi vào đến thành phố, xe Bác đến một ngã tư thì vừa lúc đèn đỏ bật. Sợ phố đông, xe dừng lâu, đồng chí bảo vệ định chạy lại đề nghị đồng chí công an giao thông bật đèn xanh để Bác đi. Bác hiểu ý ngăn lại: -        Các chú không được làm thế, phải tôn trọng và gương mẫu chấp hành luật lệ giao thông. Không được bắt luật pháp dành quyền ưu tiên riêng cho mình.

Vào một đêm mưa bão, hai anh em Mon và Mên trò chuyện cùng nhau. Cả hai cùng lo lắng cho bầy chim chìa vôi. Nước sông sẽ dâng cao khiến tổ chim chìa vôi ở dải cát giữa sông sẽ bị nhấn chìm. Những chus chim sẽ không thể thoát khỏi cái chết. Suy nghĩ lo lắng ấy khiến cả hai anh em không ngủ được quyết định đến tận nơi để giúp bầy chim chìa vôi. Bình minh lên. Dải cát vẫn còn lộ ra trên mặt nước. Và may mắn những con chim chìa vôi nhỏ đã kịp cất cánh bay lên trong khoảnh khắc cuối cùng trước mắt hai đứa trẻ. Chứng kiến cảnh đó, Mon và Mên đều cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

25 tháng 9 2023

Tóm tắt:

   Truyện kể về hai anh em Mên và Mon. Trong đêm hôm trước và sáng hôm sau khi mưa to, nước sông dâng ngập dải cát giữa sông. Hai anh em lo lắng cho số phận của bầy chim chìa vôi non nên tìm cách ra dải cát đo để cứu chúng. May mắn sao, bầy chim đã bay vào bờ được an toàn.

13 tháng 3 2023

Khi viết đoạn văn tóm tắt văn bản, em cần lưu ý:

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.

- Tóm tắt các ý chính nêu trong văn bản.

- Đảm bảo được yêu cầu về độ dài đoạn văn.

- Đảm bảo được nội dung chính của văn bản.

- Cấu trúc đoạn gồm hai phần:

+ Giới thiệu nhan đề và tác giả của văn bản cần tóm tắt.

+ Trình bày ngắn gọn các ý lớn, ý bổ trợ nêu trong văn bản

NG
8 tháng 1

Khi viết đoạn văn tóm tắt văn bản, em cần lưu ý những điều:

- Cần giới thiệu được nhan đề và tác giả của văn bản cần tóm tắt.

- Trình bày đầy đủ, ngắn gọn các sự kiện chính và các chi tiết quan trọng trong văn bản.

- Đảm bảo hình thức là một đoạn văn.

- Đảm bảo yêu cầu về độ dài đoạn văn.